Bài C2 trang 83 SGK Vật lý 7
So sánh I1 và I2 và nêu nhận xét: Khi bị đoản mạch , dòng điện trong mạch có cường độ….
Hãy nêu tác hại của các hiện tượng đoản mạch.
Hướng dẫn giải bài C2 trang 83 SGK Vật lý 7:
Khi bị đoản mạch, dòng điện trong mạch có cường độ lớn hơn.
Các tác hại của hiện tượng đoản mạch:
Cường độ dòng điện tăng lên quá lớn có thể làm cháy hoặc làm cháy vỏ bọc cách điện và các bộ phận khác tiếp xúc nó hoặc gần nó. Từ đó có thể gây hỏa hoạn.
Nếu một phần của mạch điện bị đoản mạch thì các dụng cụ sử dụng điện ở phần còn lại của mạch điện có thể bị hỏng.
Bài C3 trang 83 SGK Vật lý 7
Quan sát sơ đồ mạch điện hình 29.3 và cho biết có hiện tượng gì xảy ra với cầu trì khi đoản mạch.
Hướng dẫn giải bài C3 trang 83 SGK Vật lý 7:
Khi bị đoản mạch xảy ra với mạch điện hình 29.3 SGK, cầu chì nóng lên cháy, đứt và ngắt mạch.
Bài C4 trang 83 SGK Vật lý 7
Quan sát các cầu trì trong hình 29.4 hoặc các cầu chì thật. Hãy cho biết ý nghĩa số ampe ghi trên mỗi cầu chì.
Hướng dẫn giải bài C4 trang 83 SGK Vật lý 7:
Ý nghĩa của số ampe kế ghi trên mỗi cầu chì: Dòng điện có cường độ vượt quá giá trị đó thì cầu chì sẽ đứt
Ví dụ: Số ghi trên cầu chì là 1A, có nghĩa là cầu chì sẽ đứt khi cường độ dòng điện qua nó lớn hơn 1 A.
Bài C5 trang 83 SGK Vật lý 7
Xem lại bảng cường độ dòng điện ở bài 24, cho biết nên dùng cầu trì ghi bao nhiêu ampe cho mạch điện thắp sáng bóng đèn
Hướng dẫn giải bài C5 trang 83 SGK Vật lý 7:
Với mạch điện thắp sáng bóng đèn, từ bảng cường độ dòng điện bài 24 SGK (từ 0,1 A tới 1A) thì nên dùng cầu chì có số ghi 1,2A hoặc 1,5 A.
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài C1 trang 82 SGK Vật lý 7
>> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài C6 trang 84 SGK Vật lý 7