Hướng dẫn điều tra dịch hại thực vật ở<br />
Á Châu và Khu vực Thái Bình Dương<br />
<br />
Hướng dẫn điều tra dịch hại thực vật ở<br />
Á Châu và Khu vực Thái Bình Dương<br />
Teresa McMaugh<br />
<br />
Trung tâm Quốc Gia Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc Tế (gọi tắt<br />
là ACIAR) được thành lập từ tháng 6 năm 1982 theo một đạo luật<br />
của Quốc hội Úc. Nhiệm vụ của Trung tâm là góp phần xác định<br />
những vấn đề nông nghiệp ở các quốc gia đang phát triển và tiến<br />
hành hợp tác nghiên cứu giữa Úc và các nghiên cứu viên thuộc<br />
các quốc gia đang phát triển trong những lĩnh vực Úc có năng lực<br />
nghiên cứu đặc biệt.<br />
Bất kỳ tên thương mại nào được sử dụng đều không có nghĩa là<br />
Trung tâm hỗ trợ hay kỳ thị một sản phẩm nào.<br />
<br />
CÁC CHUYÊN KHẢO CỦA ACIAR<br />
Những chuyên khảo có phản biện kín này bao gồm các kết<br />
quả nghiên cứu đầu tiên do ACIAR tài trợ hay những tư liệu<br />
được xem là thích ứng với mục tiêu nghiên cứu của ACIAR.<br />
Loạt chuyên khảo này phổ biến ở các nước trên thế giới, đặc<br />
biệt là ở các quốc gia đang phát triển.<br />
<br />
© Australian Centre for International Agricultural Research 2008<br />
McMaugh, T. 2008. Hướng dẫn điều tra dịch hại thực vật ở Á<br />
Châu và Khu vực Thái Bình Dương. ACIAR Chuyên khảo số 119b,<br />
192 trang.<br />
978 1 86320 554 2 (print)<br />
978 1 86320 555 9 (online)<br />
Những người tham gia biên dịch: Phan Thúy Hiền, Quang Huy,<br />
Đoàn Thị Kim Quyên, Phạm Minh Bằng, Nguyễn Bá Chính và Thái<br />
Duy Bảo<br />
Hiệu đính chính: Thái Duy Bảo, với sự cộng tác của Phạm Minh<br />
Bằng, Vũ Quang Hào, Nguyễn Thị Chắt và Nguyễn Viết Tùng.<br />
Biên tập và thiết kế: Clarus Design Pty Ltd, Canberra<br />
In tại nhà in Union Offset, Canberra<br />
<br />
Lời nói đầu<br />
Vì hàng hóa nông sản dễ mở đường cho các dịch hại lây lan vào nhiều vùng mới, các quốc gia<br />
tham gia đàm phán về mậu dịch các mặt hàng nông sản này cần có đầy đủ thông tin về đặc<br />
điểm sinh học, phân bố, mức ký chủ cũng như tác hại kinh tế của các loài dịch hại thực vật.<br />
Khi sức khỏe cây trồng đã trở thành vấn đề lớn thuộc chính sách thương mại, thì những<br />
hiểu biết về công tác bảo vệ thực vật trong các ngành nông, lâm nghiệp của một quốc gia có<br />
những ứng dụng quan trọng khác nữa. Các ứng dụng này bao gồm việc xây dựng chính sách<br />
kiểm dịch chặt chẽ lẫn quá trình quản lý dịch hại đặc hữu.<br />
Vấn đề sức khỏe thực vật tác động nhiều mặt đến xã hội. Vì khi năng suất giảm, thu nhập<br />
nông dân bị ảnh hưởng không ít. Người tiêu dùng có ít lương thực hơn cũng như không nhiều<br />
lương thực để lựa chọn khi mua, hoặc lương thực sẽ có khả năng lưu chứa tồn dư thuốc hóa<br />
học. Hơn nữa, nhiều phương diện xã hội cũng có thể bị tác động khi sâu bọ, bệnh dịch và cỏ<br />
dại xâm nhập vào cộng đồng.<br />
Kỳ thực, cả ngành chăn nuôi lẫn trồng trọt ở Úc đều dựa trên giống, mầm ngoại lai. Bằng<br />
công việc kiểm dịch thực vật chặt chẽ suốt hơn 100 năm qua, Úc Châu đã tránh được nhiều<br />
dịch bệnh và dịch hại ngoại lai tai hại. Tình trạng an toàn y tế nông nghiệp thuận lợi của Úc<br />
Châu tạo cho đất nước này một lợi thế cạnh tranh khi tiếp cận với thị trường nước ngoài.<br />
Đối với các quốc gia là đối tác của ACIAR, quan trọng là phải nắm vững những vấn đề<br />
sức khỏe cây trồng và động vật xảy ra trên vùng lãnh thổ của mình. Trước đây ACIAR đã xuất<br />
bản tài liệu hướng dẫn phương cách nghiên cứu những vấn đề sức khỏe động vật và sức khỏe<br />
động thực vật dưới nước. ACIAR cũng đã tiếp sức cho các quốc gia riêng lẻ nghiên cứu các<br />
dịch hại cụ thể; chẳng hạn như, loại ruồi hại quả ở một số nước Á Châu và Nam Thái Bình<br />
Dương, loài bọ phấn trong và ngoài khu vực Nam Thái Bình Dương. Tuy nhiên, chưa thực sự<br />
có hỗ trợ nào mang tính hệ thống nhằm trang bị cho các quốc gia này những kỹ năng cơ bản<br />
để tự họ có thể thực hiện nghiên cứu trong lĩnh vực sức khỏe thực vật.<br />
Tập cẩm nang này xuất bản với hỗ trợ của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Nông thôn<br />
(gọi tắt là RIRDC). Điều quan trọng đối với RIRDC là Úc Châu có thể áp dụng quyền hành<br />
động ngăn ngừa trước nhằm giảm thiểu các mối đe dọa do dịch bệnh ngoại lai đem lại. Thông<br />
qua việc tập huấn các chuyên gia sức khỏe thực vật thuộc các quốc gia trong vùng, tập cẩm<br />
nang này cho phép Úc Châu đối phó những mối đe dọa tại gốc thay vì sau khi để chúng xảy<br />
ra trên nước Úc.<br />
Tập cẩm nang này sẽ tiếp sức cho các nhà khoa học nghiên cứu các chương trình giám<br />
sát sức khỏe thực vật và truyền tải mẫu xét nghiệm về phòng thí nghiệm để giám định và bảo<br />
quản. Từ đó, các quốc gia có thể chia sẻ những kết quả nghiên cứu của nhau, làm gia tăng<br />
quan hệ hợp tác sâu về nghiên cứu sức khỏe thực vật.<br />
Cẩm nang này có thể tải xuống miễn phí từ trang web của Trung tâm ACIAR theo địa chỉ:<br />
www.aciar.gov.au<br />
<br />
Peter Core<br />
Giám đốc Trung tâm Nghiên<br />
cứu các ngành Nông thôn<br />
<br />
Peter O’Brien<br />
Giám đốc điều hành Trung tâm<br />
Nghiên cứu và Phát triển Quốc tế<br />
<br />
3<br />
<br />