intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn giải bài tập bài Luôn nghĩ đến miền Nam SGK Tiếng Việt 3

Chia sẻ: Cogacoga Cogacoga | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

100
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu gồm các hướng dẫn trả lời chi tiết các câu hỏi trong phần soạn bài, chính tả và tập làm văn bài Luôn nghĩ đến miền Nam. Đây là tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh lớp 3 đang muốn tìm tài liệu tham khảo để trả lời các câu hỏi mà các em chưa thể làm được. Mời các em cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn giải bài tập bài Luôn nghĩ đến miền Nam SGK Tiếng Việt 3

A. Soạn bài Luôn nghĩ đến miền Nam

1. Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác điều gì ?

Trả lời: Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác : Chúng cháu đánh giặc Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ. Chỉ sợ một điều là Bác... trăm tuổi."


2. Câu nói ấy thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam với Bác như thế nào ?

Trả lời : Câu nói ấy thể hiện rõ tình cảm vô cùng kính yêu của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ. Đồng bào miền Nam mong Bác sống thật lâu đổ sau ngày đất nước thống nhất, sẽ được đón Bác vô thăm. Đồng bào miền Nam luôn mong được gặp Bác.


3. Tình cảm của Bác với đồng bào miền Nam thể hiện như thế nào ?

Trả lời: Bác rất yêu thương đồng bào miền Nam, luôn quan tâm tới tình hình của miền Nam chiến đấu. Có lần Bác đã nói "Miền Nam trong trái tim tôi". Lúc sắp mất, Bác vẫn còn nghĩ đến miền Nam, mong miền Nam thắng giặc.

Nội dung: Tình cảm bao la của Bác Hồ dành cho đồng bào miền Nam cũng như tình cảm sâu nặng của đồng bào miền Nam dành cho Bác.


B. Chính tả bài Luôn nghĩ đến miền Nam

1. Nghe - Viết: CẢNH ĐẸP NON SÔNG (trích)

Tìm các tên riêng trong bài chính tả.

Trả lời : Trong bài chính tả có các tên riêng như : (xứ) Nghệ, Hải Vân, (hòn núi) Hồng, (vịnh) Hàn, (sông) Nhà Bè, (tỉnh) Gia Định, (tỉnh) Đồng Nai, (vùng) Đồng Tháp Mười, Tháp Mười.

Nhận xét về cách trình bày các câu ca dao.

Trả lời : Bài ca dao 6 cặp câu lục bát và hai câu cuối mỗi câu bảy chữ.

Khi trình bày thơ lục bát người ta thường viết câu 6 chữ cách lề hai ô li, câu 8 chữ cách lề 1 ô li. Dòng 7 chữ viết cách lề 1 ô li.


2. Tìm các từ :

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr, có nghĩa như sau :

- Loại cây có quả kết thành nải, thành buồng > chuối

- Làm cho người ta khỏi bệnh -> chửa chạy

- Cùng nghĩa với nhìn -> trông

b) Chứa tiếng có vần at hay ac, có nghĩa như sau :

- Mang vật nặng trên vai -> vác

- Có cảm giác cần uống nước -> khát

- Dòng nước từ trên cao đổ xuống > thác


C. Tập làm văn bài Luôn nghĩ đến miền Nam

1. Mang tới lớp tranh, ảnh về một cảnh đẹp ở nước ta. Nói về những cảnh đẹp ấy theo các câu hỏi trong SGK.


2. Viết những điều nói trên thành 1 đoạn văn (5 - 7 câu).

Ví dụ : Em có một bức tranh về phong cảnh Hồ Gươm giữa lòng Hà Nội. Về góc phải, phía dưới của tranh là đền Ngọc Sơn với những nhịp cầu Thê Húc cong cong sơn màu đỏ rực. Đền có những đường mái uốn cong ẩn dưới bóng một cây đa cổ thụ sum xuê. Phía trái và phía trên của đền là mặt nước Hồ Gươm xanh lục dương lung linh gợn sóng và ở giữa nổi lên hình ảnh Tháp Rùa. Phía bên kia bờ là những hàng cây xanh đem lại cho cảnh hồ một vẻ tươi mới, êm đềm.

 

Để tham khảo toàn bộ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang TaiLieu.Vn để tải tài liệu về máy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài tập của bài học trước và bài học tiếp theo:

>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài tập bài Cảnh đẹp non sông SGK Tiếng Việt 3 

 >> Bài sau:  Hướng dẫn giải bài tập bài Người con của Tây Nguyên SGK Tiếng Việt 3 

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2