Bài 2 trang 108 SGK Hình học 7 tập 1
Cho tam giác ABC ∠B= 800, ∠C = 300. Tia phân giác của góc A cắt BC ở D. Tính ∠ADC; ∠ADB.
Hướng dẫn giải bài 2 trang 108 SGK Hình học 7 tập 1:
Hình vẽ:
Gọi A1, A2 là 2 góc được tạo ra bởi tia phân giác góc A.
Ta có:
Góc ∠BAC = 1800 – ( ∠B + ∠C)
= 1800 – ( 800 + 300) = 700
Hay ta có thể gọi ∠A = 700
Góc ∠A1 = ∠A2
= ∠A/2 = 700 /2 = 350
Xét tam giác ADC ta có: Góc ∠ADC = 1800 – (∠C + ∠A2)
= 1800 – (350 + 300)= 1150
Do đó góc ∠ADB = 1800 – ∠ADC
= 1800 – 1150
= 650
Bài 3 trang 108 SGK Hình học 7 tập 1
Cho hình 52. Hãy so sánh:
a) ∠BIK và ∠BAK.
b) ∠BIC và và ∠BAC
Hướng dẫn giải bài 3 trang 108 SGK Hình học 7 tập 1:
a) Ta có ∠BIK là góc ngoài của ∠BAI( hay là góc ngoài ∠BAK)
Các em lưu ý nếu không hiểu: Góc ngoài của tam giác lớn hơn mỗi ngóc trong không kề với nó (ở đây là tam giác ∆ BIA)
Nên ∠BIK > ∠BAK (1)
b) Góc ∠CIK > ∠CAI (2) (Góc ngoài của ∆ CAI)
Từ (1) và (2) ta có: ∠BIK + ∠CIK > ∠BAK + ∠CAI
Mà ∠BIC = ∠BIK + ∠CIK; ∠BAC = ∠BAK + ∠CAI
⇒ ∠BIC > ∠BAC.
Bài 4 trang 108 SGK Hình học 7 tập 1
Đố:Tháp nghiêng Pi – da ở Italia nghiêng 50 so với phương thẳng đứng(h.53). Tính số đo của góc ABC trên hình vẽ.
Hướng dẫn giải bài 4 trang 108 SGK Hình học 7 tập 1:
Ta có: tam giác nghiêng 50 tại A và tam giác ABC là tam giác vuông, vuông ở C. Nên ∠A + ∠B = 900
⇔ 50+ ∠B = 900
⇒ ∠B = 900 – 50 = 850
Vậy số đo góc ABC là: ∠A =50;∠B = 850;∠C= 900
Bài 5 trang 108 SGK Hình học 7 tập 1
Ta gọi tam giác có ba góc nhọn là tam giác nhọn, tam giác có một góc tù là tam giác tù. Gọi tên tam giác nhọn, tam giác tù, tam giác vuông trên hình 54.
Hướng dẫn giải bài 5 trang 108 SGK Hình học 7 tập 1:
Tam giác vuông ABC ; Tam giác tù DEF; Tam giác nhọn HIK
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài 1 trang 107 SGK Hình học 7 tập 1
>> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 6,7,8,9 trang 109 SGK Hình học 7 tập 1