intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học theo hướng phát huy tính tích cực với các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

31
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này tác giả trình bày một số biện pháp hướng dẫn học sinh tự học theo hướng phát huy tính tích cực với các câu hỏi bài tập trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học theo hướng phát huy tính tích cực với các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn)

  1. PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VỚI CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) TRỊNH THỊ THU THỦY Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, sách giáo khoa (SGK) là tài liệu cơ bản bắt buộc đối với mỗi học sinh. Qua đó việc hướng dẫn học sinh tự học với SGK ở trường trung học phổ thông là một khâu quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình học tập. Thông qua việc tự học còn giúp các em củng cố, mở rộng, đào sâu kiến thức. Hơn nữa kiến thức các em lĩnh hội ở trên lớp chỉ thực sự bền vững khi được ôn tập, củng cố thường xuyên bằng một hệ thống câu hỏi, bài tập trong SGK thông qua việc tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Trong bài viết này tác giả trình bày một số biện pháp hướng dẫn học sinh tự học theo hướng phát huy tính tích cực với các câu hỏi bài tập trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông (chương trình chuẩn). Từ khóa: tự học, sách giáo khoa Lịch sử lớp 10, phát huy tính tích cực 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xã hội hiện đại, vấn đề tự học ngày càng được quan tâm và đang trở thành một xu thế toàn cầu. Rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện mục tiêu môn học, góp phần đào tạo những con người lao động có năng lực thực hành, chủ động, sáng tạo, say mê học tập và có ý chí vươn lên. Rèn luyện các kỹ năng tự học là một nội dung quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường ở nước ta hiện nay. Điều 28.2 của Luật giáo dục đã ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. [1, tr. 19] Muốn phát huy được tính tích cực, tự lực của người học thì một trong những biện pháp hiệu quả hiện nay là bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, tự tra cứu, thu thập tri thức từ các nguồn thông tin khác nhau như các loại sách tham khảo, các tài liệu Internet,… nhất là phương pháp tự học với sách giáo khoa. Trong dạy học ở nhà trường phổ thông, đối với học sinh, SGK là tài liệu cơ bản, bắt buộc trong học tập. Nó được biên soạn theo chương trình của bộ môn một cách hệ thống, giúp học sinh vừa nắm vững những kiến thức khoa học cơ bản, hiện đại, vừa phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu. Nó là phương tiện quan trọng của học học sinh để tiếp thu kiến thức mới, ôn tập củng cố những kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi, làm bài tập ở nhà. Hiện nay, việc đổi mới cách biên soạn SGK đã làm cho SGK thực sự trở thành tài liệu định hướng và hỗ trợ cho quá trình tự học, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh tri thức mới và thực hành theo năng lực của người học. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, việc tự học với SGK có ý nghĩa rất to lớn, giúp học sinh nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản, logic, khoa học góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn. “Việc sử dụng có hiệu quả sách giáo khoa là điều kiện quan trọng bậc nhất để đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn, nên việc sử dụng SGK là khâu quan trọng trong hoạt động dạy học” [5, tr. 91]. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 457-465
  2. 458 TRỊNH THỊ THU THỦY Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi tập trung vào các phương pháp hướng dẫn học sinh tự học với các câu hỏi, bài tập trong SGK lịch sử lớp 10 nhằm phát huy tính độc lập tích cực và tạo thói quen tự học. 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VỚI CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 10 Trong các thành phần cấu tạo SGK- bài viết, các bộ phận của cơ chế sư phạm như: tranh, ảnh, câu hỏi, bài tập,... có vị trí quan trọng [4, tr. 3]. Các câu hỏi, bài tập này nếu được giải đáp sẽ giúp học sinh tái hiện, nắm rõ bản chất lịch sử và vận dụng giải quyết các nhiệm vụ học tập, góp phần hình thành nhân cách, định hướng các hoạt động thực tiễn của các em. Trong SGK Lịch sử lớp 10, sau mỗi mục, mỗi bài đều có những câu hỏi, bài tập. Đó là một hệ thống hoàn chỉnh, có mối quan hệ lôgic, chặt chẽ, làm nổi bật nội dung của mỗi bài. Đồng thời, là gợi ý để giáo viên hướng dẫn hoạt động học tập độc lập cho học sinh. Vì thế, học sinh đến lớp ngoài việc chăm chú nghe giáo viên giảng bài, còn phải tham gia vào quá trình nhận thức một cách tích cực, chủ động bằng việc độc lập suy nghĩ, trả lời câu hỏi, bài tập trong SGK. 2.1. Hướng dẫn học sinh tự học với các câu hỏi cuối mục Các câu hỏi cuối mục trong SGK Lịch sử 10 rất phong phú, nó được in bằng mực màu xanh dương và được nêu ở cuối mỗi mục của bài học nhằm giúp học sinh nắm được các kiến thức trong mục, làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức ở các phần tiếp theo. Câu hỏi cuối mục còn là công cụ để giáo viên tổ chức học sinh tự học với kênh chữ và kênh hình trong SGK, phát hiện những kiến thức cần nắm. Một số câu hỏi đặt học sinh vào tình huống có vấn đề có tác dụng tốt đối với tư duy học sinh, làm cơ sở để giáo viên hướng dẫn học sinh tự học nhằm tìm kiếm tri thức mới trong SGK. Để học sinh có được câu trả lời chính xác, sát hợp với câu hỏi, giáo viên phải có biện pháp hướng dẫn hiệu quả vì các câu trả lời thực sự là kiến thức bài học. Để hướng dẫn học sinh tự học với các câu hỏi cuối mục, giáo viên phân loại câu hỏi thành các dạng, từ đó có biện pháp hướng dẫn phù hợp, tạo thuận lợi hơn cho học sinh khi tiến hành tự lực khai thác tri thức thông qua trả lời các câu hỏi cuối mục trong SGK. Trong SGK Lịch sử lớp 10 có ba dạng câu hỏi chủ yếu sau: - Dạng câu hỏi cuối mục chiếm tỉ lệ lớn nhất trong chương trình SGK Lịch sử 10 là câu hỏi yêu cầu học sinh trình bày, nêu những kiến thức cơ bản của một mục trong bài học, tức là những câu hỏi tái hiện. Loại câu hỏi này chỉ cần học sinh dựa vào kênh chữ, kênh hình trong SGK, lựa chọn những kiến thức cơ bản có liên quan đến câu hỏi là các em trả lời được. Đối với dạng câu hỏi trên, giáo viên hướng dẫn theo trình tự các bước: + Bước 1: Giáo viên gợi ý học sinh đọc kĩ yêu cầu câu hỏi. Đây là một công việc cần thiết, vì nắm chắc yêu cầu của câu hỏi là cơ sở để học sinh giải quyết vấn đề đúng hướng; + Bước 2: Trên cơ sở yêu cầu đặt ra, học sinh huy động kiến thức thông qua làm việc với kênh chữ và kênh hình của SGK; + Bước 3: Giáo viên đưa ra những gợi ý, hướng dẫn với các câu hỏi kèm theo (nếu cần thiết); + Bước 4: Học sinh trình bày, học sinh khác bổ sung; + Bước 5: Giáo viên đưa ra nhận xét, kết luận, chuẩn hoá kiến thức để học sinh nắm. Ví dụ: Câu hỏi “Hãy cho biết những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia cổ đại Phương Đông?” trong bài 3 - Các quốc gia cổ đại phương Đông [2, tr. 19].
  3. PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC... 459 Trả lời được câu hỏi này, học sinh sẽ nắm được những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia cổ đại phương Đông. Vì vậy, khi dạy bài này, giáo viên đưa ra câu hỏi, yêu cầu học sinh làm việc theo các bước sau: Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kĩ và xác định yêu cầu của câu hỏi là chỉ cần nêu những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia cồ đại phương Đông; Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kênh chữ và kênh hình trong mục 5 – Văn hóa cổ đại phương Đông - bài 3 trong SGK để trả lời câu hỏi; Bước 3: Giáo viên gợi ý cho học sinh tìm hiểu 4 lĩnh vực văn hóa tiêu biểu đó là lịch pháp và thiên văn học, chữ viết, toán học, kiến trúc. Trong mỗi lĩnh vực cư dân phương Đông đã đạt được những thành tựu tiêu biểu gì; Bước 4: Học sinh thông qua sự gợi ý của giáo viên, tự đọc SGK để tìm hiểu vể những thành tựu mà cư dân phương Đông đã đạt được trong các lĩnh vực lịch pháp và thiên văn học, chữ viết, toán học, kết hợp với quan sát kênh hình ở mục d - kiến trúc để thấy được trong nền văn minh cổ đại nghệ thuật kiến trúc đã phát triển rất phong phú, nhiều di tích cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại chứng tỏ đây là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người. Sau đó giáo viên đề nghị một học sinh trình bày, học sinh khác bổ sung những kiến thức còn thiếu; Bước 5: Giáo viên nhận xét phần trả lời của học sinh, kết luận và chuẩn hoá kiến thức cho học sinh nắm. - Dạng câu hỏi nhận thức cuối mục yêu cầu học sinh muốn trả lời được phải huy động vốn kiến thức cũ, phải tiếp nhận những kiến thức của bài mới, phải huy động nhiều thao tác tư duy mới giải quyết được câu hỏi. Trong SGK Lịch sử 10, loại câu hỏi này chiếm số lượng tương đối nhiều. Khi học sinh tiếp xúc và giải quyết dạng câu hỏi nhận thức này, tư duy, trí tuệ của học sinh sẽ phát triển mạnh. Để hướng dẫn các em tự học vói câu hỏi nhận thức như thế này, giáo viên hướng dẫn các em làm việc như sau: + Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kĩ và xác định các yêu cầu của câu hỏi; + Bước 2: Trên cơ sở yêu cầu đặt ra, học sinh huy động kiến thức thông qua làm việc với kênh chữ và kênh hình của SGK; + Bước 3: Giáo viên đặt ra câu hỏi tình huống, định hướng học sinh làm việc. học sinh đọc SGK, vận dụng các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, liên hệ thực tế,…) để trả lời câu hỏi; + Bước 4: Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận (nếu cần thiết, nếu không thì bước này không có); + Bước 5: Học sinh trình bày những hiểu biết của mình về các vấn đề câu hỏi đặt ra. Học sinh khác bổ sung; + Bước 6: Giáo viên nhận xét, kết luận, chính xác hóa kiến thức. Ví dụ: Câu hỏi “Vì sao người Việt vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của mình?” trong bài 5 - Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II đến đầu thế kỉ X). [2, tr. 81]. Để trả lời được câu hỏi này, học sinh làm theo các hướng dẫn của giáo viên như sau: Bước 1: Đọc kỹ và xác định yêu cầu của câu hỏi đặt ra đó là phải lý giải và chứng minh được người Việt vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của mình;
  4. 460 TRỊNH THỊ THU THỦY Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức ở phần kênh chữ của mục I.2, bài 15 trong SGK Lịch sử 10; Bước 3: Giáo viên đưa ra những câu hỏi gợi ý như: • Những phong tục tập quán tồn tại từ lâu đời của người Việt? • Tinh thần và ý thức dân tộc của người Việt? • Chính sách đồng hóa và văn hóa Hán có thâm nhập xuống được tận các làng xã cổ truyền Việt hay không? Bước 4: Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận với các câu hỏi gợi ý mà giáo viên đưa ra; Bước 5: Học sinh trình bày, học sinh khác bổ sung; Bước 6: Giáo viên nhận xét, kết luận, chính xác hóa kiến thức cho học sinh nắm. - Dạng câu hỏi cuối mục có liên quan đến việc tìm hiểu nội dung một tài liệu tham khảo (tài liệu thành văn), tài liệu trực quan (kênh hình). Kênh hình trong SGK không phải để trang trí, minh họa sách mà chủ yếu là một đơn vị kiến thức, không phải để trình bày đầy đủ, chi tiết mà hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét, nêu nội dung của kênh hình... Để hướng dẫn các em tự học với câu hỏi dạng này, giáo viên hướng dẫn các em làm việc như sau: Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kĩ và xác định các yêu cầu của câu hỏi; + Bước 2: Trên cơ sở yêu cầu đặt ra, học sinh huy động kiến thức thông qua làm việc với kênh chữ và kênh hình của SGK. Lựa chọn kiến thức cơ bản, trọng tâm để hoàn thiện yêu cầu của câu hỏi. Trình bày ngắn gọn, khoa học, tránh việc liệt kê rườm rà, tràn lan; + Bước 3: Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận (nếu cần thiết, nếu không thì bước này không có); + Bước 4: Học sinh trình bày, kết hợp với phân tích, khai thác kênh hình vừa hoàn thiện trước lớp, nhấn mạnh các sự kiện, hiện tượng lịch sử tiêu biểu, quan trọng; + Bước 5: Giáo viên nhận xét, kết luận, chính xác hóa kiến thức. Để đạt được hiệu quả tối đa và tiết kiệm thời gian, đối với dạng câu hỏi này, có thể giao cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà. Trong giờ học, học sinh trình bày, giáo viên đánh giá, bổ sung, nhận xét. Như thế, các hoạt động này không chỉ vừa rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn, kỹ năng khai thác triệt để kênh hình trong SGK mà còn phát huy được tối đa tính tích cực học tập của học sinh. Ví dụ: Câu hỏi “Quan sát các hình 39, 40, 41, hãy phân tích nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam?” [2, tr. 105]. Để trả lời được câu hỏi này, học sinh làm theo các hướng dẫn của giáo viên như sau: Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kĩ và xác định các yêu cầu của câu hỏi đó là quan sát hình chụp các công trình kiến trúc trong SGK: Chùa Một Cột (Hà Nội), Tháp chùa Phổ Minh (Nam Định), lan can đá chạm rồng tại thềm điện Kính Thiên (Hà Nội) sau đó phân tích nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam; Bước 2: Trên cơ sở yêu cầu đặt ra, học sinh huy động kiến thức thông qua làm việc với kênh chữ và quan sát kênh hình của SGK. Lựa chọn kiến thức cơ bản, trọng tâm để phân tích những nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam; Bước 3: Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận: Chia lớp thành 4 nhóm, cho học sinh các nhóm thảo luận với nhau để có thể tìm ra câu trả lời tối ưu nhất;
  5. PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC... 461 Bước 4: Đại diện học sinh trong mỗi nhóm trình bày, học sinh khác trong nhóm bổ sung ý kiến cho bạn mình; Bước 5: Giáo viên nhận xét, kết luận, chính xác hóa kiến thức: Phân tích nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam ở những mặt sau:  Kiến trúc không đồ sộ nhưng đẹp, tinh xảo.  Chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo (kiến trúc mái cong, thờ Phật...). Như vậy, các câu hỏi cuối mục là những câu hỏi mang tính định hướng cho học sinh khai thác, tìm hiểu bài học trong SGK làm cơ sở cho việc tiếp thu kiến thức ở phần tiếp theo. Nó có vai trò rất quan trọng để học sinh tự học hiệu quả. Vì vậy, khi tự học trong bất kì trường hợp nào: ôn tập bài cũ, chuẩn bị bài mới, chuẩn bị cho kiểm tra… Học sinh phải luôn kết hợp tự học với kênh chữ, kênh hình với các câu hỏi cuối mục để đạt hiệu quả cao trong học tập bộ môn Lịch sử. 2.2. Hướng dẫn học sinh tự học với các câu hỏi, bài tập cuối bài - Trong SGK Lịch sử 10, phần câu hỏi và bài tập cuối bài rất phong phú, đa dạng, được in bằng mực màu đen để phân biệt với phần câu hỏi cuối mục in bằng mực màu xanh dương. Phần câu hỏi, bài tập cuối bài trong SGK Lịch sử 10 có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh khi tự học với SGK. - Trong SGK Lịch sử 10 có nhiều loại câu hỏi, bài tập cuối bài như: + Câu hỏi, bài tập tái hiện. + Câu hỏi, bài tập nhận thức. + Câu hỏi, bài tập thực hành bộ môn như: vẽ lược đồ, lập hồ sơ học tập, sưu tầm tài liệu lịch sử địa phương, làm bài tập miêu tả, thuyết trình lịch sử, trình bày diễn biến lịch sử theo bản đồ, lập bảng hệ thống kiến thức... - Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các câu hỏi, bài tập cuối mỗi bài trong SGK vừa để kiểm tra nhận thức cho học sinh, vừa củng cố, hệ thống kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện đã học, cũng là một trong những cách thức bồi dưỡng kĩ năng tự học ở học sinh. Thông thường các câu hỏi và bài tập cuối bài trong SGK giáo viên dành để củng cố phần bài học trên lớp và hướng dẫn các em tự ôn tập, củng cố bài học ở nhà. - Để hướng dẫn học sinh tự học với các câu hỏi, bài tập cuối bài nói chung, giáo viên hướng dẫn học sinh theo các bước sau, tùy theo các dạng câu hỏi hoặc bài tập giáo viên có thể đưa ra những biện pháp hướng dẫn cụ thể: + Đối với các câu hỏi, bài tập tái hiện ở cuối bài, nó phức tạp hơn các câu hỏi tái hiện giữa bài: Về nội dung bao quát trọng tâm toàn bài học hoặc từ nhiều bài học để chọn lọc ra; yêu cầu về nhiều lĩnh vực hơn; về khoảng thời gian giới hạn nội dung lịch sử của câu hỏi cũng dài hơn. Vì vậy, giáo viên hướng dẫn học sinh để các em tự giải quyết các câu hỏi, bài tập tái hiện này như sau:  Bước 1: Học sinh đọc kĩ câu hỏi, bài tập để xác định đúng, đầy đủ các yêu cầu của câu hỏi, bài tập nêu ra. Vạch ra giấy các yêu cầu cụ thể đó;  Bước 2: Xem lại SGK và bài giảng của giáo viên trong vở ghi để xác định kiến thức cần trả lời nằm trong một bài hay phải huy động kiến thức trong nhiều bài. Lựa chọn những kiến thức có liên quan để trả lời các câu hỏi và bài tập;
  6. 462 TRỊNH THỊ THU THỦY  Bước 3: Lập dàn ý chi tiết cho câu trả lời theo từng nội dung của yêu cầu mà câu hỏi, bài tập đặt ra;  Bước 4: Hoàn thành bài làm vào vở bài tập bộ môn;  Bước 5: Tự kiểm tra độ chính xác của bài làm căn cứ vào các tài liệu hướng dẫn học tập bộ môn hoặc so sánh, đối chiếu với bài làm của bạn, trao đổi thêm với giáo viên. Ví dụ: Bài tập: “Qua những cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Anh, Pháp, Đức vào nửa đầu thế kỉ XIX, hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của phong trào công nhân thời đó.” [2, tr. 105] Để hoàn thành bài tập này học sinh tiến hành theo các bước: Bước 1: Đọc kĩ bài tập để xác định yêu cầu của bài tập, sau đó vạch ra giấy bài tập có những yêu cầu là: • Những ưu điểm của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX. • Những hạn chế của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX. Bước 2: Kết hợp SGK và bài giảng của giáo viên ở các phần có liên quan đó là những cuộc khởi nghĩa công nhân ở Anh, Pháp, Đức ở nửa đầu thế kỉ XIX để làm bài tập. Học sinh nghiên cứu kĩ lại những cuộc khởi nghĩa ở ba nước đó và rút ra những kiến thức liên quan đến hai yêu cầu cơ bản của bài tập. Bước 3: Trên cơ sở những kiến thức đã lựa chọn, học sinh lập dàn ý chi tiết cho bài tập theo hai nội dung: • Những ưu điểm của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX: o Thể hiện sự trưởng thành của giai cấp vô sản về ý thức chính trị. o Thể hiện tinh thần đoàn kết của giai cấp công nhân. o Hình thức đấu tranh phong phú. o Giai cấp vô sản đã ý thức rõ hơn về sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình. • Những hạn chế của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX: o Đấu tranh chủ yếu là tự phát. o Chưa có sự liên kết đấu tranh. o Chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn. o Chưa có một tổ chức đại diện chân chính cho giai cấp vô sản để tập hợp mọi người đấu tranh. Bước 4: Học sinh dựa vào dàn ý đã làm, hoàn thành bài tập trên vào vở bài tập. Bước 5: Tự kiểm tra lại bằng cách so sánh với bài làm của bạn, đưa cho giáo viên kiểm tra, hoặc đối chiếu với các tài liệu hướng dẫn học tập môn Lịch sử lớp 10. + Đối với các câu hỏi và bài tập nhận thức ở cuối bài trong SGK Lịch sử 10, đặc biệt là các bài tập nhận thức thì mức độ trừu tượng hoá, khái quát hoá cao hơn rất nhiều. Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể ở cuối giờ học trên lớp để các em có thể tự mình trả lời được ở nhà: Bước 1: Học sinh đọc kĩ câu hỏi, bài tập để xác định đúng, đầy đủ các yêu cầu của câu hỏi, bài tập nhận thức nêu ra. Vạch ra giấy các yêu cầu cụ thể đó; Bước 2: Giáo viên gợi ý cho học sinh bằng hệ thống các câu hỏi gợi mở. Từ đó hướng dẫn cho
  7. PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC... 463 các em kiến thức để trả lời nằm trong bài nào, chương nào, giai đoạn lịch sử nào trong SGK; + Buớc 3: Giáo viên nêu các tài liệu tham khảo chính cho học sinh để các em có định hướng về tài liệu tham khảo thêm để trả lời câu hỏi, bài tập; + Bước 4: Học sinh tự lựa chọn, sắp xếp kiến thức, lập dàn ý câu trả lời. Hoàn thành bài tập vào vở bài tập; + Bước 5: Học sinh tự kiểm tra câu trả lời bằng cách đối chiếu với bài của bạn, với tài liệu tham khảo, trao đổi với giáo viên. Ví dụ: Bài tập “Em biết gì về Nguyễn Huệ - Quang Trung và đánh gia vai trò của ông trong hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh?” [2, tr. 120]. Đây là một bài tập nhận thức có yêu cầu khó đối với học sinh, để học sinh có thể trả lời được bài tập này, giáo viên hướng dẫn cho học sinh như sau: Bước 1: Học sinh đọc kĩ câu hỏi, bài tập để xác định đúng, đầy đủ các yêu cầu của câu hỏi, bài tập nhận thức nêu ra. Vạch ra giấy các yêu cầu cụ thể đó là:  Tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của vua Quang Trung.  Đánh giá vai trò của ông trong hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh. Bước 2: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi mở như sau:  Nguyễn Huệ - Quang Trung có tầm nhìn chiến lược và xây dựng kế hoạch đánh địch như thế nào?  Nghệ thuật quân sự của ông có gì nổi bật?  Tổ chức đánh địch như thế nào?  Phát huy sức mạnh toàn dân tộc như thế nào? Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh cần khai thác kiến thức của bài học trong SGK, tìm hiểu thêm các tài liệu nói về Nguyễn Huệ - Quang Trung và phong trào Tây Sơn để trả lời bài tập. Bước 4: Học sinh tự lực khai thác kiến thức thông qua SGK và các tài liệu tham khảo có liên quan và dựa vào các câu hỏi gợi mở giáo viên đưa ra để lập dàn ý câu trả lời sau đó hoàn thành vào vở bài tập.  Cuộc đời, sự nghiệp của ông:  Vai trò: o Có tầm nhìn chiến lược, xây dựng kế hoạch đánh địch đúng đắn, sáng tạo, bất ngờ, chắc thắng. o Nghệ thuật quân sự nổi bật: Đánh tiêu diệt và tiêu diệt lớn; tiên công chủ động liên tục, thần tốc, bất ngờ, áp đảo, linh hoạt. o Có cách đánh chiến dịch và cách đánh của từng trận sáng tạo và thích hợp. Lựa chọn đối đầu đúng với kẻ địch chủ yếu nhất. Đánh tập trung cao, chủ yếu là công thành, đánh trận địa kết hợp với đánh vận động. o Đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh toàn dân tộc. Bước 5: Học sinh tự kiểm tra bằng cách đối chiếu bài làm với bài bạn, với tài liệu hướng dẫn học tập, trao đổi với giáo viên.
  8. 464 TRỊNH THỊ THU THỦY + Riêng đối với loại câu hỏi, bài tập thực hành bộ môn trong SGK Lịch sử 10 cũng rất phong phú với nhiều dạng: lập bảng thống kê, niên biểu, vẽ sơ đồ, biểu đồ. Đối với các dạng câu hỏi, bài tập này, giáo viên cần hướng dẫn chi tiết hơn. Để học sinh có thể tự lực giải quyết được nhiệm vụ do bài tập này đặt ra, giáo viên hướng dẫn các em tiến hành những công việc sau: Bước 1: Đầu tiên là các em phải đọc kĩ câu hỏi, bài tập, xác định yêu cầu của bài tập đặt ra; Bước 2: Xác định kiến thức của các bài học liên quan để trả lời câu hỏi. Kết hợp SGK và bài giảng của giáo viên trong vở ghi để nghiên cứu phương án trả lời; Bước 3: Xác định mẫu loại đồ dùng trực quan cần thực hiện; Bước 4: Lập dàn ý câu trả lời một cách ngắn gọn, súc tích, chính xác; Bước 5: Thiết kế đồ dùng trực quan trên cơ sở dàn ý câu trả lời đã lập; Bước 6: Tự kiểm tra lại câu trả lời bằng cách đối chiếu với bài của bạn hoặc các tài liệu hướng dẫn học tập bộ môn, với đáp án của giáo viên đưa ra vào tiết học sau trong bước kiểm tra bài cũ. Điều chỉnh lại những sai sót trong bài làm của mình. Ví dụ: Bài tập: Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. [2, tr. 100] Để học sinh có thể hoàn thành được bài tập này, giáo viên hướng dẫn cho học sinh như sau: Bước 1: Yêu cầu các em phải đọc kĩ bài tập, xác định yêu cầu của bài tập đặt ra đó là lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Bước 2: Xác định kiến thức của các bài học liên quan để trả lời câu hỏi đó là các mục I, II, II, IV trong bài học. Kết hợp SGK và bài giảng của giáo viên trong vở ghi để nghiên cứu phương án trả lời. Bước 3: Xác định mẫu loại đồ dùng trực quan cần thực hiện đó là bảng thống kê (niên biểu). Bước 4: Lập dàn ý câu trả lời một cách ngắn gọn, súc tích, chính xác. Bước 5: Thiết kế đồ dùng trực quan trên cơ sở dàn ý câu trả lời đã lập. Tên cuộc kháng Thắng lợi chiến, khởi Thời gian Lãnh đạo Kết quả tiêu biểu nghĩa Kháng chiến Đánh tan quân Chiến thắng chống Tống 981 Lê Hoàn Tống, bảo vệ độc ở vùng Đông Bắc thời Tiền Lê lập dân tộc Kháng chiến Đánh tan 30 vạn chống Tống 1075-1077 Lý Thường Kiệt Sông Như Nguyệt quân Tống bảo vệ thời Lý độc lập dân tộc Đông Bộ Đầu; Đánh tan 85 vạn Ba lần kháng Lần I:1258 Vua quan nhà Chương Dương, quân Mông - chiến chống Lần II:1285 Trần, đặc biệt Hàm Tử, Tây Kết, Nguyên bảo vệ Mông - Nguyên Lần III: 1288 Trần Hưng Đạo Vạn Kiếp; vững chắc độc lập thời Trần Bạch Đằng dân tộc Lê Lợi, Tốt Động, Chúc Đánh tan 10 vạn Khởi nghĩa 1418-1427 Nguyễn Trãi Động; Chi Lăng, quân Minh giành Lam Sơn Xương Giang lại độc lập dân tộc + Bước 6: Tự kiểm tra lại câu trả lời bằng cách đối chiếu với bài của bạn hoặc các tài liệu hướng dẫn học tập bộ môn, với đáp án của giáo viên đưa ra vào tiết học sau trong bước kiểm
  9. PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC... 465 tra bài cũ. Điều chỉnh lại những sai sót trong bài làm của mình. Với sự định hướng của câu hỏi, bài tập và những kĩ năng lập niên biểu đã được rèn luyện, học sinh phải dựa trên các thao tác tư duy để lựa chọn kiến thức cơ bản, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức mới hoàn thành được bài tập. Quá trình đó giúp cho kiến thức và các kĩ năng về thiết kế đồ dùng trực quan của các em được củng cố và nâng cao hơn, 3. KẾT LUẬN SGK vừa là nguồn tri thức vừa là công cụ để học sinh học tập. Câu hỏi, bài tập trong SGK lịch sử không phải để nhớ, học thuộc lòng mà để phát triển tư duy, trí thông minh trong nhận thức và thực hành. Do đó, việc hướng dẫn học sinh tự học theo hướng phát huy tính tích cực với các câu hỏi bài tập trong SGK là một bộ phận quan trọng của việc học tập của học sinh góp phần vào việc giúp học sinh phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo, qua đó nâng cao chất lượng của bài học lịch sử ở trường phổ thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục & Đào tạo (1999). Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [2] Bộ Giáo dục & Đào tạo (2008). Sách giáo khoa Lịch sử 10, NXB Giáo dục, Hà Nội. [3] Bộ Giáo dục & Đào tạo (2008). Sách giáo viên Lịch sử 10, NXB Giáo dục, Hà Nội. [4] Nguyễn Thị Côi (cb), Nguyễn Thị Thế Bình, Nguyễn Thị Bích (2006). Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập lịch sử 10, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. [5] Phan Ngọc Liên (cb) (2007). Phương pháp dạy học lịch sử, tập II, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. Title: METHODS OF INSTRUCTING PUPILS STUDY WITH QUESTIONS, EXERCISES IN THE TENTH GRADE HISTORY TEXTBOOK AT HIGH SCHOOL (BASIC COURSE) BY THEMSELVES TO PROMOTE THEIR POSITIVE ATTITUDE Abstract: In teaching history at high schools, textbook is basic and compulsory document for pupils, so the task of instructing pupils how to study with textbook by themselves is an important task and has direct influence on the process of learning. Through selfstudy process, pupils can consolidate, widen and enrich their knowledge. Morever, the knowledge that pupils have understood in the class will be more unshakeable if it is deeply reviewed, enriched with questions, excercises in textbook through their self-study process under the guidance of teacher. In this paper, the writer would like to present some methods of helping pupils how to study with questions, excercises in the tenth history textbook at high school (basic course) by themselves to promote their positive attitude. Keywords: self-studying, 10th grade History textbooks, promoting positive attitude TRỊNH THỊ THUY THỦY Học viên Cao học, chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học môn Lịch sử, khóa 21 (2012- 2014), Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0