intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HƯỚNG DẪN HÀNH NGHỀ - Ép dầu phộng

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

233
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ép dầu phộng Người ta thường dùng hai loại dầu mỡ để ăn là dầu thực vật: dầu phộng, dầu mè (vừng)… và mỡ động vật. Nhân dân miền Nam tiêu thụ rất nhiều dầu phộng, hoặc để chiên thức ăn nhất là các món ăn chay, hoặc để thay mỡ heo, mỡ bò. Nếu ta biết phương pháp ép, khử axit, khử màu và mùi thì sẽ được dầu phộng rất tốt dùng để ăn. Nghề ép dầu phộng là một nghề dễ làm, ít vốn và có lời. Trong hột đậu phộng có nhiều dầu, từ 45 đến 50%,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HƯỚNG DẪN HÀNH NGHỀ - Ép dầu phộng

  1. Ép dầu phộng Người ta thường dùng hai loại dầu mỡ để ăn là dầu thực vật: dầu phộng, dầu mè (vừng)… và mỡ động vật. Nhân dân miền Nam tiêu thụ rất nhiều dầu phộng, hoặc để chiên thức ăn nhất là các món ăn chay, hoặc để thay mỡ heo, mỡ bò. Nếu ta biết phương pháp ép, khử axit, khử màu và mùi thì sẽ được dầu phộng rất tốt dùng để ăn. Nghề ép dầu phộng là một nghề dễ làm, ít vốn và có lời. Trong hột đậu phộng có nhiều dầu, từ 45 đến 50%, có hai loại đậu phộng dùng để ép dầu: đậu phộng còn vỏ và đậu phộng bóc vỏ. Đậu phộng còn vỏ dùng để ép dầu dùng trong công nghiệp. Đậu phộng bóc vỏ dùng để ép dầu làm dầu ăn. Công việc ép dầu phộng quy mô tiểu công nghiệp bao gồm các phần: - Lấy (bóc) vỏ: Muốn lấy vỏ đậu thì người ta dùng cối xay để xay cho dập vỏ, hoặc cho đậu phộng vào bao bố mà đập cho nát vỏ rồi lấy quạt mà quạt nhưn quạt lúa để loại hết vỏ đi. - Ép dầu: Trước khi ép dầu, đem xay cho nát hột đậu. Dầu phộng để ăn thì ép nguội để lấy 25% dầu. Còn lại 25% dầu trong xác dầu, vì vậy phải đep xác dầu hấp cách thủy cho nóng để ép lại. Sau khi bỏ vỏ, đậu phộng được rang sơ qua cho dầu chảy ra, rồi bỏ vào cối giã cho nát, đoạn dồn vô trong bao bố hay bao đay, tre có lót rơm mà sắp vào bộng để ép. Một đầu bộng thì bịt kín, một đầu để trống để dồn bao đựng đậu. Sau khi cho hết bao đậu vào rạch bộng rồi thì đậy bao cuối cùng bằng một miếng cây tròn như cái đĩa, đoạn lấy nọng bằng cây mà chêm dài theo rạch rỗng của bộng cho tới miệng.
  2. Lấy vồ hay búa mà chêm. Càng chêm nhiều chừng nào, dầu sẽ chảy ra nhiều chừng ấy. Chêm mãi bao giờ không thấy dầu chảy ra thì thôi. Có thể hấp xác đậu mà ép lần thứ hai để lấy thêm dầu nữa. Ép bằng bộng cây thì lấy được 25% dầu mà thôi. Nếu dùng máy ép bằng sức nước, sức dầu mà ép thì sẽ mau hơn và lấy được nhiều dấu hơn, khoảng 32-35%. Dầu ép xong cần phải lọc và khử chua, khử mùi cho đỡ hôi. Lọc dầu phộng phải đun nóng dầu rồi dùng vải dày, giấy lọc riêng hay nỉ mà lọc. Dùng máy lọc thì lọc mau và tốt. - Khử chua trong dầu: Phải đo độ chua trong dầu phộng rồi khử bằng chất xút hay bồ tạt. - Khử mùi hôi trong dầu: Muốn khử hết mùi hôi của dầu phộng thì cho một nửa phần nước sôi vào dầu, đoạn cứ tiếp tục đun dầu với nước cho sôi. Lấy gậy khuấy luôn tay để dầu được quyện với nước. Màu xanh cũng như mùi hôi của dầu thôi sang nước hết. Sau đó bỏ ra ngoài lửa, để yên, dầu nhẹ sẽ nổi lên trên còn nước ở phía dưới. Đem gạn nước đi rồi đun sôi cho phần nước còn sót lại bốc hơi hết. Dầu phộng chế như trên sẽ trong và ngon. Ấp trứng gà bằng đèn dầu Xin giới thiệu với các bạn phương pháp ấp trứng gà bằng đèn dầu. Chất lượng trứng Thu mua trứng từ những đàn gà đã trưởng thành, khoẻ mạnh, không nhiễm bệnh. Trứng đạt trọng lượng 60-70g/quả. Trứng có hình trái xoan cân đối, vỏ trứng chắc, bóng mịn, không bị dập nứt, không có vết bẩn của phân và máu, không rửa hay
  3. chùi vỏ trứng để tránh mất lớp màng bảo vệ, khi soi trứng thấy lòng đỏ gọn và sẫm màu. Trứng thu ngay sau khi đẻ, nhặt trứng và xếp nhẹ nhàng vào khay, để ở nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng không quá 25 độ C (sẽ giữ trứng được 3-5 ngày). Nếu nhiệt độ phòng cao trên 25 độ C, trứng không thể để quá 2 ngày. Nhìn chung sau khi đẻ nên đem trứng ấp ngay là tốt nhất. Dụng cụ và phòng ấp trứng - Lò ấp: Còn gọi là pho nóng mẹ, xây bằng gạch đơn, cao 0,9m, rộng 1,5m, dài 4- 8m. Phía dưới pho nóng mẹ có cửa nhỏ (30x20cm) để đặt các đèn dầu. Cách đáy 30cm là lớp sàn bằng tôn để đỡ các pho nóng con đồng thời nhận và toả nhiệt đều trong pho. - Pho nóng con: Là những bồ hay sọt đan bằng nứa hay quây cót, đường kính 60- 80cm dùng để đựng trứng trong khi ấp. Các pho nóng con được đặt trong pho nóng mẹ, bên trên giá tôn. Có bao nhiêu pho nóng con thì có b ấy nhiêu cửa nhỏ để đặt đèn dầu. Những ngọn đèn dầu có tác dụng để nâng và giữ nhiệt độ của các pho ấp lên nhiệt độ cần thiết. - Pho lạnh: Là các khay gỗ hình chữ nhật có thành cao 15-20cm, hay có thể dùng những chiếc nong có đường kính khoảng 2m. Pho lạnh được đặt trực tiếp trên nền nhà, đáy pho lạnh rải lớp trấu khô 3-5cm rồi trải chiếu lên trên, xung quanh thành pho lạnh cũng chèn trấu để giữ nhiệt. Trứng được ấp ở pho nóng khoảng 12 ngày thì đưa ra xếp vào pho lạnh. - Túi lưới đựng trứng: Dùng để đựng trứng (khoảng 30 quả/túi), làm thuận tiện cho việc nhấc trứng ra, đưa trứng vào trong quá trình đảo trứng.
  4. Kỹ thuật ấp trứng - Trứng sau khi được chọn lựa, có thể đem phơi nắng 1 giờ để trứng nhanh chóng có được nhiệt độ cần thiết. Khi phơi phủ bên trên trứng lớp vải màn và luôn đảo trứng để nhiệt độ của trứng đều tất cả các vị trí. Cho trứng vào túi lưới 30 quả/túi, không thắt sát miệng túi để khi đặt các túi trứng trong pho nóng con, trứng dàn thành lớp, đặt nhẹ nhàng trứng đến khi đầy pho nóng con. - Đặt các pho nóng con vào trong pho nóng mẹ, cách thành pho mẹ 20cm, các pho nóng con cũng cách nhau 10-15cm. Khoảng giữa các pho nóng con được đổ đầy trấu để giữ nhiệt. Phủ mền chăn bông lên miệng pho nóng mẹ (để vài lỗ thông hơi trong pho). - Đồng loạt đốt đèn dầu (khoảng 20 ngọn đèn dầu cho một pho nóng mẹ). Khi đèn cháy ổn định không còn khói muội thì đem đặt dưới các pho nóng con, mỗi pho nóng con đặt 5 ngọn đèn dầu sao cho nhiệt toả đều từ dưới đáy lên miệng pho. Giữ nhiệt độ trong pho 37,5-38 độ C. Đảo trứng 4 giờ/lần, trứng phía dưới đưa lên trên, trong đưa ra ngoài, sao cho trứng trong pho có nhiệt độ đều nhau. Sau 2 ngày đầu (mùa đông 4 ngày), nhiệt độ trong pho ổn định thì vặn nhỏ đèn. Đặt một số đĩa bông thấm nước bên cạnh các đèn dầu để giữ độ ẩm cho pho ấp luôn đạt 65-70% là thích hợp. - Trứng ấp được 12 ngày thì đưa ra pho lạnh, đặt nghiêng trứng 45o, đầu to lên trên. Trên cùng phủ kín bằng mền chăn. Nhiệt độ trong pho lạnh luôn duy trì 36,5- 37 độ C. Đảo trứng 6 lần mỗi ngày để trứng được thông thoáng và được làm mát. Chú ý giữ đủ ẩm cho trứng, vào những ngày cuối sắp nở, có thể phun nước ấm 37 độ C cho trứng để gà nở nhanh, không bị sát vỏ. Sau khi ấp 21 ngày thì gà nở. Định kỳ 4-5 giờ bắt gà con mới nở, khô lông ra một
  5. lần, nhặt vỏ trứng, trứng ung vào thúng bỏ ra ngoài pho. Để gà con mới nở trong hộp đựng gà, 100-200 con/hộp. Khi chưa xuất bán, cần giữ gà con trong phòng kín, ấm áp. Gà con sau khi nở được 10-12 giờ có thể xuất bán. Ấp trứng theo phương pháp dùng đèn dầu, tỷ lệ gà nở đạt 75-80%.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2