intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 82 SGK Lịch sử 12

Chia sẻ: Thị Tuyết | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

134
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các em học sinh cùng tham khảo tài liệu giải bài tập SGK trang 82 dưới đây, tài liệu với các gợi ý đáp án tương ứng với từng bài tập trong SGK giúp các em biết cách giải bài tập một cách chuẩn xác nhất. Ngoài ra, việc tham khảo tài liệu để các em tự trau dồi kiến thức và nâng cao kỹ năng giải bài tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 82 SGK Lịch sử 12

Bài tập 1 trang 82 SGK Lịch sử 12

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã tác động đến tình hình kinh tế, giai cấp xã hội Việt Nam

Hướng dẫn giải bài 1 trang 82 SGK Lịch sử 12

  • Từ năm 1919 đến năm 1929, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai. Điểm nổi bật là tư bản Pháp đẩy mạnh đầu tư vốn sang thuộc địa, nhiều nhất là đầu tư vào nông nghiệp, chủ yếu là cao su.
  • Công nghiệp được mở rộng quy mô, khai thác mỏ được coi trọng, đặc biệt là mỏ than. Thương mại, giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng đều có bước phát triển.
  • Thực dân Pháp còn thi hành các biện pháp tăng thuế, do vậy ngân sách Đông Dương tăng lên. Nhìn chung kinh tế Việt Nam có bước phát triển mới do có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế.
  • Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyển biến kinh tế chỉ diễn ra có tính chất cục bộ, tình trạng lạc hậu vẫn là phổ biến. Kinh tế Việt Nam bị cột chặt vào kinh tế Pháp, là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

Bài tập 2 trang 82 SGK Lịch sử 12

Lập niên biểu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925

Hướng dẫn giải bài 2 trang 82 SGK Lịch sử 12

Lập niên biểu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 theo nội dung sau:

Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 – 1930.

* Quá trình tìm đường cứu nước.

  • Năm 1911, Nguyễn Ái Quốc rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.
  • Cuối năm 1917, Người trở về Pháp.
  • Năm 1919, Người gia nhập Đảng xã hội Pháp.
  • Tháng 6/1919, Người gửi tới Hội nghị Vécxai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi các quyền tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam.
  • Tháng 7/1920, Người đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin . Người đã tìm ra con đường giành độc lập và tự do cho nhân dân Việt Nam .
  • Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế 3 và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Người trở thành Đảng viên Cộng sản và là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản.

* Người chuẩn bị về chính trị, tư tưởng :

  • Năm 1921, Người sáng lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ  nghĩa đế quốc.
  • Người sáng lập, chủ bút báo “Người cùng khổ”, viết bài cho báo “Nhân đạo”, “Đời sốngcông nhân”, đặc biệt biên soạn cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925)
  • Tháng 6/1923, Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản (1924).
  • Tháng 11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc), trực tiếp tuyên truyền lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng cho nhân dân Việt Nam.

Như vậy, Người đã chuẩn bị về mặt chính trị tư tưởng để truyền bá vào Việt Nam.

*  Công tác tuyên truyền lý luận , chuẩn bị về mặt tổ chức để thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

  • Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, mở lớp huấn luyện chính trị, ra báo Thanh niên.
  • Năm 1927, Người xuất bản tác phẩm “Đường cách mệnh”
  • Năm 1928, Hội thực hiện chủ trương Vô sản hóa .
  • Đầu năm 1930, Người triêu tập Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam và soạn thảo Cương lĩnh chính trị.

* Công lao to lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc:

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc với quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:

  • Là người tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam – con đường Cách mạng vô sản, chủ nghĩa Mác -Lênin
  • Là người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam.
  • Là người dày công đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng, chuẩn bị chu đáo về mặt tổ chức, thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6/1925).
  • Là người triệu tập, chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.
  • Là người soạn thảo Cương lĩnh chính trị, một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo. là người tổ chức và lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.

Bài tập 3 trang 82 SGK Lịch sử 12

Hãy nêu nhận xét về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919-1925.

Hướng dẫn giải bài 3 trang 82 SGK Lịch sử 12

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, dưới tác động cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai và chính sách thống trị của thực dân Pháp cũng như ảnh hưởng của tình hình thế giới, phong trào cách mạng Việt Nam có chuyển biến mới, lực lượng tham gia đông đảo, mục tiêu, hình thức phong trào đấu tranh phong phú.

Về lực lượng của phong trào rất phong phú: có những sỹ phu đã chuyển sang lập trường dân chủ tư sản, tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, lại có những hoạt động đấu tranh của tư sản, tiểu tư sản, phong trào công nhân, nông dân.

Về mục tiêu: có những phong trào theo khuynh hướng vô sản, tiêu biểu là những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.

Về hình thức đấu tranh: có cả đấu tranh tập hợp, công khai, hoạt động bí mật, bất hợp pháp. Về quy mô diễn ra rộng lớn, cả ở trong nước và hải ngoại (Pháp, Trung Quốc).

Để tham khảo toàn bộ nội dung các em có thể đăng nhập vào tailieu.vn để tải về máy. Ngoài ra, các em có thể xem cách giải bài tập trước và bài tập tiếp theo dưới đây:

>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 1 trang 74 SGK Lịch sử 12 

>> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 89 SGK Lịch sử 12

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2