intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Việt Đức, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Việt Đức, Hà Nội" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Việt Đức, Hà Nội

  1. SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1 TRƯỜNG THPT VIỆTĐỨC (NĂM HỌC 2022-2023) MÔN: GDCD - LỚP 12 I. LÝ THUYẾT BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG 1. Khái niệm pháp luật a. Pháp luật là gì? Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. a. Đặc trưng của pháp luật - Tính quy phạm phổ biến + Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, khuôn mẫu chung. + Được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. + Mỗi quy tắc xử sự thể hiện thành một quy phạm PL. + Là ranh giới để phân biệt PL với các loại quy phạm XH khác. + Làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của PL. - Tính quyền lực, bắt buộc chung + Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước. + Là quy định bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo PL. + Là đặc điểm phân biệt sự khác nhau giữa PL với quy phạm đạo đức. + Những người xử sự không đúng quy định của pháp luật sẽ bị CQ nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết, kể cả cưỡng chế buộc họ phải tuân theo... - Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức + Thẩm quyền ban hành pháp luật được quy định trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. + Nội dung các văn bản PL do cấp dưới ban hành không được trái với ND văn bản PL do cấp trên ban hành. + Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp. + Văn bản PL diễn đạt phải chính xác, một nghĩa, sử dụng ngôn ngữ phổ thông. 2. Bản chất của pháp luật a. Bản chất giai cấp của pháp luật: - Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. - Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, mà đại diện là nhà nước của nhân dân lao động. b. Bản chất xã hội của pháp luật: - Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn đsxh đòi hỏi. - Pháp luật phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội. - Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đsxh vì sự phát triển của xã hội. 3. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức - Trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội. - Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức. - Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật như công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người hướng tới. 4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội - Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được. - Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức. - Quản lí bằng PL là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất. - Nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên phạm vi toàn xã hội b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình 1
  2. - Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật - Căn cứ vào các quy định của pháp luật, công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. - Pháp luật quy định rõ cách thức và trình tự, thủ pháp lí để CD thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 1. Khái niệm, các hình thức và các hình thức thực hiện pháp luật a) Khái niệm thực hiện pháp luật: Là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của PL đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức. b) Các hình thức thực hiện pháp luật: - Sử dụng PL: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm. - Thi hành PL: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. - Tuân thủ PL: Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm. - Áp dụng PL: Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. So sánh các hình thức thực hiện pháp luật Hình thức Sử dụng pháp luật Thi hành pháp Tuân thủ pháp Áp dụng pháp luật luật luật Chủ thể thực Cơ quan, công hiện Cá nhân, tổ chức chức nhà nước có thẩm quyền Biểu hiện Được làm Phải làm Không được làm Theo trình tự, thủ hành vi tục do PL quy định Tính chất Chủ thể có thể hành vi thực hiện hoặc Bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật không thực hiện 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý a) Vi phạm pháp luật - Ba dấu hiệu nhận biết vi phạm PL: + Hành vi trái pháp luật: Hành vi đó có thể bằng hành động hoặc ko hành động xâm phạm tới các QHXH được PL bảo vệ + Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện: Là khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi. Phải đủ độ tuổi nhất định (đủ từ 16 tuổi trở lên) và không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi) + Người vi phạm pháp luật phải có lỗi - Khái niệm: VPPL Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội do PL bảo vệ. b. Trách nhiệm pháp lí - Khái niệm: Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. - Mục đích: + Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật. + Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luât. c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí * Vi phạm hình sự: - Là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm, được quy định trong Bộ luật Hình sự - Tuổi chịu trách nhiệm hình sự: + Từ đủ 14T - dưới 16T: Chịu trách nhiệm về các loại tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng. 2
  3. + Từ đủ16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. - Hình thức xử phạt: Là những hình phạt nghiêm khắc do Tòa án áp dụng: Tử hình, tù chung thân,tù có thời hạn, án treo.... * Vi Phạm hành chính: - Là những hành vi phạm có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước. - Tuổi chịu trách nhiệm hành chính: + Từ đủ 14T - dưới 16T chịu trách nhiệm về những VPHC do cố ý; + Từ đủ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm về mọi hành vi VPHC. - Hình thức xử phạt: Chính: Cảnh cáo và phạt tiền: Bổ sung: Tịch thu tang vật, thu giấy phép lái xe.... * Vi phạm dân sự: - Là những hành vi xâm phạm tới các quan hệ nhân thân và các quan hệ tài sản. - Người từ đủ 6T đến dưới 18T khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện hợp pháp đồng ý (trừ các giao dịch phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày) *Vi phạm kỉ luật: - Là những hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ của nhà nước, do Luật lao động và Luật hành chính bảo vệ. - Trách nhiệm kỉ luật do thủ trưởng cơ quan, giám đốc doanh nghiệp áp dụng: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác, buộc thôi việc. II. THỰC HÀNH Câu 1: Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Mức phạt khi từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn bằng với mức phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn. Quy định đó thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 2: Bất kì ai trong điều kiện hoàn cảnh nhất định cũng phải xử xự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định phản ánh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật? A. Tính cưỡng chế. B. Tính quyền lực bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 3: Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước. Nhận định này thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quyền lực bắt buộc chung. D. Tính hiệu lực bắt buộc chung. Câu 4: Trên đường phố tất cả mọi người nghiêm chỉnh chấp hành quy định của luật giao thông đường bộ là phản ảnh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. Câu 5: Nội dung của văn bản luật cấp dưới không được trái với nội dung của văn bản luật cấp trên là thể hiện A. tính bắt buộc chung. B. quy phạm phổ biến. C. tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. tính cưỡng chế. Câu 6: Quản lí xã hội bằng pháp luật là phương pháp quản lí A. dân chủ và cứng rắn nhất. B. hiệu quả và khó khăn nhất. C. dân chủ và hiệu quả nhất. D. hữu hiệu và phức tạp nhất. Câu 7: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có sự tham gia của cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền? A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D.Thi hành pháp luật. Câu 8: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 9: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ, không chủ động thực hiện cũng bị bắt buộc phải thực hiện? A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. 3
  4. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 10: Những hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành những hành vi hợp pháp các cá nhân, tổ chức là nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Xây dựng pháp luật. B. Ban hành pháp luật. C. Phổ biến pháp luật. D. Thực hiện pháp luật. Câu 11: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là thực hiện pháp luật theo hình thức A. áp dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật. Câu 12: Theo quy định của pháp luật, vi phạm hình sự là hành vi A. nguy hiểm cho xã hội. B. ành hưởng quy tắc quản lí. C. thay đổi quan hệ công vụ. D. tác động quan hệ nhân thân. Câu 13: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm, xâm phạm A. quy tắc kỉ luật lao động. B. nguyên tắc quản lí hành chính. C. quy tắc quản lí của nhà nước. D. quy tắc quản lí xã hội. Câu 14: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện là dấu hiệu của A. vi phạm dân sự. B. vi phạm hình sự. C. vi phạm pháp luật. D. vi phạm hành chính. Câu 15: Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp lý nào? A. Hành chính. B. Kỉ luật. C. Dân sự. D. Hình sự. Câu 16: Những người có hành vi không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Hiệu lực tuyệt đối. D. Khả năng đảm bảo thi hành cao. Câu 17: Muốn người dân thực hiện đúng pháp luật Nhà nước phải làm như thế nào để người dân biết được các quy định của pháp luật? A. Tuyên truyền quy chế đối ngoại. B. Sử dụng các biện pháp cưỡng chế. C. Tuyên truyền và phổ biến pháp luật. D. Sử dụng các biện pháp thuyết phục. Câu 18: Sau khi tốt nghiệp Đại học CNTT- H đã xin mở Công ty máy tính và được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận. Việc làm của H là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ? A. Thực hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Sáng kiến pháp luật. Câu 19: Là người kinh doanh, ông A luôn áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường. Vậy, ông A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Tôn trọng pháp luật. Câu 20: Theo quy định của pháp luật, công dân không tuân thủ pháp luật khi thực hiện hành vi A. từ chối kê khai thông tin dịch tễ. B. từ chối việc khai báo tạm trú. C. hỗ trợ việc cấp đổi căn cước. D. hỗ trợ người nhập cảnh trái phép. Câu 21: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về A. Mọi tội phạm. B. Tội phạm nghiêm trọng do vô ý. C. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. D. Tội phạm do lỗi cố ý. Câu 22: Dấu hiệu nào dưới đây không phải là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật? A. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện. B. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. C. Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật. D. Hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Câu 23: Dấu hiệu nào dưới đây là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật? A. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. B. Hành vi do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện. C. Hành vi do người trên 18 tuổi thực hiện. D. Hành vi do người từ trên 16 đến 18 tuổi thực hiện. Câu 24: Dấu hiệu nào dưới đây là một trong những căn cứ để xác định hành vi trái pháp luật? 4
  5. A. Hành vi xâm phạm tới các chuẩn mực xã hội. B. Hành vi xâm phạm tới các phong tục, tập quán. C. Hành vi xâm phạm tới các quy định xã hội. D. Hành vi xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Câu 25: Dấu hiệu nào dưới đây không phải là biểu hiện hành vi trái pháp luật? A. Công dân làm những việc không được làm theo quy định pháp luật. B. Công dân không làm những việc phải làm theo quy định pháp luật. C. Công dân làm những việc xâm phạm đến các quan hệ xã hội. D. Công dân làm những việc được pháp luật cho phép làm. Câu 26: Dấu hiệu nào dưới đây là biểu hiện của hành vi trái pháp luật? A. Công dân làm những việc không được làm theo quy định pháp luật. B. Công dân không làm những việc mà pháp luật cấm. C. Công dân làm những việc mà pháp luật cho phép làm. D. Công dân làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật. Câu 27: Hành vi trái pháp luật nào dưới đây do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện? A. Anh A trong lúc say rượu đã đánh bạn mình bị thương nặng. B. Em H bị tâm thần nên đã lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền. C. Chị C bị trầm cảm nên đã sát hại con đẻ của mình. D. Anh C trong lúc lên cơn động kinh đã đập vỡ cửa kính nhà hàng. Câu 28: Hành vi nào dưới đây không biểu hiện cho việc người vi phạm pháp luật có lỗi? A. Cháu H bị anh X trói tay, đổ ma túy đá vào miệng. B. Anh C phát hiện kẻ móc túi nhưng không báo với ai. C. Chị L che giấu hành vi buôn bán ma túy của người nhà. D. Cảnh sát giao thông X không phạt hành vi vi phạm của anh A vì quen biết. Câu 29: Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Trách nhiệm pháp lí. B. Nghĩa vụ pháp lí. C. Vi phạm pháp luật. D. Thực hiện pháp luật. Câu 30: Anh K đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào người đi đường làm họ bị chấn thương, tổn hại sức khỏe là 31% và xe máy bị hỏng nặng. Trường hợp này, anh K phải chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Hình sự và hành chính. B. Dân sự và hành chính. C. Hình sự và dân sự. D. Kỉ luật và dân sự. Câu 31: Hành vi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Cố ý lây truyền HIV cho người khác. B. Điều khiển xe máy đi ngược chiều của đường một chiều. C. Không thực hiện chia tài sản theo di chúc của người mất. D. Người lao động thường xuyên nghỉ việc không phép. Câu 32: Hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trên đường của người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô là vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 33: Chị M điều khiển xe máy vượt quá tốc độ 5km/h đã bị cảnh sá giao thông X lập biên bản và phạt hành chính. Hành vi của cảnh sát giao thông X là biểu hiện cho hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 34: Chủ thể nào dưới đây sẽ đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh? A. Công dân. B. Tổ chức. C. Nhà nước. D. Xã hội. Câu 35: Bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định là đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. Câu 36: Những người có hành vi trái pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí theo quy định của pháp luật là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lưc, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. 5
  6. Câu 37: Bạn A thắc mắc, tại sao cả Hiến pháp và Luật giáo dục đều quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật để giải thích cho bạn A? A. Tính quyền lực. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính bắt buộc chung. Câu 38: Để xử lí người có hành vi xâm hại đến lợi ích của giai cấp cầm quyền, nhà nước sẽ sử dụng quyền lực có tính cưỡng chế. Khẳng định này là nội dung nào dưới đây của pháp luật? A. Đặc trưng của pháp luật. B. Bản chất của pháp luật. C. Vai trò của pháp luật. D. Chức năng của pháp luật. Câu 39: Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. Nội dung đó thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật? A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Xã hội. D. Giai cấp. Câu 40: Khi đạo đức trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng A. Sức ép của dư luận xã hội. B. Lương tâm của mỗi cá nhân. C. Niềm tin của mọi người trong xã hội. D. Sức mạnh quyền lực của nhà nước. Câu 41: Dựa vào nội dung nào dưới đây của pháp luật mà nhà nước có thể kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi công dân? A. Đặc trưng của pháp luật. B. Bản chất của pháp luật. C. Chức năng của pháp luật. D. Vai trò của pháp luật. Câu 42: Công dân có thể thực hiện quyền kinh doanh phù hợp với khả năng, điều kiện của mình là biểu hiện pháp luật có vai trò nào dưới đây? A. Là phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực của mình. B. Là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội. C. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình. D. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Câu 43: Nhờ có luật sư tư vấn nên việc khiếu nại của gia đình ông B đã được giải quyết. Trường hợp này đã thể hiện pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và A. Nghĩa vụ của mình. B. Trách nhiệm của mình. C. Lợi ích hợp pháp của mình. D. Nghĩa vụ hợp pháp của mình. Câu 44: Nhờ chị S có hiểu biết về pháp luật nên tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị với gia đinh anh B đã được giải quyết ổn thỏa. Trường hợp này cho thấy pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây? A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. B. Bảo vệ quyền và tài sản của công dân. C. Bảo vệ quyền dân chủ của công dân. D. Bảo vệ quyền tham gia quản lí xã hội của công dân. Câu 45: Việc xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường nhằm mục đích nào dưới đây? A. Ban hành pháp luật. B. Sửa đổi pháp luật. C. Phổ biến pháp luật. D. Thực hiện pháp luật. Câu 46: Quy tắc xử sự: “Thuận mua, vừa bán” là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật? A. Bản chất xã hội. B. Bản chất giai cấp. C. Bản chất chính trị. D. Bản chất kinh tế. Câu 47: Người có thẩm quyền đã áp dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Thay đổi nội dung di chúc. B. ủy quyền giao nhận hàng hóa. C. Xóa bỏ các loại cạnh tranh. D. Thu hồi giấy phép kinh doanh. Câu 48: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí phải chịu trách nhiệm hành chính khi thực hiện hành vi A. lấn chiếm hè phố để kinh doanh. B. từ chối nhận di sản thừa kế. C. tranh chấp quyền lợi khi li hôn. D. tổ chức mua bán nội tạng người. Câu 49: Công chức, viên chức nhà nước vi phạm pháp luật kỉ luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Tìm hiểu quy trình tuyển dụng nhân sự. B. Đề xuất người giám hộ bị can. C. Công khai danh tính người tố cáo. D. Theo dõi việc khôi phục hiện trường. Câu 50: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hình sự? A. Khai thác tài nguyên trái phép B. Tranh chấp quyền lợi khi li hôn. C. Sản xuất pháo nổ trái phép. D. Hủy bỏ giao dịch dân sự. Câu 51: Nội dung nào dưới đây không thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật? A. Là quy tắc xử sự chung, khuôn mẫu chung. B. Được áp dụng ở, nhiều lần, nhiều nơi. C. Áp dụng đối với tất cả mọi người. D. Được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước 6
  7. Câu 52: Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý có hành vi giả mạo giấy tờ, con dấu của cơ quan tổ chức có thẩm quyền thì phải chịu trách nhiệm A. hành chính. B. dân sự. C. kỉ luật. D. hình sự. Câu 53: Người bị xử phạt hành chính do không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. D. Tính quyền lực bắt buộc chung. Câu 54: Cục thông tin và truyền thông đã quyết định xử phạt việc chị T đã có hành vi đăng tải lên trang cá nhân những thông tin trái với thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhận thức và hành vi của trẻ nhỏ. Việc làm của Cục thông tin và truyền thông thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính chặt chẽ về hình thức. D. Tính kỉ luật nghiêm minh. Câu 55: Công ty A chậm thanh toán đơn hàng theo đúng thời hạn hợp đồng đã thỏa thuận với công ty B và bị công ty B khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại. Việc Tòa án xử lý vi phạm của công ty A là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính thực tiễn xã hội. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 56: Cơ quan chức năng tiến hành hoạt động kiểm tra đột xuất và phát hiện bà Q chủ nhà hàng X sử dụng thực phẩm đã hết hạn sử dụng, bốc mùi hôi thối và không có giấy phép kinh doanh. Bà Q bị xử phạt và thu hồi giấy phép kinh doanh. Việc xử phạt của cơ quan chức năng thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 57: Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố danh mục các bộ sách giáo khoa lớp 6 và lớp 2, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh H đã có văn bản chỉ đạo các trường THPT trên địa bàn tỉnh triển khai công tác lựa chọn sách theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính thực tiễn xã hội. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 58: Đoàn thanh tra của Cục thuế tỉnh X lập biên bản vi phạm hành chính đối với công ty Y vì đã có hành vi lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán. Đoàn thanh tra đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Xây dựng đường lối. Câu 59: Chủ một cửa hàng tạp hóa là bà K thường xuyên nhập hàng hóa không rõ nguồn gốc về bán, đồng thời không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. Bà K đã không thực hiện pháp luật theo những hình thức nào sau đây? A. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật. Câu 60: Bà L mở cửa hàng bán đồ dùng học tập cho học sinh và đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Vì cửa hàng kinh doanh hiệu quả nên bà đã nhập thêm một số mặt hàng thực phẩm chức năng và đồ gia dụng để bán. Qua kiểm tra, cơ quan nhà nước phát hiện vi phạm nên đã đình chỉ hoạt động và rút giấy phép kinh doanh cửa hàng của bà L. Trong trường hợp này bà L phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? A. Hành chính. B. Hình sự. C. Kỷ luật. D. Dân sự Câu 61: Anh K làm thủ tục và thoả thuận thuê 1 ô tô của anh M trong vòng 2 ngày. Nhưng sau thời hạn 5 ngày anh K mới đem xe đến trả và bị hư hỏng nặng, anh M đòi bồi thường thiệt hại, anh K không chịu nên anh M khởi kiện ra tòa án. Trong trường hợp này, hành vi của anh K thuộc loại vi phạm nào? A. Kỷ luật. B. Hình sự. C. Dân sự. D. Hành chính. Câu 61:Trong quá trình xây nhà, gia đình ông H đã cho đổ nguyên vật liệu ra lòng lề đường gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông. Tổ trưởng tổ tự quản khu dân phố đã đến gia đình ông H nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không được. Bị nhắc nhở nhiều lần nên bố con ông H đã thuê anh L và anh K đánh trọng thương tổ trưởng tổ dân phố. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hình sự? A. Ông H, anh L và anh K. B. Anh L và anh K. C. Bố con ông H. D. Bố con ông H, anh L và anh K. Câu 62: Phát hiện mình bị chị P ghép ảnh nhạy cảm với một đồng nghiệp, rồi đăng lên nhóm của công ty để hạ uy tín, anh D kể lại câu chuyện này với anh V. Do đang cần tiền trả nợ, anh V đã tạo bằng chứng giả vu không chị P lấy trộm hàng của công ty, sau đó dùng bẳng chứng này đe dọa tống tiền, nên chị P buộc phải 7
  8. giao cho anh 20 triệu đồng. Sau khi nhận tiền của chị P, anh V đã tự ý nghỉ việc rồi xin vào công ty mới để tránh mặt chị P. Phát hiện sự việc, chồng chị P là anh T đang làm cán bộ Sở X một lần đi làm về vô tình bắt gặp anh V, anh T đã dùng vũ lực ép anh V phải đưa xe mô tô cho mình. Anh V và anh T đồng thời phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? A. Hình sự và dân sự. B. Hình sự và kỷ luật. C. Dân sự và hành chính. D. Dân sự và kỷ luật. Câu 63: Do không làm chủ tốc độ khi điều khiển xe gắn máy nên anh K đã va chạm vào ông L đang chở cháu bằng xe đạp điện đi ngược đường một chiều khiến hai ông cháu bị ngã. Anh X bán vé số gần đấy thấy anh K không xin lỗi ông L mà còn lớn tiếng quát tháo, liền tiến tới nhắc nhở và đánh anh K trọng thương. Hai chị H, P đi qua liền dừng lại để can ngăn hai người nhưng không được nên đã gọi điện cho cảnh sát giao thông đến xử lí. Những ai dưới đây chưa tuân thủ pháp luật? A. Anh K, ông L và anh X B. Anh K và anh X. C. Ông L và anh X. D. Anh X, chị H và chị P. Câu 64: Ông P cùng vợ là bà T tự ý lấn chiếm đất thuộc hành lang an toàn lưới điện để xây dựng nhà ở. Cơ quan chức năng đến lập biên bản, yêu cầu dừng xây dựng nhưng ông P không chấp hành. Ông P và bà T vẫn tiếp tục thuê anh N, anh M đến làm mái che sân thượng và anh L thì chở vật liệu cho mình. Do bất cẩn trong khi đang thi công nên anh M bị ngã gãy tay. Anh L chở vật liệu cồng kềnh đã va quệt với người đi đường làm họ bị thương nhẹ. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? A. Bà T, anh N và anh M. B. Ông P, anh M và anh N. C. Ông P, anh L và bà T. D. Anh L, anh N và anh M. Câu 65: Có tiền sau khi bán cho ông X chiếc xe máy vừa lấy trộm được, anh N rủ anh S và anh K là bạn học cùng trường đại học đi ăn nhậu. Sau đó, anh S về nhà còn anh K và anh N tham gia đua xe trái phép. Bị mất lái, anh N đã đâm xe vào ông Q đang đi bộ trên vỉa hè. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Ông X, anh K và anh N. B. Anh K, anh N và ông Q. C. Ông X, anh N và ông Q. D. Anh K và anh N. Câu 66: K rủ H sang nhà hàng xóm lấy trộm xoài, khi tới cổng thì nhìn thấy một tên trộm đang bẻ khóa lấy đồ nhà hàng xóm, K đã rút điện thoại ra chụp ảnh rồi đăng lên Facebook của mình và có những lời bình luận về tên trộm. Trong trường hợp này những ai đã vi phạm pháp luật ? A. K và H. B. K, H và tên trộm C. Tên trộm. D. K và tên trộm Câu 67: Những hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước là vi phạm A. dân sự. B. hình sự. C. kỉ luật. D. hành chính. Câu 68: Tranh thủ gia đình anh S đi vắng, H lẻn vào lấy trộm xe đạp điện. Bất ngờ, con trai anh S đi về và phát hiện H đang dắt xe ra ngoài ngõ nên đã cùng bạn là D dùng hung khí đánh H trọng thương. Vì lo cho con trai, anh S đã sơ cứu cho H yêu cầu H không nói ra sự thật. Ai sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự? A. H, con trai anh S và D. B. H, bố con anh S và D. C. Bố con anh S, và H D. Bố con anh S và D. Câu 69: M đang học lớp 9 (15 tuổi), do yêu đương với N (22 tuổi) nên có thai, Ủy ban nhân dân xã không cho đăng ký kết hôn, nhưng gia đình N muốn tổ chức đám cưới. Hỏi trong trường hợp này ai là người phải chịu trách nhiệm hình sự? A. N và gia đình. B. Chỉ N. C. Chỉ M. D. M và N. Câu 70: Hai anh em M cùng anh N là lái xe ô tô chở hàng lên tỉnh Q để bán. Vì không nhìn thấy biển cảnh báo, lại phóng nhanh, vượt ẩu anh N đã đâm vào sau xe container đang đỗ trên đường, M tử vong tại chỗ, anh trai M thấy vậy liền túm lấy anh N đánh khiến N bị thương nhẹ ở tay. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Anh M và lái xe container. B. Lái xe container. C. Anh N và lái xe container. D. Anh N. Câu 71: Anh H được cấp giấy phép mở đại lý cung cấp vật liệu xây dựng. Do làm ăn thua lỗ, anh H thường xuyên nộp thuế không đúng thời hạn nên bị cơ quan chức năng đình chỉ hoạt động kinh doanh. Anh H đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Hình sự. B. Dân sự. C. Kỉ luật. D. Hành chính. Câu 72: Để kỷ niệm năm cuối cùng của thời học sinh, Q và bạn bè chung tiền mua thuốc lắc để thử cảm giác mạnh. Trong lúc cả nhóm đang chơi thì bị công an kiểm tra và bắt tất cả về đồn. Q và các bạn đã bị xử phạt theo hình thức nào dưới đây? A. Xử phạt hình sự và hành chính. B. Xử phạt dân sự. C. Xử phạt hình sự. D. Xử phạt hành chính. 8
  9. Câu 73: Một số thanh niên khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy đã có hành động lạng lách đánh võng trên đường, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Hành vi này đã vi phạm pháp luật A. hành chính. B. dân sự. C. kỉ luật. D. hình sự. Câu 74: Đại lý X được cấp giấy phép phân phối thuốc tân dược nhưng lại bí mật bán lẻ thêm bột dinh dưỡng cho các gia đình có trẻ nhỏ trong khu dân cư. Đại lý X đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Kỉ luật. B. Hành chính. C. Dân sự. D. Hình sự. Câu 75: Trên đường đến cơ quan bằng xe mô tô, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe nên anh H đã va chạm với xe đạp điện do chị P là sinh viên điều khiển đi ngược đường một chiều khiến chị P bị thương nhẹ. Thấy anh H định bỏ đi, anh T là người chứng kiến sự việc đã đánh anh H chấn thương sọ não phải nhập viện điều trị dài ngày. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính? A. Anh T và chị P. B. Anh H, chị P và anh T. C. Anh T và anh H. D. Anh H và chị P. Câu 76: Anh B 32 tuổi, làm cán bộ ở UBND Huyện X, trong thời gian nghỉ buổi trưa đã uống rượu ở nhà bạn, trên đường đến cơ quan đã lái xe ô tô với tốc độ rất nhanh nên anh đã tông vào anh P lái xe máy đi cùng chiều khiến anh P tử vong, xe máy bị hỏng nặng. Vậy anh A đã vi phạm những loại pháp luật nào dưới đây? A. Vi phạm hình sự, hành chính, dân sự, kỷ luật. B. Vi phạm dân sự, hành chính. C. Vi phạm hình sự, kỷ luật, hành chính. D. Vi phạm hành chính, hình sự, dân sự. Câu 77: Do có mâu thuẫn với Giám đốc B, nên chị T đã dùng điện thoại chụp trộm nội dung công văn mật của Giám đốc B để trên bàn, rồi nhờ anh P đăng lên Facebook và được anh K chia sẻ trên trang cá nhân với nội dung không tốt. Những ai dưới đây đã vi phạm kỷ luật ? A. Chị T, anh P. B. Giám đốc B, chị T, anh P, anh K. C. Giám đốc B, chị T. D. Giám đốc B, chị T, anh P. Câu 78: Làm cùng một cơ quan, lại là bà con với nhau nên trong giờ làm việc, bảo vệ H đã nhiều lần tự ý mở cổng cho anh V ra ngoài giải quyết việc riêng. Bảo vệ H và anh V đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hành chính. B. Kỉ luật. C. Dân sự. D. Hình sự. Câu 79: Chủ một cơ sở sản xuất tư nhân là anh A bị tòa án tuyên phạt tù và yêu cầu bồi thường thiệt hại về tội tàng trữ pháo gây cháy nổ làm một người tử vong. Anh A đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây? A. Hình sự và kỉ luật. B. Hành chính và hình sự. C. Hình sự và dân sự. D. Kỉ luật và dân sự. Câu 80: Bà H lấn chiếm vỉa hè để bán hàng gây cản trở người đi bộ, khi bị nhắc nhở và xử phạt bà đã không chấp hành và có hành vi chống đối làm 1 chiến sĩ công an bị thương nặng. Hành vi của bà H sẽ bị xử phạt vi phạm A. hành chính và hình sự. B. kỷ luật và hành chính. C. dân sự và hình sự. D. dân sự và hành chính. ..................................HẾT....................................... 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1