intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 115 SGK Lịch sử 10

Chia sẻ: Thị Tuyết | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

107
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung tài liệu gồm phần gợi ý cách giải bài hợp tác cùng phát triển trang 115 một cách chi tiết và dễ hiểu. Mời các em tham khảo tài liệu để có thêm những phương pháp giải bài tập hay, khoa học. Hy vọng tài liệu sẽ là tài liệu hữu ích giúp quá trình học tập của các em được tốt hơn!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 115 SGK Lịch sử 10

Bài tập 1 trang 115 SGK Lịch sử 10

Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỉ XVI - XVIII.

Hướng dẫn giải bài 1 trang 115 SGK Lịch sử 10

  • Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng... ngày càng phát triển và đạt trình độ cao.
  • Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đông hồ, làm tranh sơn mài.
  • Số làng nghề như dệt lụa, lĩnh các loại, làm giấy, làm gốm sứ, nhuộm vải, đúc đồng v.v... tăng lên ngày càng nhiều.
  • Ở các làng này, cư dân vẫn làm ruộng, tuy nhiên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.
  • Ngành khai mỏ trở thành một ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.
  • Ở Đàng Ngoài, một số người Hoa đã sang xin thầu khai thác một số mỏ, sử dụng nhân công người Hoa. Nhân đó, một số nhà giàu người Việt cũng xin thầu. Lượng kim loại được bán ra thị trường hoặc phục vụ nhà nước ngày càng lớn.

Bài tập 2 trang 115 SGK Lịch sử 10

Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI - XVIII.

Hướng dẫn giải bài 2 trang 115 SGK Lịch sử 10

  • Do sự phát triển của thủ công nghiệp tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều, việc buôn bán, giao lưu hàng hoá giữa các vùng, giữa miền ngược và miền xuôi có điều kiện phát triển, đưa các sản phẩm trở thành hàng hoá.
  • Do chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn đã tạo điều kiện cho việc buôn bán thuận lợi.
  • Do sự hưng thịnh của các đô thị cũ và sự hình thành các đô thị mới.
  • Do thế kỉ XVI - XVII sau các cuộc phát triển địa lí đã mở ra con đường buôn bán thuận lợi từ châu Âu sang châu Á và nước ta có vị trí thuận lợi trên giao thương đường biển nên thương nhân nước ngoài vào buôn bán ngày càng nhiều.

Bài tập 3 trang 115 SGK Lịch sử 10

Sự hưng khởi của các đô thị thể hiện ra sao? Sự phát triển của đô thị có ý nghĩa như thế nào?

Hướng dẫn giải bài 3 trang 115 SGK Lịch sử 10

Biểu hiện sự hưng khởi của của các đô thị:

  • Vào các thế kỉ XVI - XVIII, nhiều đô thị mới hình thành ở cả hai miền ở Đàng Ngoài, Thăng Long trở thành nơi buôn bán lớn nhất với 36 phố phường và 8 chợ, Phố Hiến (Hưng Yên) ra đời và phát triển phồn thịnh chỉ sau Thăng Long.
  • Ở Đàng Trong, Hội An (Quảng Nam) trở thành thương cảng sầm uất nhất, đã hình thành các khu phố buôn bán của người Việt, người Hoa, người Nhật. Các thương nhân người Hoa đã thành lập đô thị mới ở Thanh Hà (Phú Xuân - Huế), việc trao đổi buôn bán khá sầm uất, được người đương thời gọi là "Đại Minh khách phố".

Ý nghĩa:

  • Tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
  • Tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hoá.

Để tham khảo toàn bộ nội dung các em có thể đăng nhập vào tailieu.vn để tải về máy. Ngoài ra, các em có thể xem cách giải bài tập trước và bài tập tiếp theo dưới đây:

>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4 trang 110 SGK Lịch sử 10

>> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 120 SGK Lịch sử 10

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2