intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HÙNG ĐỞM (Mật Gấu)

Chia sẻ: Kata_6 Kata_6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

72
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'hùng đởm (mật gấu)', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HÙNG ĐỞM (Mật Gấu)

  1. HÙNG ĐỞM (Mật Gấu) Tên khoa học: Fel Ursi Họ Gấu (Ursidae) Các loại gấu: ở Việt Nam có ba thứ gấu: - Gấu heo (Meurzus ursinus) mõm giống mõm heo (lợn). - Gấu chó (Helaretos malayanus) nhỏ, tai ngắn, ngực có khoang chữ V màu ngà. Gấu ngựa (Selenarctos thibetanus G.Cuvier), có khoang chữ V trắng, to hơn gấu chó. Đều thuộc họ Gấu (Ursidae). Mật tốt nhất là mật Gấu ngựa, to bằng cái phích nhỏ; thứ nhì là mật gấu heo; mật Gấu chó kém nhất nhưng thường thấy Gấu ngựa hay trèo lên cây cao ăn mật ong, ăn xong, ngửa mặt rơi xuống đất bất tỉnh. Người ta đến trói lại, chờ khi nó tỉnh lại (để mật hồi lại) mổ lấy mật. Chế biến: mật gấu lấy được, buộc cổ túi mật lại, nhúng qua cồn 90o để một lúc, lấy hai thanh tre đã rửa sạch luộc kỹ kẹp nhẹ lại, đun nhỏ lửa, sấy nhẹ 5 -6 ngày, treo
  2. lên chỗ thoáng gió 10 ngày, nước mật đông lại thì ép nhẹ cho túi mật dẹp lại. Gói giấy bóng kính, để vào hộp đậy kín dưới có lót vôi sống để hút ẩm, để nơi mát. Có người nhận thấy đậy kín trong lọ có lót vôi sống cũng thành khô. Nói chung phải khô, không dùng sức nóng để làm khô. Phẩm chất, thật giả: - Khi cắt túi mật, sẽ thấy có chất đen nhánh, giữa đám đen có những hạt lổn nhổn màu vàng óng ánh như hổ phách. Nếm sẽ thấy vị đắng, sau ngọt rồi mát, dính lưỡi, ngậ m lâu sẽ tan hết trong miệng. Mật khác đắng, nhưng không dính lưỡi không mát không bóng, mùi tanh, khó ngửi. - Mật gấu đốt không cháy. - Lấy một hạt mật thả trên mặt nước, sẽ thấy có những sợi màu vàng thõng thẳng xuống đáy bát nước. Nếu hạt mật gấu lại quay tít thì lại càng tốt. - Lấy một bát nước, một góc để ngọn bấc đốt bằng sáp ong, góc đối diện nhỏ một giọt mật gấu thì thấy mật đi sang ehỗ sáp ong. Các mật khác không đi như vậy. - Nhỏ một giọt mật gấu vào máu, máu không đông được, hoặc đã đông rồi thì tan ra.
  3. - Lấy một giọt mật gấu hoà tan trong 1ml nước cất và một ít saccharose, rồi thêm 1 -2 giọt acid sunfuric, sẽ thấy xuất hiện màu đỏ rất đẹp. Tính vị: vị đắng, tính hơi ngọt. Quy kinh: vào kinh Tâm, Can và Vị. Công dụng: phá ứ, hồi sinh (ngã bất tỉnh), đau nhức, trị quặ m mắt (dùng thứ mật thật); trị kinh giản, hoàng đản. Liều dùng: Ngày dùng 0,50 - 2g để uống hoà tan với nước ấm hoặc với rượu. Cách bào chế: Theo kinh nghiệ m Việt Nam: Thuốc nhỏ mắt: hoà tan mật gấu khô bằng hạt gạo với 2ml nước đun sôi lọc qua bông để nguội (hoặc nước cất càng tốt). Nhỏ vào mắt (bị va chạ m thành đau mắt) trước khi đi ngủ. Thuốc xoa bóp: lấy 5g mật gấu, hoà tan trong 100ml rượu thường. Dùng để xoa chỗ sưng đau. Ghi chú: - Bàn tay gấu cũng quý, nấu với rượu (một phần) giấm (nửa phần) và nước (2 phần) để phòng ngừa phong hàn và bổ ích cho khí vực.
  4. - Thịt và xương dùng nấu cao trị phong thấp, cách nấu như cao khỉ. Bảo quản: dễ bị sâu, mốc nên cần tránh ẩm, tránh nóng. Để trong lọ hay hộp sắt kín có lót chất hút ẩm (silicagel, vôi sống v.v...).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2