Các em học sinh có thể xem qua đoạn trích dưới đây để nắm bắt nội dung chi tiết của tài liệu hơn. Ngoài ra, để nâng cao kỹ năng giải bài tập, mời các em cùng tham khảo thêm các dạng Bài tập về Lượng tử ánh sáng. Hoặc để chuẩn bị tốt và đạt được kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, các em có thể tham gia khóa học online Luyện thi toàn diện THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2017 trên website HỌC247.
Bài 1 trang 173 SGK Vật lý 12
Laze là gì?
Laze là máy khuếch đại ánh sáng dựa vào sự phát xạ cảm ứng.
Bài 2 trang 173 SGK Vật lý 12
Nêu các đặc điểm của chùm sáng (tia laze) do laze phát ra.
Các đặc điểm của tia laze: có
- tính đơn sắc
- tính định hướng
- tính kết hợp
- có cường độ lớn
Bài 3 trang 173 SGK Vật lý 12
Năm 1917, khi nghiên cứu lí thuyết phát xạ, Anh-xtanh đã chứng minh rằng: ngoài hiện tượng phát xạ tự phát còn có hiện tượng phát xạ mà ông gọi là phát xạ cảm ứng. Hiện tượng đó như sau:
Nếu một nguyên tử đang ở trong trạng thái kích thích, sẵn sàng phát ra một phôtôn có năng lượng ε = hf, bắt gặp một phôtôn có năng lượng ε’ đúng bằng hf, bay lướt qua nó, thì lập tức nguyên tử này cũng phát ra phôtôn ε. Phôtôn ε có cùng năng lượng và bay cùng phương với phôtôn ε’. Ngoài ra, sóng điện từ ứng với phôtôn e hoàn toàn cùng pha với sóng điện từ ứng với phôtôn ε’ (H.49.2).
Như vậy, nếu có một phôtôn ban đầu bay qua một loạt nguyên tử đang ở trạng thái kích thích thì số phôtôn sẽ tăng lên theo cấp số nhân (H.46.3).
Các phôtôn này có cùng năng lượng (ứng với sóng điện từ có cùng bước sóng; do đó tính đơn sắc của chùm sáng rất cao); chúng bay theo cùng một phương (tính định hướng của chùm sáng rất cao); tất cả các sóng điện từ trong chùm sáng do các nguyên tử phát ra điều cùng pha (tính kết hợp của chùm sáng rất cao). Ngoài ra, vì số phôtôn bay theo cùng một hướng rất lớn nên cường độ của chùm sáng có cường độ rất mạnh.
Bài 4 trang 173 SGK Vật lý 12
Trình bày cấu tạo của laze rubi.
Laze này gồm một thanh rubi hình trụ có chiều dài thỏa mãn hệ thức. Hai mặt được mài nhẳn, vuông góc với trục của thanh. Mặt (3) được mạ bạc; mặt (4) là mặt bán mạ. Một bóng đèn xeon (2) được quấn quanh thanh rubi. Khi laze hoạt động thì thanh rubi sẽ rất nóng, nên người ta phải gắn nó vào những cánh tỏa nhiệt (5).
Tuy vậy, laze rubi cũng chỉ hoạt động ở chế độ xung, lúc phát, lúc nghỉ.
Bài 5 trang 173 SGK Vật lý 12
Có những loại laze gì?
Hướng dẫn bài 5 trang 173 SGK Vật lý 12
Có ba loại laze chính xác là laze khí, laze rắn và laze bán dẫn.
Bài 7 trang 173 SGK Vật lý 12
Chùm sáng do laze rubi phát ra có màu gì?
Hãy chọn câu đúng.
Chùm sáng do laze rubi phát ra có màu gì?
A. Trắng B. Xanh.
C. Đỏ. D. Vàng.
Hướng dẫn bài 7 trang 173 SGK Vật lý 12
Đáp án: C.
Bài 8 trang 173 SGK Vật lý 12
Tia laze không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Độ đơn sắc.
B. Độ định hướng.
C. Cường độ lớn.
D. Công suất lớn.
Hướng dẫn bài 8 trang 173 SGK Vật lý 12
Đáp án: D.
Bài 9 trang 173 SGK Vật lý 12
Bút laze mà người ta thường dùng để chỉ bảng thuộc loại laze nào?
A. Khí. B. Lỏng.
C. Rắn. D. Bán dẫn.
Hướng dẫn bài 9 trang 173 SGK Vật lý 12
Đáp án: D.
>> Bài tập trước: Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6,7 trang 169 SGK Lý 12
>> Bài tập tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6,7 trang 180 SGK Vật lý 12