Bài tập 1 trang 130 SGK Lịch sử 8
Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.
Hướng dẫn giải bài 1 trang 130 SGK Lịch sử 8
Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy:
- Địa bàn thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu (thuộc tỉnh Hưng Yên) và Kinh Môn (thuộc Hải Dương), sau đó phát triển ra các tỉnh xung quanh như Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định... Lãnh đạo khởi nghĩa là Nguyễn Thiện Thuật.
- Trong những năm 1885 - 1889, nhiều trận đánh ác liệt xảy ra giữa nghĩa quân và quân Pháp.
- Sau những trận chống càn, lực lượng nghĩa quân suy giảm và bị bao vây. Đến cuối năm 1889, nghĩa quân dần dần tan rã.
Bài tập 2 trang 130 SGK Lịch sử 8
Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
Hướng dẫn giải bài 2 trang 130 SGK Lịch sử 8
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương:
- Về ý thức trung quân của Phan Đình Phùng và những người lãnh đạo. Phan Đình Phùng từng làm quan Ngự sử trong triều đình Huế. Với tình cương trực, thẳng thắn, ông đã phản đối việc phế lập của phe chủ chiến nên ông đã bị cách chức, đuổi về quê. Tuy vậy, năm 1885. Ông vẫn hưởng ứng khởi nghĩa và trở thành lãnh tụ uy tín nhất trong phong trào Cần vương.
- Khởi nghĩa Hương Khê được chuẩn bị và tổ chức tương đối chặt chẽ: Nghĩa quân đã có 3 năm (từ 1885 đến 1888) để lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo... Lực lượng nghĩa quân được chia thành 15 thứ quân. Mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người... Nghĩa quân còn tự chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp.
- Về quy mô: Khởi nghĩa Hương Khê có quy mô rộng lớn. Nghĩa quân hoạt động trên địa bàn rộng (gồm 4 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An. Hà Tĩnh, Quảng Bình) với lối đánh linh hoạt (phòng ngự, chủ động tấn công, đánh đồn, diệt viện...).
- Về thời gian tồn tại : khởi nghĩa Hương Khê có thời gian tồn tại lâu dài (trong 10 năm).
- Nghĩa quân Hương Khê được đông đảo nhân dân ủng hộ (người Kinh, người dân tộc thiểu số, người Lào), bước đầu đã có sự liên lạc với các cuộc khởi nghĩa khác nên đã lập được nhiều chiến công.
Bài tập 3 trang 130 SGK Lịch sử 8
Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
Hướng dẫn giải bài 3 trang 130 SGK Lịch sử 8
Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX:
- Về thời gian: phong trào Cần vương diễn ra trong thời gian dài (từ 1885 đến 1896).
- Về địa bàn: Phong trào diễn ra trên địa bàn rộng lớn khắp Bắc Kì và Trung Kì.
- Về lực lượng:
- Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia (người Kinh, người dân tộc thiểu số, người Lào).
- Về tính chất: Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước chống Pháp bị chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến (vì nó nhằm giúp vua chống Pháp để xây dựng lại vương triều phong kiến).
- Về phương pháp đấu tranh: chủ yếu nặng về khởi nghĩa vũ trang ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị...
- Kết quả: cuối cùng phong trào Cần vương bị thất bại do so sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch; sai lầm trong tổ chức lãnh đạo...
- Ý nghĩa: Phong trào Cần vương thể tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta: phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc...
Để tham khảo toàn bộ nội dung các em có thể đăng nhập vào tailieu.vn để tải về máy. Ngoài ra, các em có thể xem cách giải bài tập trước và bài tập tiếp theo dưới đây:
>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 124 SGK Lịch sử 8
>> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 133 SGK Lịch sử 8