Tính giá trị của biểu thức 16x2y5 – 2x3y2 tại x = 0,5 và y = -1.
Hướng dẫn giải bài 19 trang 36 SGK Đại số 7 tập 2:
Thay x = 0,5 và y = -1 vào biểu thức ta có:
16x2y5 – 2x3y2 = 16 (1/2)2 (-1)5 – 2 (1/2)3 (-1)2
= 16. 1/4 .(-1) – 2 . 1/8 . 1 = -4 – 1/4 = – 17/4
Vậy giá trị của biểu thức 16x2y5 – 2x3y2 tại x = 0,5 và y = -1 là – 17/4.
Bài 20 trang 36 SGK Đại số 7 tập 2
Viết ba đơn thức đồng dạng với đơn thức -2x2y rồi tính tổng của cả bốn đơn thức đó.
Hướng dẫn giải bài 20 trang 36 SGK Đại số 7 tập 2:
Có vô số các đơn thức đồng dạng với đơn thức -2x2y. Chẳng hạn:
Ba đơn thức đồng dạng với -2x2y là:
5x2y; 2/3 x2y; – 1/3 x2y
Tổng cả bốn đơn thức:
-2x2y + 5x2y + 2/3 x2y + (- 1/3 x2y) = (-2 + 5 + 2/3 – 1/3) x2y = 10/3 x2y.
Bài 21 trang 36 SGK Đại số 7 tập 2
Tính tổng của các đơn thức:
3/4 xyz2; 1/2 xyz2; -1/4xyz2;
Hướng dẫn giải bài 21 trang 36 SGK Đại số 7 tập 2:
Tổng của các đơn thức: 3/4 xyz2; 1/2 xyz2; -1/4xyz2; là:
3/4 xyz2 +1/2 xyz2 + (-1/4xyz2 )= ( 3/4 + 1/2 -1/4) xyz2 = xyz2.
Bài 22 trang 36 SGK Đại số 7 tập 2
Tính các đơn thức sau rồi tìm bậc của đơn thức nhận được:
a) 12/15 x4y2 và 5/9 xy;
b) -1/7 x2y và – 2/5 xy4.
Hướng dẫn giải bài 22 trang 36 SGK Đại số 7 tập 2:
a) Tích của hai đơn thức 12/15 x4y2 và 5/9 xy là:
12/15 x4y2 . 5/9 xy = 4/9 x5 y3;
Đơn thức tích có bậc 8.
b) -1/7 x2y .(- 2/5 xy4) = 2/35 x3y5;
Đơn thức tích có bậc 8.
Bài 23 trang 36 SGK Đại số 7 tập 2
Điền các đơn thức thích hợp vào ô trống:
a) 3x2y +[] = 5x2y
b) [] – 2x2 = -7x2
c) [] + [] = x5.
Hướng dẫn giải bài 23 trang 36 SGK Đại số 7 tập 2:
Điền các đơn thức thích hợp vaod chỗ trống:
a) 3x2y + [] = 5x2y → [] là 2x2y
b) [] – 2x2 = -7x2 → [] là -5 x2
c) [] + [] = x5 có nhiều cách điền khác nhau:
Ba ô trống là ba đơn thức đồng dạng với và tổng 3 hệ số bằng 1 chẳng hạn 15x5 ; -12x5 ; -2x5 .
Một ô là x5 , thì ô còn lại là 2 đơn thức đồng dạng có hệ đối nhau chẳng hạn: x5 ; 2x2 ; -2x2 .
Các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn để download tài liệu về máy tham khảo nội dung tài liệu đầy đủ hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo