Bài C3 trang 52 SGK Vật lý 6
Dựa vào bảng kết quả thí nghiệm hãy so sánh:
a) Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo qua ròng rọc cố định
b) Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vật qua ròng rọc động
Hướng dẫn giải bài C3 trang 52 SGK Vật lý 6:
Chiều: Kéo bằng ròng rọc cố định ngược với chiều kéo vật trực tiếp
Cường độ: Kéo bằng ròng rọc cố định bằng với cường độ kéo vật trực tiếp
Chiều: Kéo bằng ròng rọc động cùng chiều với chiều kéo vật trực tiếp
Cường độ: Kéo bằng ròng rọc động bằng một nữa cường độ lực kéo vật trực tiếp
Bài C4 trang 52 SGK Vật lý 6
Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống của các câu sau:
a) Ròng rọc ……………… giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
b) Dùng ròng rọc ……………. thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng vật.
cố định động
Hướng dẫn giải bài C4 trang 52 SGK Vật lý 6:
a) Cố định
b) Động
Bài C5 trang 52 SGK Vật lý 6
Tìm Những ví dụ về sử dụng ròng rọc.
Hướng dẫn giải bài C5 trang 52 SGK Vật lý 6:
Ví dụ: Ròng rọc kéo gạch của các bác thợ xây, kéo gạch từ dưới đất lên tầng cao rất nhẹ nhàng.
Ròng rọc kéo cờ ở cột cờ trong sân trường.
Bài C6 trang 52 SGK Vật lý 6
Dùng ròng rọc có lợi gì?
Hướng dẫn giải bài C6 trang 52 SGK Vật lý 6:
Dùng ròng rọc cố định có lợi về thế đứng.
Dùng ròng rọc động có lợi về lực.
Bài C7 trang 52 SGK Vật lý 6
Dùng hệ thống ròng rọc nào trong Hình 16.6 có lợi hơn? Tại sao?
Hướng dẫn giải bài C7 trang 52 SGK Vật lý 6:
Dùng hệ thống ròng rọc b) có lợi hơn.
Vì có ròng rọc động, lực kéo sẽ giảm so với trọng lượng của vật.
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài C2 trang 51 SGK Vật lý 6
>> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 trang 53 SGK Vật lý 6