TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 28, 2005<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN<br />
HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NGHỆ AN<br />
<br />
Mai Văn Xuân<br />
Trường Đại học Kinh tế, Đại học <br />
Huế <br />
<br />
1. Đặt vấn đề <br />
Công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã làm thay đổi một cách sâu sắc vai <br />
trò của các tác nhân trong nền kinh tế nông nghiệp. Hộ gia đình nông dân trở thành <br />
một đơn vị kinh tế tự chủ có tư cách pháp nhân và hợp tác xã trở thành một đơn vị <br />
dịch vụ. Công cuộc trên đòi hỏi phải đổi mới các mô hình hợp tác xã (HTX) đã có <br />
trước đây. Vì vậy, ngày 01/01/1997, Luật Hợp tác xã có hiệu lực và đã trở thành cơ <br />
sở pháp lý để các địa phương thay đổi mô hình hoạt động kinh tế HTX. Nghệ An là <br />
một trong những địa phương có nhiều nỗ lực trong việc cũng cố và phát triển HTX <br />
và bước đầu các HTX đã trở thành cầu nối chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản <br />
xuất nông nghiệp, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giúp <br />
kinh tế hộ phát triển. Tuy nhiên, các mô hình HTX vẫn còn nhiều tồn tại, năng lực <br />
hoạt động và quản lý của cán bộ HTX còn hạn chế, hiệu quả hoạt động và lợi ích <br />
mang lại cho xã viên chưa nhiều. Nghiên cứu này nhằm phản ảnh một số nét về tình <br />
hình đổi mới hoạt động kinh tế HTX và tìm ra một số giải phát để đẩy mạnh phát <br />
triển HTX ở Nghệ An. <br />
Phương pháp nghiên cứu: điều tra 12 HTX ở ba huyện Quỳnh Lưu, Đô Lương, <br />
và Nghĩa Đàn (mỗi huyện lựa chọn 4 HTX) để nắm bắt tình hình hoạt động của các <br />
HTX; các báo cáo về tình hình phát triển HTX của Sở NN&PTNT, của UBND tỉnh <br />
Nghệ An và các nguồn tài liệu có liên quan khác, trao đổi với các chuyên gia và các <br />
nhà khoa học để đánh giá thực trạng của HTX; các phương pháp thống kê mô tả và <br />
phân tích kinh tế cũng được sử dụng trong nghiên cứu này.<br />
2. Thực trạng tình hình phát triển HTXNN ở Nghệ An<br />
a) Tình hình hoạt động của các HTX<br />
<br />
<br />
5<br />
Sau hơn 6 năm thực hiện Luật hợp tác xã, đến nay toàn tỉnh Nghệ An đã <br />
chuyển đổi và thành lập mới được 363 HTXNN (trong đó chuyển đổi 311 HTX và <br />
thành lập mới được 52 HTX). Kết quả hoạt động của các HTX được thể hiện ở <br />
bảng 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Bảng 1: Tình hình hoạt động của các HTX NN tỉnh Nghệ An, năm 2002<br />
<br />
ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%)<br />
Tổng số HTXNN toàn tỉnh HTX 363 100<br />
Số xã viên đăng ký vào lại HTX % 86,0<br />
Số xã viên bình quân một HTX Xã viên 1.764 <br />
Số cán bộ quản lý/HTX Người 56 <br />
Số HTX hoạt động hiệu quả khá HTX 127 35,0<br />
Số HTX hoạt động hiệu quả trung bình HTX 184 51,0<br />
Số HTX hoạt động kém hiệu quả HTX 52 14,0<br />
Số HTX được cấp giấy đăng ký kinh HTX 231 63,6<br />
doanh<br />
Số HTX có góp vốn mới HTX 24 6,6<br />
Số HTX kinh doanh có lãi HTX 158 43,5<br />
Số HTX có lãi từ 20 triệu trở lên HTX 74 47,0<br />
<br />
Nguồn: báo cáo của Sở NN&PTNT Nghệ An về kết quả thực hiện đổi mới HTXNN theo<br />
tinh thần Nghị quyết TW lần thứ 5 (khóa IX); tháng 7 năm 2003.<br />
<br />
Số liệu trên chứng tỏ hầu hết các HTX hoạt động còn ở mức trung bình, số hợp <br />
tác xã hoạt động có kết quả tốt còn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn (khoảng 35%), trong <br />
khi đó còn tồn tại một tỷ lệ đáng kể các HTX hoạt động còn yếu kém (14% số <br />
HTX). Tuy nhiên, bước đầu các HTX đã thích ứng với cơ chế mới, số HTX kinh <br />
doanh có lãi chiếm trên 43% tổng số HTX toàn tỉnh, trong đó gần một nửa (47%) có <br />
mức lãi từ 20 triệu đồng trở lên. Rõ ràng, trong bối cảnh thay đổi cơ chế quản lý <br />
kinh tế và đặc biệt là thay đổi nội dung và phương thức hoạt động, phong trào HTX <br />
ở Nghệ An bước đầu đạt được những kết quả đáng kích lệ.<br />
b) Thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý HTX<br />
Trong những năm qua, chính quyền địa phương đã tích cực đào tạo và nâng cao <br />
trình độ cho cán bộ cơ sở với các hình thức liên kết với các trường Đại học và Cao <br />
đẳng, mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho cán bộ. Song nhìn chung, trình độ của đội <br />
ngũ cán bộ quản lý HTX còn yếu, phần lớn thiếu kiến thức về quản lý kinh tế, kinh <br />
doanh. Thậm chí nhiều người, đặc biệt là đội ngũ kế toán trưởng, chưa qua đào tạo <br />
về chuyên môn, nghiệp vụ nên đã làm ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động <br />
kinh doanh của HTX. Số liệu bảng 2 còn cho thấy, thù lao của cán bộ quản lý HTX <br />
còn rất thấp, bình quân thu nhập của chủ nhiệm trên 200.000 đồng/tháng. Điều này <br />
<br />
<br />
7<br />
đã làm cho một bộ phận cán bộ HTX có năng lực muốn chuyển sang hoạt động ở <br />
chính quyền hoặc đơn vị khác để có thù lao cao hơn và có bảo hiểm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Bảng 2: Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý của HTX năm 2002<br />
<br />
Chia theo trình độ (%)<br />
Tổng số Lương<br />
Đại học, Trung Sơ cấp Chưa <br />
(người) (1000đ/th)<br />
C.đẳng cấp đào tạo<br />
1. Chủ nhiệm HTX 363 27,0 31,7 9,4 31,9 210<br />
2. Kế toán trưởng 363 4,2 32,5 55,0 8,3 170<br />
3. Trưởng Ban kiểm soát 346 2,9 14,7 20,2 62,8 150<br />
<br />
Nguồn: báo cáo của Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn Nghệ An năm 2003<br />
c) Vốn kinh doanh của HTX<br />
Vốn kinh doanh bình quân của HTX còn thấp, trên 1 tỷ đồng. Điều đáng quan <br />
tâm là hầu hết vốn của HTX đều bị chiếm dụng (gần 94%) chỉ còn trên 6% là thực <br />
tế đưa vào hoạt động kinh doanh. Khi chuyển sang hoạt động theo mô hình mới, với <br />
tư cách là đơn vị kinh doanh dịch vụ, hầu hết các HTX đều thiếu vốn. Lý do là phần <br />
vốn của HTX cũ chuyển sang không đáng kể, hầu hết xã viên có thu nhập thấp vì <br />
vậy cổ phần thấp, khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn của ngân hàng. Kết <br />
quả điều tra 12 HTX ở các huyện cho thấy rằng trên 75% số HTX cho rằng khó tiếp <br />
cận được các nguồn vay từ ngân hàng, tín dụng chính thống, không chính thống.<br />
Bảng 3: Tình hình vốn kinh doanh của các HTX NN tỉnh Nghệ An năm 2002<br />
<br />
ĐVT Số lượng<br />
Vốn kinh doanh của HTX Triệu đồng 1.100<br />
Trong đó: vốn thực tế đưa vào <br />
% 6,3<br />
KD<br />
Vốn bị chiếm dụng % 93,7<br />
Nợ phải thu bình quân 1 HTX Triệu đồng 159,3<br />
Trong đó: phải thu từ xã viên Triệu đồng 122,6<br />
Nợ phải trả bình quân 1 HTX Triệu đồng 82,5<br />
Trong đó: phải trả cho ngân hàng Triệu đồng 23,3<br />
Nguồn: báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An về đề án tiếp tục đổi mới, phát triển và <br />
nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác và HTX NN năm 2003.<br />
<br />
Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp là có lợi nhuận thấp, thời gian thu hồi <br />
vốn dài và mức độ rủi ro cao... nên có 75% các HTX đều xác định rằng cần phải có <br />
sự thay đổi tích cực hơn nữa từ các chính sách của Chính phủ về vấn đề vay vốn cho <br />
các HTX và thời gian vay vốn cần phải dài hơn. Ngoài ra, có đến 66,7% các HTX yêu <br />
cầu cần phải có nhiều nguồn vốn cho vay hơn, thủ tục đơn giản hơn, thế chấp ít <br />
hơn và lãi suất thấp hơn đối với loại hình các HTX nông nghiệp.<br />
9<br />
d) Các hoạt động của HTX<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng do thủy lợi là một nội dung không thể thiếu <br />
được trong sản xuất nông nghiệp, mặc khác các công trình thủy lợi lại được Nhà <br />
nước đầu tư, nên có đến 96% số HTX đảm nhận dịch vụ thủy nông; 92% số HTX <br />
đảm nhận dịch vụ bảo vệ thực vật và khuyến nông, 62% các HTX đảm nhận dịch <br />
vụ điện. Tuy nhiên, hầu hết các HTX đều không đảm nhận dịch vụ thú y (trên 80%), <br />
cung cấp phân bón và giống (73%), đặc biệt là dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho nông <br />
dân (94%). Nguyên nhân chính là do năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ còn hạn <br />
chế, thiếu nhạy cảm với thông tin thị trường, vốn kinh doanh ít ỏi, và khả năng cạnh <br />
tranh của các HTX với tư nhân trong việc thực hiện các dịch vụ này còn yếu.<br />
Bảng 4: Mức độ đảm nhận các hoạt động dịch vụ của các HTX (% số HTX)<br />
<br />
Các hoạt động dịch vụ Số lượng<br />
Thủy nông 96,0<br />
Bảo vệ thực vật và khuyến nông 92,0<br />
Điện (thắp sáng) 62,0<br />
Cung cấp phân bón và giống 27,0<br />
Thú y 19,0<br />
Tiêu thụ sản phẩm 6,0<br />
Số HTX hoạt động dịch vụ từ 5 khâu trở lên. 72,0<br />
Nguồn: báo cáo của Sở NN&PTNT về kết quả thực hiện đổi mới HTXNN<br />
theo tinh thần Nghị quyết TW lần thứ 5 (khóa IX) tháng 7 năm 2003.<br />
e) Một số nét đặc trưng của HTX kiểu mới<br />
Bảng 5. So sánh một số đặc trưng của mô hình HTX cũ và mới<br />
<br />
Đặc trưng cơ bản HTX kiểu cũ HTX kiểu mới<br />
Quá trình hình thành Vận động và bắt buộc Tự nguyện, bình đẳng<br />
Quy mô HTX Theo đơn vị hành chính Không theo đơn vị hành chính<br />
Cơ chế quản lý Tập trung, bao cấp Cơ chế thị trường <br />
Chủ thể quản lý HTX Hộ gia đình xã viên, HTX<br />
Chế độ sở hữu Tập thể Cổ phần<br />
Lĩnh vực hoạt động Sản xuất Dịch vụ, sản xuất<br />
Thước đo hoạt động Quan hệ sản xuất Hiệu quả kinh tế <br />
Phân phối Ngày công (công điểm) Vốn góp, lao động<br />
Nguồn để phân phối Thu nhập của HTX Lãi của HTX<br />
<br />
<br />
10<br />
Sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp đã tác động và làm thay đổi <br />
một cách sâu sắc hình thức tổ chức và nội dung hoạt động của mô hình HTX. Nghiên <br />
cứu các đặc trưng cơ bản giữa mô hình HTX kiểu cũ và mới có ý nghĩa lý luận và <br />
thực tiễn sâu sắc nhằm giúp cho chúng ta phân biệt được hình thức tổ chức sản xuất <br />
kinh doanh, sở hữu về tư liệu sản xuất và tài sản, đặc biệt cách thức phân phối kết <br />
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX, giúp cho xã viên thấy được lợi ích và <br />
trách nhiệm của mình trong quá trình xây dựng HTX. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của <br />
các chuyên gia, các nhà khoa học và tham khảo những tài liệu liên quan khác, bước <br />
đầu chúng tôi xin nêu ra một số đặc trưng cơ bản giữa hai mô hình HTX ở bảng 5. <br />
3. Đánh giá chung về kết quả đổi mới và hoạt động của các HTX <br />
Qua nghiên cứu tình hình phát triển HTXNN trong những năm qua, có thể thấy <br />
rằng HTXNN đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ kinh tế hộ gia đình phát <br />
triển, thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi của các địa <br />
phương, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và giống mới vào sản xuất. HTXNN cũng góp <br />
phần đáng kể trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, giải quyết <br />
việc làm cho người lao động. Song nhìn chung, quá trình chuyển đổi và thành lập còn <br />
bộc lộ một số tồn tại sau:<br />
Phương án sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã chưa bám sát nhu cầu thực tế <br />
của các hộ gia đình và trang trại; chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường, thụ động <br />
trong kinh doanh; liên doanh, liên kết giữa các HTX, giữa HTX với các tổ chức, cá <br />
nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp nhà nước còn lỏng lẽo. <br />
Phần lớn cán bộ quản lý HTX chưa qua đào tạo, thiếu kiến thức quản lý và thị <br />
trường; Chế độ thù lao đối với cán bộ HTX chưa được quan tâm đúng mức; Xã viên <br />
chưa tin tưởng vào HTX. <br />
Hầu hết các HTX đều đang trong tình trạng thiếu vốn hoạt động. Việc vay từ <br />
các ngân hàng, kho bạc hay các kênh tài chính khác thường gặp khó khăn do không có <br />
tài sản thể chấp. Việc huy động vốn góp từ xã viên cũng gặp nhiều khó khăn do <br />
phần lớn dân còn nghèo, hơn nữa xã viên chưa thực sự tin tưởng vào HTX, hầu hết <br />
có tâm lý lo ngại hoạt động của HTX như mô hình cũ.<br />
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển dịch chậm, sản xuất chưa theo <br />
sát nhu cầu thị trường, đa số sản phẩm sản xuất ra chất lượng không đảm bảo, giá <br />
thành cao nên khó tiêu thụ. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
4. Các giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của <br />
các HTX <br />
Tăng cường công tác tuyên truyền luật HTX và các văn bản khác để củng cố và <br />
phát triển các HTX đúng luật. Phát triển kinh tế HTX cần gắn liền với phát huy cơ <br />
chế dân chủ cơ sở, đảm bảo công tác kiểm tra, kiểm soát. Tăng cường sự lãnh đạo <br />
của Đảng, sự quản lý Nhà nước đối với HTX.<br />
Làm tốt công tác qui hoạch, xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh <br />
của HTX. Củng cố và đổi mới các hoạt động dịch vụ của HTX (dịch vụ chế biến, <br />
tiêu thụ nông sản phẩm, giống và các tiến bộ kỹ thuật, tín dụng...).<br />
Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ HTX. Cần có chính sách khuyến khích cán <br />
bộ quản lý, cán bộ KHKT được đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng và trung học <br />
về làm việc tại các HTX. Tạo khung pháp lý trong việc phân chia lợi nhuận hoạt <br />
động của các HTX và xã viên để khuyến khích hoạt động HTX ngày càng hiệu quả <br />
hơn. <br />
Tăng cường và mở rộng mối liên doanh, liên kết giữa các HTX, giữa HTX với <br />
các tổ chức kinh tế và khoa học khác. Xây dựng các HTX ngoài chức năng phục vụ <br />
kinh tế hộ còn hoạt động như là doanh nghiệp phục vụ nông nghiệp và là trung tâm <br />
chuyển giao các tiến bộ KHKT trên địa bàn. Khuyến khích phát triển các tổ, nhóm <br />
hợp tác (liên gia, liên hộ trong địa phương). Cần xây dựng môi trường thuận lợi cho <br />
các HTX hoạt động, tránh can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của HTX.<br />
5. Kết luận: <br />
Hợp tác là một quá trình tất yếu trong sản xuất kinh doanh. Việc khẳng định hộ <br />
gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, rõ ràng HTX cần được củng cố và phát triển để <br />
cung cấp các dịch vụ cho phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhờ thực hiện được những <br />
đổi mới theo Luật Hợp tác xã năm 1997, quá trình chuyển đổi và thành lập mới các <br />
HTX ở Nghệ An đã đạt được những thành tích đáng kể, xã viên tìm thấy được lợi ích <br />
khi tham gia và tự nguyện xây dựng HTX. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều <br />
nguyên nhân, trong đó đặc biệt là năng lực đội ngũ cán bộ HTX còn hạn chế, hệ <br />
thống chính sách của Nhà nước còn thiếu đồng bộ... mà nhiều HTX còn lúng túng <br />
trong việc hoạch định phương hướng hoạt động, hiệu quả kinh doanh còn thấp, xã <br />
viên chưa thực sự tin tưởng, tâm lý lo ngại xây dựng theo mô hình HTX kiểu cũ vần <br />
tồn tại. Nghiên cứu đã đề xuất được hệ thống các giải pháp khá đồng bộ để giúp địa <br />
phương trong quá trình chuyển đổi và xây dựng HTX theo mô hình mới. <br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An (2000 2003)<br />
2. Báo cáo của sở NN&PTNT về kết quả thực hiện đổi mới HTXNN theo tinh thần <br />
Nghị quyết TW lần thứ 5 khóa IX (7/2003).<br />
<br />
12<br />
3. Báo cáo của UBND tỉnh Nghệ an về đề án tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao <br />
hiệu quả kinh tế hợp tác và HTX NN (2002).<br />
4. Luật Hợp tác xã (1997).<br />
5. Đào Thế Tuấn. Kinh tế hộ nông dân. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội (1997).<br />
6. Chu Tiến Quang. Việc làm ở nông thôn: Thực trạng và giải pháp. NXB Nông nghiệp. <br />
Hà Nội (2001).<br />
7. Nguyễn Điền, Trần Đức, Trần Huy Năng. Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và <br />
Châu Á. NXB Thống kê Hà Nội (1993).<br />
8. Phạm Đỗ Chí, Trần Nam Bình, Vũ Quang Việt. Những vấn đề kinh tế Việt Nam: <br />
Thử thách của Hội nhập. NXB tp. HCM (2002).<br />
9. Yuan. Sự phát triển nông trại nhỏ ở Đài Loan ở Đài Loan Một chương trình có ý <br />
nghĩa trên thế giới. NXB Nông nghiệp (1994).<br />
10. K. Peter & W. Sophia. The Economics of Household Behaviour. Macmillan Press Ltd, <br />
(1997).<br />
11. E. Frank. Peasant Economics: Farm Households and Agrarian Development. <br />
Cambrigge University Press. Second edition.<br />
<br />
<br />
<br />
STATUS AND SOLUTIONS OF THE DEVELOPMENT AGRICULTURAL <br />
COOPERATIVES IN NGHE AN PROVINCE<br />
Mai Van Xuan<br />
College of Economics, Hue University<br />
<br />
SUMMARY<br />
The innovation of economic mechanism has changed dramatically the role of the <br />
agricultural cooperatives. The farming households have become the autonomous grassroot <br />
unit of agricultural economy and the cooperatives’ serviceproviding units. Therefore, <br />
reorganizing and restructuring the function of the cooperatives are indispensable. The study <br />
shows that the agricultural cooperatives in Nghe An Province plays an important role in <br />
transferring technical advances into production, building infrastructure, creating jobs as well <br />
as making their contribution to hunger eradication and poverty reduction. However, the <br />
knowledge and agricultural business doing skills of the cooperative staff are still limited, and <br />
the operation mode of the cooperatives proves to be poor and inefficient. <br />
In order to enhance the business efficiency of the cooperatives, the following solutions <br />
should be done: a) improving business planning; b) training the cooperatives’ staff, especially <br />
their knowledge and business doing skills; c) strengthening the relationship between the <br />
cooperatives and other organizations such as banks, scientific institutions...; and d) creating a <br />
<br />
13<br />
favorable environment for their cooperative activities, and minimizing the intervention in <br />
cooperative business activities. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />