HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH<br />
(TRONG BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH TỔNG THỂ)<br />
<br />
Lập kế hoạch kinh doanh tổng thể chưa bao giờ dễ dàng, trong đó có một phần không thể <br />
thiếu là kế hoạch tài chính.<br />
<br />
Nếu có một thước đo cho thấy công ty bạn hiện tại đang ở đâu và sẽ ở vị trí nào trong tương <br />
lai thì đó hẳn là các mục báo cáo tài chính trong kế hoạch kinh doanh. Phần thông tin này giúp <br />
bạn xác định nhu cầu tài chính của doanh nghiệp mình, cũng như giúp người ngoài cuộc phân <br />
tích được xem liệu có nên đầu tư vào công ty của bạn.<br />
<br />
Có lẽ bạn sẽ muốn lưu ý bất kỳ nguồn vốn khởi đầu cá nhân nào mà công ty của bạn đang <br />
hoặc sẽ sở hữu. Các nhà đầu tư tài chính luôn muốn (và thường yêu cầu) các doanh nhân tự <br />
bỏ vốn vào dự án với phần trăm cam kết giá trị thực càng lớn càng tốt. Số tiền mà bạn cần <br />
phải đầu tư vào kinh doanh so với số tiền bạn muốn cấp vốn thường chênh lệch nhau, <br />
trong khoảng từ 20% đến 50%. <br />
Bạn cũng phải xác định loại hình tài chính nào phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn. <br />
Các ngân hàng cung cấp một số loại khoản vay ít rủi ro cho các doanh nghiệp. <br />
Bạn cần vay vốn ngắn hạn để mua thêm hàng về lưu trữ trong kho? Bạn có muốn một khoản <br />
vay giao dịch nhận tất cả số tiền cùng một lúc, hoặc một dòng tín dụng cho phép bạn rút tiền <br />
bất kì khi nào muốn? Bạn có cần một khoản vay trung hạn để đầu tư vào những tài sản lớn <br />
như bất động sản hoặc trang thiết bị? Bạn có thích tín dụng quay vòng, có khung thời gian dài <br />
hơn dòng tín dụng và cho phép bạn vay lại các khoản tiền mà bạn đã trả trước đó? <br />
Hoặc bạn có đang điều hành một doanh nghiệp đang gặp khó khăn, cần phải vượt qua các <br />
vòng bổ sung cần thiết để xin được khoản vay do chính phủ hỗ trợ? <br />
Hãy tự hỏi mình những câu hỏi trên và bắt đầu thực hiện kế hoạch tài chính cho doanh <br />
nghiệp của bạn.<br />
Tạo bộ khung cho kế hoạch tài chính<br />
Hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu tình hình tài chính công ty bạn ở cuối quý gần nhất. Sau đó, <br />
đưa ra mục tiêu tài chính trong 3 5 năm tới, tùy thuộc vào những gì nhà cho vay hoặc nhà đầu <br />
tư yêu cầu. Đây được gọi là bản dự thảo tài chính dựa trên các giả định về hoạt động kinh <br />
doanh của bạn. Khi bạn vạch ra mục tiêu thì những dự báo hằng năm nên được chia nhỏ theo <br />
tháng, trong khi dự đoán lâu dài hơn có thể được chia nhỏ theo năm.<br />
Nếu kế hoạch kinh doanh của bạn sắp tới là mở rộng chi nhánh hiện tại, bản dự thảo của <br />
bạn sẽ dựa trên dữ liệu tài chính hiện có của công ty. Nếu doanh nghiệp của bạn mới được <br />
thành lập, báo cáo của bạn sẽ mang tính đầu cơ, nhưng bạn có thể làm cho chúng thực tế hơn <br />
bằng cách dựa trên báo cáo tài chính đã công bố của các doanh nghiệp trong ngành có cách <br />
thức hoạt động tương tự.<br />
Nhưng nếu bạn không thể tìm thấy dữ liệu này hoặc đơn giản nó không tồn tại vì lĩnh <br />
vực kinh doanh của bạn quá độc đáo hoặc dữ liệu của các công ty khác được bảo mật, hãy <br />
tìm một chuyên gia kế toán đã có kinh nghiệm làm việc với các doanh nghiệp tương tự và giúp <br />
bạn lập nên bản dự thảo tài chính thực tế.<br />
Ba yếu tố quan trọng trong báo cáo tài chính<br />
<br />
Kế hoạch tài chính của bạn nên bao gồm ba mục chính sau: báo cáo thu nhập, bảng cân đối <br />
kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.<br />
1. Báo cáo kết quả kinh doanh / Báo cáo lợi nhuận và lỗ<br />
<br />
Báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn được gọi là báo cáo lợi nhuận và lỗ, dùng để tóm tắt <br />
doanh thu và chi phí của công ty bạn.<br />
Doanh thu là doanh số bán hàng của công ty bạn và / hoặc các nguồn thu nhập khác; ví dụ như <br />
cửa hàng tạp hóa kiếm được doanh thu từ thực phẩm, các sản phẩm khác và các dịch vụ.<br />
Các khoản chi bao gồm chi phí bán hàng (ví dụ như tiền mua sản phẩm, thịt và sữa từ nông <br />
dân), lương cho nhân viên, biên chế, thuế doanh thu và thu nhập, bảo hiểm kinh doanh và lãi <br />
suất cho vay,... <br />
Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh<br />
Điểm mấu chốt của báo cáo thu nhập là thể hiện thu nhập ròng của công ty, hoặc doanh thu <br />
sau khi trừ đi chi phí. Các nhà cho vay và các nhà đầu tư muốn biết công ty bạn đang ở mức <br />
nào và liệu hiện tại hay sau này có sinh lời hay không.<br />
2. Bảng cân đối kế toán<br />
<br />
Bảng cân đối kế toán thể hiện tài sản và nguồn vốn của công ty bạn.<br />
Nó được gọi là bảng cân đối vì tổng tài sản bạn có phải hoàn toàn cân đối với tổng nguồn <br />
vốn.<br />
Trong mỗi danh mục, có rất nhiều mục khác nhau. Ví dụ: tài sản của bạn sẽ bao gồm tài sản <br />
ngắn hạn và dài hạn (tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho và thiết bị,...); còn nguồn <br />
vốn của bạn sẽ bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản phải trả, tiền lương, thuế, tiền thuê <br />
mặt bằng, các tiện ích, và số dư nợ,...<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cấu trúc cơ bản của Bảng cân đối kế toán với Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn luôn cân <br />
bằng<br />
Lúc này, bảng cân đối kế toán vô cùng quan trọng vì nó cho thấy tình hình tài chính của công <br />
ty tại một thời điểm cụ thể và so sánh những thứ bạn sở hữu với những gì bạn nợ.<br />
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ / ngân sách tiền mặt<br />
<br />
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết số tiền mà bạn dự kiến sẽ được đưa vào và đưa ra khỏi <br />
công ty trong một khung thời gian nhất định.<br />
Để dự đoán dòng tiền, bạn nên xem xét dự báo doanh thu, biên nhận tiền mặt so với biên lai <br />
tín dụng và khung thời gian thu thập các khoản phải thu. Chi phí này sẽ là bao nhiêu, và bạn <br />
sẽ phải trả bao nhiêu tiền? Nếu bạn có tín dụng thương mại thì mất bao lâu để trả cho nhà <br />
cung cấp?<br />
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ không chỉ cho thấy các nhà đầu tư tiềm năng biết bạn đang làm gì <br />
mà còn giúp bạn đảm bảo mô hình kinh doanh bền vững hơn về tài chính và thiết lập các mục <br />
tiêu mà bạn muốn đạt được.<br />
Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp<br />
Một vài điều bạn cần lưu ý về báo cáo tài chính<br />
<br />
Báo cáo tài chính phải thể hiện cả tầm nhìn dài hạn và ngắn hạn cho doanh nghiệp của bạn . <br />
Trong kế hoạch kinh doanh, dự thảo trong 3 năm và 5 năm được coi là dài hạn, và bất kì kế <br />
hoạch nào cũng nên xuất phát từ con số 3 năm trở đi.<br />
Bên cạnh đó, bản dự thảo không nên quá tích cực hay quá tiêu cực mà nên cân bằng ở giữa và <br />
sát với thực tế. Nếu bạn không muốn biến công ty thành một doanh nghiệp vô cùng nghiệp <br />
dư, đừng phạm sai lầm phổ biến như việc đưa ra dự đoán tăng trưởng đột ngột trong những <br />
năm tới.<br />
Trong một số trường hợp, các nhà cho vay muốn các bản báo cáo được trình bày theo một <br />
cách nhất định, do đó hãy tham khảo ý kiến trước khi bạn phác thảo.<br />
Ví dụ như, ngân hàng có thể muốn xem dự báo hàng tháng cho năm đầu tiên, dự báo hàng quý <br />
cho năm thứ 2 và dự báo hàng năm cho năm thứ 3.<br />
Ngoài các báo cáo tài chính cho công ty của bạn, nếu bạn mới chập chững bước vào con <br />
đường kinh doanh, bạn có thể cần cung cấp các báo cáo tài chính cá nhân cho mỗi chủ sở hữu. <br />
Các báo cáo này nên liệt kê các loại tài sản của chủ sở hữu, chẳng hạn như số dư tài khoản <br />
và tiền gửi tiết kiệm, cổ phiếu và trái phiếu, số dư tài khoản hưu trí và vốn chủ sở hữu nhà, <br />
cũng như các khoản nợ phải trả như thế chấp, khoản vay của sinh viên, nợ thuế và các món <br />
nợ khác.<br />
Bất kể hình thức trình bày báo cáo tài chính như thế nào, chúng phải luôn hoàn chỉnh, chính <br />
xác và toàn diện; đặc biệt, mỗi con số trên bảng tính phải có ý nghĩa gì đó (ví dụ, bạn không <br />
được ước chừng biên chế mà phải có số liệu chính xác).<br />
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải khớp với báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng cân <br />
đối kế toán phải khớp tuyệt đối khi kết thúc mỗi giai đoạn. Những lịch trình như lịch biểu <br />
khấu hao tài sản hữu hình và vô hình cũng là một phương án dự phòng cho bản dự thảo của <br />
bạn.<br />
Khi ước tính mức độ phát triển của công ty, bạn cần đưa ra một số giả định, dựa trên nghiên <br />
cứu kỹ lưỡng kết hợp với chiến lược cạnh tranh. Ngoài ra, phân tích tốc độ công ty sẽ đạt <br />
được dòng tiền mặt tích cực cũng rất cần thiết.<br />
Mặc dù các nhà đầu tư có yêu cầu khác nhau về tiêu chuẩn, nhưng hầu hết họ đều muốn <br />
thấy dòng tiền mặt tích cực trong năm đầu tiên hoạt động, đặc biệt nếu đây là lần đầu bạn <br />
đầu tư mạo hiểm.<br />
Để dự đoán mang tính chính xác cao, bạn phải hiểu rõ doanh nghiệp của mình. Nếu bạn đã <br />
xây dựng mô hình chính xác và thực tế, nhưng vẫn dự báo thấy dòng tiền âm trong hơn 12 <br />
tháng, hãy xem xét lại mô hình kinh doanh của bạn.<br />
Khi kết hợp các báo cáo tài chính của bạn, hãy chắc chắn rằng không có lỗi chính tả hoặc sai <br />
lầm trong tính toán. Giả sử bạn thiếu kinh nghiệm trong việc chuẩn bị các tuyên bố tài chính, <br />
bạn có thể thuê một chuyên gia kế toán chuyên nghiệp để kiểm tra công việc và đưa ra ý kiến <br />
khách quan về bản dự thảo.<br />
Hẳn là bạn sẽ không muốn những sai sót hoặc các vấn đề trong báo cáo tài chính của bạn <br />
hiển hiện trước mặt một nhà cho vay hay nhà đầu tư tiềm năng.<br />
Mặc dù các báo cáo tài chính vốn đã rất hữu ích, dữ liệu của chúng còn có thể được sử dụng <br />
để tính các tỷ số tài chính như biên lợi nhuận gộp, lợi tức đầu tư và lợi nhuận trên vốn chủ sở <br />
hữu. Các tỷ số này cung cấp thông tin hữu ích về tính thanh khoản, khả năng sinh lời, nợ, hiệu <br />
suất hoạt động, dòng tiền và định giá đầu tư của công ty.<br />
Một số điều bạn có thể chưa biết về báo cáo tài chính<br />
<br />
Ngoài các báo cáo tài chính, các nhà cho vay tiềm năng hoặc các nhà đầu tư cũng sẽ muốn xem <br />
dự báo doanh số bán hàng và kế hoạch nhân sự nếu doanh nghiệp của bạn có một số lượng <br />
nhất định nhân viên.<br />
Dự báo doanh số bán hàng<br />
<br />
Dự báo doanh số bán hàng là biểu đồ phân chia doanh nghiệp của bạn dự kiến bán các loại <br />
mặt hàng nào theo tháng (cho năm tới) và theo năm (trong hai đến bốn năm sau).<br />
Đối với kinh doanh dịch vụ dọn dẹp, dự báo doanh số có thể liệt kê các khoản thanh toán một <br />
lần, các hợp đồng dọn dẹp hàng tháng / hàng năm và có thể chia nhỏ hơn nữa theo đơn vị các <br />
nhà, căn hộ, chung cư, toàn bộ tòa nhà chung cư và cao ốc văn phòng.<br />
Đối với một cửa hàng tạp hóa, dự báo doanh thu có thể liệt kê các dự án bán trái cây, rau, sữa, <br />
thịt, hải sản, hàng đóng gói và đồ ăn đã chế biến.<br />
Còn nếu công ty bạn bán sản phẩm, dự báo doanh thu sẽ bao gồm cả chi phí bán hàng.<br />
Kế hoạch nhân sự<br />
<br />
Nếu doanh nghiệp của bạn có cả nhân viên chứ không chỉ người quản lý, bạn sẽ cần một kế <br />
hoạch nhân sự cụ thể (ví dụ như nhân viên thu ngân, người bán thịt, lái xe, bảo vệ và người <br />
nấu ăn) cùng với chi phí về tiền lương, bảo hiểm y tế, tiền đóng góp của chương trình nghỉ <br />
hưu, bảo hiểm bồi thường tai nạn lao động, bảo hiểm thất nghiệp, thuế an sinh xã hội.<br />
Sử dụng vốn vay hoặc vốn đầu tư<br />
<br />
Giả sử giờ đây bạn đã phác thảo chi tiết ý tưởng kinh doanh, khả năng tồn tại của nó và khả <br />
năng của bạn để thực hiện. Vậy làm thế nào để có kế hoạch sử dụng bất kỳ khoản tiền mà <br />
các nhà cho vay hoặc nhà đầu tư cung cấp cho bạn thật khôn ngoan?<br />
Ví dụ: Nếu bạn đang yêu cầu một khoản vay 100,000 đô la, bạn có thể chia nhỏ khoản tiền <br />
đó cho các thiết bị như sổ đăng ký tiền mặt, tủ đựng đồ và tủ lạnh, mua hàng tồn kho và thực <br />
hiện chiến dịch marketing của bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm vốn để mở rộng kinh doanh của <br />
mình, hãy cho biết bạn định chi bao nhiêu cho việc tu sửa hoặc thêm địa điểm cửa hàng; và <br />
nếu bạn đang bán lại các cơ sở kinh doanh nhỏ, hãy nêu rõ giá cho mỗi đơn vị đó.<br />
Lịch trình hoàn trả dự kiến và chiến lược rút lui<br />
<br />
Người cho vay tiềm năng sẽ muốn biết làm thế nào và khi nào bạn có ý định hoàn trả các <br />
khoản vay hoặc hạn mức tín dụng, vì vậy bạn nên có một kế hoạch trả nợ và các điều <br />
khoản. Họ có thể không đồng ý với đề nghị của bạn, nhưng cung cấp các điều khoản đề xuất <br />
cho thấy bạn đang cân nhắc khoản vay từ quan điểm của người cho vay.<br />
Bạn có thể mô tả những tài sản thế chấp có sẵn để đảm bảo cho khoản vay, chẳng hạn như <br />
hàng tồn kho, các khoản phải thu, bất động sản, xe cộ hoặc thiết bị. Nhưng bạn cũng nên lưu <br />
ý rằng người cho vay không tính giá trị đầy đủ của tài sản thế chấp, và mỗi người cho vay có <br />
thể tính theo một tỷ lệ khác.<br />
Các nhà đầu tư tiềm năng cũng sẽ muốn biết khi nào khoản đầu tư của họ sẽ được trả hết và <br />
mức lãi suất mong đợi. Họ cũng sẽ muốn thấy rằng bạn có một chiến lược rút lui vốn đầu tư <br />
của bạn và của họ.<br />
Bạn có kế hoạch bán lại công ty cho một cá nhân nào đấy hoặc công ty khác không? Chiến <br />
lược rút lui của bạn là gì nếu doanh nghiệp thất bại? Tại thời điểm nào bạn sẽ xác định rằng <br />
bạn sẽ cắt lỗ của bạn và bán hoặc đóng cửa doanh nghiệp, và làm thế nào bạn sẽ trả lại nhà <br />
đầu tư nếu điều này xảy ra?<br />
Tạm kết<br />
<br />
Hãy nhớ rằng, không ai phải cũng sẵn sàng cho bạn mượn tiền hoặc đầu tư vào công ty của <br />
bạn. Khi họ đang cân nhắc làm như vậy, họ sẽ so sánh nguy cơ khi làm việc với bạn với nguy <br />
cơ và lợi nhuận mà họ có thể nhận được khi cho vay hoặc đầu tư vào các công ty khác. Bạn <br />
phải thuyết phục họ rằng doanh nghiệp của bạn là lựa chọn hứa hẹn và đúng đắn nhất bằng <br />
một bản kế hoạch tài chính (trong kế hoạch kinh doanh tổng thể) tuyệt vời.<br />