A. Soạn bài Chương trình xiếc đặc sắc
Câu 1. Rạp xiếc in tờ quảng cáo để làm gì ?
Trả lời : Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để cho nhiều người cùng biết và mua vé vào xem.
Câu 2. Em thích nội dung nào trong đó ?
Trả lời : Trong tờ quảng cáo, em thích nhất nội dung : giảm giá vé 50% cho thiếu nhi vì như thế em có thể dễ dàng xin tiền mẹ đi xem. (Giảm 50% là giảm nửa số tiền).
Câu 3. Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt ?
Trả lời : Cách trình bày quảng cáo có nhiều nét đặc biệt : lời vẫn thật ngắn gọn, được viết thành từng dòng riêng. Nội dung là thông báo những điều mà mọi người đều quan tâm : nhiều tiết mục hay, rạp được tu sửa, giá vé giảm, nhiều buổi diễn trong ngày, liên hệ thuận lợi. Cách trình bày đẹp dùng nhiều khổ chữ khác nhau. Những điều quan trọng được in đậm nét. Ngoài chữ viết còn có tranh minh họa.
Câu 4. Em thường thấy các quảng cáo ở đâu ?
Trả lời : Em thường thấy các quảng cáo ở nhiều nơi : quảng cáo trong sách báo, trên màn hình, trong đài phát thanh. Biển quảng cáo chăng trên đường phố, trong công viên, trong sân vận động, trong các cứa hàng, cửa hiệu. Có người còn vừa đi bán hàng vừa dùng loa quảng cáo.
B. Chính tả trang 53 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1. Nghe - Viết : Người sáng tác Quốc ca Việt Nam
- Tìm các chữ viết hoa trong bài chính tả :
Đó là các chữ : Người (trong đầu bài), Quốc, Việt Nam, Nhạc, Văn Cao, Ông, Tiến, Bài, Quốc (hội), Quốc (ca), Văn Cao.
Câu 2. Điền vào chỗ trống :
a) l hay n ?
Buổi trưa lim dim
Nghìn con mắt lá
Bóng cũng nằm im
Trong vườn êm ả
b) ut hay uc ?
Con chim chiền chiện
Bay vút vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào,
Câu 3. Đặt câu phân biệt hai từ trong từng cặp từ sau :
a) nồi - lồi :
- Mẹ tôi đong gạo đổ vào nồi để nấu
Con đường đất gồ ghề, lồi lõm và lầy lội làm tôi trượt ngã.
no - lo :
- Quân đội phải ăn no thì đánh giặc mới mạnh.
- Trong khi tôi đi học thì ba má tôi ờ nhà chăm lo vườn ruộng.
b) • trút - trúc :
Mây đen kéo đến đầy trời rồi mưa như trút nước xuống.
- Trước cửa nhà, ba tôi trồng hai khóm trúc.
lụt - lục :
Chính việc phá rừng đã gây ra cảnh lụt lội ở nhiều nơi.
- Tứ đói quá, vào bếp lục cơm nguội đem ra ăn.
C. Tập làm văn trang 53 SGK Tiếng Việt 3
Câu 1. Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã xem.
a) Đó là buổi biểu diễn gì ?
Trả lời : Đó là buổi ca múa nhạc.
b) Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu ? Khi nào ?
Trả lời : Buổi biểu diễn được tổ chức ở Cung văn hoá thiếu nhi của thành phố vào tốì thứ bảy tuần trước.
c) Em cùng xem với ai ?
Trả lời : Em cùng xem với ba má em.
d) Buổi diễn ấy có những tiết mục gì ?
Trả lời : Buổi diễn ấy có sáu tiết mục đơn ca, ba tiết mục đồng ca và ba tiết mục múa.
e) Em thích tiết mục nào nhất ? Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy.
Trả lời : Em thích nhất là tiết mục dân ca Bà Rằng Bà Rí.
Đó là một bài hát Bắc Bộ, rất vui nói về nỗi khổ của người bị ép duyên.
Câu 2. Dựa vào các điều vừa kể, hãy viết một đoạn mười câu :
Bài viết :
Tối thứ bảy tuần trước, em đã được ba má dẫn đi xem biểu diễn ca, múa, nhạc tại Cung Văn hoá Thiếu nhi của thành phố nơi em ở.
Đúng mười chín giờ ba mươi phút, buổi biểu diễn bắt đầu. Lúc này khán giả đã mua vé vào xem và ngồi chật các hàng ghế. Trên sân khấu, đèn bật sáng trưng. Một cô ra giới thiệu chương trình và sau đó là một bản đồng ca hùng tráng vang lên mở đầu cho đêm diễn. Tiếp sau đó là các bài đơn ca, các tiết mục múa được trình diễn xen kẽ nhau. Tiếng đàn, tiếng hát luôn hoà quyện với nhau khi êm ái du dương khi sôi nổi rộn ràng. Các cô chú diễn viên múa thì mặc quần áo đẹp và múa những điệu múa rất mềm mại và đẹp mắt. Buổi biểu diễn đã rất thành công vì tiếng vỗ tay cứ ran lên không dứt sau mỗi tiết mục.
Em vô cùng thích thú khi xem buổi biểu diễn ấy về tới nhà mà em còn nhớ mãi hai ca sĩ hát bài Bà Rằng Bà Rí, một bài dân ca Bắc Bộ thật vui nói về nỗi khổ của một cô gái bị ép duyên phải lấy một anh chồng bé tẻo tèo teo.
Để tham khảo toàn bộ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang TaiLieu.Vn để tải tài liệu về máy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài tập của bài học trước và bài học tiếp theo:
>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài tập bài Em vẽ Bác Hồ SGK Tiếng Việt 3
>> Bài sau: Hướng dẫn giải bài tập bài Đối đáp với vua SGK Tiếng Việt 3