intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4 trang 40 SGK Địa lí 12

Chia sẻ: Tran Ngoc Lệ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

65
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu hướng dẫn giải bài tập trang 40 sẽ giúp các em tiết kiệm thời gian hơn trong việc tìm kiếm tài liệu hoàn thành bài tập về Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Nội dung trọng tâm của tài liệu gồm phần gợi ý trả lời và phương pháp giải các bài tập cụ thể. Hy vọng đây sẽ là tài liệu bổ trợ đắc lực cho các em trong quá trình rèn luyện và nâng cao các kĩ năng làm bài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4 trang 40 SGK Địa lí 12

Bài 1 trang 40 SGK Địa lí 12

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào ?

Hướng dẫn giải bài 1 trang 40 SGK Địa lí 12

- Tính chất nhiệt đới của khí hậu được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến. Hằng năm, nước ta nhận được một lượng bức xạ mặt trời lớn do Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và ở mọi nơi trong năm đều có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.
- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm đều cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20oC, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1.400 đến 3.000 giờ.


Bài 2 trang 40 SGK Địa lí 12

Dựa vào bảng số liệu sgk : Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.

Hướng dẫn giải bài 2 trang 40 SGK Địa lí 12

a/ Nhận xét:
-Nhìn chung nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam. 
-Nhiệt độ trung bình tháng VII không có sự chênh lệch nhiều giữa các địa phương.
b/ Giải thích:
-Miền Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên các địa điểm có nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn các địa điểm ở miền Nam, tháng VII miền Bắc không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên các địa điểm trên cả nước có nhiệt độ trung bình tương đương nhau.
-Miền Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mặt khác lại nằm ở vĩ độ thấp hơn, có góc nhập xạ lớn, nhận được nhiều nhiệt hơn nên các địa điểm ở miền Nam có nhiệt độ trung bình tháng I và cả năm cao hơn các địa điểm miền Bắc.


Bài 3 trang 40 SGK Địa lí 12

Dựa vào bảng số liệu sgk : Hãy so sánh nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên. Giải thích

Hướng dẫn giải bài 3 trang 40 SGK Địa lí 12

a/ Nhận xét:
-Lượng mưa có sự thay đổi từ Bắc vào Nam: Huế có lượng mưa cao nhất, sau đến tp.HCM và thấp nhất là Hà Nội.
-Lượng bốc hơi: càng vào phía Nam càng tăng mạnh.
-Cân bằng ẩm có sự thay đổi từ Bắc vào Nam: cao nhất ở Huế, tiếp đến Hà Nội và thấp nhất là tp.HCM.
b/ Giải thích:
-Huế có lượng mưa cao nhất, chủ yếu mưa vào mùa thu dông do:
+Dãy Bạch Mã chắn các luồng gió thổi theo hướng Đông Bắc và bão từ biển Đông thổi vào.
+Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.
+Lượng cân bằng ẩm cao nhất do lượng mưa nhiều, lượng bốc hơi nhỏ.
-Tp.HCM có lượng mưa khá cao do:
+Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào mang theo lượng mưa lớn.
+Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.
+Do nhiệt độ cao, đặc biệt mùa khô kéo dài nên bốc hơi mạnh và thế cân bằng ẩm thấp nhất.
-Hà Nội: lượng mưa ít do có mùa đông lạnh, ít mưa. Lượng bốc hơi thấp nên cân bằng ẩm cao hơn tp.HCM.


Bài 4 trang 40 SGK Địa lí 12

Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.

Hướng dẫn giải bài 4 trang 40 SGK Địa lí 12

a/ Gió mùa mùa đông: (gió mùa Đông Bắc)
-Từ tháng XI đến tháng IV
-Nguồn gốc: cao áp lạnh Sibir
-Hướng gió Đông Bắc
-Phạm vi: miền Bắc (dãy Bạch Mã trở ra)
-Đặc điểm:
+Nửa đầu mùa đông: lạnh, khô
+Nửa sau mùa đông: lạnh, ẩm, có mưa phùn.
Riêng từ Đà Nẵng trở vào, gió tín phong Bắc Bán Cầu thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa cùng ven biển miền Trung, còn Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
b/ Gió mùa mùa hạ: (gió mùa Tây Nam)
-Từ tháng V đến tháng X
-Hướng gió Tây Nam
+Đầu mùa hạ: khối khí từ Bắc Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, riêng ven biển Trung Bộ và phần nam của Tây Bắc có hoạt động của gió Lào khô, nóng.
+Giữa và cuối mùa hạ: gió tín phong từ Nam Bán Cầu di chuyển và đổi hướng thành gió Tây Nam, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.
Riêng Miền Bắc gió này tạo nên gió mùa Đông Nam thổi vào (do ảnh hưởng áp thấp Bắc Bộ).
c/ Sự phân chia mùa khí hậu giữa các khu vực:
-Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
-Miền Nam có 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
-Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về 2 mùa mưa, khô.

Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:

>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 39 SGK Địa lí 12 

>> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 48 SGK Địa lí 12 

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2