Nhằm giúp các em học sinh dễ dàng tiếp cận với nội dung của tài liệu, các em có thể xem qua đoạn trích dưới đây. Ngoài ra, để nâng cao kỹ năng giải bài tập, mời các em cùng tham khảo thêm các dạng Bài tập về Sóng ánh sáng. Hoặc để chuẩn bị tốt và đạt được kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, các em có thể tham gia khóa học online Luyện thi toàn diện THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2017 trên website HỌC247.
Bài 1 trang 137 SGK Vật lý lớp 12
Quang phổ vạch phát xạ là gì? Điều kiện để có quang phổ vạch phát xạ là gì? Đặc điểm của quang phổ vạch phát xạ là gì?
Hướng dẫn giải bài 1 trang 137 SGK Vật lý lớp 12
Quang phổ vạch phát xạ do chất khí ở áp suất thấp phát ra, khi bị kích thích bằng điện hay nhiệt. Quang phổ vạch của mỗi nguyên tố thì đặc trưng cho vạch đó.
Bài 2 trang 137 SGK Vật lý lớp 12
Quang phổ liên tục là gì? Điều kiện để có quang phổ liên tục là gì? Đặc điểm của quang phổ liên tục là gì?
Hướng dẫn giải bài 2 trang 137 SGK Vật lý lớp 12
Quang phổ được các chất rắn ,lỏng, khí có ấp suất lớn, phát ra khi nung nóng gọi là quang phổ liên tục. Quang phổ liên tục chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của chất phát xạ.
Bài 3 trang 137 SGK Vật lý lớp 12
Quang phổ hấp thụ là gì? Trình bày cách tạo ra quang phổ hấp thụ. Đặc điểm của quang phổ hấp thụ là gì?
Hướng dẫn giải bài 3 trang 137 SGK Vật lý lớp 12
Quang phổ vạch hấp thụ là các vạch hay đám vạch tối trên nền của một quang phổ liên tục. Quang phổ hấp thụ của các chất khí chứa các vạch hấp thụ là đặc trưng của chất khi đó.
Bài 4 trang 137 SGK Vật lý lớp 12
Quang phổ vạch phát xạ do chất nào dưới đây bị nung nóng phát ra ?
A. Chất rắn.
B.Chất lỏng.
C. Chất khí ở áp suất thấp.
D. Chất khí ở áp suất cao.
Hướng dẫn giải bài 4 trang 137 SGK Vật lý lớp 12
Đáp án C
Bài 5 trang 137 SGK Vật lý lớp 12
Chỉ ra câu sai.
Quang phổ liên tục được phát ra bởi chất nào dưới đây khi bị nung nóng?
A. Chất rắn.
B. Chất lỏng.
C. Chất khí ở áp suất thấp.
D. Chất khí ở áp suất cao.
Hướng dẫn giải bài 5 trang 137 SGK Vật lý lớp 12
Đáp án C
Bài 6 trang 137 SGK Vật lý lớp 12
Trong quang phổ vạch phát xạ của hidro, ta thấy vạch lam nằm bên phải vạch chàm. Vậy các vạch đỏ và vạch tím nằm như thế nào?
Hướng dẫn giải bài 6 trang 137 SGK Vật lý lớp 12
Vạch đỏ nằm bên phải vạch lam và vạch tím nằm bên trái vạch chàm.
>> Bài tập trước: Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 125 SGK Lý 12
>> Bài tập tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6,7,8,9 trang 142 SGK Vật lý 12