intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn giải bài C1,C2,C3,C4 trang 12 SGK Vật lý 6

Chia sẻ: Nguyễn Ngọc Tiến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

135
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các em học sinh làm quen, luyện tập cũng như hệ thống lại kiến thức đã học một cách nhanh chóng và hiệu quả. TaiLieu.VN gửi đến các em tài liệu hướng dẫn giải bài tập SGK trang 12 tài liệu bao gồm lời giải chi tiết, rõ ràng tương ứng với từng bài tập trong SGK sẽ giúp cho các em học sinh ôn tập dễ dàng. Sau đây mời các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn giải bài C1,C2,C3,C4 trang 12 SGK Vật lý 6

Bài C1 trang 12 SGK Vật lý 6

Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống dưới đây:
1 m3 = (1)…… dm3 = (2)…………..cm3 .
lm3 = (3)……..lít = (4)……….ml = (5)…………cc.
Hướng dẫn giải bài C1 trang 12 SGK Vật lý 6:
(1): 1000 dm3 ; (2): 1000000 cm3 ;
(3): 1000 lít; (4): 1000000 ml;
(5): 1000000 cc.

Bài C2 trang 12 SGK Vật lý 6

Quan sát hình 3.1 và cho biết tên dụng cụ đo, GHĐ và ĐCNN của những dụng cụ đó.
Hướng dẫn giải bài C2 trang 12 SGK Vật lý 6:
Ca đong to có GHĐ 1 lít và ĐCNN là 0,5 lít;
Ca đong nhỏ có GHĐ và ĐCNN là 0,5 lít;
Ca nhựa có GHĐ là 5 lít và ĐCNN là 1 lít.

Bài C3 trang 12 SGK Vật lý 6

Ở nhà, nếu không có ca đong thì em có thể dùng những dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng ?
Hướng dẫn giải bài C3 trang 12 SGK Vật lý 6:
Chai (hoặc lọ, ca, bình…) đã biết sẵn dung tích: chai côcacôla 1 lít, chai lavi (lavie) nửa lít hoặc 1 lít, xô 10 lít, thùng gánh nước 20 lít,…; bơm tiêm, xilanh,…

Bài C4 trang 12 SGK Vật lý 6

Trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng (H.3.2). Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của từng bình chia độ này.

Hướng dẫn giải bài C4 trang 12 SGK Vật lý 6
  GHĐ ĐCNN
Bình a 100 ml 2 ml
Bình b 250 ml 50 ml
Bình c 300 ml 50 ml
 
Lưu ý: Nhiều bình chia độ dùng trong phòng thí nghiệm (ví dụ các bình chụp ở hình 3.2 SGK), vạch chia đầu tiên không nằm ở đáy bình, mà là vạch tại một thể tích ban đầu nào đó (chẳng hạn, binh a là vạch 10 ml).
 

Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng  hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:

>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài C1,C2,C3,C4,C5,C6,C7,C8,C9,C10 trang 9,10,11 SGK Lý 6

 >> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài C5,C6,C7,C8,C9 trang 13 SGK Vật lý 6 

 

 

 

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1