Đề tài: Hình thành năng lực tự học cho học sinh thông qua hướng dẫn học sinh tự học nội dung dao động của con lắc đơn
lượt xem 45
download
Đề tài "Hình thành năng lực tự học cho học sinh thông qua hướng dẫn học sinh tự học nội dung dao động của con lắc đơn" được thực hiện nhằm xây dựng được mô hình hướng dẫn học sinh tự học và kế hoạch hướng dẫn học sinh tự học nội dung dao động của con lắc đơn với mục đích tích hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy, học, kiểm tra đánh giá phù hợp và nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung đề tài để nắm bắt nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Hình thành năng lực tự học cho học sinh thông qua hướng dẫn học sinh tự học nội dung dao động của con lắc đơn
- HÌNH THÀNH NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC NỘI DUNG DAO ĐỘNG CỦA CON LẮC ĐƠN (Môn Vật lý – Lớp 12 – Ban nâng cao) Sinh viên: Phạm Thị Hòa, Phạm Thị Khuyên, Nguyễn Xuân Tuyên, Ngô Ngọc Hà Lớp: QH2010S Sư phạm Vật lý Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đào Thị Hoa Mai MỞ ĐẦU Chúng ta đang sống trong những năm đầu của thế kỷ 21, thế kỷ mà sự tiến bộ không ngừng của khoa học – công nghệ với những bước nhảy vượt bậc một năm bằng hàng thế kỷ trước đó. Nếu không muốn tụt hậu với thời đại, kịp thời nắm bắt những tri thức khoa học kĩ thuật tiên tiến, mỗi con người phải không ngừng học hỏi, vươn lên tự hoàn thiện mình. Trước nhu cầu tất yếu của xã hội, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục là bài toán mà lâu nay các nhà quản lí, các nhà nghiên cứu đang đi tìm lời giải. Mục tiêu của giáo dục Việt Nam là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp. Về cách học, khuyến khích học sinh lấy tự học là chính, học tập một cách chủ động và sáng tạo. Đáng tiếc là trong thực tế, những điều đó chưa được thực hiện tốt nếu không nói là còn nhiều yếu kém, thậm chí xa rời mục tiêu, hạ thấp yêu cầu học tập đến mức chỉ còn quan tâm đến điểm số mà không chú ý đến chất lượng. Chính vì thế, việc hình thành và rèn luyện cho người học sự hiểu biết, tâm thế chủ động điều khiển quá trình học tập của bản thân mình, phát huy nội lực tự học của con người để tạo nên cuộc cách mạng về học tập là việc làm cấp thiết của các nhà giáo dục. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Hình thành năng lực tự học cho học sinh thông qua hướng dẫn học sinh tự học nội dung Dao động của con lắc đơn, môn Vật lý lớp 12 ban nâng cao”. Mục đích nghiên cứu: Hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh khi học môn Vật lý trong chương trình trung học phổ thông (THPT). Đối tượng nghiên cứu: Năng lực tự học của học sinh Khách thể nghiên cứu: Kế hoạch hướng dẫn học sinh tự học nội dung dao động của con lắc đơn – môn Vật lý Lớp 12 – Ban nâng cao. TỔNG QUAN Ở Việt Nam, vấn đề hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu là một vấn đề mang tính thời sự, là một trong những giải pháp về đổi mới phương pháp dạy học, được nhiều nhà
- giáo dục quan tâm trong định hướng đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Nhưng hiện nay, chưa có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu bàn về vấn đề hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu, khiến cho việc áp dụng phương pháp này trong dạy học các môn học nói chung và môn Vật lý nói riêng gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Trong các công trình đã xuất bản về hướng dẫn học sinh tự học ở Việt Nam, được biết đến nhiều nhất và phổ biến nhất là Tuyển tập Tác phẩm "Tự Giáo Dục, Tự Học, tự Nghiên Cứu" của Nguyễn Cảnh Toàn (sách này gồm 2 tập) do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây xuất bản. Ngoài ra, các bài báo, tài liệu về hướng dẫn học sinh tự học chủ yếu vẫn ở dạng sáng kiến kinh nghiệm và trao đổi trong cộng đồng giáo viên. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN Trong quá trình nghiên cứu, bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp hướng dẫn học sinh tự học, kiểm tra đánh giá việc tự học của học sinh, báo cáo đã làm rõ một số vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học, hướng dẫn học sinh tự học. Về cơ sở lí luận, các vấn đề như tự học, các hình thức tự học ở trường phổ thông (tự học hoàn toàn không có sự hướng dẫn của giáo viên, tự học có sự hướng dẫn, định hướng của giáo viên), các nguyên tắc cơ bản trong hướng dẫn học và tự học đã được trình bày khá chi tiết trong báo cáo toàn văn của đề tài. Về cơ sở thực tiễn, thông qua các kênh tham khảo (các bài báo, công trình nghiên cứu đi trước v.v…), nhóm tác giả đề tài đã tiến hành phân tích thực trạng quan niệm của giáo viên và học sinh hiện nay về hoạt động dạy – học, hoạt động tự học của học sinh, hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu tài liệu hướng dẫn dạy học môn Vật lý lớp 12, ban nâng cao và các tài liệu tham khảo môn Vật lý, chúng tôi đã tiến hành xây dựng mô hình hướng dẫn học sinh tự học trên cơ sở đảm bảo tính gắn kết trong các hoạt động dạy – học – kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học, tạo cơ hội cho người học được tham gia tích cực và có trách nhiệm trong hoạt động học tập của chính mình. Bên cạnh đó, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn học sinh tự học nội dung Dao động của con lắc đơn cùng với kế hoạch kiểm tra đánh giá việc tự học của học sinh khi học nội dung này. KẾT LUẬN Từ việc trình bày khái quát một số vấn đề lý luận về dạy học hướng dẫn học sinh tự học, nhóm tác giả đề tài đã xây dựng được mô hình hướng dẫn học sinh tự học và kế hoạch hướng dẫn học sinh tự học nội dung dao động của con lắc đơn với mục đích tích hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy – học – kiểm tra đánh giá phù hợp và nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học. Để hình thành và rèn luyện được cho học sinh năng lực tự học, tự nghiên cứu trong dạy học môn Vật lý nói riêng và các môn học nói chung là một vấn đề thách thức, đòi hỏi người thầy phải có đủ trình độ và tâm huyết. Chúng tôi, trong giới hạn hiểu biết của mình,
- để chuẩn bị cho tương lai sẽ trở thành những người thầy cô giáo, thực hiện đề tài nghiên cứu này với mong muốn được tìm hiểu, tiếp cận với những phương phương pháp dạy học đem lại hiệu quả cao. Nhận thức được việc trau dồi kiến thức và nghiệp vụ sư phạm là việc làm cần thiết để trở thành người thầy giỏi, ngoài việc nghiên cứu nội dung, xây dựng cho chính mình các chuyên đề, hệ thống các câu hỏi và bài tập môn Vật lý, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu các phương pháp dạy học, các cách thức thực hiện để thể hiện những nội dung này một cách hiệu quả nhất, chuẩn bị cho bước tiếp theo trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Văn Khoát, Nguyễn Đức Minh, Hỏi đáp về hiện tượng Vật lý, tập 2. 2. Nguyễn Hải Châu (chủ biên) (2007), Chuẩn bị kiến thức ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng, NXB Giáo dục. 3. Vũ Thanh Khiết (2007), Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lí, NXB Giáo dục. 4. Vũ Thanh Khiết 2005, Các bài toán chọn lọc Vật lý THPT, NXB Giáo dục. 5. Sách giáo khoa Vật lý 12. 6. Báo Giáo dục & Thời đại.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhận thức của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội về năng lực giao tiếp liên văn hóa
12 p | 174 | 11
-
Phát triển năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh thông qua dạy học nội dung Hình học 10
12 p | 83 | 6
-
Tổ chức dạy học chủ đề “Liên kết hóa học” (Hóa học 10) theo mô hình “Lớp học đảo ngược” nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
5 p | 7 | 5
-
Các giải pháp nâng cao năng lực quản lí cho giám đốc các trung tâm học tập cộng đồng cấp xã, bản, phường
10 p | 70 | 5
-
Nâng cao năng lực tư duy sáng tạo trong học tập của học viên ở nhà trường quân đội
3 p | 9 | 4
-
Quan điểm tiếp cận năng lực trong xây dựng Chương trình Giáo dục mầm non
7 p | 20 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh: Nghiên cứu tại một số trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Hà Nội
7 p | 12 | 3
-
Mô hình cấu trúc năng lực hợp tác giải quyết vấn đề
11 p | 70 | 3
-
Đào tạo nghiệp vụ sư phạm theo hướng phát triển năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tại trường Đại học Phú Yên
9 p | 57 | 3
-
Hình thành năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở trường Đại học Tây Nguyên
8 p | 56 | 3
-
Thực trạng dạy học phát triển năng lực thực hành Sinh học cho học sinh chuyên Sinh ở các trường trung học phổ thông
6 p | 48 | 3
-
Đánh giá năng lực của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh
6 p | 57 | 3
-
Ứng dụng phương pháp dạy học vi mô trong quá trình hình thành năng lực sư phạm cho sinh viên khoa Địa lý – ĐHSP Hà Nội
8 p | 25 | 2
-
Năng lực công nghệ số của sinh viên đáp ứng nhu cầu xã hội: Nghiên cứu mô hình ứng dụng sơ khởi tại Việt Nam
15 p | 52 | 2
-
Dạy học chủ đề STEAM cho học sinh lớp 2 trong trường tiểu học tại thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
3 p | 11 | 2
-
Hình thành năng lực phát triển chương trình nhà trường phổ thông cho sinh viên các trường sư phạm
8 p | 76 | 2
-
Dạy học bằng trải nghiệm qua hình thức kịch hóa văn bản Hoàng Lê Nhất Thống Chí của tác giả Ngô gia văn phái (Ngữ văn 9, tập 1) nhằm phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh tại trường trung học cơ sở Bắc Sơn, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
8 p | 102 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn