HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC VỚI KÊNH HÌNH<br />
TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT<br />
(CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)<br />
TRẦN VĨNH TƯỜNG - ĐẶNG THỊ HẰNG<br />
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, kênh hình (lược đồ, tranh<br />
ảnh…) cũng là một nguồn kiến thức lịch sử quan trọng không kém kênh chữ,<br />
đòi hỏi giáo viên và học sinh cần phải khai thác. Để học sinh tự lực khai thác<br />
kiến thức của kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 một cách hiệu<br />
quả, giáo viên cần thường xuyên hướng dẫn các em những kĩ năng khai thác<br />
từng loại kênh hình cụ thể, từ đó góp phần tạo biểu tượng, phát triển trí tuệ,<br />
nâng cao năng lực nhận thức cho học sinh trong quá trình học tập môn lịch<br />
sử ở trường phổ thông.<br />
<br />
Chúng ta đang sống trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật. Cuộc cách<br />
mạng này đang phát triển nhanh như vũ bão, thúc đẩy tất cả các lĩnh vực của đời sống<br />
và mở ra nhiều triển vọng lớn lao. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi con người phải rèn luyện<br />
cho mình khả năng tự học – “học suốt đời” để vươn lên chiếm lĩnh tri thức.<br />
Trong dạy và học môn Lịch sử, đã từng có quan niệm sai lầm rằng: học lịch sử chỉ cần<br />
học sinh học thuộc lòng, không cần tư duy, không có bài tập, không có thực hành. Ngày<br />
nay, cùng với quá trình đổi mới giáo dục, cần tiếp cận quan niệm đúng về học tập môn<br />
Lịch sử, đó là muốn chiếm lĩnh được tri thức lịch sử, học sinh cần phải có khả năng tự<br />
học. Đặc biệt là việc tự học với sách giáo khoa, vì đây là tài liệu học tập cơ bản của học<br />
sinh ở trường phổ thông. Trong quá trình dạy học môn Lịch sử ở trường THPT, giáo<br />
viên phải hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng tự khai thác kiến thức lịch sử từ kênh<br />
chữ, kênh hình của sách giáo khoa, để từ đó các em không chỉ “biết sử” mà cần hiểu<br />
sâu, nắm vững các kiến thức lịch sử dân tộc và thế giới.<br />
1. VAI TRÒ CỦA KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 12 Ở<br />
TRƯỜNG THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)<br />
Hiện nay, sách giáo khoa (SGK) nói chung và SGK Lịch sử lớp 12 (Chương trình<br />
chuẩn) nói riêng được cấu tạo theo hai kênh chủ yếu:<br />
- Kênh chữ: gồm tất cả phần chữ viết (phần tóm tắt bài học, nội dung chính bài học, các<br />
câu hỏi và bài tập giữa bài và cuối bài, tài liệu tham khảo, bài đọc thêm...)<br />
- Kênh hình: gồm tranh ảnh, các loại trực quan qui ước (lược đồ, sơ đồ, đồ thị, niên<br />
biểu, bảng thống kê...)<br />
Một hiện tượng diễn ra khá phổ biến hiện nay là học sinh thường ít tự làm việc với<br />
SGK, vì bài học trong sách quá dài, các em chỉ đọc sách khi giáo viên nêu câu hỏi. Khi<br />
đọc sách, các em cũng chủ yếu chỉ làm việc với kênh chữ, ít khi quan tâm và khai thác<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(20)/2011: tr. 134-141<br />
<br />
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC VỚI KÊNH HÌNH TRONG SGK LỊCH SỬ...<br />
<br />
135<br />
<br />
kiến thức từ kênh hình, mặc dù đây là một nguồn kiến thức rất quan trọng. Để khắc<br />
phục tình trạng này, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh<br />
biết cách tự khai thác kiến thức lịch sử được ẩn chứa trong kênh hình của SGK, từ đó<br />
góp phần nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử ở trường phổ thông.<br />
“Kênh hình trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một loại phương tiện<br />
trực quan quan trọng chứa đựng, chuyển tải lượng thông tin quan trọng của giáo viên<br />
trong quá trình giảng dạy và là nguồn tri thức phong phú, đa dạng, góp phần tạo biểu<br />
tượng, phát triển trí tuệ, nâng cao năng lực nhận thức cho học sinh trong quá trình học<br />
tập” [7, tr. 36-39]. Như vậy, kênh hình trong SGK không chỉ để minh hoạ cho kênh<br />
chữ, mà còn chứa đựng nội dung lịch sử, thầy – trò có thể khai thác.<br />
Theo chức năng hay mục đích sử dụng, kênh hình được chia thành những loại sau:<br />
- Loại minh họa: để cụ thể hoá nội dung một sự kiện lịch sử quan trọng trong bài học.<br />
- Loại cung cấp thông tin: thường không có giá trị giải thích, tuy nhiên có thể chú thích<br />
ngắn gọn để học sinh tìm hiểu nội dung của sự kiện, mà không diễn tả thành văn<br />
(thường là loại tranh ảnh, tư liệu lịch sử).<br />
- Loại vừa cung cấp thông tin, vừa minh hoạ cho kênh chữ: có lời hướng dẫn khai thác,<br />
sử dụng thông tin.<br />
- Loại dùng để rèn luyện kĩ năng thực hành, kiểm tra kiến thức: (loại bài tập - thực<br />
hành) loại này thường kèm theo câu hỏi và hướng dẫn sử dụng [5, tr. 26].<br />
Trong SGK Lịch sử 12 (Chương trình Chuẩn) có tổng số 94 hình (kể cả những hình ở<br />
bìa SGK). Trong đó, phần lịch sử thế giới (LSTG) có 27 hình, gồm 7 bản đồ, lược đồ<br />
và 20 tranh, ảnh lịch sử. Phần lịch sử Việt Nam (LSVN) có 67 hình gồm 12 bản đồ,<br />
lược đồ và 55 tranh, ảnh. Cơ cấu kênh hình như thế là hợp lí cho chương trình vì phần<br />
LSVN chiếm thời lượng chương trình nhiều hơn phần LSTG.<br />
2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC HIỆU QUẢ VỚI KÊNH HÌNH TRONG<br />
SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT (CHƯƠNG TRÌNH<br />
CHUẨN)<br />
2.1. Hướng dẫn học sinh biết cách phân loại kênh hình<br />
Khi đứng trước một kênh hình cụ thể trong một bài học của SGK, điều trước tiên là học<br />
sinh phải xác định được kênh hình đó được sử dụng để làm gì?<br />
Khi học sinh biết được cách phân loại kênh hình, xác định được kênh hình đó thuộc loại<br />
nào thì các em dễ dàng khai thác được kiến thức ẩn chứa trong kênh hình để phục vụ<br />
cho việc tự học với SGK.<br />
Thông thường kiến thức ẩn chứa trong kênh hình có 3 loại:<br />
+ Một là, loại kiến thức đã được bài viết trong SGK nhắc đến khá đầy đủ, đó thường là<br />
các lược đồ lịch sử nói về diễn biến một cuộc khởi nghĩa, một chiến dịch. Loại này là<br />
một phần kiến thức cơ bản của bài học. Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn HS đọc kĩ bài<br />
<br />
136<br />
<br />
TRẦN VĨNH TƯỜNG – ĐẶNG THỊ HẰNG<br />
<br />
viết trong SGK, kết hợp với các tài liệu tham khảo khác liên quan để từ đó các em hiểu<br />
sâu sắc về sự kiện.<br />
+ Hai là, loại kiến thức liên quan đến sự kiện trong bài học, nhưng ít được bài viết trong<br />
SGK nhắc đến, ngoại trừ lời giới thiệu về tên gọi của kênh hình. Đó thường là tranh ảnh<br />
lịch sử nói về tiểu sử của một nhân vật, ảnh chụp về một thời khắc, biến cố lịch sử, loại<br />
kênh hình này đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu xuất xứ,<br />
nội dung ẩn chứa trong nó. Loại này đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với bài viết<br />
trong SGK, thường là loại vừa cung cấp thông tin, vừa minh hoạ cho kênh chữ.<br />
+ Ba là, loại kiến thức được bài viết trong SGK cung cấp bằng những số liệu cụ thể theo<br />
từng thời gian, liên quan đến tổng sản phẩm kinh tế, tỉ lệ thu nhập quốc dân… giúp học<br />
sinh có thể tự nhận xét, so sánh, đánh giá về những vấn đề, sự kiện lịch sử đã nhắc đến<br />
trong bài viết của SGK. Loại này thường là biểu đồ lịch sử. Trong SGK Lịch sử 12<br />
(Chương trình chuẩn) không có loại này.<br />
Ví dụ: Khi học bài 5 – “Các nước châu Phi và khu vực Mĩ Latinh”, học sinh phải xác<br />
định “Lược đồ châu Phi sau Chiến tranh Thế giới thứ hai” (Hình 14) [1, tr. 36] là loại<br />
kênh hình vừa cung cấp thông tin, vừa minh hoạ cho kênh chữ, từ đó có cách khai thác<br />
kiến thức ẩn trong lược đồ cho hợp lí, học sinh phải kết hợp việc khai thác nội dung<br />
kiến thức kênh chữ trong SGK với khai thác lược đồ này để rút ra những kiến thức lịch<br />
sử cơ bản.<br />
Đối với ảnh “Trung tâm hàng không vũ trụ Kennơdi” (hình 18) [1, tr. 43] trong bài 6 –<br />
“Nước Mĩ”, học sinh cần thấy được ảnh này thuộc loại dùng để cụ thể hoá nội dung một<br />
sự kiện lịch sử quan trọng trong bài học. Đối với ảnh trên, học sinh phải kết hợp khai<br />
thác ảnh với các tài liệu tham khảo khác ngoài SGK mới hiểu được sự phát triển về<br />
khoa học – kĩ thuật của nước Mĩ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai thông qua việc tìm<br />
hiểu trung tâm hàng không vũ trụ Kennơdi.<br />
2.2. Hướng dẫn học sinh tự học với bản đồ, lược đồ lịch sử<br />
“Bản đồ, lược đồ lịch sử nhằm xác định địa điểm của sự kiện trong thời gian và không<br />
gian nhất định. Đồng thời bản đồ lịch sử còn giúp học sinh suy nghĩ và giải thích các<br />
hiện tượng lịch sử về mối quan hệ nhân quả, về tính qui luật và trình tự phát triển của<br />
quá trình lịch sử, giúp các em củng cố, ghi nhớ những kiến thức đã học” [6, tr. 140].<br />
Bản đồ, lược đồ trong SGK Lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lĩnh hội kiến<br />
thức lịch sử theo chủ đề bài giảng, giúp học sinh phát triển tư duy lịch sử. giáo viên cần<br />
hướng dẫn học sinh kĩ năng tự đọc bản đồ. A. I. Xtơ-ra-giốp viết: “Biết được bản đồ<br />
không phải chỉ biết các chú dẫn, các kí hiệu tượng trưng thành phố, biên giới, sông<br />
ngòi… mà là thấy sau các điều qui ước ấy cái hiện thực lịch sử sinh động, tính chất<br />
phức tạp của những quan hệ kinh tế, xã hội, chính trị và văn hoá. Phải dạy cho học sinh<br />
biết đọc bản đồ như người ta đọc sách lịch sử vậy” [4, tr. 24].<br />
Kĩ năng đọc bản đồ của học sinh có thể phân thành 3 giai đoạn:<br />
<br />
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC VỚI KÊNH HÌNH TRONG SGK LỊCH SỬ...<br />
<br />
137<br />
<br />
Giai đoạn một: Đọc bản đồ một cách đơn giản, chỉ đúng các nội dung, vị trí mà kí hiệu<br />
qui ước trên bản đồ biểu diễn. Ví dụ, đường biên giới giữa các quốc gia ở thời điểm<br />
diễn ra sự kiện lịch sử, miền núi, đồng bằng, khu công nghiệp, hải cảng, đường tấn<br />
công, rút lui… Ở giai đoạn này cần thực hiện theo cách sau:<br />
- Xác định mục đích làm việc.<br />
- Đọc chú giải để biết các kí hiệu qui ước, chỉ được các đối tượng cần tìm trên bản<br />
đồ. Khi chỉ trên bản đồ không được nói “phía trên”, “phía dưới”, “bên trái”, “bên<br />
phải”… mà phải nói rõ phương hướng như “phía đông”, “phía tây”, “phía tây<br />
bắc”… phải chỉ đúng biên giới các quốc gia, hướng chảy của các dòng sông (chỉ<br />
từ thượng nguồn xuống hạ lưu).<br />
- Tái hiện các biểu tượng địa lí, lịch sử dựa vào các kí hiệu.<br />
- Căn cứ vào kí hiệu, biểu diễn lại sự kiện.<br />
Giai đoạn hai, học sinh không những hiểu rõ các kí hiệu trên bản đồ mà còn biết tái<br />
hiện lại các biểu tượng về địa lí, lịch sử. Giai đoạn này có sự phối hợp với nội dung lịch<br />
sử đã được thể hiện qua bài viết trong SGK hay tài liệu tham khảo với bản đồ.<br />
Giai đoạn ba, học sinh phải biết rút ra kết luận thông qua việc sử dụng bản đồ. Muốn<br />
rút ra kết luận, học sinh phải biết kết hợp kiến thức bản đồ với kiến thức lịch sử, nắm<br />
được mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí với nội dung lịch sử, vận dụng tư duy so<br />
sánh, đối chiếu để rút ra kết luận, hiểu bản chất của sự kiện lịch sử.<br />
Ba giai đoạn này bao hàm trong đó các kĩ năng liên quan đến bản đồ (lược đồ) như tường<br />
thuật, miêu tả, quan sát, so sánh, nhận định, đánh giá, rút ra qui luật, bài học lịch sử.<br />
Việc khai thác nội dung lược đồ theo hướng phát huy tính tích cực trong học tập của<br />
học sinh là một yêu cầu quan trọng để học sinh tự khám phá nội dung bản đồ. Việc<br />
hướng dẫn học sinh làm việc với lược đồ có thể tiến hành theo các bước sau.<br />
Bước 1: Cho học sinh quan sát lược đồ, trong đó chú ý khai thác nội dung sự kiện, nhân<br />
vật được trình bày, hiểu rõ ranh giới và các kí hiệu của lược đồ.<br />
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề và gợi ý học sinh tìm hiểu nội dung lược đồ đó.<br />
Bước 3: Học sinh trả lời câu hỏi bằng việc trình bày kết quả tìm hiểu nội dung lược đồ.<br />
Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung câu trả lời của học sinh và hoàn chỉnh nội dung<br />
lược đồ cần tìm hiểu.<br />
Ví dụ: Khi học mục 2, bài 14 – “Phong trào cách mạng 1930-1935”, giáo viên hướng<br />
dẫn học sinh tự khai thác “Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh” – hình 31 [1, tr. 92]<br />
như sau:<br />
+ Trước hết, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lược đồ trong SGK, lược đồ treo<br />
tường, hoặc giáo viên thiết kế và trình chiếu trên máy tính để phóng to cho cả lớp quan<br />
sát rõ ràng.<br />
<br />
138<br />
<br />
TRẦN VĨNH TƯỜNG – ĐẶNG THỊ HẰNG<br />
<br />
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh khái quát lược đồ: xác định vị trí hai tỉnh Nghệ An và<br />
Hà Tĩnh; đọc kĩ bảng chú giải nằm ở phía góc dưới bên trái lược đồ.<br />
+ Hướng dẫn học sinh kết hợp quan sát lược đồ với việc đọc kênh chữ của SGK.<br />
+ Giáo viên gợi mở một số câu hỏi để hướng dẫn học sinh tự khai thác kiến thức trong<br />
kênh hình như:<br />
Vì sao phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp diễn ra mạnh mẽ nhất ở hai tỉnh<br />
Nghệ An và Hà Tĩnh?<br />
Phong trào đấu tranh ở Nghệ An và Hà Tĩnh diễn ra như thế nào?<br />
+ Sau đó, giáo viên yêu cầu một học sinh dựa vào lược đồ, trình bày diễn biến chính của<br />
phong trào đấu tranh ở Nghệ Tĩnh (lưu ý là giáo viên phải nhấn mạnh cho học sinh sự<br />
kiện ngày 12/ 09/ 1930 khi học sinh trình bày).<br />
+ Cuối cùng, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra nhận xét về hình thức đấu tranh, lực<br />
lượng đấu tranh, tinh thần cách mạng của quần chúng nhân dân, các chiến sĩ cộng sản<br />
thông qua câu hỏi nhận thức là “Hãy nêu nhận xét về phong trào cách mạng 1930 –<br />
1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh”. Sau khi học sinh nhận xét xong, giáo viên<br />
cần chốt lại những ý chính về hình thức và lực lượng của phong trào cách mạng.<br />
2.3. Hướng dẫn học sinh tự học với tranh ảnh lịch sử<br />
- Vai trò, ý nghĩa của tranh ảnh lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường THPT<br />
Tranh, ảnh trong SGK Lịch sử là một bộ phận của đồ dùng trực quan được sử dụng<br />
trong quá trình dạy học. Nó có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là nguồn kiến thức, có<br />
tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm mà còn phát triển tư duy cho học sinh. Bản thân<br />
tranh ảnh không thể gây ra sự quan sát tích cực cho học sinh nếu như nó không được<br />
quan sát trong những tình huống có vấn đề, trong những nhu cầu cần thiết phải trả lời<br />
một vấn đề cụ thể. Chính việc giải quyết tình huống có vấn đề giúp tư duy học sinh dần<br />
dần phát triển. Mặt khác, thông qua quan sát, miêu tả tranh ảnh lịch sử, học sinh được<br />
rèn luyện kĩ năng diễn đạt, lựa chọn ngôn ngữ, từ đó khả năng sử dụng ngôn ngữ của<br />
các em ngày càng phong phú, trong sáng. Từ việc quan sát thường xuyên các tranh ảnh<br />
lịch sử, giáo viên luyện cho các em thói quen và khả năng quan sát các vật thể một cách<br />
khoa học, có thể xem xét, phân tích, giải thích để đi đến những nét khái quát, rút ra<br />
những kết luận lịch sử. Nhờ những việc làm thường xuyên như vậy mà các thao tác tư<br />
duy được rèn luyện, phát huy trí thông minh, sáng tạo của học sinh.<br />
Tranh, ảnh được sử dụng nhằm các mục đích sau: bằng chứng về sự tồn tại của hiện<br />
thực lịch sử; khôi phục hình ảnh của quá khứ có liên quan; giải thích về sự kiện để rút ra<br />
kết luận khái quát [3].<br />
- Hướng dẫn học sinh kĩ năng tự học với tranh, ảnh lịch sử<br />
<br />