Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 148 SGK Lịch sử 7
lượt xem 13
download
Tài liệu sẽ giúp các em học sinh định hướng và gợi ý cách giải các bài tập 1,2,3,4,5 trang 148 nhằm giúp các em ôn tập và nắm vững hơn nội dung chính của bài học. Mời các em cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 148 SGK Lịch sử 7
Bài tập 1 trang 148 SGK Lịch sử 7
Những nét lớn về tình hình xã hội, kinh tế, văn hóa thời phong kiến.
Hướng dẫn giải bài 1 trang 148 SGK Lịch sử 7
Chế độ phong kiến hình thành và tồn tại trong hơn 10 thế kỉ đã tạo nên nhiều chuyển biến lớn trên thế giới:
- Về xã hội
- Hình thành hàng loạt quốc gia phong kiến ở phương đông và châu Âu trong đó xã hội chia thành 2 gia cấp cơ bản là
- Địa Chủ hay lãnh chúa phong kiến
- Nông dân phụ thuộc
- Nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ do vua đứng đầu
- Hình thành hàng loạt quốc gia phong kiến ở phương đông và châu Âu trong đó xã hội chia thành 2 gia cấp cơ bản là
- Về kinh tế
- Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu ,đóng kín trong các công xã nông dân hay các lãnh địa.
- Thủ công và thương nghiệp từng bước phát triển và đóng vai trò ngày cành quan trọng trong nên kinh tế phong kiến ở giai đoạn sau
- Về văn hóa
- Văn hóa thời phong kiến phát triển chậm chạp, tuy nhiên cũng đạt được 1 số thành tựu đáng kể.
Bài tập 2 trang 148 SGK Lịch sử 7
Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến ở châu Âu.
Hướng dẫn giải bài 2 trang 148 SGK Lịch sử 7
Những đặc điểm cơ bản : |
Xã hội phong kiến phương Đông |
Xã hội phong kiến Châu Âu |
Thời kỳ hình thành : |
Từ thế kỷ III trước CN đến khoảng thế kỷ X . Hình thành sớm. |
Thế kỷ V - X Hình thành muộn . |
Thời kỳ phát triển : |
Từ thế kỷ X đến XV . Phát triển chậm . |
Từ thế kỷ XI đến XIV . Phát triển tòan thịnh . |
Thời kỳ khủng hoảng và suy vong : |
Thế kỷ XVI đến XIX . Kéo dài ba thế kỷ |
Thế kỷ XV đến XVI . Kết thúc sớm,chuyển sang chủ nghĩa tư bản. |
Cơ sở kinh tế : |
Nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn |
Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa . |
Các giai cấp cơ bản : |
Địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột bằng tô thuế ) |
Lãnh chúa và nông nô Bóc lột bằng tô thuế . |
Thế chế chính trị : |
Quân chủ |
Quân chủ |
Bài tập 3 trang 148 SGK Lịch sử 7
Hãy nêu tên các vị anh hùng đã có công và giương cao ngọn cờ đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập.
Hướng dẫn giải bài 3 trang 148 SGK Lịch sử 7
Các vị anh hùng đã có công và giương cao ngọn cờ đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập cho tổ quốc là: Lý Thường Kiệt, Ngô Quyền, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn, Lê Hoàn,
Bài tập 4 trang 148 SGK Lịch sử 7
Hãy trình bày sự phát triển kinh tế ở nước ta từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX.
Hướng dẫn giải bài 4 trang 148 SGK Lịch sử 7
Nội dung |
Các giai đoạn và những điểm mới . |
|||||
Ngô - Đinh –Tiền Lê |
Lý – Trần – Hồ |
Lê sơ |
Thế kỉ XVI - XVIII |
Nửa đầu XIX |
||
1 |
Nông nghiệp |
- Khuyến khích sản xuất . - Lễ Tịch điền |
- Ruộng tư nhiều, điền trang , thái ấp. - Ngụ binh ư nông . |
- Phép quân điền - Cơ quan chuyên trách như Khuyến nông sứ , Hà đê sứ…. |
- Đáng Ngoài trì trệ. - Đàng Trong phát triển - Vua Quang Trung ban Chiếu Khuyến nông . |
Vua Nguyễn chú ý khai hoang , lập đồn điền . |
2 |
Thủ công nghiệp |
- Xưởng thủ công nhà nước. - Nghề thủ công cổ truyền phát triển . |
Nghề gốm Bát Tràng |
- Thăng Long có 36 phường thủ công . - Làng nghề. .( Bát Tràng , La Khê, Ngũ Xá) |
Làng nghề thủ công |
Mở rộng khai thác mỏ . |
3 |
Thương nghiệp |
Đúc tiền đồng để trao đổi buôn bán trong nước : đồng Thái bình Thông bảo * Đinh), tiền Thiên Phúc (Tiền Lê) |
- Đẩy mạnh ngoại thương. - Thăng Long là trung tâm buôn bán sầm uất. |
- Khuyến khích mở chợ. - Hạn chế buôn bán với người nước ngoài. |
- Xuất hiện đô thị, phố xá. (Thăng Long , Phố Hiến ,Thanh hà , Hội An ). - Giảm thuế , mở cửa ải ,thông chợ . |
- Nhiều thành thị mới ( Gia Định) - Hạn chế buôn bán với phương Tây. |
Bài tập 5 trang 148 SGK Lịch sử 7
Văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có những thành tựu gì?
Hướng dẫn giải bài 5 trang 148 SGK Lịch sử 7
Tư tưởng tôn giáo:
- Ở thời kỳ độc lập Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.
- Nho giáo
- Thời Lý, Trần, Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử song không phổ biến trong nhân dân.
- Đạo Phật
- - Thời Lý - Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông.
- - Thời Lê sơ Phật giáo bị hạn chế.
Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học - kỹ thuật
- Giáo dục:
- 1070 Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.
- 1075 tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành
- Giáo dục được hoàn thiện và phát triển, là nguồn đào tạo quan chức và người tài.
- Thời Lê sơ, cứ ba năm có một kỳ thi hội, chọn tiến sĩ.
- Năm 1484 dựng bia ghi tên tiến sĩ.
- Từ đó giáo dục được tôn vinh, quan tâm phát triển.
- Tác dụng của giáo dục đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí, giáo dục nho học không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
- Phát triển văn học
- Phát triển mạnh từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà,Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo.
- Từ thế kỷ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.
- Đặc điểm:
- Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
- Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.
- Sự phát triển nghệ thuật
- Kiến trúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý - Trần - Hồ thế kỷ X - XV theo hướng Phật giáo gồm chùa, tháp, đền.Chùa Một cột, chùa Dâu, chùa Phật tích, tháp Phổ Minh..
- Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc ảnh hưởng của nho giáo: Cung điện, thành quách, thành Thăng Long,thành Nhà Hồ, tháp Chăm
- Điêu khắc: gồm những công trình chạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo song vẫn mang những nét độc đáo riêng.
- Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống.
- Nhận xét:
- Văn hóa Đại Việt thế kỷ X - XV phát triển phong phú đa dạng.
- Chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian.
Khoa học kỹ thuật: đạt thành tựu có giá trị.
- Bộ Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu (bộ sử chính thống thời Trần );Nam Sơn thực lục, Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên ).
- Địa lý: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.
- Quân sự có Binh thư yếu lược.
- Thiết chế chính trị:Thiên Nam dư hạ.
- Toán học:Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh;Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.
- Hồ Nguyên Trừng chế tạo súng thần cơ, thuyên chiến có lầu, thành nhà Hồ ở Thanh Hoá.
Để tham khảo toàn bộ nội dung các em có thể đăng nhập vào tailieu.vn để tải về máy. Ngoài ra, các em có thể xem cách giải bài tập trước và bài tập tiếp theo dưới đây:
>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 147 SGK Lịch sử 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 9 SGK Hóa lớp 10
5 p | 252 | 4
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 92 SGK Đại số và giải tích 11
7 p | 150 | 3
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 101 SGK Sinh 11
3 p | 99 | 3
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 75,76 SGK Hóa 8
7 p | 208 | 3
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 131,132 SGK Hóa lớp 8
5 p | 227 | 3
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 117 SGK Hóa 8
5 p | 292 | 3
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 132 SGK Hóa 10
4 p | 143 | 2
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 60,61 SGK Hóa 8
5 p | 166 | 2
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 71 SGK Hóa 8
6 p | 194 | 2
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 87 SGK Hóa 8
5 p | 226 | 2
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 113 SGK Hóa 8
6 p | 134 | 1
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 70 SGK Hóa 11
4 p | 162 | 1
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 79 SGK Hóa 8
5 p | 239 | 1
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 108 SGK Hóa 10
5 p | 198 | 1
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 115 SGK Toán 8 tập 1
5 p | 192 | 1
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 212 SGK Sinh 8
4 p | 114 | 1
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 91 SGK Hóa 8
4 p | 228 | 1
-
Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 65 SGK Lý 8
8 p | 133 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn