Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá đĩa – phần 1
lượt xem 11
download
- Là những loài cá có bề ngoài khác biệt thuộc chi Symphysodon, họ Cichlidae, cá dĩa được nhiều người nuôi cá xem như là loài cá nước ngọt tuyệt vời nhất. Vốn được ca tụng là “Vua của hồ cá”, có một bí ẩn bao trùm lên vẻ bề ngoài xinh đẹp và hành vi thú vị của chúng. Nhiều người nuôi cá kinh nghiệm khi đề cập về cá dĩa thường hay than phiền rằng chúng rất khó nuôi, thậm chí sinh sản còn khó hơn,chúng đòi hỏi những điều kiện nuôi dưỡng đặc biệt và hoàn toàn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá đĩa – phần 1
- 1 2 3 4 Hướng dẫn kỹ thuật nuôi 5 cá đĩa – phần 1 6 7
- 1 2 - Là những loài cá có bề ngoài khác biệt thuộc chi Symphysodon, họ 3 Cichlidae, cá dĩa được nhiều người nuôi cá xem như là loài cá nước ngọt tuyệt 4 vời nhất. Vốn được ca tụng là “Vua của hồ cá”, có một bí ẩn bao trùm lên vẻ 5 bề ngoài xinh đẹp và hành vi thú vị của chúng. Nhiều người nuôi cá kinh 6 nghiệm khi đề cập về cá dĩa thường hay than phiền rằng chúng rất khó nuôi, 7 thậm chí sinh sản còn khó hơn,chúng đòi hỏi những điều kiện nuôi dưỡng đặc 8 biệt và hoàn toàn không đáng để cố gắng. Thay vì tìm hiểu kỹ hơn, họ phê 9 phán cá dĩa thậm chí ở điểm rằng chúng là cichlid. Bởi vì những phê bình 10 kiểu này, người chuẩn bị nuôi cá dĩa phải hết sức “rắn mặt” và giỏi đối đáp. 11 - Khi bạn quyết định nuôi cá dĩa, nhiều người sẽ chọc ghẹo… và nghi ngờ sự 12 sáng suốt của bạn. Họ sẽ cho là bạn ngốc nghếch và có xu hướng tự hành 13 xác. Họ cũng tự cho mình quyền đặt những câu hỏi tọc mạch về chi phí nuôi 14 cá của bạn, đồn đoán rằng bạn phải cầm cố tài sản hay cho con cái đi ở đợ để 15 có tiền chơi cá. Khi tất cả những điều đó không có tác dụng, bạn vẫn cứ nuôi 16 cá dĩa và nuôi một cách thành công, họ sẽ nói đùa rằng bạn có những con cá 17 thịt tuyệt vời vì kích thước của một con cá dĩa trưởng thành vừa khít với kích 18 thước và hình dạng của cái chảo.
- 1 2 - Thật không may là có những hình ảnh… hình ảnh mang tính lịch sử… về 3 những phụ nữ Amazon ngực trần với khuôn mặt được sơn phết đang nhai cá 4 dĩa xanh một cách rất thỏa mãn. Màu sắc của chúng quá đẹp để đem ra ăn thịt 5 vì thế tôi cho rằng những hình ảnh này được trưng bày chỉ vì nhiếp ảnh gia 6 muốn gây sốc mà thôi. Dĩ nhiên, tôi chỉ đoán vậy và việc này cũng có thể xảy 7 ra thật… nhiếp ảnh gia có lẽ đã chụp ảnh những phụ nữ Amazon ngực trần 8 khi họ đang đưa con cá dĩa xanh lên miệng. Nhưng để tâm hồn bạn được 9 thanh thản, xin đừng bàn sâu về vấn đề này làm gì. 10 - Đừng để ý đến những người rắc rối đó làm gì. Bạn có thể làm được. Bạn có 11 thể nuôi cá dĩa và lai tạo chúng mà không tốn quá nhiều chi phí. Bạn chỉ cần 12 trang bị một số kiến thức và lưu ý đến những nhu cầu cơ bản của cá là sẽ 13 ổn.Tôi sẽ không làm bạn chán về những chi tiết liên quan đến kinh nghiệm 14 nuôi cá dĩa trước đây của mình. Tôi rất bướng bỉnh và không chịu đọc các 15 hướng dẫn, tôi nghĩ rằng mình đã biết hết và mọi thứ sẽ ổn thôi. Nhưng khi đã 16 lớn tuổi và thậm chí đọc chữ cỡ nhỏ rất khó khăn, tôi phát hiện ra rằng cần 17 phải đọc càng nhiều càng tốt trước khi bắt tay làm điều gì đó ngay cả khi bạn 18 nghĩ rằng bạn đã biết hết mọi thứ. Đó là một nghịch lý. 19 - Bỏ công đọc về vấn đề mình đang quan tâm là điều cho thấy rằng bạn không 20 phải là người mới chơi cá, và có nhiều khả năng cho thấy bạn sẽ thành công 21 bằng kiến thức thay vì phó thác cho sự may rủi. Chỉ có một chút khác biệt
- 1 giữa nuôi cá dĩa với những loài cá Nam Mỹ khác. Nếu bạn đã từng nuôi cá tai 2 tượng Phi, cá ông tiên hay cá nheo và áp dụng những nguyên lý cơ bản, bạn 3 sẽ không gặp nhiều rắc rối khi nuôi cá dĩa.Nói ngoài lề như vậy là quá đủ, bây 4 giờ chúng ta đi vào vấn đề chính.Cá dĩa thực sự là cá nhiệt đới, chúng cư ngụ 5 trong những dòng nước ấm áp ở vùng xích đạo Nam Mỹ. 6 7 - Điều này có nghĩa là chúng ưu nước ấm. Một số người cố nuôi cá dĩa ở nhiệt 8 độ khoảng 26°C, có lẽ để dung hòa với cây thủy sinh hay những loài cá khác 9 trong hồ và có thể đạt kết quả tốt trong một thời gian ngắn. Nhưng nhiệt độ 10 thấp sớm muộn sẽ làm cá dĩa bị căng thẳng và đổ bệnh, đặc biệt là bệnh 11 nhiễm khuẩn đường ruột hay Hexamita. Tầm nhiệt độ thích hợp nhất cho cá 12 dĩa là 28°-30° C, nhiệt độ khoảng 32° C rất thích hợp khi thả cá vào hồ mới. 13 Nhiệt độ cao hơn nữa sẽ có hại cho cá và nên duy trì nhiệt độ 31-32° C cho 14 đến khi nào cá hoàn toàn quen với hồ. 15 - Nhiệt độ như vậy cũng thích hợp khi điều trị cá trong một số trường hợp, 16 chẳng hạn khi cá bị nhiễm khuẩn Hexamita, để làm tăng thể trạng cá và công 17 dụng của thuốc. Tôi sử dụng đầu nhiệt 150W cho hồ 110 lít. Với hồ nhỏ hơn, 18 75 lít, tôi sử dụng đầu nhiệt 100W.Trước khi đem cá về nhà, bạn phải chuẩn
- 1 bị hồ và khởi động xong hệ thống lọc. Đừng dại dột khi nghĩ rằng nên mua cá 2 trước rồi chuẩn bị hồ sau cũng được. Làm như vậy thường thu được kết quả 3 xấu hơn là thành công. Sử dụng loại máy lọc nào không quan trọng nếu nó 4 không tạo ra dòng chảy quá mạnh. Hầu hết người nuôi cá dĩa đều hài lòng với 5 một bộ lọc khí lớn trong hồ có kích thước cỡ 110 lít với mật độ nuôi nhỏ. 6 - Với hồ lớn và mật độ nuôi cao, có thể cân nhắc sử dụng bộ lọc mạnh hơn. 7 Nếu bạn bắt đầu nuôi cá con thì chỉ cần sử dụng một bộ lọc khí cũ là đủ. Nếu 8 bạn không thể chờ để khởi động bộ lọc khí một cách tự nhiên, hãy sử dụng 9 loại dung dịch có chứa vi khuẩn. Chúng hoạt động rất tốt và loại trừ khả năng 10 lây bệnh so với việc sử dụng bộ lọc khí cũ. Tỷ lệ nuôi 6 con cá dĩa nhỏ (5-7.5 11 cm) trong một hồ 75 hay 110 lít là lý tưởng, hồ sau thích hợp hơn trong 12 trường hợp nuôi cá lâu dài. Trong khi chúng ta thường được khuyên nên bắt 13 đầu với 6 con cá dĩa, tôi cho rằng nên nuôi tối thiểu 3 con. Nuôi hai con 14 thường xảy ra cắn lộn và sự hiện diện của con thứ 3 làm sẽ làm cá bớt hung 15 dữ. Xung đột ở cá con thường hiếm khi nghiêm trọng.
- 1 2 - Cách tốt nhất là bắt đầu bằng 6 con rồi tách dần những con yếu hơn ra nuôi 3 riêng. Cách này dẫn đến kết quả là chỉ còn hai con, và thường là một cặp cá 4 rất đẹp mà chúng sẽ bắt đầu sinh sản rất sớm. Chúng ta thường được khuyên 5 rằng để hồ trống là cách nuôi cá dĩa tốt nhất. Tôi từng nuôi cá dĩa trong nhiều 6 loại hồ khác nhau, từ hồ thủy sinh với những loài cá tương thích cho đến hồ 7 “trống” như lời khuyên của những nhà lai tạo khác. Hồ cá dĩa của tôi, dù nuôi 8 cá giống hay cá con, luôn được bố trí một lớp sỏi rất mỏng ở dưới đáy. Lớp 9 sỏi mỏng giúp lắng đọng chất cặn bã mà làm vệ sinh cũng rất dễ. Cá cũng 10 thích nền sỏi vì chúng thường sục vào đó để tìm kiếm thức ăn. Mặc dù cá dĩa 11 nuôi trong hồ trống cũng tốt nhưng tôi lại thích bố trí nền sỏi. Nếu bạn chọn 12 nền trống, hãy sơn hay dán kín mặt đáy vì cá sẽ cảm thấy lo lắng khi chúng 13 nhìn xuyên qua mặt đáy, và như vậy chúng sẽ luôn nhút nhát. 14 Bên cạnh việc bố trí nền sỏi, tôi thích thả thêm gỗ lũa (trang điểm thêm một ít 15 Java fern), thực vật nổi như water sprite và water wisteria (cả hai rất thích hợp 16 đối với nước nuôi cá dĩa) và chậu trồng cây đổ đầy sỏi để trồng những cây
- 1 thủy sinh khác. Một bộ đèn huỳnh quang với một bóng ánh sáng nóng và một 2 bóng ánh sáng lạnh sẽ cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây. Cá dĩa hay giật 3 mình khi đang tối mà đèn bật sáng bất thình lình; bằng không, chúng không 4 hề dị ứng với ánh sáng. Liên quan đến điều này, thực vật nổi sẽ làm tán xạ 5 ánh sáng một cách tương đối trước khi chiếu đến cá dĩa. 6 Cá đĩa hoang dã Symphysodon discus xuất xứ từ Brazil này 7 được gọi là “cá dĩa nâu Heckel”. 8 - Với hồ cách ly hay điều trị, tôi không trải sỏi hay bỏ bất cứ vật dụng nào cả. 9 Nếu đây là lần đầu tiên bạn nuôi cá dĩa, hồ nuôi nên bố trí theo kiểu hồ cách 10 ly. Trường hợp này, hồ nuôi nên để trống ngoại trừ máy lọc, đầu nhiệt và đèn. 11 Lý do của việc sắp xếp gọn nhẹ như thế này bởi vì bạn cần phải quan sát cá 12 dĩa thật kỹ ngay cả khi chúng tìm cách lẩn tránh, tốt nhất là bạn luôn có thể 13 quan sát chúng một cách thật rõ ràng. Nếu bạn phải điều trị cho cá thì cây 14 thủy sinh, nền sỏi và những đồ trang trí khác sẽ không thích hợp. Bạn cũng 15 cần để cá thích nghi với môi trường sau khi đảm rằng chúng hoàn toàn mạnh 16 khỏe. Quá trình cách ly nên kéo dài không dưới 30 ngày. Nếu bạn thả cá dĩa 17 vào một hồ có sẵn, hãy cách ly cá mới – trong hồ cách ly có kích thước 18 khoảng 38 lít – cho đến khi chắc chắn rằng chúng hoàn toàn khỏe mạnh. 19 - Bạn biết gì về nước máy? Tôi thấy rằng nước máy ở hầu hết mọi nơi đều an 20 toàn đối với cá dĩa mà không cần phải điều chỉnh gì nhiều. Nước máy có thể 21 uống nên nó không thể giết chết cá dĩa được (tôi biết điều này hơi gượng ép 22 bởi vì ở một số nơi trên thế giới, tốt nhất bạn không nên uống nước máy!). 23 Bạn phải khử clor và chloramine (NH2Cl), và có lẽ phải điều chỉnh độ pH
- 1 một chút, nhưng chừng nào mà bạn chưa nuôi cá đẻ, độ cứng cũng không 2 quan trọng lắm. Cá dĩa thích hợp nhất với nước mềm, hơi có tính acid nhưng 3 rất nhiều nhà lai tạo nuôi cá dĩa bột của họ từ nguồn nước máy địa phương mà 4 chỉ cần khử clor và hạ pH một chút. Điều quan trọng nhất khi thiết lập một hồ 5 cá, đó là bạn phải tìm hiểu điều kiện nước mà cá bạn từng sống. Hãy hỏi. 6 - Cá bạn mua có thể đã quen sống ở nước có độ pH trung hòa. Trong trường 7 hợp này, bạn nên giữ nguyên độ pH như vậy thay vì giảm xuống còn 6.0 – 8 6.5, ít ra cũng trong giai đoạn mới bắt cá về. Luôn thay đổi thành phần hóa 9 học nước từ từ. Tôi nuôi nhiều cá đĩa ở độ pH rất thấp, đôi khi xuống đến 4.5, 10 nhưng chỉ áp dụng cho cá giống và cá hoang dã hơn là cá con. Cá con luôn 11 được nuôi ở độ pH 6.5 để làm giảm khả năng cá phải làm quen với môi 12 trường quá khác biệt khi bán cho người khác. Có rất nhiều sản phẩm làm 13 giảm độ pH rất tốt từ dung dịch có sẵn trong chai đến chất liệu lọc bằng than 14 bùn, vì thế tùy bạn lựa chon đâu là cách tốt nhất đối với mình. Một loại thiết 15 bị mà theo tôi là rất cần thiết đó là máy đo độ pH. Theo dõi độ pH là điều rất 16 quan trọng nhưng hầu hết các bộ thử đều không có thang đo đủ thấp cho 17 người nuôi cá dĩa. Độ pH thấp thường có xu hướng tự tăng cao trong một số 18 trường hợp (do thiếu bộ đệm), bởi vậy chúng ta nên thường xuyên theo dõi độ 19 pH để điều chỉnh kịp thời. 20 - Về thức ăn, một lần nữa, bạn nên hỏi xem cá dĩa từng được nuôi bằng loại 21 thức ăn gì. Nếu đó là loại thức ăn đặc biệt mà cá của bạn đã quen ăn, hãy đảm 22 bảo rằng bạn có thể kiếm ra loại thức ăn đó. Tất cả cá dĩa của tôi được cho ăn 23 thức ăn tổng hợp dạng tấm ít nhất một lần mỗi ngày. Chúng cũng được cho ăn 24 tim bò chế biến tại gia. Có một nghiên cứu gần đây tại Đại học Singapore 25 (được tài trợ bởi trang trại Gan Discus) cho thấy cá dĩa tăng trưởng tốt nhất 26 trong điều kiện nước thật sạch và cho ăn tim bò xay nhuyễn mà không trộn 27 thêm bất kỳ chất phụ gia nào.
- 1 - Một số người sử dụng những loại thức ăn khác (như tôm, gan, đậu…) nhưng 2 tôi không thấy chúng có ưu điểm đáng kể nào. Một thành phần tạo ra sự khác 3 biệt đáng kể ở cá dĩa đó là xanathan, chất tạo màu tự nhiên mạnh hơn nhiều 4 lần so với bột ớt. Xanathan bao gồm bột bông cúc vàng và những chất màu 5 thực phẩm phổ biến khác, chẳng hạn như O.S.I. Vivid Color Flakes. Cho cá 6 ăn tim bò mau dơ nước nhưng cá có bản dày. Nếu bạn cho cá ăn tim bò ngay 7 trước khi thay nước thì bạn có thể duy trì việc cho cá ăn loại thức ăn này mà 8 nước vẫn sạch. Bên cạnh tim bò và thức ăn tấm tổng hợp, cá dĩa mạnh khỏe 9 còn có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. 10 - Tuy nhiên, không nên cho cá ăn các loại trùn chỉ. Trùn chỉ, trùn đen và 11 những loại thức ăn tươi có nguồn gốc từ nước ngọt rất hợp khẩu vị đối với bất 12 kỳ loài cá nào nhưng chắc chắn cá sẽ có nguy cơ lây nhiễm một số bệnh 13 đường ruột. Trùng đỏ đông lạnh là loại thức ăn được nhiều nhà lai tạo ưa 14 chuộng và cá dĩa rất thích nhưng nguy cơ lây nhiễm bệnh ký sinh khiến tôi 15 phải cân nhắc trước khi cho chúng ăn. Tôi không cho cá ăn thức ăn tươi hay 16 đông lạnh có nguồn gốc nước ngọt trừ phi cá quá yếu và tôi chỉ cho chúng ăn 17 thuốc bổ thôi. Có một ngoại lệ – artemia tươi hay đông lạnh rất an toàn và 18 kích thích khẩu vị cá dĩa. 19 - Cá dĩa thường không kén ăn trừ khi chúng bị căng thẳng. Đừng cho cá ăn 20 quá nhiều, dĩ nhiên, nhưng cũng đừng để cá quá đói. Tốt nhất là nên hút hết 21 thức ăn thừa sau khi cho cá ăn khoảng một hai tiếng. Tôi thường làm như vậy. 22 Cá non nên được cho ăn từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Hãy quan sát chúng. Đừng 23 cho chúng ăn nhiều hơn mức chúng có thể ăn trong một giờ. Cá dĩa rất háu ăn 24 trong vài phút đầu nhưng sau đó lại ăn rỉ rả vì vậy đừng vội hút “thức ăn 25 thừa” ra quá nhanh.
- 1 - Việc lựa chọn cá dĩa rất khó khăn. Thông thường, sức khỏe luôn quan trọng 2 hơn loại cá hay màu sắc. Hãy để ý cá có dạng tròn, đều, không bị khuyết tật 3 hay vết thương nào, vây đủ và đều, và mắt phải tỷ lệ với thân hình. Cá dĩa non 4 có mắt quá to luôn là dấu hiệu cá bị còi và không thể lớn đến đến kích thước 5 tối đa. 6 - Chọn những con có mắt màu đỏ, màu cam hay bất cứ màu sáng nào, hay kể 7 cả màu nâu ở một số loại cá. Mắt đen hay sẫm màu là dấu hiệu cá bị bệnh. 8 Chuyển động phập phùng của mang cũng rất quan trọng. Nếu cá thở nặng 9 nhọc ở một bên mang còn mang bên kia bất động thì đó có thể là dấu hiệu cá 10 bị nhiễm bệnh ký sinh ở mang. Trong khi bệnh ký sinh ở mang và những loại 11 bệnh khác khá dễ chữa trị đối với người nuôi cá nhiều kinh nghiệm nhưng 12 nếu bạn mới bắt đầu nuôi cá dĩa thì tôi khuyên bạn nên tránh ngay từ đầu. 13 Hãy kiểm tra phân cá. Nếu phân cá có màu đen nằm ở dưới đáy hồ thì đó là 14 dấu hiệu cá không bị nhiễm khuẩn đường ruột. 15 - Nếu phân màu trắng dính ở hậu môn của cá hay dưới đáy hồ thì cá đang bị 16 bệnh đường ruột, nhiễm khuẩn Capillaria, Hexamita… Xin nhắc lại, bệnh 17 nhiễm khuẩn có thể chữa được nhưng hơi khó khăn đối với người mới bắt đầu 18 nuôi cá. Nếu bạn mua cá từ tiệm bán cá, tốt nhất nên hỏi người bán xem cá có 19 ăn uống bình thường hay không. Nếu chúng hơi phàm ăn, bạn có thể chắc 20 chắn rằng chúng đang ở trong tình trạng sức khỏe tốt và sẽ sống sót trong hồ 21 cá của bạn.
- 1 2 - Khi bạn mang cá về nhà, hãy áp dụng phương pháp tập cho cá quen với 3 nước hồ. Châm nước hồ từ từ vào chậu có sẵn cá và nước từ túi đựng cá. Một 4 khi lượng nước tăng lên gấp đôi, bạn có thể bắt cá bằng tay hay vợt để thả vào 5 hồ. Đừng đổ nước từ túi đụng cá vào hồ. Chỉnh độ chiếu sáng thấp ngày đầu 6 tiên hay cho đến khi cá bơi lội bình thường. Cá dĩa nằm bẹt một bên thân dưới 7 đáy trong vài giờ khi được thả vào hồ mới là điều rất bình thường. Cũng bình 8 thường khi chúng bắt đầu bơi lội và đòi ăn sau đó khoảng chục phút. Việc di 9 chuyển ít nhiều làm cá bị sốc, dù sao đi nữa, cá dĩa bắt đầu ăn sau đó khoảng 10 một ngày. 11 - Sau khi thả cá vào hồ, bạn tránh làm phiền đến chúng trừ phi thật cần thiết. 12 Từ từ rồi chúng sẽ quen với sự hiện diện của bạn nhưng lúc đầu đừng ngạc 13 nhiên nếu chúng tìm cách bỏ trốn khi bạn đến gần. Hãy đừng cử động. Bản 14 tính tò mò tự nhiên của chúng sẽ trỗi dậy và nhanh chóng phản ứng với những 15 gì xảy ra ở phí trước hồ. Chúc bạn may mắn và sở hữu những con cá dĩa tốt 16 nhất. Hy vọng bạn có nhiều niềm vui! 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá đĩa
11 p | 323 | 86
-
Kỹ thuật nuôi cá Dĩa
12 p | 385 | 80
-
Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
4 p | 402 | 66
-
Kỹ thuật nuôi cá Koi
3 p | 437 | 66
-
Kỹ thuật ương cá bột lên hương
8 p | 173 | 34
-
Kỹ thuật nuôi cá vàng Ngọc Trai Vàng
3 p | 330 | 33
-
Kỹ thuật nuôi cá Bống tượng – Kỹ thuật sản xuất giống
3 p | 141 | 24
-
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn
13 p | 156 | 23
-
Kỹ thuật ương cá giống
3 p | 167 | 22
-
Hướng dẫn 5 bước thiết lập hồ nuôi cá rồng
8 p | 134 | 16
-
Bài thuyết trình: Kỹ thuật nuôi cá bống tượng thâm canh trong ao đất
17 p | 102 | 15
-
Kỹ thuật nuôi cá Bống Tượng trên bể
3 p | 164 | 13
-
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá dĩa – Phần 2
7 p | 117 | 13
-
Hướng dẫn quy trình xử lý ao tôm bệnh đốm trắng và bệnh Taura khi có dịch bệnh xảy ra
4 p | 98 | 10
-
Kỹ thuật ương cá Chẽm ao đất
3 p | 121 | 10
-
Bài giảng Kỹ thuật nuôi cá thác lát - Duy Văn Quý
15 p | 33 | 9
-
Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi, chất thải nuôi trồng thủy sản quy mô hộ gia đình
12 p | 24 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn