intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp du lịch trong bối cảnh mới: Nghiên cứu tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Hutech)

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bằng phương pháp tổng hợp, nghiên cứu tài liệu, thống kê phân tích và điều tra; bài viết "Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp du lịch trong bối cảnh mới: Nghiên cứu tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Hutech)" đã đi sâu vào xem xét thực trạng hợp tác giữa trường đại học mà trực tiếp là Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) với các doanh nghiệp khối ngành du lịch để từ đó có giải pháp thúc đẩy việc hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp trong tình hình mới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp du lịch trong bối cảnh mới: Nghiên cứu tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Hutech)

  1. HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP DU LỊCH ... TRONG BỐI CẢNH MỚI: NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HUTECH) PGS.TS. Nguyễn Quyết Thắng1, TS. Nguyễn Thị Thu Hòa2 Tóm tắt: Hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp du lịch là nhu cầu khách quan, xuất phát từ lợi ích của cả hai phía. Ngành du lịch đang đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế của đất nước, tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã có tác động nặng nề tới hoạt động của ngành du lịch. Nó mang tới thách thức vô cùng lớn đối với sự phát triển của nguồn nhân lực du lịch, dặc biệt ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của các doanh nghiệp du lịch và công tác đào tạo của nhà trường. Bằng phương pháp tổng hợp, nghiên cứu tài liệu, thống kê phân tích và điều tra; nghiên cứu đã đi sâu vào xem xét thực trạng hợp tác giữa trường đại học mà trực tiếp là Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) với các doanh nghiệp khối ngành du lịch để từ đó có giải pháp thúc đẩy việc hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp trong tình hình mới. Từ khóa: hợp tác, liên kết đào tạo, trường đại học và doanh nghiệp, nguồn nhân lực. 1. GIỚI THIỆU Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn giữ vai trò quan trọng vì có tính quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi tổ chức và quốc gia (Szivas & Riley, 1999; Marwan, 2014; UNWTO, 2021). Lĩnh vực du lịch – một lĩnh vực đang chịu ảnh hưởng rất lớn của dịch bệnh COVID-19 trên toàn cầu từ đầu năm 1 Phó chủ tịch Liên chi Hội đào tạo du lịch Việt Nam (VITEA), Trưởng Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn; Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) Email: nq.thang@hutech.edu.vn. 2 Phó Trưởng Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn; Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) Email: ntt.hoa@hutech.edu. vn.
  2. 472 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... 2020 đến nay – công tác tuyển dụng và đảm bảo số lượng về nguồn nhân lực nhằm đáp ứng cho việc phục hồi và phát triển ngành du lịch trong bối cảnh mới hiện đang rất khó khăn (Hoa Dinh Vu và cộng sự, 2021). Tuy nhiên, đây là hoạt động rất cần thiết đặc biệt đối với nhiều quốc gia đang từng bước mở cửa, khôi phục và thúc đẩy ngành du lịch phát triển sau COVID-19. Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập nhanh với khu vực, thế giới và du lịch là một trong tám ngành nghề nằm trong thỏa thuận các ngành nghề được thừa nhận lẫn nhau trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN ra đời vào cuối năm 2015 (MRA-TP), thì việc đào tạo nhân lực cho lĩnh vực này càng được quan tâm, chú trọng (VITEA, 2022). Sự hồi phục nhanh chóng của ngành du lịch sau dịch COVID-19 đòi hỏi nguồn nhân lực phải đáp ứng yêu cầu cao về số lượng và chất lượng ngày trở nên cấp bách. Thống kê sơ bộ thực trạng về số lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch sau giai đoạn phục hồi, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đang trong giai đoạn đáng lo ngại vì hơn 80% người lao động bị mất việc hoặc chuyển sang làm nghề khác (Đào Thị Kim Biên, 2023). Theo Hiệp hội du lịch Việt Nam, ngành du lịch hiện cần khoảng 485 ngàn người, trong đó số lượng người quản lý khoảng 45 ngàn người. Dự báo đến năm 2025 Việt Nam cần khoảng 800.000 người trong cơ sở lưu trú, hơn 1 triệu người vào năm 2030 (Chính phủ, 2014). Hình 1. Thống kê lượng khách du lịch đến TP.HCM giai đoạn 2013 – 2023 Nguồn: Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, 2024. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo báo cáo sơ bộ từ Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023 Thành phố đã gần 5 triệu
  3. HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP DU LỊCH... 473 lượt khách quốc tế, gần 35 triệu lượt khách nội địa, tổng doanhh thu du lịch ước đạt 160.000 tỉ đồng (tăng khoảng 25% so với năm 2019), điều này đã đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành điểm đến có mức tăng trưởng doanh thu cao và đóng góp vào nguồn thu của Thành phố với tỷ lệ 11%. Đặc biệt trong 4 tháng đầu năm 2023 lượng khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh tăng 1.106,7% so với cùng kỳ năm 2022, lượng khách du lịch nội địa tăng 54,7%. Tổng doanh thu đạt 51.147 tỷ đồng (tăng 75,5% so với năm 2022) (Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, 2024). Hình 2. Đóng góp trực tiếp của du lịch TP.HCM vào GRDP thành phố (Nguồn: Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, 2024) Tương ứng với tình hình tăng của khách du lịch trong và ngoài nước sau dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh, tình hình hoạt động của các đơn vị trong ngành đã có nhiều khởi sắc, điển hình: công suất phòng khách sạn đạt mức 85 – 90% (trong khi đầu năm 2022 chỉ đạt từ 10 – 20%); gần 70% doanh nghiệp lữ hành đã phục hồi và hoạt động trở lại, số lượng doanh nghiệp lữ hành đăng ký hoạt động tăng dần, tháng 5, 6/2022 doanh nghiệp xin rút giấy phép kinh doanh không có (Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, 2023). Thống kê sơ bộ của Tổng cục Du lịch, (2022) cho biết sau khi kiểm soát được dịch bệnh COVID-19 du lịch đã mở cửa hoạt động trở lại nhưng đang gặp nhiều khó khăn về nguồn nhân lực do hơn 2 năm dịch nguồn nhân lực đã bỏ nghề để chuyển sang nghề khác, số lượng quay trở lại làm việc với ngành du lịch chiếm tỷ lệ nhỏ do họ đã ổn định với công việc mới, nguồn thu nhập ổn định và thời gian làm việc phù hợp hơn. Do đó, nguồn lao động đáp ứng nhu cầu phát triển cho
  4. 474 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... ngành du lịch trở nên cấp bách. Hơn thế nữa, số lượng người đăng ký tham gia học ngành du lịch các hệ đại học, cao đẳng, trung cấp giảm nhiều so với trước dịch COVID-19 đã làm cho tình hình thiếu hụt nguồn nhân lực của ngành du lịch ngày trở nên khan hiếm. Trước sự khan hiếm về nguồn nhân lực du lịch sau dịch COVID-19 nên vấn đề này đã được trao đổi để cùng tìm phương pháp giải quyết thông qua các cuộc họp, hội thảo hay các phiên họp của ngành và các cơ quan quản lý. Bên cạnh đó, công tác phân tích và đánh giá chất lượng lao động của Việt Nam so với một số nước cũng được đề cập. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, (2023) khi khảo sát và đánh giá năng suất và chất lượng nguồn nhân lực du lịch nói riêng và Việt Nam nói chung hiện nay đang ở mức thấp, điển hình: năng suất lao động tại khách sạn Việt Nam bằng 1/15 so với Singapore; 1/10 so với Nhật Bản; 1/5 so với Malaysia,… nguồn nhân lực đến từ các nước Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore đang chiếm đa số trên thị trường Việt Nam, hầu như các khách sạn 4 – 5 sao của Việt Nam các vị trí lãnh đạo cao cấp đa số do người nước ngoài đảm nhiệm. Để duy trì và phát triển tốt nguồn nhân lực du lịch cả về chất lượng và số lượng sau dịch, nhiều biện pháp được đề xuất thực hiện như: Về phía các các cơ sở lưu trú: đưa ra các chính sách đãi ngộ tốt để giữ chân người lao động có kinh nghiệm, chất lượng cao; khuyến khích người lao động có kinh nghiệm trở lại làm việc; tăng cường đào tạo người lao động tại chỗ; chủ động kết nối với các cơ sở đào tạo du lịch để hợp tác và liên kết cùng đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp,… Về phía cơ sở đào tạo: tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để đào tạo theo đơn đặt hàng; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như ứng dụng công nghệ mới vào trong đào tạo; khuyến khích người học chủ động trong học tập và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp… một trong những biện pháp được áp dụng nhiều và đạt hiệu quả cao về đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực đó là hoạt động hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch trong bối cảnh mới (Tổng cục Du lịch, 2022). Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) được thành
  5. HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP DU LỊCH... 475 lập vào tháng 8 năm 2014, trên cơ sở sát nhập Bộ môn du lịch được thành lập từ năm 2009 của Khoa Quản trị kinh doanh với 03 mã ngành đào tạo, gồm: Quản trị du lịch và lữ hành, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống và Quản trị khách sạn; từ năm 2022 Khoa đào tạo thêm ngành Quản trị sự kiện. Kể từ ngày thành lập đến nay, Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn (HUTECH) đã không ngừng phát triển: số lượng sinh viên theo học ngày càng tăng, cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại, đội ngũ giảng viên không ngừng nâng cao về mặt tri thức, kiến thức thực tiễn,... Bên cạnh đó, nhằm rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn ngành nghề, trong thời gian qua Khoa đã không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với rất nhiều công ty du lịch, khách sạn, hệ thống nhà hàng lớn để làm nền tảng cho việc học tập, thực tập và nơi làm việc phù hợp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Theo thống kê những năm vừa qua hơn 70% sinh viên của Khoa sau khi tốt nghiệp đã có việc làm tại các doanh nghiệp du lịch lớn, tỷ lệ còn lại (30%) tham gia các ngành nghề khác, hay học tiếp lên các bậc thạc sĩ, tiến sĩ; đi du học hoặc tự khởi nghiệp,… Đặc biệt, Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn (HUTECH) là đơn vị tiên phong tại Việt Nam triển khai chương trình Học kỳ doanh nghiệp (Sinh viên được học tập và làm việc tại doanh nghiệp gần 03 tháng), trở thành một điểm sáng trong đào tạo thực tế gắn với doanh nghiệp tại Việt Nam. Nghiên cứu này nhóm tác giả tập trung bàn về thực trạng hợp tác giữa nhà trường mà trực tiếp là tại Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn (HUTECH) và doanh nghiệp du lịch trong công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong bài viết là phương pháp thống kê, phân tích và nghiên cứu tài liệu kết hợp với phương pháp điều tra. Nguồn số liệu sơ cấp của nghiên cứu chủ yếu được lấy từ kết quả điều tra khảo sát sinh viên 2021 – 2023. Nguồn dữ liệu thứ cấp được lấy từ Báo cáo của nhà trường, của Khoa về hợp tác doanh nghiệp; Số liệu từ niên giám thống kê, Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, số liệu từ các tạp chí, hội thảo khoa học,...
  6. 476 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp ngành du lịch tại Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Trước dịch COVID-19 hoạt động hợp tác của Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn với các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch được chú trọng, số lượng các đơn vị hợp tác trong hoạt động đào tạo tăng dần theo thời gian. Khoa đã đặt mối quan hệ tích cực với nhiều Cơ quan quản lý nhà nước; các Doanh nghiệp trung ương và địa phương trong cả nước; các tổ chức, hiệp hội, lãnh sự quán các nước tại Việt Nam,… các công ty du lịch – dịch vụ như: Tổng công ty cụm hàng không miền Nam; Saigontourist; BenThanh Tourist; Vietravel; Tập đoàn Vingroup; Tập đoàn khách sạn quốc tế InterContinental; khách sạn Caravelle; khách sạn Majestic; khách sạn Sheraton; khách sạn Park Hyatt; Khách sạn Rex Sài Gòn; Hệ thống nhà hàng Metropole; Hệ thống Gem Center; nhà hàng White Palace,… Ngoài các Công ty lữ hành, khách sạn – nhà hàng, Khoa còn hợp tác với các đơn vị khác như các cơ quan quản lý nhà nước (Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch các tỉnh thành, Trung tâm xúc tiến du lịch,…), Công ty tổ chức sự kiện, Công ty phục vụ hàng không, Hiệp hội du lịch,… Việc hợp tác được tổ chức trên nhiều mặt như: Gửi sinh viên thực tập, học kỳ doanh nghiệp, mời doanh nghiệp tham gia giảng dạy, góp ý chương trình, giới thiệu việc làm cho doanh nghiệp, đào tạo cho nhân viên doanh nghiệp v.v… Hình 3. Số lượng doanh nghiệp Khoa hợp tác qua các năm học (Nguồn: Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, 2020)
  7. HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP DU LỊCH... 477 Trong giai đoạn dịch COVID-19 tất cả các trường đại học tại Việt Nam đều chuyển sang hình thức học online, đặc biệt khi chính phủ áp dụng các chỉ thị 16 để giãn cách xã hội nhằm kiểm soát dịch bệnh, mọi hoạt động trực tiếp đều tạm ngưng; trong khi đó các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch bị ảnh hưởng tiêu cực dẫn tới nhiều doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, ăn uống phải đóng cửa,… (Tổng cục Thống kê, 2022). Sau dịch COVID-19 sự biến động của ngành du lịch quá lớn về nhân sự nên hoạt động hợp tác với các đơn vị hầu như làm lại từ đầu, bên cạnh đó số lượng các đơn vị gặp khó khăn sau dịch vẫn còn, vì thế số lượng đơn vị tham gia hợp tác trong đào tạo giảm so với thời gian trước dịch. Hình 4. Tình hình hợp tác các Doanh nghiệp du lịch từ năm 2021 – 2023 3.1.1. Công tác giới thiệu thực tập và phối hợp triển khai Học kỳ doanh nghiệp Việc giới thiệu cho sinh viên thực tập tại doanh nghiệp là hoạt động thường xuyên của Khoa qua các năm học. Bên cạnh việc duy trì hợp tác với các đơn vị cũ, Khoa đều cố gắng mở rộng thêm các đơn vị mới nhằm tạo cơ hội thực tập cho sinh viên. Hàng năm trước mỗi đợt thực tập tốt nghiệp, Khoa đều cử cán bộ, giảng viên liên hệ mở rộng doanh nghiệp nhằm tạo cơ hội cho sinh viên thực tập. Đặc biệt, Khoa cũng thường xuyên có các hoạt động gắn kết doanh nghiệp, trao đổi thông tin với các doanh nghiệp đang có sinh viên thực tập, kịp thời điều chỉnh các sự cố và sự việc phát sinh trong quá
  8. 478 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... trình thực tập của sinh viên v.v.. Chính các hoạt động này đã làm cho chất lượng thực tập được nâng lên và nâng cao sự gắn kết chặt chẽ giữa Khoa và doanh nghiệp,... Bảng 1. Thống kê các hoạt động hỗ trợ sinh viên năm 2023 STT Nội dung Đơn vị tính Thực hiện Quan hệ doanh nghiệp Hợp tác thực tế Ký Doanh nghiệp MOU 26 1 kết hợp tác 05 2 Giới thiệu việc làm Sinh viên 1057 3 Giới thiệu thực tập* Sinh viên 150 4 Đăng tin việc làm đơn vị Doanh nghiệp 239 5 Đăng tin giới thiệu thực tập Doanh nghiệp 239 6 Hoạt động cựu sinh viên Người 30 (*) Số lượng sinh viên trên do Khoa giới thiệu, chưa tính sinh viên tự xin nơi thực tập Nguồn: Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, 2024. Một trong những thành công và ghi nhận sự gắn kết hợp tác chặt chẽ của Khoa với doanh nghiệp đó là chương trình “Học kỳ doanh nghiệp”. Học kỳ doanh nghiệp được hiểu là đi học tại doanh nghiệp trong suốt một học kỳ, chứ không phải chỉ là những chuyến tham quan ngắn. Học kỳ doanh nghiệp được triển khai lần đầu tiên vào năm 2015 tại Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) với thời gian 03 tháng (thường tổ chức định kỳ vào tháng 11 năm này đến hết tháng 01 năm sau). Sinh viên được cử về làm việc tại các doanh nghiệp du lịch, vừa học và làm việc như một nhân viên chính thức nhằm củng cố kỹ năng chuyên môn và tạo điều kiện cho sinh viên sớm tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế. Tại Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH), sinh viên tham gia Học kỳ doanh nghiệp tại các khách sạn, resort, trung tâm hội nghị hàng đầu, đạt chuẩn cao quốc tế như: Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Khách sạn Majestic, khách sạn Rex Sài Gòn, Khách sạn InterContinental, Gem Center, hệ thống The Adora, Shri Restaurant & Lounge,... Tại
  9. HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP DU LỊCH... 479 Phú Quốc: tập đoàn Vinpearland; Sol Beach House hotel 4*; Shri Restaurant & Lounge,… dự kiến chương trình này sẽ được tiếp tục mở rộng đến các tỉnh như: Vũng, Tàu, Phan Thiết, Nha Trang,… Nhằm đánh giá hiệu quả của chương trình Học kỳ doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát các chuyên gia cũng như giám sát viên tại doanh nghiệp du lịch. Kết quả được thể hiện ở hình dưới đây. Hình 6. Đánh giá của chuyên gia và giám sát viên về hiệu quả của chương trình Nguồn: Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, 2024. Nhìn chung, mô hình này đã đem lại hiệu quả tích cực về mọi mặt, tạo sức lan tỏa đến các cơ sở đào tạo ngành du lịch, sau khi mô hình Học kỳ doanh nghiệp của HUTECH tổ chức thành công đã được các trường đào tạo ngành du lịch học hỏi và áp dụng tại đơn vị, chẳng hạn như: Trường Đại học Kinh tế – Tài chính; Trường Đại học Nguyễn Tất Thành; Trường Đại học Tôn Đức Thắng; Trường Đại học quốc tế Sài Gòn… 3.1.2. Công tác giới thiệu việc làm Sau dịch COVID-19, những doanh nghiệp trong ngành du lịch có sự thay đổi lớn về nhân sự lẫn loại hình hoạt động, thậm chí có những doanh nghiệp giải thể. Do đó, Ban Lãnh đạo khoa trong năm 2023 đã nỗ lực không ngừng trong việc kết nối và tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Ngoài việc giới thiệu việc làm cho sinh viên của Khoa nói riêng và sinh viên toàn trường nói chung qua đăng tin tuyển dụng của các đơn vị gửi đến, Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn phối
  10. 480 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... hợp cùng Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh; Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Liên chi hội đào tạo du lịch Việt Nam (VITEA) tổ chức ngày hội Hutech Tourism Happy Day 2022 có sự đồng hành gần 50 doanh nghiệp giới thiệu và tuyển dụng hơn 2.000 đầu việc, thu hút số lượng sinh viên của Khoa và HUTECH tham gia. Tiếp nối sự thành công của ngày hội Hutech Tourism Happy Day năm 2022, năm 2023 Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn tiếp tục đồng hành với Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh; Hiệp hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh; Hiệp hội đào tạo du lịch Việt Nam và các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Ngày hội trở thành cầu nối giữa nhà tuyển dụng và người lao động có chất lượng (sinh viên đang theo học ngành du lịch); là cơ hội kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp trong công tác đào tạo và tuyển dụng, giới thiệu những sản phẩm dịch vụ mới hiện nay. Hình 7. Hutech Tourism Happy Day 2022 Hình 8. Hutech Tourism Happy Day 2023 3.1.3. Tham gia vào các hoạt động đào tạo Hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp về công tác đào tạo thể hiện ở các hoạt động như: mời cán bộ doanh nghiệp tham gia giảng dạy các môn nghiệp vụ, diễn thuyết; mời tham gia góp ý chương trình đào tạo; đề tài khoa học, tập huấn cho nhân viên doanh nghiệp v.v.
  11. HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP DU LỊCH... 481 Bảng 2. Các hình thức hợp tác trong hoạt động đào tạo Stt Hình thức Đvt Số lượng Ghi chú C/trình 04 Với 16 chuyên 1. Góp ý chương trình đào tạo gia của DN 2. Giảng dạy/diễn thuyết tại trường đại học Người 35 - 3. Ban giám khảo, hỗ trợ các cuộc thi của sinh viên Người 09 05 cuộc thi 4. Tổ chức lớp đào tạo cho nhân viên doanh nghiệp Lớp 05 03 DN 5. Phối hợp chấm điểm cho sinh viên đi Tour Người 30 - 6. Phối hợp chấm điểm sinh viên học thực hành Người 12 - (Nguồn: Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, 2024) Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh việc hội nhập quốc tế, Khoa cũng đã mở rộng việc liên kết hợp tác quốc tế và trao đổi chuyên gia. Hiện tại Khoa đang có các chương trình đào tạo theo chuẩn các nước có ngành du lịch phát triển như Liên kết đào tạo với đại học CYU Cergy Paris (Pháp), Hệ đào tạo chuẩn Nhật Bản, Hệ đào tạo chuẩn Hàn Quốc,… Điều này đã góp phần tạo điều kiện giao lưu, trao đổi học thuật, nâng cao chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc tế của sinh viên tại Khoa. Hình 9. MOU Jeju University Hình 10. MOU CYU (Pháp) (Hàn Quốc) 3.1.4. Một số hoạt động khác Ngoài việc triển khai các hoạt động hợp tác chính như: Học kỳ doanh nghiệp; Giới thiệu việc làm, thực tập cho sinh viên; mời doanh nghiệp tham gia góp ý vào các chương trình đào tạo,… Khoa còn triển khai thêm các hoạt động phối hợp những đơn vị ký MOU để tổ chức các chương trình học ngắn ngày tại đơn vị thông qua những môn học như: Kiến tập nhà hàng; Kiến tập khách sạn; Tổ chức các chương trình hotel tour; các tour miền Tây, miền Trung,… hơn thế nữa Khoa còn tổ chức mở các lớp đào tạo theo đơn đặt
  12. 482 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... hàng từ các doanh nghiệp, chẳng hạn như: Kỹ năng tổ chức sự kiện cho đội ngũ người lao động khách sạn Majestic Sài Gòn; đào tạo chương trình thạc sĩ ngành Quản trị dịch vụ Du lịch & Lữ hành cho Vietravel,… Hình 11. Mr Martin Yan giao lưu và biểu diễn Hình 12. Trao đổi văn hóa BU (Thái Lan) tại Đêm hội Văn hóa Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được cũng có những mặt tồn tại và vướng mắc trong quá trình hợp tác giữa hai bên. Một vài bài học kinh nghiệm rút ra để hoạt động hợp tác được tốt hơn, cụ thể: - Bên cạnh việc mở rộng các doanh nghiệp du lịch, cần phải sàng lọc các doanh nghiệp thật sự có nhu cầu, lý do nhiều doanh nghiệp mặc dù hợp tác nhiều năm nhưng vẫn không triển khai nội dung đã ký kết; - Thành công của hợp tác là chia sẻ thông tin giữa hai bên, vì vậy cần có sự kết nối, chia sẻ thông tin chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp. Nhà trường và doanh nghiệp nên cử người theo dõi và thường xuyên trao đổi thông tin trong quá trình thực hiện hoạt động hợp tác đào tạo. - Trước các đợt thực tập hay Học kỳ doanh nghiệp cần làm tốt công tác truyền thông cho sinh viên về tính kỷ luật, tác phong nghề nghiệp và chuẩn bị tâm lý khi bước vào một môi trường mới v.v.. Bởi chỉ cần một vài sinh viên không chấp hành kỷ luật sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chương trình hợp tác với doanh nghiệp. - Một số chương trình hợp tác như Học kỳ doanh nghiệp, sinh viên đi về doanh nghiệp năm thứ 2, vì vậy cần bố trí chương trình đào tạo hoặc đào tạo bổ sung một số môn thực hành để chuẩn bị cho sinh viên tiếp cận thực tế. Bên cạnh đó, cơ sở đào tạo rất cần
  13. HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP DU LỊCH... 483 một nguồn giáo viên đúng chuyên môn, cơ sở vật chất cho việc đào tạo thực hành tốt. - Để các chương trình hợp tác thành công cần có sự linh động của cả hai bên. Đặc biệt những người tham gia vào chương trình này của cả doanh nghiệp và nhà trường cần có chuyên môn và sự cảm thông, hỗ trợ lẫn nhau. 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn trong đào nguồn nhân lực Từ thực trạng nêu trên, để nâng cao hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp du lịch trong đào nguồn nhân lực cần phải tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ. Đặc biệt là sự hỗ trợ từ phía nhà nước nhằm Xây dựng chính sách và tạo cơ chế cho việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch, cơ chế nhằm gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp v.v.. Tuy nhiên, đứng ở góc độ giữa nhà trường và doanh nghiệp, theo chúng tôi, trước mắt, cần tập trung vào một số giải pháp sau: 3.2.1. Đối với các cơ sở đào tạo ngành du lịch 3.2.1.1. Đứng ở góc độ Nhà trường - Tiếp tục đẩy mạnh chính sách đã có về hỗ trợ hoạt động hợp tác giữa nhà trường (mà trực tiếp là Khoa) với doanh nghiệp. Cần tiếp tục nghiên cứu các chính sách cho người phụ trách và giảng viên phụ trách công tác hợp tác doanh nghiệp,… - Hiện tại hệ thống phòng thực hành của nhà trường đã được đầu tư khá hiện đại, tuy nhiên cần tiếp tục đầu tư mở rộng phòng thực hành nhằm đáp ứng số lượng sinh viên ngày càng tăng,… - Bên cạnh các nguồn hỗ trợ, Nhà trường nên bổ sung thêm các cơ chế khuyến khích và động viên trong công tác đào tạo nâng cao tay nghề của giảng viên, nên có chính sách cử các giảng viên trẻ về doanh nghiệp để tăng cường tính thực tiễn,… như một số trường đại học trên thế giới đã thực hiện. - Mở rộng nội dung hợp tác đào tạo sau dịch COVID-19 như: tổ chức các lớp chia sẻ kinh nghiệm giữa đội ngũ lao động của Trường và Doanh nghiệp; tổ chức các chương trình nghỉ dưỡng kết hợp hội
  14. 484 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... họp tại các doanh nghiệp du lịch đã ký kết với chính sách giá ưu đãi từ doanh nghiệp,… như vậy hợp tác giữa hai bên vẫn tiếp tục được duy trì, hỗ trợ và tạo điều kiện để cùng nhau phát triển sau dịch COVID-19. 3.2.1.2. Đứng ở góc độ Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn - Cần có sự chủ động trong việc hợp tác với doanh nghiệp. Thành công của việc hợp tác là chia sẻ thông tin giữa hai bên, Khoa cần xây dựng cơ chế thông tin như cử người phụ trách tiếp nhận thông tin với doanh nghiệp, chia nhóm các doanh nghiệp và phân công giáo viên đảm nhiệm quan hệ doanh nghiệp, duy trì kênh liên lạc giữa lãnh đạo Khoa và lãnh đạo doanh nghiệp;… - Tham mưu cho nhà trường trong việc xây dựng cơ chế hợp tác doanh nghiệp, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy, thực hành, thực tập của sinh viên ngành du lịch v.v… - Khuyến khích, hỗ trợ đội ngũ giảng viên nâng cao trình độ, kỹ năng về nghiệp vụ; Tham mưu và đề xuất với nhà trường cơ chế trong việc đào tạo, nâng cao trình độ của giảng viên đặc biệt là nâng cao tính thực tiễn; - Định kỳ mời doanh nghiệp tham gia góp ý chương trình đào tạo nhằm điều chỉnh chương trình đào tạo sát với thực tế. Ngoài ra, nên tiếp tục phát huy sự gắn kết giữa Khoa với doanh nghiệp ở nhiều mặt công tác khác như mời chuyên gia doanh nghiệp tham gia góp ý đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, thành viên giám khảo các cuộc thi nghiệp vụ, hướng dẫn sinh viên,… - Làm tốt công tác truyền thông cho sinh viên trong những đợt sinh viên tham gia Học kỳ doanh nghiệp; Thực tập tốt nghiệp,… Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình đi học và thực tập của sinh viên cũng như chương trình hợp tác với doanh nghiệp; - Cần tổ chức các buổi tổng kết rút kinh nghiệm sau mỗi đợt hợp tác giữa Khoa với doanh nghiệp định kỳ để có giải pháp phối hợp tốt hơn trong tương lai. - Trong giai đoạn dịch COVID-19 khi mọi hoạt động của các doanh nghiệp du lịch tạm ngừng, Khoa có thể mời lãnh đạo các
  15. HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP DU LỊCH... 485 công ty lữ hành, hệ thống nhà hàng – khách sạn cao cấp đã hợp tác để cùng tham gia giảng dạy online, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm thực tế liên quan đến ngành nghề,… Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, Khoa cần đẩy mạnh phối hợp với các doanh nghiệp du lịch bàn bạc, điều chỉnh và bổ sung những nội dung hợp tác để đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia, luôn thực hiện hợp tác trên nguyên tắc: hỗ trợ và đôi bên cùng có lợi. 3.2.2. Đối với Doanh nghiệp du lịch - Doanh nghiệp cũng cần chủ động hơn trong việc hợp tác với Nhà trường. Kinh nghiệm từ việc hợp tác thành công với một số các đơn vị doanh nghiệp trong những năm qua đã cho thấy: Doanh nghiệp nào nhận thức rõ về lợi ích của việc hợp tác và có chương trình kế hoạch hợp tác cụ thể thì việc phối hợp với nhà trường sẽ thành công; - Doanh nghiệp nên có cơ chế gắn kết với cơ sở đào tạo trong việc nhận sinh viên thực tập, thực hành… để chuẩn bị đội ngũ nguồn cho đơn vị trong tương lai. Trong bối cảnh nghề Du lịch – Nhà Hàng – Khách sạn đang phát triển nóng, nhiều doanh nghiệp đã tìm kiếm nguồn lao động bổ sung từ nguồn sinh viên rất sáng tạo như ký hợp đồng lao động dài hạn nhưng không cố định về thời gian hoặc lập các nhóm sinh viên làm việc bán thời gian khi có nhu cầu,… - Doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến các khía cạnh hợp tác khác có lợi cho doanh nghiệp như Hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín để triển khai các công tác đào tạo cho nhân viên của đơn vị mình, nghiên cứu ứng dụng tại doanh nghiệp v.v;… - Cần có cơ chế chia sẻ thông tin với nhà trường trong việc hợp tác giữa hai bên. Thiết lập kênh liên hệ chặt chẽ với Nhà trường trong hợp tác thông qua cử người đảm trách. Làm tốt công tác truyền thông với nhân viên tại đơn vị trong việc hợp tác. - Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 đã tác động không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là sự biến động nhân sự rất lớn trong những doanh nghiệp này: tỷ lệ người lao động nghỉ việc, chuyển đổi ngành nghề chiếm tỷ trọng cao,… như vậy, sau khi dịch bệnh được kiểm
  16. 486 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... soát và doanh nghiệp hoạt động trở lại, doanh nghiệp sẽ thiếu hụt một nguồn nhân lực làm việc rất lớn, vì thế hợp tác với các trường đại học là một giải pháp tốt nhất trong giai đoạn hiện nay. 4. KẾT LUẬN Đẩy mạnh việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp du lịch sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Để thúc đẩy việc liên kết chặt chẽ giữa trường đại học và doanh nghiệp du lịch cần có sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ từ ba nhà: Nhà nước – Nhà trường và nhà Doanh nghiệp. Tuy nhiên, đứng ở góc độ nhà trường và doanh nghiệp để hợp tác hiệu quả cần triển khai đồng bộ nhiều mặt công tác như: hoàn thiện khung chương trình đào tạo, phát triển cơ sở vật chất trong đào tạo, xây dựng cơ chế phối hợp v.v.. Có như vậy việc phát triển hoạt động hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp du lịch mới đảm bảo tính bền vững và đạt được những mục tiêu đề ra, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương và đất nước. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 1. Chính phủ, (2014). Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 2. Đào Thị Kim Biên, (2023). ”Khắc phục sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành du lịch Việt Nam hiện nay”. Tạp chí Kinh tế và dự báo, 19, 11 – 14. 3. Hoa Dinh Vu, Anh Thi Ngoc Nguyen, Nga Thi Phuong Nguyen và Duy Ba Tran, (2021). ”Impacts and restoration strategy of the tourism industry post-COVID-19 pandemic: Evidence from Vietnam”. Journal of Tourism Futures, 1 – 13. 4. Marwan, M. S., (2014). ”The role of human resources management practices reprented by employee’s recruitment and training and motivation for realization of competitive advantage”. African Journal of Business Management, 8(1), 35 – 47. 5. https://sodulich.hochiminhcity.gov.vn/Home/moduleId/564/ ma/TTCD/key/3131/controller/HanhChinhDuKhach/action/ HoatDongSDL, ngày truy cập 21/03/2024
  17. HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP DU LỊCH... 487 6. Szivas, E. & Riley, M. (1999). ”Tourism employment in conditions of economic transition: The case of Hungary”. Annals  of Tourism  Research, 26 (4), 747 – 771. 7. Tổng cục Thống kê (2021). ”Doanh thu du lịch lữ hành giảm sâu do dịch Covid-19”. https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu- thong-ke/2021/06/doanh-thu-du-lich-lu-hanh-giam-sau-do-dich- covid-19/12/09/2021. 8. Tổng cục Du lịch (2022), Tình hình kinh doanh du lịch năm 2021. Hà Nội. 9. https://vitea.vn/giai-phap-nang-cao-chat-luong-dao-tao-nguon- nhan-luc-du-lich-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-trong-thoi-ky-hoi- nhap-asean-a7043.html, ngày truy cập 21/03/2024. 10. https://vietnamtourism.gov.vn/, ngày truy cập 21/03/2024. 11. https://itdr.org.vn/, ngày truy cập 21/03/2024. 12. UNWTO, (2021). How COVID-19 is changing the world: A statistical perspective Volume III. The Committee for the Coordination of Statistical Activities (CCSA).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2