Bài 12 trang 64 SGK Hình học 8 tập 2
Có thể đo được chiều rộng của một khúc sông mà không cần phải sang bờ bên kia hay không?
Người ta tiến hành đo đạc các yếu tố hình học cần thiết để tính chiều rộng của khúc sông mà không cần phải sang bờ bên kia(h18). Nhìn hình vẽ, Hãy mô tả những công việc cần làm và tính khoảng cách AB=x theo BC=a a, B’C’= a’, BB’= h.
Hướng dẫn giải bài 12 trang 64 SGK Hình học 8 tập 2:
mô tả cách làm:
* Chọn một điểm A cố định bên mép bờ sông bên kia( chẳng hạn như là một thân cây), đặt hai điểm B và B’ thẳng hàng với A, điểm B sát mép bờ còn lại và AB chình là khoảng cách cần đo.
* Trên hai đường thẳng vuông góc với AB’ tại B và B’ lấy C và C’ thẳng hàng với A.
* Đo độ dài các đoạn BB’= h, BC= a, B’B’= a’.
Ta có:
<=> a’x – ax = ah
<=> x(a’ – a) = ah
Vậy khoảng cách AB bằng :
Bài 13 trang 64 SGK Hình học 8 tập 2
Có thể đo gián tiếp chiều cao của một bức tường bằng dụng cụ do đơn giản được không?
Hình 19: thể hiện cách đo chiều cao AB của một bức tường bằng các dụng cụ đơn giản gồm:
Hai cọc thẳng đứng và sợi dây FC, Cọc 1 có chiều cao DK= h. Các khoảng cách BC= a, DC= b đo được bằng thước thông dụng.
a) Em hay cho biết người ta tiến hành đo đạc như thế nào ?
b) Tính chiều cao AB theo h, a, b.
Hướng dẫn giải bài 13 trang 64 SGK Hình học 8 tập 2:
a) Cách tiến hành:
– Đặt hai cọc thẳng đứng, di chuyển cọc 2 sao cho 3 điểm A,F,K nằm trên đường thẳng.
– Dùng sợi dây căng thẳng qua 2 điểm F và K để xác định điểm C trên mặt đất( 3 điểm F,K,C thẳng hàng).
b) ∆ABC có AB // EF nên
Vậy chiều cao của bức tường là: AB = h.a / b
Bài 14 trang 64 SGK Hình học 8 tập 2
Cho ba đoạn thẳng có độ dài là m,n,p( cùng đơn vị đo).
Dựng đoạn thẳng có độ dài x sao cho:
Hướng dẫn giải bài 14 trang 64 SGK Hình học 8 tập 2:
a) Cách dựng:
– Vẽ hai tia Ox, Oy không đối nhau.
– Trên tia Oy đặt điểm B sao cho OB = 2 đơn vị.
– Lấy trung điểm của OB,
– Nối MA.
– Vẽ đường thẳng đi qua B và song song với MA cắt Ox tại C thì
b) Cách dựng:
– Vẽ hai tia Ox và Oy không đối nhau.
– Trên tia Ox đặt hai đoạn OA= 2 đơn vị, OB= 3 đơn vị.
– Trên tia Oy đặt đoạn OB’ = n
– Nối BB’
– Vẽ đường thẳng qua A song song với BB’ cắt Oy tại A’ và OA’ = x.
c) Cách dựng:
– Vẽ tia Ox, Oy không đối nhau.
– Trên tia Ox đặt đoạn OA= m, OB= n.
– Trên tia Oy đặt đoạn OB’ = p.
– Vẽ đường thẳng qua A và song song với BB’ cắt Oy tại A’ thì OA’ = x.