Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức
lượt xem 5
download
Với “Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề cương!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức
- TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC HƯỚNG DẪN ÔN TẬP Tổ Ngữ văn KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (NĂM HỌC 2022 - 2023) Môn: Ngữ văn - Lớp 12 A. PHẠM VI ÔN TẬP I. Kiến thức Đọc – hiểu 1. Các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, điều hành (hành chính - công vụ) 2. Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm – nói tránh; điệp (điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc ngữ pháp), đối, câu hỏi tu từ,…. 3. Các phong cách chức năng của ngôn ngữ: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận 4. Các thao tác lập luận: diễn dịch, quy nạp, giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận… 5. Các phép liên kết: phép nối, phép lặp, phép thế… II. Kiến thức văn bản tác phẩm 1. Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) 2. Tây Tiến (Quang Dũng) 3. Việt Bắc (Tố Hữu) III. Kĩ năng làm văn 1. Nghị luận xã hội 2. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ B. CẤU TRÚC ĐỀ Phần I. Đọc – hiểu ( 3,0 điểm) Phần II. Làm văn(7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm). Viết đoạn văn NLXH (khoảng 200 chữ) Câu 2. (5,0 điểm). Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ C. THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 phút D. MỘT SỐ LƯU Ý I. Phần Đọc – hiểu: 1. Ngữ liệu: - Nguồn ngữ liệu: Ngoài sách giáo khoa - Dạng tồn tại của ngữ liệu: văn bản/đoạn văn bản văn học (thơ, nghị luận...) hoặc văn bản thông tin… 2. Câu hỏi: - Số lượng: 04 câu hỏi - Mức độ: + Tái hiện/ nhận biết + Thông hiểu + Vận dụng thấp + Vận dụng cao II. Phần Làm văn : 1. Dựng đoạn nghị luận xã hội - Nội dung: hiện tượng đời sống hoặc tư tưởng đạo lí được rút ra từ phần ngữ liệu đọc – hiểu - Đảm bảo dung lượng đoạn văn
- - Kết cấu đoạn: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân hợp, móc xích, song hành - Đảm bảo các bước triển khai : + Phần mở đoạn: nêu vấn đề ngắn gọn, khái quát + Phần thân đoạn: ++ giải thích khái niệm (nếu có) giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của từ ngữ (nếu là đề bàn về tư tưởng đạo lý), hoặc giải thích hiện tượng đời sống (nếu đề bàn về hiện tượng đời sống)… ++ phân tích, bàn luận khía cạnh nội dung đề yêu cầu (đặt ra các câu hỏi – vì sao – tại sao – sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ; đưa dẫn chứng phù hợp, ngắn gọn, chính xác; phản đề – mở rộng vấn đề – đồng tình, không đồng tình); có dẫn chứng phù hợp để chứng minh… + Kết đoạn: Rút ra bài học nhận thức và hành động - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc… Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… - Cần nắm bắt tình hình xã hội, những vấn đề nóng của XH đang diễn ra mang tính thời sự... 2. Bài nghị luận văn học: - Viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh phân tích về tác phẩm / đoạn trích tác phẩm thơ - Yêu cầu: + Nắm vững thao tác lập luận phân tích, kỹ năng làm bài phân tích đoạn trích / tác phẩm thơ. + Nắm vững kiến thức về tác giả, thể loại tác phẩm, phân tích, cảm thụ được các phương diện nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm thơ trong phạm vi ôn tập. + Sử dụng hợp lí phương thức biểu đạt kết hợp các thao tấc lập luận đã học +Vận dụng linh hoạt, hợp lí cách trình bày các đoạn văn trong bài văn nghị luận. + Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc… Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… III. ĐỀ THAM KHẢO SỞ GD & ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 12 Đề tham khảo THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 PHÚT (Đề thi gồm 02 trang) (Không kể thời gian giao đề) Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) (Đề thi gồm 01 trang) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: “Hãy cảm thấy hạnh phúc khi chúng ta có bố mẹ làm điểm tựa cho những bước đi đầu đời, có thầy cô làm điểm tựa cho những bước đi tìm kiếm tri thức, có bạn bè làm điểm tựa cho những vấp ngã, và có những người sáng tạo đi trước làm điểm tựa cho chúng ta tiếp tục sáng tạo... Họ đều là những người khổng lồ của nhân loại. Vậy làm thế nào để có thể đứng trên đôi vai của họ? Nên nhớ một điều: tất cả những người khổng lồ đều mong muốn chúng ta lấy họ làm điểm tựa, và họ sẵn sàng để cho chúng ta đứng trên đôi vai của họ mà không hề hối tiếc. Nhưng, nếu chỉ có thế
- thì không đủ; mỗi người cần làm cho bản thân mình hoàn thiện hơn, tốt hơn, để luôn đứng vững vàng trên đôi vai của những người khổng lồ. Hãy bắt đầu điều đó bằng cách tập trung lắng nghe. Các bạn chắc đang nghĩ rằng đây là điều đơn giản, nhưng thực ra để có thể lắng nghe, bạn phải thực hiện được cả một quá trình kì diệu đấy. Khi lắng nghe, các giác quan sẽ tạm thời chậm lại, cuộc sống cũng dường như trôi qua một cách nhẹ nhàng hơn, sự tập trung sẽ bao trùm tất cả. Chính lúc đó, chúng ta mới cảm nhận được cuộc sống, cảm nhận được những con người thương yêu chúng ta đang chia sẻ, đang phân tích, đang làm việc, đang hướng dẫn cho chúng ta. Khi lắng nghe chúng ta mới có thể học, mới có thể ghi nhớ. Nhiều bạn trẻ rất thờ ơ trong việc lắng nghe người khác, điều đó thực sự rất tai hại: nó sẽ làm cho chúng bị thoái hóa, và sẽ biến chúng thành một cỗ máy không biết định hướng, không thể tư duy. Chính vì thế, lắng nghe là bước đầu tiên có thể học được cách đứng trên vai của những người khổng lồ, bởi đơn giản họ luôn là những người biết lắng nghe người khác và thích chia sẻ cho những người cầu thị. Hãy hiểu rằng phát triển là sự kế thừa chứ không phải sự phủ định. Tâm lí của chúng ta thông thường là sự phản bác và phê phán. Chúng ta thường có quan niệm rằng những gì thuộc về quá khứ thì nên để nó ở quá khứ, đừng mang lên hiện tại. Điều đó chỉ đúng một phần mà thôi. Quá khứ không phải là để quên đi, mà để làm bàn đạp, làm luận cứ, luận chứng, kinh nghiệm bài học...để chúng ta có thể hoàn thiện hơn”. (Trích “Hãy sống mạnh mẽ”, Trung tâm Đào tạo tài năng trẻ Châu Á Thái Bình Dương, Nguyễn Thành Nhân, Nguyễn Hoàng Sơn, Lương Dũng Nhân..., NXB Trẻ, tr.130-131) Câu 1. Hãy chỉ ra “những người khổng lồ” được đề cập trong văn bản. Câu 2. Theo văn bản, để đứng trên vai người khổng lồ các bạn trẻ cần phải làm gì? Câu 3. Những câu văn sau giúp anh/chị hiểu gì về tầm quan trọng của sự kế thừa quá khứ trong cuộc sống của mỗi người? “Chúng ta thường có quan niệm rằng những gì thuộc về quá khứ thì nên để nó ở quá khứ, đừng mang lên hiện tại. Điều đó chỉ đúng một phần mà thôi. Quá khứ không phải là để quên đi, mà để làm bàn đạp, làm luận cứ, luận chứng, kinh nghiệm bài học...để chúng ta có thể hoàn thiện hơn”. Câu 4. Nội dung của câu văn sau có ý nghĩa gì với anh/chị? “ Hãy cảm thấy hạnh phúc khi chúng ta có bố mẹ làm điểm tựa cho những bước đi đầu đời, có thầy cô làm điểm tựa cho những bước đi tìm kiếm tri thức, có bạn bè làm điểm tựa cho những vấp ngã, và có những người sáng tạo đi trước làm điểm tựa cho chúng ta tiếp tục sáng tạo...” II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung của phần Đọc-hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sự lắng nghe. Câu 2. (5.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiểu thơm
- Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Aó bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành ( Trích Tây Tiến, Quang Dũng) Cảm nhận về vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về sự quyện hòa giữa chất hiện thực và lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
- TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC HƯỚNG DẪN ÔN TẬP Tổ Ngữ văn KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (NĂM HỌC 2022 - 2023) Môn: Ngữ văn - Lớp 11 A. PHẠM VI ÔN TẬP I. Kiến thức Đọc – hiểu 1. Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, điều hành (hành chính - công vụ) 2. Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm – nói tránh; điệp (điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc ngữ pháp), đối, câu hỏi tu từ,…. II. Kiến thức văn bản tác phẩm • Tự tình II (Hồ Xuân Hương) • Câu cá mùa thu (Thu điếu – Nguyễn Khuyến) • Thương vợ (Trần Tế Xương) III. Kĩ năng làm văn Kiểu bài nghị luận phân tích văn học B. CẤU TRÚC ĐỀ Phần I. Đọc – hiểu ( 3,0 điểm) Phần II. Làm văn(7,0 điểm) Viết bài văn nghị luận phân tích (về tác phẩm thơ trữ tình trung đại). C. THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút D. MỘT SỐ LƯU Ý I. Phần Đọc – hiểu: 1. Ngữ liệu: - Nguồn ngữ liệu: Ngoài sách giáo khoa - Dạng tồn tại của ngữ liệu: văn bản / đoạn văn bản văn học (thơ, nghị luận...) hoặc văn bản thông tin… 2. Câu hỏi: - Số lượng: 04 câu - Mức độ: 04 cấp độ
- + Tái hiện/ nhận biết + Thông hiểu + Vận dụng thấp + Vận dụng cao II. Phần Làm văn : 1. Kiểu bài: Nghị luận văn học - Viết bài văn nghị luận phân tích về tác phẩm / đoạn trích tác phẩm thơ trữ tình trung đại. - Đề bài có nhận định. 2. Yêu cầu: - Nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm, học thuộc văn bản tác phẩm, phân tích, cảm thụ được các phương diện nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm thơ trong phạm vi ôn tập. - Nắm vững thao tác lập luận phân tích, kỹ năng làm bài phân tích tác phẩm thơ. - Sử dụng hợp lí các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận đã học - Vận dụng linh hoạt, hợp lí cách trình bày các đoạn văn trong bài văn nghị luận. - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc… Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… III. ĐỀ THAM KHẢO SỞ GD & ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 11 Đề tham khảo THỜI GIAN LÀM BÀI: 120 PHÚT (Đề thi gồm 02 trang) (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 01 trang) I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: VỚI CON Con ơi con thức dậy giữa ngày thường Nghe chim hót đừng nghe mê mải quá
- Qua đường đất đến con đường sỏi đá Cha e con đến lớp muộn giờ. Con ơi con nàng Bạch Tuyết trong mơ Không thể nào yêu con thay mẹ được Và vì thế, nếu khuy áo con bị đứt Thì nói lên để mẹ khâu cho. Và con gì trên ấy ngân hà Có thể rồi con sẽ lên đến được Nhưng đêm nay thì con cần phải học Bốn phép tính cộng trừ hay đọc một trang thơ. Con ơi con, nếu thầy giáo dạy con Có ánh sáng bảy màu trong ánh sáng Thì con hỡi hãy khêu cho rạng Ngọn bấc đèn con hãy vặn lên to. Con ơi con, trái đất thì tròn Mặt trăng sáng cũng tròn như đĩa mật Tất cả đây đều là sự thật Nhưng cái bánh đa tròn, điều đó thật hơn! Mẹ hát lời cây lúa để ru con Cha cày đất để làm nên hạt gạo Chú bộ đội ngồi trên mâm pháo Bác công nhân quai búa, quạt lò.
- Vì thế nên, lời cha dặn dò Cũng chưa hẳn đã là điều đúng nhất Cha mong con lớn lên chân thật Yêu mọi người như cha đã yêu con. (Theo Thivien.net/Thạch Quỳ/Với con) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên. Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép lặp cấu trúc cú pháp trong văn bản trên. Câu 3: Anh/chị hiểu như thể nào về lời cha dặn con trong những dòng thơ dưới đây? Và con ơi trên ấy ngân hà Có thể rồi con sẽ lên đến được Nhưng đêm nay thì con cần phải học Bốn phép tính cộng trừ hay đọc một trang thơ. Câu 4: Qua khổ thơ thứ 4 của bài thơ, anh/chị nhận thức được yêu cầu như thế nào về quá trình học của người học sinh? II. Làm văn; Có nhận định cho rằng: "Bài thơ Câu cá mùa thu thể hiện nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả". Anh/ chị hãy phân tích bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu – Nguyễn Khuyến) để làm sáng tỏ nhận định trên.
- TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC HƯỚNG DẪN ÔN TẬP Tổ Ngữ văn KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (NĂM HỌC 2022 - 2023) Môn: Ngữ văn - Lớp 10 A. PHẠM VI ÔN TẬP I. Kiến thức Đọc – hiểu Bài 1. Thần thoại và sử thi II. Kĩ năng: - Đọc hiểu - Viết bài văn NL về một hiện tượng trong cuộc sống hoặc một vấn đề đặt ra từ tác phẩm văn học. B. CẤU TRÚC ĐỀ Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm) Đọc-hiểu VB thần thoại/sử thi + tích hợp Tiếng Việt Phần II. Làm văn(7,0 điểm) Viết bài văn NL về một vấn đề xã hội (tư tưởng đạo lý, hiện tượng đời sống) C. THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút D. MỘT SỐ LƯU Ý I. Phần Đọc – hiểu 1. Ngữ liệu: - Nguồn ngữ liệu: Ngoài sách giáo khoa - Yêu cầu ngữ liệu: tương đương với ngữ liệu SGK 2. Câu hỏi: Mức độ: + Tái hiện/ nhận biết + Thông hiểu + Vận dụng thấp + Vận dụng cao II. Phần Làm văn : 1. Kiểu bài: Bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề trong cuộc sống. 2. Yêu cầu: - Nắm vững kỹ năng nghị luận một vấn đề xã hội để viết bài văn hoàn chỉnh. - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc… Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu… D. ĐỀ THAM KHẢO SỞ GD & ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 10 Đề tham khảo THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT (Đề thi gồm 02 trang) (Không kể thời gian giao đề) Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm) (Đề thi gồm 01 trang)
- Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: THẦN GIÓ (Thần thoại Việt Nam) Thần Gió có một hình dạng kì quặc. Thần không có đầu. Bảo bối của thần là một thứ quạt màu nhiệm. Thần sẽ làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh Ngọc Hoàng. Khi thần Gió phối hợp với thần Mưa, có khi thần Sét nữa cùng hoạt động là những lúc đáng sợ nhất. Thỉnh thoảng thần xuống hạ giới đi chơi vào những buổi tối trời. Đó là lúc giữa đồng bằng tự nhiên nổi lên trận gió xoáy, dân gian thường gọi là thần Cụt Đầu. Thần Gió có một đứa con còn nhỏ hay nghịch ngợm. Người ta kể chuyện: Có một hôm thần đi vắng, đứa con ở nhà giở quạt của cha làm gió thổi chơi. Lúc ấy ở hạ giới có một người vì mất mùa đói khổ, tìm không ra cái ăn. Hôm đó, trong nhà lại có vợ đau nặng, ông ta phải cất công đi rất xa hơn một ngày đường mới xin được một bát gạo để về nấu cháo cho vợ. Về đến nhà, ông mang gạo xuống ao để vo. Lúc đó trời quang mây tạnh. Đột nhiên trận gió do con thần Gió quạt lên tứ tung làm cho bát gạo của người kia đựng trong rá văng xuống ao. Người nọ khóc lóc thảm thiết, không biết bắt đền ai, căm tức thần Gió vô hạn, quyết tâm kiện lên thiên đình. Ngọc Hoàng nghe rõ câu chuyện mới đòi thần Gió đến quở trách. Thần Gió thú thật là có đứa con ở nhà nghịch bậy. Ngọc Hoàng cho đó là tội không thể tha thứ được, liền đày con thần Gió xuống trần, bắt đi chăn trâu cho người mất gạo kia. Sau đó ít lâu, Ngọc Hoàng lại bắt con thần Gió hóa làm cây ngải để báo tin gió cho thiên hạ. Người hạ giới thường gọi là cây ngải gió hoặc cây ngải tướng quân. Mỗi lần cây ngải gió cuốn bông cuốn lá lại, người hạ giới biết là trời sắp nổi gió, nổi mưa. Lại mỗi lần trâu bị cảm gió, người ta thường lấy là cây ngải để chữa, vì cho rằng nó có kinh nghiệm về bệnh của trâu trong thời gian giữ trâu cho người mất gạo. (Theo Nguyễn Đổng Chi, Tác phẩm được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003, tr.93-94) Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào? Câu 2: Có thể thay thế từ “thảm thiết” trong câu: “Người nọ khóc lóc thảm thiết, không biết bắt đền ai, căm tức thần Gió vô hạn, quyết tâm kiện lên thiên đình.” bằng từ “tha thiết” được không? Vì sao? Câu 3: Chỉ ra một chi tiết hoang đường, kỳ ảo mà anh/chị ấn tượng trong văn bản. Ý nghĩa của chi tiết ấy là gì? Câu 4: Qua văn bản đọc – hiểu, anh/chị hãy rút ra cho bản thân một thông điệp có ý nghĩa nhất. Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong cuộc sống.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Vinschool, Hà Nội
18 p | 18 | 4
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Thanh Am
3 p | 11 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Việt Đức, Hà Nội
10 p | 6 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Việt Đức, Hà Nội
11 p | 13 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Việt Đức
10 p | 9 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Hai Bà Trưng
10 p | 14 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Vinschool, Hà Nội
12 p | 12 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Thanh Am
4 p | 15 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Độc Lập
4 p | 21 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
5 p | 18 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2022-2023 - Trường Vinschool, Hà Nội
10 p | 22 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 11 năm 2022-2023 - Trường Vinschool, Hà Nội
10 p | 22 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Việt Đức
7 p | 12 | 2
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Việt Đức
5 p | 7 | 2
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Việt Đức
12 p | 9 | 2
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Việt Đức, Hà Nội
9 p | 8 | 2
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Việt Đức, Hà Nội
8 p | 7 | 2
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức
5 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn