Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La
lượt xem 3
download
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, bài báo đánh giá được thực trạng và đề xuất được các giải pháp phát triển nông nghiệp như: Giải pháp về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, về cơ chế chính sách, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi... Các giải pháp này sẽ góp phần thúc đẩy nông nghiệp của Sơn La phát triển theo hướng bền vững, giúp đồng bào các dân tộc xóa đói, giảm nghèo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La
- JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0025 Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 167-176 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA Đỗ Thúy Mùi Khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp để phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La là vấn đề có ý nghĩa lớn. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, bài báo đánh giá được thực trạng và đề xuất được các giải pháp phát triển nông nghiệp như: Giải pháp về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, về cơ chế chính sách, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. . . Các giải pháp này sẽ góp phần thúc đẩy nông nghiệp của Sơn La phát triển theo hướng bền vững, giúp đồng bào các dân tộc xóa đói, giảm nghèo. Từ khóa: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, bền vững, tiềm năng, giải pháp, lương thực. 1. Mở đầu Sơn La nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, kinh tế còn khó khăn. 78% dân số của tỉnh sống bằng nghề nông nghiệp [2]. Nhưng ngành nông nghiệp đang canh tác thiếu bền vững, các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lương thực, thực phẩm để tự cung, tự cấp. Để giúp cho Sơn La phát triển nông nghiệp bền vững cũng đã có nhiều nhà quan tâm nghiên cứu. Có tác giả nghiên cứu, đánh giá về tiềm năng, thực trạng phát triển ngành nông – lâm – ngư nghiệp như Lưu Thị Ánh Thảo [7], có tác giả nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của tỉnh như Tòng Thị Quỳnh Hương [3]. Tuy nhiên, chưa có công trình nào quan tâm, nghiên cứu và đánh giá đầy đủ thực trạng phát triển nông nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển. Bài báo sẽ đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La theo hướng bền vững. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Bài báo nghiên cứu thực trạng và các giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La. Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Sơn La, với diện tích tự nhiên là 14.055 km2 bao gồm 11 huyện thị và thành phố. Nội dung nghiên cứu tập trung chủ yếu vào đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp và đề xuất các giải pháp để phát triển nông nghiệp bền vững. Các dữ liệu số liệu được cung cấp chủ yếu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Niên giám thống kê của tỉnh qua các năm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của các huyện và các kiến thức thực tiễn qua những lần đi nghiên cứu thực địa. Ngày nhận bài: 15/9/2016. Ngày nhận đăng: 20/3/2017 Liên hệ: Đỗ Thúy Mùi, e-mail: dothuymuitb@gmail.com 167
- Đỗ Thúy Mùi 2.2. Các phương pháp nghiên cứu Bài viết vận dụng quan điểm lịch sử, quan điểm hệ thống. Quan điểm lịch sử nhìn nhận sự phát triển của ngành nông nghiệp qua các thời kì khác nhau, trên cơ sở đó có những giải pháp phù hợp trong từng thời kì khác nhau. Quan điểm hệ thống đánh giá sự phát triển ngành nông nghiệp trong bối cảnh chung với khu vực và với cả nước. Các giải pháp đề xuất cũng phải phù hợp với khu vực và trong nước, không thể tách Sơn La trong các mối quan hệ thống nhất đó. Các phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, phương pháp nghiên cứu thực địa, phương pháp tham vấn cộng đồng, tham khảo các ý kiến của bà con nông dân, các nhà quản lí nhà nước trong ngành nông nghiệp. Bài báo tổng hợp phân tích các báo cáo của tỉnh, các số liệu trong thống kê của tỉnh để nhìn nhận, đánh giá chính xác thực trạng phát triển. Ngoài ra, tác giả đi thực địa, quan sát thực tiễn, tìm hiểu cách thức sản xuất, tham vấn các già làng, trưởng bản, hỏi ý kiến của người dân địa phương để trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp gắn với thực tiễn. 2.3. Những thuận lợi để phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La Sơn La có diện tích tự nhiên là 14.055 km2 , bao gồm 11 huyện và 1 thành phố [2]. Là tỉnh cửa ngõ của miền Tây Bắc, thuận lợi để cho giao lưu, trao đổi hàng hóa. Sơn La còn có các cao nguyên rộng lớn, khá bằng phẳng như cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên Nà Sản, rất thuận lợi cho việc hình thành các vùng nông sản hàng hóa. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1050 mét, địa hình bề mặt khá bằng phẳng, đất tốt, khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho việc chuyên canh cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi bò sữa, trồng hoa quả xứ ôn đới. Cao nguyên Nà Sản có độ cao trung bình là 800 mét, chạy dọc theo quốc lộ 6, đất đai phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực (nhất là ngô) và phát triển chăn nuôi đại gia súc [5]. Xen giữa vùng đồi núi, cao nguyên là các thung lũng, các đồng bằng nhỏ hẹp. Tuy diện tích không lớn, nhưng có ý nghĩa trong việc phát triển cây lương thực, cây công nghiệp và rau đậu các loại. Đất ở Sơn La nhìn chung tốt, màu mỡ, chủ yếu là đất feralit hình thành trên đá vôi, rất thuận lợi cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và ngô, sắn. Nguồn nước của tỉnh khá phong phú, lượng mưa tương đối lớn. Sơn La có hai hồ thủy điện lớn và nhiều hồ thủy lợi, thủy điện nhỏ, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng và cơ cấu kinh tế nói chung [5]. Sơn La trong những năm gần đây, đã và đang được bổ sung thêm một lực lượng lao động lớn. Trình độ lao động không ngừng được nâng lên, là điều kiện để ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật đã và đang được hoàn thiện. Hệ thống đường giao thông nông thôn đã được đầu tư xây dựng, góp phần nối liền nơi sản xuất với nơi chế biến, tiêu thụ. Đặc biệt, Sơn La có tuyến đường huyết mạch là quốc lộ 6 đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng, là điều kiện thuận lợi để chuyên chở hàng hóa nông sản về các thị trường miền xuôi. Một số cơ sở chế biến nông sản ở Sơn La đã được hình thành và đang được đầu tư hoàn thiện như các cơ sở chế biến chè, sữa, bia, đường, thức ăn gia súc,. . . tuy chưa có công suất lớn, nhưng góp phần đáng kể, thúc đẩy nông nghiệp Sơn La phát triển mạnh mẽ hơn [4]. 168
- Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La Nhiều sản phẩm nông sản ở Sơn La đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường như chè, sữa, hoa quả, ngô, các loại rau quả đặc sản. . . đây là điều kiện để mở rộng sản xuất. Nhiều chính sách mới về nông nghiệp cũng đã được tỉnh ban hành như chính sách hỗ trợ vốn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. . . Đây là cơ sở quan trọng để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Sơn La. 2.4. Những khó khăn Sơn La có địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, địa hình dốc, đất đai dễ bị xói mòn, rửa trôi, khó khăn cho sản xuất. Diện tích đất còn manh mún, khó khăn cho việc hình thành các vùng chuyên canh có quy mô lớn. Đất canh tác nhiều năm cùng với tập quán canh tác lạc hậu nên nhiều khu vực đất đai đã bị bạc màu, thoái hóa. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên có nhiều diễn biến thất thường gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Những hiện tượng như sương muối, mưa đá, rét đậm, rét hại kéo dài, khô hạn. . . đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp [5]. Nguồn lao động của tỉnh trong ngành nông nghiệp phần lớn chưa qua đào tạo, chất lượng lao động chưa cao, đây là những khó khăn rất lớn trong việc ứng dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp. Các cơ sở chế biến phần lớn với quy mô nhỏ, công cụ thủ công, sản phẩm chưa mang tính hàng hóa cao nên giá trị sản xuất còn thấp. Hệ thống đường giao thông còn khó khăn, nhiều sản phẩm nông sản chưa gắn được nơi trồng với nơi chế biến, tiêu thụ. Chưa có sự liên kết giữa người nông dân với các doanh nghiệp, các nhà quản lí, nên tính bấp bênh của các loại nông sản lớn. Đặc biệt, tư duy sản xuất của người nông dân vẫn nặng về phong trào, về giá trị kinh tế trước mắt nên thường đua nhau sản xuất dẫn đến hàng hóa ế thừa, nhiều sản phẩm chất lượng không cao do sử dụng nhiều chất kích thích, chất bảo quản. . . Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn ít, ngành nông nghiệp vẫn phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên nên hiệu quả kinh tế còn thấp. Ngoài ra, sự biến động của thị trường trong nước và thế giới cũng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của cả nước nói chung và của tỉnh Sơn La nói riêng [4]. 2.5. Thực trạng phát triển nông nghiệp ở Sơn La 2.5.1. Khái quát chung Từ những điều kiện thuận lợi, khó khăn trên, ngành nông nghiệp Sơn La đã có những kết quả nhất định. Giá trị sản xuất của ngành tăng nhanh. Bảng 1. Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2000 - 2015 (theo giá thực tế), (Đơn vị: tỉ đồng) Năm 2000 2005 2010 2012 2015 Nông nghiệp 1073,4 2178,3 7169,0 11221,0 12425,6 Lâm nghiệp 322,1 410,1 986,4 962,0 885,7 Ngư nghiệp 32,1 79,3 245,4 279,0 286,9 Tổng 1.427,6 2.667,7 8.400,8 12.462,1 13598,2 (Nguồn: [1-2]) Cơ cấu của ngành nông, lâm, ngư nghiệp có sự chuyển dịch đáng kể. Tuy nhiên, sự chuyển dịch khác so với cả nước. Tỉ trọng ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) có xu hướng tăng, tỉ trọng ngành lâm nghiệp giảm nhanh, ngành ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ, giao động trong 169
- Đỗ Thúy Mùi khoảng 2 đến 3%. Sở dĩ cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh có sự chuyển dịch khác so với cả nước vì Sơn La có nhiều lợi thể trong phát triển cây công nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả và các vùng rau màu chất lượng cao. Diện tích rừng có xu hướng giảm nhanh do phá rừng trồng cây cao su, cây ăn quả và ngô. Thủy sản có tỉ trọng nhỏ do phần lớn diện tích của tỉnh là đồi núi, không thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Bảng 2. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản tỉnh Sơn La, giai đoạn 2000 - 2015 Năm 2000 2005 2010 2012 2015 Nông nghiệp 75,2 81,6 85,3 89,9 90,1 Lâm nghiệp 22,6 15,4 11,7 7,8 6,5 Ngư nghiệp 2,2 3,0 2,9 2,3 2,1 Tổng 100 100 100 100 100 (Nguồn tính toán dựa trên [1-2] 2.5.2. Sự phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La Diện tích cây trồng tăng khá nhanh, trong vòng 10 năm, tổng diện tích cây trồng tăng gấp hơn hai lần. Cây lương thực tăng nhanh nhất, tăng gấp gần 2,4 lần. Cây lương thực tăng nhanh do tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi như diện tích rộng lớn, đất tốt, khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Bảng 3. Diện tích một số loại cây trồng giai đoạn 2000 - 2015 Năm 2000 2005 2010 2015 Cây lương thực 93,2 194,8 177,3 219,2 Cây công nghiệp 22,3 25,7 27,7 38,4 Cây ăn quả 18,7 25,2 22,5 17,7 Rau đậu và cây trồng khác 25,4 29,9 38,2 55,2 Tổng 159,6 275,6 265,7 330,5 (Nguồn: [5], Đơn vị: Nghìn ha) Ngành chăn nuôi ở Sơn La có bước phát triển đáng kể. Giá trị ngành chăn nuôi tăng khá nhanh. Năm 2012 tăng gấp 15,8 lần so với năm 2000. Tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng dần phù hợp với xu thế chung của đất nước. Năm 2012, chăn nuôi của tỉnh chiếm 28,2% trong cơ cấu ngành nông nghiệp, cao hơn so với cả nước (cả nước là 26,9%) [2]. Cơ cấu ngành chăn nuôi khá đa dạng bao gồm đại gia súc, tiểu gia súc và gia cầm. Nhìn chung, đàn gia súc, gia cầm ở Sơn La phát triển khá ổn định. Bảng 4. Số lượng đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2000 - 2015 Năm 2000 2005 2010 2015 Trâu 124,3 143,8 170,2 168,5 Bò 90,5 119,9 185,2 196,5 Lợn 399,3 476,0 442,2 535,3 Gia cầm 2841,9 2402,2 4890,3 5217,3 (Nguồn: [5], Đơn vị: Nghìn ha) 170
- Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La Đàn trâu, bò ở Sơn La phát triển khá nhanh, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Đặc biệt đàn bò của tỉnh tăng nhanh, (chủ yếu là bò sữa) tăng gần 2,2 lần trong vòng 15 năm. Nguyên nhân do sữa Mộc Châu đã khẳng định được chất lượng trên thị trường. Hiện nay các sản phẩm được chế biến từ sữa cũng đa dạng hơn, nhiều sản phẩm mới như: sữa chua, sữa tươi, bánh sữa, bánh khảo sữa. . . Đàn lợn tăng khá do đã đáp ứng được nguồn thức ăn và thị trường tiêu thụ khá ổn định. Đàn gia cầm tăng nhanh, tăng 1,8 lần. Nguyên nhân chủ yếu do đã ứng dụng khoa học kĩ thuật trong chăn nuôi, nguồn thức ăn đảm bảo, nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm đã phát triển ở các huyện trong tỉnh. Ngành chăn nuôi ở Sơn La đang từng bước chuyển dần theo hướng đầu tư theo chiều sâu, áp dụng khoa học kĩ thuật, phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng đến việc phát triển các loại đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các chương trình phát triển bò thịt chất lượng cao, chương trình nạc hóa đàn lợn, chăn nuôi gia cầm thả vườn, chăn nuôi gia cầm trang trại để chuyên môn hóa trứng, thịt, giống. . . Hiện tại, tỉnh đang áp dụng khoa học kĩ thuật trong chăn nuôi. Việc cải tạo giống địa phương cũng được chú trọng. Phương thức chăn nuôi cũng có nhiều đổi mới, từ chỗ chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình đến chỗ chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp. Nhiều trang trại chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài trâu, bò, lợn Sơn La còn chú trọng phát triển chăn nuôi dê, ngựa, nhím. Ngựa được nuôi chủ yếu ở những xã vùng cao, số lượng không nhiều. Năm 2012 toàn tỉnh có 16,9 nghìn con. Dê là vật nuôi dễ tính, đàn dê của tỉnh có trên 135,7 nghìn con. Dê được nuôi chủ yếu ở huyện Thuận Châu (22,4 nghìn con), Mai Sơn (20,5 nghìn con ). Hiện nay, nhiều hộ gia đình, nhiều trang trại đã đầu tư để phát triển nuôi dê do vốn đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Bảng 5. Sản lượng thịt, trứng, sữa. . . ở Sơn La giai đoạn 2000 - 2015 Năm 2000 2010 2015 Thịt trâu (tấn) 1.718 3.570 4.378 Thịt bò (tấn) 3.008 3.819 4.651 Thịt lợn (tấn) 6.173 19.302 26.982 Thịt gà (tấn) 1.571 5.863 7.549 Trứng (triệu quả) 23,8 49,8 58,3 Sữa (nghìn lít) 2.516 19.945 35.400 (Nguồn: [5]) Sản lượng thịt tăng nhanh, nhất là thịt lợn (tăng gần 4,4 lần trong 15 năm). Nguyên nhân chủ yếu do đảm bảo cơ sở thức ăn và chất lượng thịt đáp ứng nhu cầu ở nhiều địa phương lân cận. Đàn gà, trứng gà tăng nhanh do phát triển các hình thức chăn nuôi trang trại. Tỉnh đã có nhiều biện pháp phòng tránh trong phòng chống dịch bệnh. Sản lượng sữa tăng 14 lần. Nguyên nhân chủ yếu do áp dụng các thành tựu công nghệ chế biến, đồng thời sữa Mộc Châu đã khẳng định được chất lượng, thương hiệu trên thị trường. Ngành thủy sản của tỉnh chiếm tỉ trọng không cao, nhưng liên tục phát triển. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng đạt 34,6%, năm 2016 đạt 9,6%. Giá trị thủy sản trên 1 ha mặt nước tăng nhanh. Năm 2000 chỉ đạt 32,3 triệu đồng/ha [4]. Sở dĩ giá trị thủy sản/ha nuôi trồng tăng nhanh trong năm 2012 là do đây là năm đầu khai thác nguồn lợi hải sản ở hồ thủy điện Sơn La và hiện nay Sơn La đã phát triển những vùng nuôi cá hồi, cá tầm và một số loại đặc sản nên giá trị kinh tế cao. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng khá nhanh, năm 2000 cả tỉnh chỉ có 991 ha, 171
- Đỗ Thúy Mùi năm 2015 tăng gấp 3,0 lần đạt 2973 ha. Việc nuôi trồng thủy sản ở Sơn La chủ yếu là cá, diện tích tôm chỉ chiếm 0,2 ha, nuôi các loại thủy sản khác như ba ba, ếch là 27 ha. Ngành nuôi trồng thủy sản là hoạt động đóng vai trò chủ yếu. Năm 2015 chiếm 83,7% giá trị sản xuất toàn tỉnh. Thủy sản được nuôi trong các ao hồ ruộng ngập nước của các hộ gia đình. Hiện nay, đã phát triển mạnh nuôi cá lồng ở các hồ thủy điện kể cả các hồ thủy điện nhỏ và vừa. Trên hồ thủy điện Sơn La và hồ thủy điện Hòa Bình phát triển mạnh nuôi cá lồng. Hiệu quả kinh tế cao, nhiều giống cá có giá trị kinh tế cao được đưa vào nuôi như cá hồi, cá trê, cá quả, cá trắm giòn. Một số huyện còn nuôi các loại đặc sản có giá trị cao như Sông Mã phát triển nuôi ba ba, Mộc Châu, Mường La phát triên nuôi cá hồi, cá tầm [4]. 2.5.3. Sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Sơn La Do điều kiện tự nhiên các huyện khác nhau, nên ngành nông nghiệp của tỉnh Sơn La có sự phân hóa khá rõ nét giữa các huyện. Huyện Mộc Châu là huyện có giá trị sản xuất nông nghiệp lớn nhất, sau đó đến Mai Sơn và Sông Mã. Các huyện này có diện tích đất rộng lớn, cơ cấu ngành nông nghiệp khá đa dạng, có nhiều loại cây trồng và vật nuôi chủ lực. Đây cũng là ba huyện có diện tích và sản lượng ngô dẫn đầu toàn tỉnh. Ba huyện có giá trị sản xuất nông nghiệp thấp nhất là Sốp Cộp, Quỳnh Nhai và Bắc Yên. Đây là những huyện thuộc vùng cao của tỉnh Sơn La, điều kiện tự nhiên không thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Đất nông nghiệp ít, chủ yếu là núi đá vôi. Giao thông đến các huyện còn khó khăn, kinh tế nói chung còn chậm phát triển. Bảng 6. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo huyện thị ở Sơn La Năm 2006 2010 2014 Toàn tỉnh 100 100 100 TP. Sơn La 7,6 6,7 6,6 Quỳnh Nhai 4,3 3,2 2,9 Thuận Châu 10,1 9,4 9,4 Mường La 6,9 7,1 5,7 Bắc Yên 4,4 3,9 4,2 Phù Yên 11,4 9,7 8,5 Mộc Châu 18,6 22,9 17,5 Yên Châu 8,5 7,5 7,8 Mai Sơn 14,2 15,3 14,9 Sông Mã 10,9 11,4 13,1 Sốp Cộp 3,1 2,9 2,8 Vân Hồ - - 6,6 Tính toán dựa trên nguồn [1-2]) Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt cũng có sự phân hóa rõ nét. TP. Sơn La đạt được giá trị cao nhất (Năm 2014 đạt 55,22 triệu đồng/ha); Mộc Châu đạt 39,84 triệu đồng/ha. Huyện có giá trị thấp nhất là Quỳnh Nhai (17,44 triệu đồng/ha); Thuận Châu: 18,69 triệu đồng/ha. Có sự phân hóa rõ nét về giá trị sản phẩm đó là do điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội, đặc biệt là do trình độ của người lao động. Ngành chăn nuôi tập trung ở một số huyện như Sông Mã, Mộc Châu, Phù Yên, Mai Sơn, Thuận Châu. Đàn trâu tập trung chủ yếu ở huyện Sông Mã và Phù Yên. Hai huyện chiếm 22,6% đàn trâu của cả tỉnh. Đàn bò tập trung chủ yếu ở huyện Sông Mã và Mộc Châu. Hai huyện chiếm 28,5% đàn trâu của cả tỉnh. Đàn lợn tập trung nhiều nhất ở Thuận Châu và Mai Sơn. Riêng huyện 172
- Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La Thuận Châu chiếm 15,9%, Mai Sơn 13,6%. Đàn gia cầm tập trung chủ yếu ở Mai Sơn và Mộc Châu. Hai huyện chiếm trên 30% đàn gia cầm của tỉnh. Các huyện trên có ngành chăn nuôi phát triển mạnh hơn chủ yếu do đáp ứng được nguồn thức ăn và nguồn vốn đầu tư. Các huyện khác ngành chăn nuôi còn chậm phát triển chủ yếu do không đáp ứng được nguồn thức ăn, giao thông đi lại khó khăn, dân cư còn nghèo chưa có vốn đầu tư để phát triển chăn nuôi, phần lớn chăn nuôi nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp nên giá trị chưa cao. Ngành nuôi trồng thủy sản không phải là thế mạnh của tỉnh. Sản lượng thủy sản tăng khá nhanh. Năm 2010, sản lượng thủy sản đạt 5,25 ngàn tấn, năm 2014 đạt 6,54 ngàn tấn. Các huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản nhiều là Sông Mã, Thuận Châu, Quỳnh Nhai. Các huyện này có diện tích nuôi trồng thủy sản nhiều là do có hồ thủy điện Sơn La và có hệ thống sông suối lớn. Các huyện Bắc Yên, Sốp Cộp, Vân Hồ có diện tích nuôi trồng thủy sản nhỏ, chủ yếu tận dụng mặt nước ở thung lũng. Sản lượng thủy sản thấp, chủ yếu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ. Nhìn chung, ngành nông nghiệp ở Sơn La có sự phân hóa rõ nét về mặt lãnh thổ. Các huyện có giá trị sản xuất nông nghiệp cao chủ yếu là các huyện có điều kiện tự nhiên thuận lợi, gần trục giao thông, gần các trung tâm tiêu thụ sản phẩm. Các huyện kinh tế kém phát triển là những huyện vùng cao, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, giao thông khó khăn. 2.6. Kiến nghị một số giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La Muốn phát triển nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao, cần tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tái cơ cấu để bố trí, sắp xếp lại hệ thống ngành nông nghiệp cho phù hợp với từng huyện, từng khu vực trong tỉnh, nhằm khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lực để phát triển. Tái cơ cấu nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, gắn với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La cũng nằm trong xu thế chung đó. Trên cơ sở điều kiện tự nhiên của tỉnh, mỗi huyện, mỗi khu vực có những điều kiện về đất trồng, khí hậu khác nhau nên mỗi khu vực có các sản phẩm nông nghiệp khác nhau. Để khai thác các thế mạnh của từng địa phương, đưa các sản phẩm nông nghiệp thành sản phẩm hàng hóa, cần phải có các giải pháp lớn sau: - Tái cơ cấu nông nghiệp cần phải bắt đầu dựa trên cơ sở rà soát lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên từng vùng sản xuất. Cần phải nghiên cứu cụ thể đặc điểm sinh thái của các loại cây trồng, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để có thể phát triển cây trồng có hiệu quả hơn. Một số cây trồng mới như cây cao su, mắc ca, cần phải được nghiên cứu kĩ về đặc điểm sinh thái, nhu cầu thị trường rồi mới quy hoạch phát triển cho phù hợp, tránh việc trồng ồ ạt, tràn làn, trồng theo phong trào. - Tái cơ cấu nông nghiệp trên cơ sở phải quy hoạch quỹ đất nông nghiệp cụ thể từng huyện, từng khu vực, lựa chọn cây trồng chủ lực của khu vực đó để phát triển sản xuất với quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến. Chú trọng phát triển các cây đặc sản như chè (Mộc Châu, Bắc Yên, Thuận Châu), nếp tan (Thuận Châu, Mai Sơn, Mường La), khoai sọ (Cụ Cang – Thuận Châu), hoa quả (Mộc Châu, Mai Sơn, Mường La, Sông Mã). . . - Phải chuyển đổi phương thức sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân từ truyền thống nhỏ lẻ sang hàng hóa với quy mô hợp lí trên mỗi hộ gia đình và từng bản, từng khu vực thông qua việc hình thành phát triển các tổ chức kinh tế của nông dân như: “tổ nhóm hợp tác”, “hợp tác xã”, “hiệp hội sản xuất” và các mối liên kết giữa các hộ nông dân với các tổ chức sản xuất kinh doanh nông 173
- Đỗ Thúy Mùi nghiệp như doanh nghiệp, các thương lái trên các vùng sản xuất. - Cũng cần phải chú trọng đến việc làm phi nông nghiệp. Ở các địa phương thuần nông và có bình quân diện tích đất nông nghiệp ít, việc phát triển các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp tại chỗ sẽ tạo ra nhu cầu về lao động và thu hút một bộ phận lao động nông nghiệp chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Các ngành nghề cần chú trọng phát triển như: Đan lát mây tre, dệt thổ cẩm, làm gốm. . . - Tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải chú trọng đến bảo vệ tài nguyên môi trường, hình thành các biện pháp tái tạo môi trường tự nhiên và hạn chế loại cây trồng vật nuôi kém hiệu quả, lựa chọn những giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, ít sử dụng tài nguyên. Các giải pháp cụ thể để phát triển nông nghiệp ở Sơn La là: - Nâng cao chất lượng quy hoạch, định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp Rà soát quy hoạch các vùng sản xuất lúa gạo, ngô, sắn để chủ động về lương thực cho nhân dân trong tỉnh. Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lúa gạo, lương thực. Những vùng sản xuất lúa năng suất thấp hoặc không chủ động được nước tưới cần chủ động chuyển đổi sang trồng các loại rau màu có hiệu quả cao hơn. Rà soảt quy hoạch phát triển cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su) và cây ăn quả (xoài, nhãn, thanh long đỏ, cam, quýt) theo cơ chế thị trường, tránh trồng tràn lan. Một số cây cần phải được nghiên cứu kĩ để có thể mở rộng diện tích trồng hay không như cây mắc ca, cây cao su. Rà soát lại diện tích cây ngắn ngày như ngô, khoai, sắn, lạc, đỗ tương, mía, bông, rau xanh các loại để xác định tiếp tục phát triển lâu dài hay thay thế bằng cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Rà soát lại địa bàn phát triển chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi lợn, gia cầm để xác định mức độ phù hợp với yêu cầu của sản xuất hàng hóa tập trung. Phát triển chăn nuôi theo lợi thế từng vùng sinh thái nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước là chính. Chăn nuôi phát triển theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Chú trọng sản xuất các loại thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng, sữa, sản phẩm đặc sản theo hướng tập trung quy mô lớn, gắn với dịch vụ đầu vào, đầu ra và xử lí chất thải, tạo khí sinh học bằng các loại hầm biôga, các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, an toàn vệ sinh và kiểm dịch động vật. - Phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm chất lượng cao theo mô hình trang trại có diện tích rộng, quy mô lớn và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Quy mô các khu vực chăn nuôi tập trung tách khỏi khu dân cư và gắn với nhà máy chế biến thức ăn gia súc, hệ thống giết mổ, tăng cường năng lực dịch vụ thú y, kiểm soát dịch bệnh cấp cơ sở, đảm bảo vệ sinh thực phẩm. - Chú trọng phát triển lâm nghiệp, quy hoạch phát triển hợp lí ba loại rừng, chú trọng bảo vệ rừng đầu nguồn, phát triển cây ăn quả gắn với phát triển lâm nghiệp. - Phát triển và chuyển dịch ngành thủy sản. Chú trọng phát triển cá lồng, cá bè trên các hồ thủy điện, đặc biệt là hồ thủy điện Hòa Bình, hồ Sơn La. Chú trọng phát triển các loại cá đặc sản như cá hồi, cá tầm trên những vùng nước lạnh ở Mộc Châu, Mường La. - Phát triển công nghiệp chế biến nông sản phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chú trọng phát triển ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc để chủ động nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi. Sơn La là tỉnh có sản lượng ngô lớn, phát triển ngành chế biến thức ăn gia súc sẽ tận dụng được các nguồn nguyên liệu tại chỗ, góp phần giảm chi phí vận chuyển, tăng giá trị của ngành chăn 174
- Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La nuôi. - Cần chú trọng tới thu hút đầu tư tư nhân tham gia vào tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân vào các lĩnh vực chăn nuôi tập trung, chăn nuôi các loại đặc sản như nuôi dê, gà đen, lợn cắp nách, nuôi cá hồi, cá tầm, cá sấu, ba ba. . . , hình thành các trang trại cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến. - Hoàn thiện các chính sách tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp nhằm tạo động lực thúc đảy tham gia vào quá trình tái cơ cấu nông nghiệp. Hoàn thiện nội dung chính sách khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư với các chương trình, dự án hỗ trợ trực tiếp người sản xuất, thay đổi tập quán canh tác truyền thống sang phương thức sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm chất lượng cao và đồng đều, tăng cường các biện pháp bảo quản sản phẩm để kéo dài khả năng cất giữ trong tiêu thụ. Hoàn thiện chính sách thúc đảy nông dân liên kết với các doanh nghiệp chế biến, các tổ chức thu mua và tiêu thụ sản phẩm trên từng vùng sản xuất, hình thành mạng lưới sản xuất, chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, kết nối các hoạt động cung ứng với dịch vụ sản xuất nông nghiệp. Triển khai chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản theo hướng hiện đại, chế biến tinh, chế biến sâu, giảm dần và tiến tới hạn chế bán nông sản thô. - Hoàn thiện các chính sách tác động gián tiếp, tạo môi trường thuận lợi, thúc đảy các chủ thể nông nghiệp tham gia vào quá trình tái cơ cấu ngành. Hoàn thiện nội dung chính sách khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư với các chương trình, dự án hỗ trợ trực tiếp người sản xuất, thay đổi tập quán canh tác truyền thống sang phương thức sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và đồng đều, tăng cường các biện pháp bảo quản sản phẩm để kéo dài khả năng cất giữ trong tiêu thụ. Hoàn thiện các chính sách thúc đảy nông dân liên kết với các doanh nghiệp chế biến, các tổ chức thu mua và tiêu thụ sản phẩm trên từng vùng sản xuất. - Hoàn thiện các chính sách tác động gián tiếp, tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy chủ thể trong nông nghiệp tham gia vào tái cơ cấu ngành. Các chính sách như: chính sách đất đai, chính sách phát triển hạ tầng và dịch vụ công, chính sách thương mại nông nghiệp, chính sách khoa học công nghệ, chính sách thúc đảy các ngành nghề phụ. 3. Kết luận Ngành nông nghiệp ở Sơn La đang có những bước phát triển đáng kể. Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đang khai thác lợi thế về tự nhiên, kinh tế xã hội nên mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để có thể khai thác tốt hơn tiềm năng, cần phải có những giải pháp cụ thể trong các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp chế biến, tìm thị trường cho các sản phẩm, thu hút vốn đầu tư. Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên thì nông nghiệp tỉnh Sơn La sẽ phát triển mạnh mẽ và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cục thống kê Sơn La. Niên giám thống kê Sơn La năm 2007. Sơn La. [2] Cục thống kê Sơn La. Niên giám thống kê Sơn La năm 2015. Sơn La. [3] Tòng Thị Quỳnh Hương, 2011. Phát triển nông - lâm - thủy sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2000 - 2009. Luận văn Thạc sĩ khoa học Địa lí, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. [4] Sở NN&PTNT Sơn La, 2009. Rà soát bổ sung quy hoạch phát nghiệp, nông thôn tỉnh Sơn La giai đoạn 2009 - 2020. Sơn La. 175
- Đỗ Thúy Mùi [5] Sở NN&PTNT Sơn La, 2010. Báo cáo Kế hoạch Phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Sơn La 5 năm giai đoạn 2011 - 2015. Sơn La. [6] Sở Tài nguyên và Môi trường Sơn La, 2009. Báo cáo chuyên đề Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Sơn La giai đoạn 2001 - 2010 (Phục vụ xây dựng Chiến lược Bảo vệ môi trường tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2020 định hướng đến năm, 2025. Sơn La. [7] Lưu Thị Ánh Thảo, 2014. Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên trong việc phát triển nông nghiệp tỉnh Sơn La. Tạp chí Giáo dục. ABSTRACT Situation and development solutions Son La province agriculture Do Thuy Mui Faculty of History and Geography, Tay Bac University Studying the reality and proposing suggestions to develop agriculture of Son La province is a meaningful issue. Based on theoretical studies and practice, the article gives an assessment on the situation and proposes several solutions for agricultural development including those of restructuring agriculture sector, those of policy mechanism and transformation of crop and livestock pattern. These solutions will contribute to promoting agricultural development of Son La in a sustainable way, helping minority ethnic eradicate hunger and reduce poverty. Keywords: Agricultural restructuring, sustainable, potential, solution, food. 176
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học theo hệ thống tín chỉ - ThS. Cao Thị Kim Thanh
181 p | 351 | 89
-
Thực trạng và giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa
13 p | 175 | 22
-
Thực trạng và giải pháp khai thác các di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
9 p | 238 | 15
-
Phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng vùng tây nguyên theo tiếp cận năng lực: Thực trạng và giải pháp
11 p | 73 | 10
-
Đời sống văn hóa của thanh niên đô thị nước ta - Thực trạng và giải pháp
9 p | 125 | 6
-
Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
16 p | 28 | 5
-
Phát triển đội ngũ giảng viên ngoại ngữ tại Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội: Thực trạng và giải pháp
7 p | 18 | 4
-
Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên: Thực trạng và giải pháp
9 p | 7 | 4
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực khoa học và công nghệ của trường Đại học Khánh Hòa
8 p | 41 | 4
-
Thực trạng và giải pháp phát triển nông thôn mới ở tỉnh Cà Mau
14 p | 114 | 4
-
Thực trạng và giải pháp phát triển ngành gốm ở Bình Dương đến năm 2030
8 p | 35 | 3
-
Thực trạng và giải pháp về đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực ở các trường trung học cơ sở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận
11 p | 15 | 3
-
KHXH&NV Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển
3 p | 68 | 2
-
Thực trạng và giải pháp phát triển năng lực tự học cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
3 p | 7 | 2
-
Chùa Vàm Ray (Trà Vinh) với vấn đề đảm bảo an sinh - xã hội cho đồng bào Khmer: Thực trạng và giải pháp
9 p | 8 | 2
-
Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Bình
12 p | 99 | 1
-
Phát triển văn hóa chất lượng trong chuyển đổi số: Thực trạng và giải pháp
3 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn