TAP CHI KHOA HOC, Đai hoc Huê, Sô 43, 2007<br />
̣ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ́<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NAM <br />
Phùng Thị Hồng Hà, Hồ Công Lưỡng <br />
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Sau quá trình chuyển đổi, các HTX nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam đã có nhiều chuyển <br />
biến tích cực trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, do hạn chế về <br />
vốn, năng lực quản lý nên vẫn có một số HTX hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chỉ bó hẹp <br />
trong một số khâu dịch vụ. Chất lượng và giá cả dịch vụ còn có nhiều vấn đề cần cải tiến. <br />
Trên cơ đó đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các <br />
HTX.<br />
<br />
Ngày nay, các HTX nông nghiệp có một vị trí hết sức quan trọng. Thông qua các <br />
hoạt động dịch vụ, vai trò điều tiết sản xuất của HTX nông nghiệp được thực hiện <br />
theo hướng tập trung, tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, chuyên <br />
môn hoá cao. Mặt khác, hoạt động của các HTX chính là cầu nối giữa Nhà nước với <br />
nông dân. Chính vì vậy mà HTX không thể thiếu trong nông nghiệp, nông thôn nước <br />
ta.<br />
Hoạt động của các HTX nông nghiệp ở Quảng Nam trong những năm qua đã đạt <br />
được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được <br />
thì hoạt động của các HTX ở Quảng Nam vẫn còn một số tồn tại. Đó là, nhận thức <br />
về HTX kiểu mới và Luật HTX chưa được thấu đáo và quán triệt một cách đầy đủ; <br />
Vốn và cơ sở vật chất của các HTX vẫn còn nhỏ lẻ và yếu kém; Trình độ quản lí của <br />
cán bộ HTX vẫn còn chưa theo kịp cơ chế quản lý mới; Các cơ chế chính sách của <br />
Nhà nước đối với các HTX vẫn còn chậm đến với cơ sở, gây không ít khó khăn cho <br />
các HTX.<br />
Vì vậy, đánh giá và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của <br />
các HTX Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam là sự cần thiết khách quan. <br />
KÊT QUA VA THAO LUÂN<br />
́ ̉ ̀ ̉ ̣<br />
1. Khái quát chung về các Hợp tác xã trong toàn tỉnh<br />
1.1. Biến động số lượng Hợp tác xã trước và sau chuyển đổi<br />
Trước khi có Luật HTX năm 1996, số HTX ở Quảng Nam có 260 HTX Nông <br />
nghiệp và 36 HTX phi nông nghiệp. Hiện nay, toàn tỉnh có 201 HTX, trong đó có 125 <br />
HTX nông nghiệp, 76 HTX phi nông nghiệp. Số HTX ở vùng đồng bằngven biển 157 <br />
HTX chiếm 78%, vùng trung du miền núi 44 HTX, chiếm 22%. <br />
Trong số 125 HTX Nông nghiệp, có 101 HTX chuyển đổi theo Luật và 24 HTX <br />
được thành lập mới. <br />
<br />
23<br />
1.2. Các loại hình dịch vụ của các Hợp tác xã: <br />
Co 12 linh v<br />
́ ̃ ực hoat đông dich vu đ<br />
̣ ̣ ̣ ̣ ược cac HTX tham gia. Trong đo co 3 hoat<br />
́ ́ ́ ̣ <br />
̣ ̣<br />
đông dich vu đ ̣ ược cac HTX tham gia nhiêu nhât. Đo la: Dich vu đi<br />
́ ̀ ́ ́ ̀ ̣ ̣ ện 95 HTX, chiếm <br />
tỷ lệ 76%; Dich vu th<br />
̣ ̣ ủy lợi 102 HTX chiếm 81,6% và dịch vụ cung ứng vật tư là 96 <br />
̉ ̣ ́ ̣ ̣ ́<br />
HTX chiêm ty lê 76,8%. Cac dich vu co nhu câu cao trong nông dân nh<br />
́ ̀ ư dich vu tiêu<br />
̣ ̣ <br />
̣ ́ ́ ̉ ̉ ̉ ́ ́ ̉ ̣<br />
thu, chê biên san phâm chi co 12 HTX chiêm ty lê 9,6%.<br />
Theo sô l ́ ượng cac khâu dich vu, sô liêu thông kê cho thây co 54,4% sô HTX trong<br />
́ ̣ ̣ ́ ̣ ́ ́ ́ ́ <br />
̉ ̣ ̣ ́ ̣ ̣ ̉<br />
tinh tham gia dich vu 3 khâu; 25% sô HTX tham gia dich vu 4 khâu. Điên hinh trong sồ ́ <br />
̀ ̀ ện An, Duy Sơn I, Bình Nguyên, Quế Châu... Số HTX có từ 5 khâu dịch vụ <br />
nay la Đi<br />
trở lên chiếm tỷ lệ 14,4%. Các HTX có 5 khâu như Điện Quang, Duy Sơn II, Đại <br />
Hiệp. <br />
Nhìn chung, hoạt động dịch vụ của các HTX vẫn còn chưa đa dạng. Giữa các <br />
vùng vẫn không có sự khác nhau nhiều về các khâu dịch vụ. Việc thiếu đa dạng hoá <br />
các hoạt động dịch vụ sẽ gây khó khăn cho các HTX trong việc tăng nguồn thu, giảm <br />
rủi ro kinh doanh và thu hút xã viên tham gia. <br />
1.3. Tình hình vốn của các Hợp tác xã<br />
Vốn bình quân trên 1 HTX trong tỉnh là 1,173 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn chủ <br />
sở hữu chiếm 75%, nợ phải trả chiếm 25%. Trong nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn từ <br />
HTX cũ chuyển qua chiếm đến 65%, cổ phần do xã viên đóng góp chỉ chiếm có 35%. <br />
Giá trị mỗi cổ phần tuỳ theo các HTX, dao động từ 100 nghìn đồng đến 400 nghìn <br />
đồng/1 cổ phần và số lượng cổ phần tùy thuộc vào năng lực và yêu cầu vốn góp của <br />
các HTX. <br />
Nếu phân chia theo tính chất chu chuyển, cơ cấu vốn của các HTX gồm 43,98% <br />
vốn lưu động và 56,02% vốn cố định. Trong cơ cấu vốn lưu động khoản phải thu <br />
chiếm 49,78%, đặc biệt là phải thu của xã viên. Việc tồn tại các khoản phải thu lớn <br />
sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất kinh doanh của các HTX. <br />
Vốn cố định chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu vốn của các HTX là do đa số các <br />
HTX đều sở hữu các công trình được chuyển giao từ trước. Các công trình này có giá <br />
trị rất lớn như thủy lợi, điện, nhà làm việc, kho chứa, cửa hàng, sân phơi, chuồng <br />
trại,... chiếm 58,55% vốn cố định. Tuy nhiên, các công trình này đang xuống cấp trầm <br />
trọng. Do vậy, mặc dù chiếm tỷ lệ lớn trong vốn nhưng khả năng sinh lời của chúng <br />
đang bị giảm sút. <br />
1.4. Xã viên của các Hợp tác xã<br />
Số lượng xã viên bình quân cho một HTX là 1.431 xã viên. Hầu hết, các HTX <br />
đều có số lượng xã viên dưới 1.500, chiếm 65,55%. Số lượng HTX có trên 3.000 xã <br />
viên chiếm 11,76%. Trong đó, một số HTX có số lượng xã viên lớn như Điện An 1, <br />
Điện Phương, Đại Quang, Đại Cường, Đại Lãnh, Đại Hưng đều có trên 3000 xã viên. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
24<br />
Theo vùng địa lý, Vùng trung dumiền núi có hơn 50% HTX có số lượng xã viên <br />
trên 1.500. Điều này cho thấy, khả năng thu hút xã viên vào HTX của các HTX ở vùng <br />
núi vẫn còn mạnh. Vùng đồng bằngven biển, số lượng xã viên của các HTX chủ yếu <br />
là dưới 1.500 xã viên chiếm 73,03%. Số HTX có số lượng xã viên trên 3.000 người <br />
chiếm 5,62%, tập trung ở các HTX như Điện Phương, Điện Quang, Điện An...<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1.5. Cán bộ và chất lượng cán bộ của các Hợp tác xã<br />
Tổng số cán bộ của các HTX Nông nghiệp trong toàn tỉnh là 993 người, trong <br />
đó cán bộ chủ chốt gồm Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, Kế toán trưởng, Trưởng ban <br />
kiểm soát có 495 người. <br />
Kết quả điều tra 200 cán bộ chủ chốt của liên minh HTX cho thấy, tỷ lệ cán bộ <br />
có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (34,5%), trình độ sơ cấp chiếm 29%, chưa <br />
qua đào tạo chiếm 25%. Trong khi đó, cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng chỉ có <br />
11,5%. Điều này cho thấy, chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý HTX trong tỉnh vẫn <br />
còn nhiều hạn chế. Vì vậy, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý HTX là cần thiết để <br />
nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX.<br />
1.6. Tình hình thu nhập của cán bộ HTX <br />
Mức lương bình quân giảm dần theo các chức danh từ Chủ nhiệm, Phó chủ <br />
nhiệm, Kế toán trưởng và Trưởng ban kiểm soát. Chủ nhiệm là người có mức lương <br />
cao nhất với lương bình quân 573,73 nghìn đồng/tháng, Phó chủ nhiệm 513,7 nghìn <br />
đồng/tháng và thấp nhất là Trưởng ban kiểm soát, chỉ có 402,69 nghìn đồng/ tháng. <br />
Hiện nay, mức lương tối thiểu được Nhà nước qui định là 450 nghìn đồng/tháng. Như <br />
vậy, Chủ nhiệm có mức lương cao nhất cũng chỉ vượt lương cơ bản chưa tới 200 <br />
ngìn đồng/tháng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như khả năng phát <br />
triển cán bộ của các HTX.<br />
1.7. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các Hợp tác xã<br />
Số liệu của bảng cho thấy, tổng doanh thu của các HTX trong tỉnh tăng qua các <br />
năm. Cụ thể, năm 2004 so với năm 2003 tăng lên 29,97%, năm 2005 so với năm 2004 <br />
tăng 13,75%. Các HTX đạt doanh thu cao trong năm 2005 như Điện Ngọc 1: 11,749 tỷ <br />
đồng, Duy Sơn 2: 6,775 tỷ đồng, Duy Phước: 4,653 tỷ đồng, Điện Hồng 2: 4,63 tỷ <br />
đồng, Đại Hiệp: 3,41 tỷ đồng. <br />
Bảng 1: Kết quả và hiệu quả hoạt động của các HTX năm 2005<br />
Đơn vị tính : Triệu đồng<br />
So sánh<br />
%<br />
Năm Năm Năm <br />
Chỉ tiêu<br />
2003 2004 2005 04/03 05/04<br />
<br />
1. Tổng Doanh thu 88.324 114.794 130.577 +29,97 +13,75<br />
<br />
<br />
<br />
25<br />
2. Tổng Chi phí 76.331 109.383 123.830 43,3 +13,21<br />
3. Lợi nhuận 11.993 5.411 6.746 54,88 +24,67<br />
4. Lợi nhuận/Chi phí (Lần) 1,16 0,05 0,05 68,75 0<br />
5. Lợi nhuận/Vốn (Lần) 0,8 0,04 0,043 95 +6,9<br />
<br />
Nguồn : Phòng HTX PTNN, Chi cục Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam<br />
Ngược lại với sự gia tăng liên tục của doanh thu, lợi nhuận của các HTX lại <br />
biến động không ổn định. Năm 2004 lợi nhuận giảm 54,88% so với năm 2003, năm <br />
2005 tăng 24,67% so với năm 2004. Vì nguyên nhân này mà các chỉ tiêu tỷ suất lợi <br />
nhuận/ Chi phí và tỷ suất lợi nhuận/vốn đều thấp và không ổn định qua các năm. Nếu <br />
năm 2003 một đồng chi phí bỏ ra thu được 0,16 đồng lợi nhuận thì đến năm 2005 con <br />
số này cũng chỉ là 0,05. Điều này cho thấy, mặc dù có sự tăng lên về doanh thu nhưng <br />
hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX lại thấp và không ổn định.<br />
2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CÁC HTX<br />
2.1. Đánh giá của các xã viên về chất lượng các dịch vụ<br />
Để đánh giá chất lượng các dịch vụ của các HTX, chúng tôi đã điều tra 100 xã <br />
viên thuộc 4 HTX: Tam Thành 1; Bình An 2; Đại Hiệp, Quế Xuân 2. Thống kê kết <br />
quả đánh giá của xã viên về chất lượng dịch vụ của các HTX trong tỉnh cho thấy:<br />
Có 48% số ý kiến cho rằng chất lượng dịch vụ ở 3 khâu (thủy lợi, điện và cung <br />
ứng vật tư) ở mức trung bình. Trong đó, dịch vụ cung ứng vật tư là dịch vụ có số ý <br />
kiến đánh giá tốt nhiều nhất (32%). Điển hình là HTX Tam Thành 1 và HTX Đại Hiệp <br />
đã linh động trong việc nhận vật tư của các công ty, tạm ứng cho xã viên sản xuất <br />
kinh doanh. Sau vụ thu hoạch xã viên sẽ thanh toán cho HTX cũng như các công ty với <br />
giá cả hợp lý, có tính đến yếu tố rủi ro của xã viên.<br />
Kết quả kiểm định cho thấy, ở mức ý nghĩa 5%, có sự khác biệt trong đánh giá <br />
của xã viên về chất lượng dịch vụ vật tư giữa các HTX với nhau. Điểm bình quân của <br />
tất cả các HTX trong khâu dịch vụ này là 1,87 cho thấy chất lượng dịch vụ của các <br />
HTX ở mức trung bình khá. Tuy nhiên HTX Quế Xuân có điểm trung bình là 2,36 cho <br />
thấy chất lượng dịch vụ của khâu này ở mức kém so với các HTX khác. <br />
Kết quả kiểm định đối với dịch vụ thủy lợi và điện cho thấy không có sự khác <br />
nhau nhiều về chất lượng dịch vụ giữa các HTX. Điểm bình quân của dịch vụ điện là <br />
2,05 và dịch vụ thủy lợi là 2,00 cho thấy chất lượng dịch vụ của 2 khâu này ở các <br />
HTX đều ở mức trung bình. <br />
2.2. Đánh giá của các xã viên về giá cả các dịch vụ<br />
Hầu hết các xã viên đều cho rằng giá các dịch vụ mà HTX cung cấp là cao (thủy <br />
lợi 52%, cung ứng vật tư 52% ý kiến). <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
26<br />
Đối với dịch vụ điện, do có sự qui định về khung giá của Nhà nước nên giá cả <br />
của khâu dịch vụ này được xã viên đánh giá là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, ở <br />
hai HTX Quế Xuân 2 và Bình An 2, do sự xuống cấp của hệ thống đường dây và các <br />
trạm biến áp nên xảy ra thất thoát điện năng, vì vậy các hộ xã viên thường phải chịu <br />
mức giá cao hơn so với qui định.<br />
Kết quả phân tích ANOVA cho thấy: Ở mức ý nghĩa 5% không có sự khác nhau <br />
nhiều về giá dịch vụ của khâu thủy lợi giữa các HTX với nhau cũng như giữa các <br />
HTX với trung bình của tất cả các HTX điều tra. Điểm trung bình của dịch vụ thủy <br />
lợi ở tất cả các HTX là 1,49 cho thấy, giá của dịch vụ này là cao.<br />
Ở mức ý nghĩa 5% có sự khác nhau về giá dịch vụ điện và cung ứng vật tư giữa <br />
các HTX điều tra. Đối với cả 2 loại dịch vụ này, điểm trung bình là 1,51 và 1,54 cho <br />
thấy giá của dịch vụ này tương đối cao. Tuy nhiên, hai HTX Đại Hiệp và Tam Thành <br />
1 được đánh giá là có mức giá hợp lý (không cao).<br />
3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁC HTX Ở TỈNH QUẢNG NAM<br />
Mặt tích cực<br />
Các HTX đã đóng góp tích cực vào qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa <br />
phương, và phát triển kinh tế hộ nông dân.<br />
Ở nhiều địa phương, HTX thực sự là chỗ dựa, là "bà đỡ" cho kinh tế hộ phát <br />
triển, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, thu nhập ổn định. Điển hình là các <br />
HTX Duy Sơn II, Đại Hiệp, Dệt may Duy Trinh, Điện Quang...<br />
Góp phần quan trọng trong xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, ổn <br />
định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nông thôn. <br />
Mặt tồn tại<br />
Qui mô các HTX còn nhỏ, năng lực nội tại hạn chế, chưa đáp ứng được nhu <br />
cầu dịch vụ hỗ trợ sản xuất cho kinh tế hộ. <br />
Số lượng các khâu dịch vụ ít, chủ yếu tập trung vào những khâu mà tư nhân <br />
không có điều kiện tham gia. <br />
Một số HTX chuyển đổi còn mang tính hình thức, chưa có sự chuyển đổi cơ <br />
bản về tổ chức quản lý và phương thức hoạt động. <br />
Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế; thu nhập <br />
của cán bộ thấp và không ổn định.<br />
Hầu hết vốn lưu động của các HTX là các khoản nợ phải thu, vốn cố định là <br />
những vật kiến trúc đã xuống cấp, không phát huy hết năng lực hoặc không sử dụng <br />
được.<br />
Xã viên vẫn chưa thực sự quan tâm tham gia HTX một cách hăng hái và tự <br />
nguyện. <br />
Một số địa phương còn thiếu sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo địa phương. <br />
Ngược lại, một số nơi lại can thiệp quá sâu vào hoạt động của các HTX. <br />
Hoạt động của nhiều HTX còn mang tính biệt lập, thiếu gắn kết, chưa đẩy <br />
mạnh các hình thức liên doanh, liên kết tạo nên sức mạnh tổng hợp giữa các HTX và <br />
giữa HTX với các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác. <br />
<br />
27<br />
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ<br />
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ<br />
4.1. Giải pháp về vốn<br />
Cân đối lại cơ cấu vốn trên cơ sở tăng vốn lưu động và phát huy khả năng sản <br />
xuất của vốn cố định. Đối với vốn lưu động, các HTX cần chú trọng giải quyết các <br />
nợ khó đòi. Đối với vốn cố định, nên thanh lý những TSCĐ không sử dụng được, đầu <br />
tư nâng cấp những công trình quan trọng nhằm tăng khả năng cung cấp các dịch vụ <br />
cho người dân. <br />
4.2. Giải pháp về cán bộ<br />
Để tăng khả năng quản lý HTX cần phải trẻ hóa đội ngũ cán bộ, xem xét lại <br />
mức lương cũng như các chính sách đãi ngộ khác, nâng cao năng lực quản lý của các <br />
cán bộ thông qua công tác đào tạo. <br />
4.3. Nâng cao chất lượng và mở rộng các loại hình dịch vụ <br />
Nâng cao chất lượng dịch vụ là điểm mấu chốt để nâng cao khả năng cạnh <br />
tranh của HTX với các thành phần kinh tế khác ở nông thôn. <br />
Cần chú trọng các dịch vụ quan trọng đối với người nông dân như chế biến và <br />
tiêu thụ sản phẩm. <br />
Các HTX cần mở rộng các loại hình dịch vụ nhằm đa dạng hoá các hoạt động <br />
kinh doanh của các HTX. <br />
4.4. Giải pháp về tìm kiếm thị trường và thông tin thị trường<br />
Một số HTX làm ăn có hiệu quả nên xây dựng cho mình một Website quảng <br />
bá thương hiệu và sản phẩm. <br />
Chú trọng công tác dự báo nhu cầu thị trường. <br />
Mở các lớp đào tạo về thị trường cho cán bộ HTX. <br />
Tăng cường sự liên kết và hợp tác giữa các HTX.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Một số vấn đề cơ bản về HTX , Nhà xuất Bản Lao <br />
động Hà Nội (2004)<br />
2. Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Hợp tác xã, Nhà xuất <br />
bản chính trị Quốc gia (2003)<br />
3. Cục thống kê Quảng Nam, Niên giám thống kê năm 2005<br />
4. Vũ Đình Bách, Ngô Đình Giao. Phát triển các thành phần kinh tế và các tổ chức <br />
kinh doanh ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia (2002) <br />
5. Mô hình Hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp Quảng Nam Bước đi và giải pháp, <br />
Liên minh hợp tác xã Quảng Nam (2005)<br />
6. Các Websites : http://www.vca.org.vn <br />
5. http://www.tchdkh.org.vn<br />
6. Tập san Kinh tế Hợp tác, Liên Minh HTX Quảng Nam (2007)<br />
<br />
<br />
28<br />
7. Báo cáo Kết quả phong trào Hợp tác xã và hoạt động của Liên minh Hợp tác xã tỉnh <br />
năm 2006, nhiệm vụ năm 2007, Liên minh hợp tác xã Quảng Nam, 2006<br />
8. Báo cáo tổng kết công tác quản lý Hợp tác xã nông nghiệp năm 2005 và phương <br />
hướng nhiệm vụ năm 2006, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi cục Phát <br />
triển nông thôn Quảng Nam (2006)<br />
9. Báo cáo tình hình Hợp tác xã nông nghiệp và một số đề xuất, Sở Nông nghiệp và <br />
Phát triển nông thôn Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Nam (2006)<br />
10. Báo cáo tổng kết công tác quản lý Hợp tác xã nông nghiệp năm 2005 và phương <br />
hướng nhiệm vụ năm 2006, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam <br />
(2006)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
29<br />
AGRICULTURAL COORPERATIVES IN QUANG NAM PROVINCE<br />
Phung Thi Hong Ha, Ho Cong Luong <br />
College of Economics, Hue University<br />
SUMMARY<br />
After transformation, agricultural cooperatives in Quang Nam province have achieved <br />
many good results in expanding scale and improving service quality. However, due to <br />
constraints on capital and management capacity, several cooperatives are still not efficient. <br />
They are facing with limited provision of services, poor services quality and less competitive <br />
price. Based on main findings, policy implications are recommended to improve business <br />
efficiency of agricultural cooperatives.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
30<br />