intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn kỹ năng tìm việc làm cho các bạn mới ra trường

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

496
lượt xem
203
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỹ năng tìm việc giúp các bạn sinh viên mới ra trường thực hiện tìm kiếm công việc có thể sử dụng các kiến thức mới học và phù hợp với sự quan tâm của nhà tuyển dụng Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho bạn nhất là các bạn sinh viên mới ra trường tiếp cận đến nguồn thông tin việc làm. Các bài viết bạn nên đọc cho chuyên mục này

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn kỹ năng tìm việc làm cho các bạn mới ra trường

  1. Hướng dẫn kỹ năng tìm việc làm cho các bạn mới ra trường Kỹ năng tìm việc giúp các bạn sinh viên mới ra trường thực hiện tìm kiếm công việc có thể sử dụng các kiến thức mới học và phù hợp với sự quan tâm của nhà tuyển dụng Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho bạn nhất là các bạn sinh viên mới ra trường tiếp cận đến nguồn thông tin việc làm. Các bài viết bạn nên đọc cho chuyên mục này 1 - Bắt đầu từ đâu sau khi tốt nghiệp 2 - Tìm việc ở đâu 3 - Cách tìm việc làm 4 - Thế nào là một lý lịch hiệu quả
  2. 5 - Cách viết đơn xin việc 6 - Các câu hỏi cơ bản và thuật ngữ bạn nên biết Bạn nên nhớ! tìm việc làm có thành công hay không điều đó còn phụ thuộc vào nỗ lực của từng người và tất nhiên là phải có cơ hội tìm việc. Các bạn sinh viên nên được khuyến khích nhận thức được rằng thì trường lao động hiện nay cũng như trong tương lai có tính cạnh tranh lớn, đặc biệt là đối với những việc làm có triển vọng nhất. Vì vậy họ nên đầu tư thời gian để học hỏi các kỹ năng tìm việc 1. Bắt đầu từ đâu sau khi tốt nghiệp * Quyết định một công việc phù hợp * Quyết định tìm việc ở đâu * Xin việc thành công bao gồm cách soạn lý lịch và đơn xin việc * Xử lý hiệu quả các tình huống trong một cuộc phỏng vấn, và * Đánh giá các khía cạnh tích cực và tiêu cực của công việc Làm gì? Bạn sắp tốt nghiệp đại học, và từ nay bạn sẽ bắt đầu cuộc sống mới. Có thể bạn đã xác định công việc bạn muốn theo đuổi, nhưng nếu bạn còn đang phân vân hoặc chưa nghĩ ra, bạn sẽ có lợi nếu bắt đầu tiến hành các bước cơ bản giúp bạn lựa chọn nghề nghiệp và nhờ hỗ trợ kiếm việc làm. Sau đây là một số bí quyết giúp bạn: - quyết định một công việc phù hợp
  3. - quyết định tìm việc ở đâu - xin việc thành công bao gồm cách soạn lý lịch và đơn xin việc - xử lý hiệu quả các tình huống trong một cuộc phỏng vấn, và - đánh giá các khía cạnh tích cực và tiêu cực của công việc Mặt mạnh của bạn là gì? - Có thể bạn sẽ có một công việc lâu dài, vì vậy mọi viêc sẽ dễ hơn nếu bạn bắt đầu bước đi đúng . Có nghĩa là bạn biết công việc gì phù hợp với bạn. - Đôi khi chúng ta chỉ nghĩ việc gì đến sẽ đến, mà không nghĩ mình thực sự thích cái gì hoặc mình có thể làm gì là tốt nhất. - Quả là khó khi nghĩ về bản thân mình, nên tốt nhất là bạn nên nói chuyện với ai đó mà bạn thích và tin tưởng. Họ có thể là bố mẹ, thầy cô giáo hoặc những người bạn thân thích. - Bạn luôn có thể đến Dịch vụ Tư vấn nghề nghiệp tại trường đại học của bạn . Bạn cũng có thể nói chuyện với nhân viên của Dịch vụ Việc làm. Điều gì mình nên hỏi? - Bạn hãy nghĩ xem bạn thích làm nghề gì và bạn có thể làm được việc gì tốt - những gì bạn ưa thích khi ở trường đại học, ở nhà, hoặc các công việc ngẫu nhiên và sở thích của bạn. - Nếu thấy gì đó phù hợp, bạn hãy viết ra một tờ giấy và suy nghĩ về điều đó. Hãy nói chuyện với mọi người về năng khiếu của bạn và những vấn đề tương tự. Nếu bạn thấy có một việc phù hợp với bạn, mà công việc này cần phải biết kỹ năng chuyên môn, hãy thử nói chuyện với với ai đang làm công việc đó. Với cách này
  4. bạn sẽ tìm ra mọi vấn đề, và bạn sẽ có khả năng so sánh kỹ năng của bạn với những ai đã từng làm công việc đó. - Hãy đảm bảo chắc rằng bạn tham gia các hội chợ việc làm hoặc các hoạt động tuyển dụng trong trường để tìm hiểu xem người tuyển dụng cần gì và nghề nghiệp gì là bức xúc nhất trong thị trường lao động thay đổi ở Việt Nam. - Nên nhớ rằng có nhiều vấn đề khác liên quan đến một công việc. Bạn hãy nghĩ về điều kiện làm việc, giờ làm, tính an toàn của công việc, thách thức của công việc, và công việc đó sẽ đưa bạn đến đâu. Có thể bạn đã xác định vấn đề vì trường bạn học có các khoa chuyên ngành như Tài chính Ngân hàng, Kiến trúc hoặc Ngoại thương. Trong những tình huống như vậy, Dịch vụ Tư vấn nghề nghiệp có thể cung cấp các thông tin cập nhật nhất cho mỗi ngành. Họ có thể tư vấn cho bạn biết về thực trạng cung và cầu của ngành nghề đó. Những vấn đề khác bạn có thể quan tâm: - Đọc bất cứ thông tin gì có bổ ích cho bạn - Tham dự các hội chợ việc làm và giới thiệu nghề nghiệp - Nói chuyện với những người làm nghề bạn thích - Tìm kiếm trên mạng - đã có một số trang web về dịch vụ tuyển dụng bằng tiếng Việt - Cố gắng làm việc gì đó mà bạn thích dù được trả công hay không - cách này sẽ giúp bạn có một số kinh nghiệm. Bạn có phù hợp với công việc không?
  5. - Bây giờ bạn đã nghĩ về những việc mà bạn có thể làm tốt nhất, và bạn đã thấy được việc làm gì phù hợp với sự quan tâm của bạn. Bước tiếp theo là so sánh sở thích của bạn và kỹ năng để làm việc đó. - Tốt nhất là bạn đã viết ra được những vấn đề này. Bằng cách này bạn có thể đánh dấu các câu hỏi như: + Mình có phải học thêm gì nữa và mính có muốn học nữa không? + Nhiệm vụ trong công việc có những cái mình làm tốt hoặc có thể tốt, và mình có muốn làm không? + Điều kiện làm việc có phù hợp với bạn không? Hãy nghĩ về giờ giấc làm việc, khả năng đi công tác, an toàn nghề nghiệp, tiếng ồn, nhiệt độ, địa vị, hoạt động xã hội, vv... + Công việc sẽ đưa bạn tới đâu - có triển vọng thăng tiến và sử dụng kinh nghiệm của bạn để cuối cùng bạn có thể tự làm kinh doanh. + Mình có thực sự thích công việc này không + Hãy thành thật khi trả lời các câu hỏi này - những bước bạn tiến hành đang giúp bạn, không phải ai khác. Bằng cách suy nghĩ về một số việc làm, bạn có nhiều cơ hội hơn để tìm ra được công việc hợp với bạn. Đừng giới hạn chỉ một công việc phù hợp với bạn nếu không bạn sẽ bỏ lỡ tất cả
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2