
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu: Bệnh da do ánh sáng (Photodermatosis)
lượt xem 1
download

Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị "Bệnh da do ánh sáng (Photodermatosis)" thông tin đến bạn đọc những nội dung về: đại cương, nguyên nhân, chẩn đoán xác định - chẩn đoán phân biệt, nguyên tắc điều trị, quá trình điều trị cụ thể, biến chứng sau điều trị, phòng bệnh da do ánh sáng (Photodermatosis). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu: Bệnh da do ánh sáng (Photodermatosis)
- BỆNH DA DO ÁNH SÁNG (Photodermatosis) 1. ĐẠI CƢƠNG Bệnh da do ánh sáng là một bệnh da hay gặp, tổn thƣơng lâm sàng đa dạng. Bệnh thƣờng xuất hiện ở những ngƣời thƣờng xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Bệnh thƣờng nặng vào mùa xuân hè, thuyên giảm về mùa thu đông. 2. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH - Ánh sáng mặt trời gồm 3 vùng. Ánh sáng trắng, ánh sáng mà các tế bào võng mạc của mắt ngƣời cảm nhận đƣợc, có bƣớc sóng vào khoảng từ 400-700nm. Ánh sáng có bƣớc sóng ngắn dƣới 400nm còn gọi là tia tử ngoại, đƣợc chia làm 3 vùng: dƣới 290nm gọi là UVC, gần nhƣ 100% bị hấp thụ bởi tầng khí quyển, nhƣng nếu tầng khí quyển thủng nó sẽ tác động trực tiếp đến da gây ra những bệnh da do ánh sáng, đặc biệt là ung thƣ da; UVB có bƣớc sóng từ 290-320nm cũng bị hấp thụ phần lớn bởi tầng khí quyển của trái đất, chỉ một lƣợng rất nhỏ là lọt qua tác động đến da của chúng ta gây ra một số bệnh da do ánh sáng; ánh sáng tử ngoại có bƣớc sóng 320-400nm còn gọi là UVA, bị hấp thụ phần lớn bởi khí quyển, một phần lọt qua tác động đến cơ thể con ngƣời gây ra một số bệnh da do ánh sáng. Ánh sáng có bƣớc sóng dài trên 700nm ít gây nên các bệnh da. - Bệnh da do ánh sáng là bệnh mà ngoài yếu tố gây bệnh là ánh sáng còn phải có chất cảm quang ở các lớp biểu bì da. Chất cảm quang này có thể có nguồn gốc từ bên ngoài nhƣ một số thuốc và hoá chất: cyclin, các hoá chất có nguồn gốc dầu mỏ nhƣ goudron, acridin-anthracin, benzopyrin, naphalen, phenothren và một số thuốc khác nhƣ phenonthiazin (promethazin, chloropromazin), sulphamid và các chất tƣơng tự, các thuốc có halogen. Ngoài ra, còn có một số thuốc và hoá chất dùng đƣờng toàn thân khác nhƣ nhóm cyclin, nhóm quinolon, nhóm kháng histamin thế hệ 1, sulfamid, hematoporphyrin, các thuốc chống ung thƣ. Bên cạnh các thuốc và hoá chất có nguồn gốc từ bên ngoài đƣa vào, còn có chất cảm quang có nguồn gốc từ bên trong cơ thể xuất hiện do rối loạn chuyển hoá porphyrin, acid tryptophan … 3. CHẨN ĐOÁN a) Lâm sàng - Nhiễm độc ánh sáng + Sau 5-20 giờ từ khi bắt đầu tiếp xúc với ánh sáng sẽ xuất hiện các triệu chứng giống bỏng nắng nhƣ ban đỏ, phù nề, xuất hiện bọng nƣớc, cảm giác ngứa tại chỗ. Tổn thƣơng khỏi bong vảy để lại dát tăng sắc tố kéo dài. 297
- + Tổn thƣơng thƣờng khu trú vùng hở nhƣ mặt, cổ, chi trên, nhƣng đôi khi cũng xuất hiện ở vùng da kín. + Một thể lâm sàng khác có thể gặp trong nhiễm độc da do ánh nắng là: Viêm da bãi cỏ: bệnh thƣờng gặp ở những ngƣời sau khi tắm biển, tắm sông, nằm phơi nắng lâu trên bãi cỏ vào những ngày trời nắng. Các triệu chứng xuất hiện sau một vài giờ phơi nắng với biểu hiện là các hồng ban, mụn nƣớc, bọng nƣớc. Vị trí là vùng hở nhƣ mặt, cổ, tay, chân. Trƣớc đó ngƣời bệnh có dùng hoặc ăn một số thực phẩm nhƣ tảo biển, một số loại rau hoặc bôi các thuốc hay hoá chất đóng vai trò là chất cảm quang. Viêm da đậm sắc tố thành vòng: là bệnh nhiễm độc ánh sáng cấp tính nhƣng trên lâm sàng lại xuất hiện các vết tăng, đậm sắc tố một cách từ từ theo từng vết. Vị trí hay gặp là vùng trên cổ, và chất cảm quang hay gặp ở đây chính là nƣớc hoa. - Dị ứng với ánh sáng + Bệnh xuất hiện chậm và kín đáo hơn so với nhiễm độc ánh sáng với các biểu hiện lâm sàng là: sau khi tiếp xúc với ánh sáng 24 giờ, có thể có biểu hiện của chàm cấp tính nhƣ đỏ da, phù nề, chảy nƣớc, có thể có sẩn ngứa, mày đay và thƣờng tiến triển mạn tính. Tổn thƣơng thƣờng bắt đầu ở vùng hở, sau đó có thể lan ra khắp ngƣời. + Bệnh thƣờng có liên quan đến sử dụng thuốc tại chỗ hay toàn thân nhƣ kháng histamin, thuốc giảm đau tại chỗ, các kem chống nắng chứa aminobenzoique, các thuốc khác nhƣ griseofulvin, các quinidin. - Sẩn ngứa do ánh nắng Bệnh thƣờng biểu hiện ở phụ nữ, nhất là về mùa hè, với biểu hiện là da đỏ, ngứa, sau đó mọc các sẩn, sẩn có kích thƣớc bằng hạt ngô, chắc, nổi cao hơn mặt da, sẩn có khi là sẩn huyết thanh hay sẩn phù. Da vùng thƣơng tổn khô ráp, hằn cổ trâu, lỗ chân lông giãn rộng, sẩn sau khi mất đi để lại sẹo trắng nhỏ, đôi khi là sẹo teo. Ngoài ra môi cũng có thể có hiện tƣợng phù nề, có vảy da, vảy tiết, có khi môi khô, nứt. Tổn thƣơng thƣờng xuất hiện vùng hở, tổn thƣơng tái phát và không bao giờ tự khỏi. + Mụn nƣớc dạng thuỷ đậu: . Bệnh có tính chất bẩm sinh, tổn thƣơng xuất hiện từ khi trẻ đƣợc 2-5 tuổi, cũng có khi xuất hiện sớm hơn khi trẻ mới 8 tháng hay 1 tuổi. . Lâm sàng là trẻ kém ăn, buồn nôn hoặc nôn mửa, ngứa, trên da xuất hiện dát đỏ trên đó có mụn nƣớc, bọng nƣớc, mọc rải rác hoặc cụm lại, mụn nƣớc, bọng nƣớc thƣờng lõm giữa giống nhƣ thuỷ đậu. Mụn nƣớc, bọng nƣớc khô đi, đóng vảy tiết đen, khoảng 2 tuần sau vảy tiết bong đi để lại sẹo trắng, lõm. Các thƣơng tổn 298
- xuất hiện ở vùng da hở, bệnh thƣờng nặng về mùa hè, đến 20-30 tuổi bệnh thuyên giảm dần và có thể tự khỏi. + Khô da đậm sắc tố: . Bệnh có tính chất bẩm sinh, khởi phát 1-3 tuổi, cũng có khi 14-15 tuổi bệnh mới xuất hiện. . Các triệu chứng lâm sàng chỉ xuất hiện khi ra nắng với các biểu hiện da đỏ, phù nề, mụn nƣớc, bọng nƣớc trên nền da đỏ trông giống nhƣ chàm. Mụn nƣớc, bọng nƣớc dập vỡ đóng vảy tiết, vảy tiết khô, bong ra để lại vết tăng sắc tố kèm theo sẹo teo và da khô. Các tổn thƣơng trên xuất hiện ở vùng hở, ngoài ra trẻ còn sợ ánh sáng, niêm mạc có khi thâm đen. b) Cận lâm sàng Tùy theo từng loại bệnh mà có những chỉ định xét nghiệm khác nhau - Đo liều cảm ứng ánh sáng tối thiểu (MED) - Photo test và photo patch test - Định lƣợng sắt huyết thanh - Định lƣợng vitamin PP - Định lƣợng porphirin máu, nƣớc tiểu - Mô bệnh học c) Chẩn đoán xác định Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng ở trên d) Chẩn đoán phân biệt - Phân biệt giữa các bệnh da do ánh sáng - Viêm da tiếp xúc dị ứng - Viêm da tiếp xúc kích ứng 4. ĐIỀU TRỊ - Tránh tiếp xúc với ánh nắng + Mặc quần áo, đội mũ rộng vành, đeo găng tay khi ra nắng + Bôi kem chống nắng trƣớc khi ra ngoài trời 30 phút. - Thuốc đƣờng toàn thân + Thuốc kháng sốt rét tổng hợp: Chloroquin 250mg × 2 viên/ngày 299
- Hydroxychloroquin 200mg × 2 viên/ngày Chú ý: không dùng thuốc cho phụ nữ có thai. Kiểm tra mắt trƣớc khi sử dụng, cứ 4 tháng kiểm tra mắt 1 lần. + Thuốc có caroten: phenoro liều lƣợng 1 viên nang/10kg cân nặng/ngày x 3 tuần. Uống trong khi ăn. Sau 3 tuần dùng nửa liều điều trị ban đầu. + Ngoài ra còn uống vitamin PP, vitamin B, L-cystin. - Giải mẫn cảm với ánh nắng. 5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG Các bệnh da do ánh sáng nếu đƣợc tƣ vấn để loại bỏ các chất cảm quang và đƣợc điều trị tích cực bằng các thuốc bôi, uống, nhƣ đã nêu ở trên thì bệnh thuyên giảm, nhiều trƣờng hợp khỏi hoàn toàn. 6. PHÕNG BỆNH - Loại bỏ chất cảm quang là thuốc, hoá chất, thuốc bôi, đồ uống, thức ăn. - Hạn chế ra ngoài ánh sáng, nếu có ra ngoài ánh sáng phải sử dụng các biện pháp bảo vệ nhƣ đội mũ rộng vành, đeo kính, mặc quần áo dài, không phơi nắng và trƣớc khi ra ngoài nắng 30 phút phải bôi kem chống nắng với chỉ số bảo vệ cao, kể cả khi trời râm. Hoặc bôi một số chất có tác dụng nhƣ tấm chắn để bôi vùng hở nhƣ oxyt kẽm, dioxyt titan, hoặc dùng một số hoá chất có vai trò nhƣ tấm lọc nhƣ acid para amino benzoyl, các ester của acid phenyl-benzimidazole-fulfil, các hợp chất phenol. 300

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đợt cấp COPD
0 p |
57 |
6
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu: Lang ben (Pityriasis versicolor)
3 p |
1 |
1
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu: Trứng cá (Acne)
5 p |
1 |
1
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu: Hội chứng bong vảy da do tụ cầu (Staphylococcal Scalded Skin Syndrome - SSSS)
3 p |
1 |
1
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu: Viêm nang lông (Folliculitis)
4 p |
1 |
1
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu: Nhọt (Furuncle)
3 p |
1 |
1
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt
36 p |
10 |
1
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp (Năm 2014)
238 p |
14 |
1
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh trẻ em (Cập nhật năm 2020)
533 p |
5 |
1
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu: Dày sừng lòng bàn tay, bàn chân di truyền
3 p |
1 |
1
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh thận mạn và một số bệnh lý thận
192 p |
38 |
1
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì
28 p |
15 |
0
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sa sút trí tuệ 2018
69 p |
11 |
0
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu: Bệnh ghẻ (Scabies)
3 p |
0 |
0
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu: Bệnh chốc (Impetigo)
5 p |
0 |
0
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu: Bệnh da do nấm sợi (Dermatophytosis)
4 p |
0 |
0
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu: Nấm tóc
5 p |
0 |
0
-
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt
143 p |
8 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
