Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Việt Đức, Hà Nội
lượt xem 3
download
Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Việt Đức, Hà Nội’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Việt Đức, Hà Nội
- SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1 TRƯỜNG THPT VIỆTĐỨC (NĂM HỌC 2022-2023) MÔN: GDKT&PL - LỚP 11 BÀI 1. CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1. Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh kinh tế là sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa. 2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh - Nền kinh tế tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh khiến nguồn cung trên thị trường tăng lên làm cho các chủ thể kinh doanh phải cạnh tranh, tìm cho mình những lợi thế để có chỗ đứng trên thị trường. - Các chủ thể kinh doanh buộc phải sử dụng các nguồn lực của mình một cách hiệu quả nhất. Mỗi chủ thể có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm khác nhau, dẫn đến cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm. → Để giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh rủi ro, bất lợi trong sản xuất, trao đổi hàng hóa thì cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là điều tất yếu. 3. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế - Tạo động lực cho sự phát triển, các chủ thể kinh tế luôn cạnh tranh với nhau, không ngừng ứng dụng kĩ thuật công nghệ, nâng cao trình độ lao động, phân bổ linh hoạt các nguồn lực hướng tới những điều kiện sản xuất tốt nhất; - Nhằm thu được lợi nhuận cao nhất, nhờ đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, không ngừng hoàn thiện nền kinh tế, thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội. 4. Cạnh tranh không lành mạnh - Là những hành vi trái với các quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh như: chỉ dẫn nhầm lẫn, gièm pha, gây rối loạn doanh nghiệp khác, xâm phạm bí mật kinh doanh,... - Gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến môi trường kinh doanh, có tác động xấu đến đời sống xã hội. - Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh cần bị phê phán, lên án và ngăn chặn. BÀI 2. CUNG-CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1. Tìm hiểu khái niệm cung và các nhân tố ảnh hưởng đến cung - Khái niệm cung: Cung là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định. - Các nhân tố ảnh hưởng đến cung: + Giá cả của các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa. + Dịch vụ. + Kì vọng của chủ thể sản xuất kinh doanh. + Giá bán sản phẩm + Số lượng chủ thể tham gia cung ứng,... 2. Cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu - Khái niệm cầu: Cầu là lường hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định. - Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu: + Giá cả hàng hóa, dịch vụ + Thu nhập, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng + Giá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế + Kì vọng, dự đoán của người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ,... 10
- 3. Tìm hiểu mối quan hệ cung-cầu và vai trò của quan hệ cung-cầu a. Tìm hiểu mối quan hệ cung-cầu - Cung-cầu có mối quan hệ chặt chẽ, tác động, quy định lẫn nhau: + Cầu xác định khối lượng, có cấu của cung, ví dụ như “đơn đặt hàng” của thị trường cho các nhà sản xuất, cung ứng. + Cung tác động đến cầu, kích thích cầu. Những hàng hóa, dịch vụ được cung ứng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng sẽ được ưa thích khiến cho cầu về chúng tăng lên. b. Vai trò quan hệ cung cầu - Thứ nhất, đối với chủ thể sản xuất kinh doanh: + Quan hệ cung - cầu là tác nhân trực tiếp khiến giá cả thường xuyên biến động trên thị trường: khi cung lớn hơn cầu sẽ dẫn đến giá giảm, khi cung nhỏ hơn cầu sẽ dẫn đến giá tăng; cung bằng cầu thì giá ổn định. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh: có nhiều lợi nhuận khi bán giá cao, có thể thua lỗ khi bán giá thấp. + Hiện trạng quan hệ cung - cầu là căn cứ để doanh nghiệp quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh: khi cung lớn hơn cầu, giá giảm thì thu hẹp sản xuất; khi cung nhỏ hơn cầu, giá tăng thì mở rộng sản xuất. - Thứ hai, vai trò đối với chủ thể tiêu dùng: Quan hệ cung - cầu là căn cứ giúp người tiêu dùng lựa chọn việc mua hàng hoá phù hợp: nên mua hàng hoá, dịch vụ khi: cung lớn hơn cầu, giá giảm; không nên mua hàng hoá, dịch vụ khi: cung nhỏ hơn cầu, giá tăng. - Thứ ba, vai trò đối với chủ thể Nhà nước: Giúp Nhà nước có cơ sở để đưa ra các biện pháp, chính sách để duy trì cân đối cung - cầu hợp lí, góp phần bình ổn thị trường. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể tham gia thị trường nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, mua bán, tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ để có thể thu về lợi ích kinh tế cao nhât là nội dung khái niệm A. lợi tức. B. tranh giành. C. cạnh tranh. D. đấu tranh. Câu 2: Trong nền kinh tế thị trường, tính chất của cạnh tranh là gì? A. Ganh đua, đấu tranh B. Thu được nhiều lợi nhuận C. Giành giật khách hàng D. Giành quyền lợi về mình Câu 3: Trong nền kinh tế thị trường, mục đích cuối cùng của cạnh tranh là nhằm giành lấy A. khoa học, công nghệ. B. thị trường. C. lợi nhuận cao nhất. D. nhiên liệu. Câu 4: Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất, kinh doanh cố giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi là một trong những nguyên nhân dẫn đến A. sản xuất. B. tăng vốn. C. đầu tư. D. cạnh tranh. Câu 5: Ngăn ngừa, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh là nhiệm vụ của mỗi cá nhân, của toàn xã hội, đặc biệt là của A. Nhà nước. B. Chính phủ. C. Chủ thể kinh tế. D. Nhân dân. Câu 6: Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của cạnh tranh thể hiện ở việc, các chủ thể kinh tế để giành được lợi nhuận tối đa về mình đã không ngừng A. đổi mới quản lý sản xuất. B. kích thích đầu cơ găm hàng. C. khai thác cạn kiệt tài nguyên. D. hủy hoại môi trường. Câu 7: Trong nền kinh tế thị trường, mặt tích cực của cạnh tranh thể hiện ở việc, các chủ thể kinh tế vì nhằm giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng A. hủy hoại môi trường tự nhiên. B. đầu cơ tích trữ hàng hóa. C. làm giả thương hiệu. D. áp dụng kĩ thuật tiên tiến. Câu 8: Để hạn chế cạnh tranh không lành mạnh, Nhà nước cần A. giáo dục, pháp luật và các chính sách kinh tế xã hội. B. ban hành các chính sách xã hội. C. giáo dục, răn đe, thuyết phục. D. ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật. Câu 9: Trong nền kinh tế thị trường, nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của cạnh tranh? A. Giành nguồn nguyên nhiên vật liệu. B. Giành ưu thế về khoa học công nghệ. C. Giải quyết mâu thuẫn giữa các chủ thể kinh tế. D. Giành ưu thế về chất lượng và giá cả hàng hóa. 11
- Câu 10: Trong nền kinh tế thị trường, nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của cạnh tranh? A. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước. B. Khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. C. Kích thích lực lượng sản suất, phát triển. D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nâng cao. Câu 11: Nội dung nào dưới đây thể hiện nguyên nhân của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường? A. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. B. Kiểm soát tăng trưởng kinh tế. C. Thu lợi nhuận cho chủ thể kinh tế D. Hạn chế sử dụng nhiên liệu Câu 12: Do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh là một trong những A. nguyên nhân của sự giàu nghèo. B. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. C. nguyên nhân của sự ra đời hàng hóa. D. tính chất của cạnh tranh. Câu 13: Trong nền kinh tế thị trường, mặt tích cực của cạnh tranh thể hiện ở việc, các chủ thể kinh tế vì nhằm giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng A. hủy hoại môi trường tự nhiên. B. đầu cơ tích trữ hàng hóa. C. làm giả thương hiệu. D. áp dụng kĩ thuật tiên tiến. Câu 14: Trong các việc làm sau, việc làm nào được pháp luật cho phép trong cạnh tranh? A. Khai báo không đúng mặt hàng kinh doanh. B. Bỏ nhiều vốn để đầu tư sản xuất. C. Bỏ qua yếu tố môi trường trong quá trình sản xuất. D. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao. Câu 15: Nội dung nào dưới đây thể hiện mặt hạn chế của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường? A. Tiếp cận bán hàng trực tuyến. B. Giảm thiểu chi phí sản xuất. C. Tăng quy mô quảng cáo . D. Bán hàng giả gây rối thị trường. Câu 16: Các chủ thể kinh tế luôn tìm cách tận dụng tốt nhất các nguồn lực và lợi thế, tích cực ứng dụng tiến bộ kĩ thuật, tăng năng suất lao động là biểu hiện của nội dung nào sau đây của cạnh tranh? A. Cạnh tranh không lành mạnh B. Nguyên nhân của cạnh tranh. C. Vai trò của cạnh tranh. D. Mục đích của cạnh tranh. Câu 17: Trong nền kinh tế thị trường, nội dung nào dưới đây không thể vai trò của cạnh tranh? A. Làm giả thương hiệu hàng hóa. B. Giành ưu thế về khoa học công nghệ. C. Giành nguồn nguyên liệu thuận lợi. D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Câu 18: Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có vai trò quan trọng nào sau đây? A. Cơ sở sản xuất hàng hoá. B. Triệt tiêu lợi nhuận đầu tư. C. Nền tảng của thị trường. D. Một động lực kinh tế. Câu 19: Trong nền kinh tế thị trường, nội dung nào sau đây được không phải là cạnh tranh không lành mạnh? A. Khai thác cạn kiệt tài nguyên. B. Làm cho môi trường bị suy thoái. C. Kích thích đầu cơ găm hàng. D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Câu 20: Cạnh tranh tạo điều kiện cho người tiêu dùng được tiếp cận hàng hoá dịch vụ chất lượng tốt, phong phú về mẫu mã, chủng loại, chất lượng tốt động là biểu hiện của nội dung nào sau đây của cạnh tranh? A. Cạnh tranh không lành mạnh B. Nguyên nhân của cạnh tranh. C. Vai trò của cạnh tranh. D. Mục đích của cạnh tranh. Câu 21: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh? A. Khuyến mãi giảm giá. B. Hạ giá thành sản phẩm. C. Đầu cơ tích trữ để nâng giá . D. Tư vấn công dụng sản phẩm. Câu 22: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh? A. Khai thác tối đa mọi nguồn lực. B. Làm cho môi trường bị suy thoái. C. Kích thích sức sản xuất. D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Câu 23: Trong nền kinh tế thị trường, nội dung nào không phải là biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh? A. Lạm dụng chất cấm. B. Thu hẹp sản xuất. C. Gây rối thị trường. D. Đầu cơ tích trữ. Câu 24: Trong nền kinh tế thị trường, nội dung nào không phải là biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh? A. Hủy hoại môi trường. B. Gây rối thị trường. C. Tăng cường khuyến mãi. D. Lạm dụng chất cấm. 12
- Câu 25: Trong nền kinh tế thị trường, nội dung nào không phải là biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh? A. Làm giả thương hiệu. B. Hạ giá thành sản phẩm. C. Đầu cơ tích trữ nâng giá . D. Hủy hoại môi trường. Câu 26: Quán cơm bình dân nhà anh M gần đây ít khách, thu nhập ít đi nên anh M kinh doanh thêm bán bún phở buổi sáng, vợ chồng anh đã đầu tư vào chất lượng món ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thái độ phục vụ khách hàng chu đáo hơn, không lấy phí ship hàng trong thành phố… Nhờ vậy, lượng khách tăng lên đáng kể, việc buôn bán thu được nhiều lợi nhuận hơn. Sau khi học xong bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường, những việc làm trên là biểu hiện của hình thức cạnh tranh nào? A. chiêu thức trong kinh doanh. B. cạnh tranh lành mạnh. C. cạnh tranh không lành mạnh. D. cạnh tranh tiêu cực. Câu 27: Cùng sản xuất nước mắm gia truyền tại huyện đảo X, giám đốc doanh nghiệp K vì muốn cạnh tranh với doanh nghiệp H đã cho nhân viên sản xuất một số mặt hàng giống nhãn hiệu của doanh nghiệp H đã đăng ký và bán với giá thấp hơn. Hành vi của giám đốc doanh nghiệp K biểu hiện của việc sử dụng thủ đoạn phi pháp nào trong cạnh tranh? A. Đầu cơ tích trữ B. Giành giật khách hàng C. Làm hàng giả. D. Gian lận thuế. Câu 28: Ông Q, giám đốc công ty tư nhân chuyên sản xuất bánh đậu xanh X dạo gần đây nhận thấy dây chuyền sản xuất đã lỗi thời, hay hỏng hóc; công nhân thường nghỉ tự do, tay nghề lại kém nên sản phẩm làm ra năng suất thấp lại hay bị lỗi. Vì vậy, ông đã cho đầu tư máy móc mới, mở lớp tập huấn ngắn hạn, ngoài giờ để đào tạo công nhân, nhờ vậy năng suất lao động tăng, sản phẩm làm ra ít bị lỗi, doanh thu của công ty vượt lên gấp 3 lần. Xét về mặt bản chất kinh tế, những việc làm trên của ông Q là biểu hiện vai trò nào của cạnh tranh? A. Động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh. B. Phục vụ làm giàu nhanh cho công ty. C. Cạnh tranh lành mạnh giúp tăng thu nhập. D. Giành được nhiều lợi nhuận nhất về công ty. Câu 29: Cầu là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong A. một khoảng thời gian xác định. B. năng lực tiếp nhận. C. chất lượng môi trường đầu tư. D. cơ cấu các ngành kinh tế. Câu 30. Lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong một khoảng thời gian xác định được gọi là A. độc quyền. B. cung C. cầu. D. sản xuất Câu 31. Cung là lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định được gọi là A. độc quyền. B. cung C. cầu. D. sản xuất Câu 32: Lượng cung chịu ảnh hưởng bởi nhân tố nào dưới đây? A. Thu nhập, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng. B. Giá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế. C. Kì vọng, dự đoán của người tiêu dùng về hàng hóa. D. Giá cả các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa Câu 33: Lượng cầu chịu ảnh hưởng bởi nhân tố nào dưới đây? A. Thu nhập, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng. B. Kì vọng của chủ thể sản xuất kinh doanh C. Số lượng người tham gia cung ứng D. Giá cả các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa Câu 34: Cung – cầu có quan hệ như thế nào trong nền kinh tế thị trường? A. Cung và cầu là hai phạm trù không liên quan tới nhau B. Cung và cầu có quan hệ chặt chẽ, tác động, quy định lẫn nhau C. Chỉ có cung tác động lên cầu D. Chỉ có các yếu tố của cầu tác động lên cung Câu 35. Trong quan hệ cung cầu, những hàng hóa dịch vụ được cung ứng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng sẽ được ưa thích thì cầu thường A. tăng lên B. tự triệt tiêu. C. giảm xuống D. luôn giữ nguyên. Câu 36. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu sẽ dẫn đến giá A. tăng. B. giữ nguyên. C. giảm. D. ổn định. Câu 37. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung nhỏ hơn cầu sẽ dẫn đến giá A. tăng. B. giữ nguyên. C. giảm. D. ổn định. Câu 38. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung bằng cầu sẽ dẫn đến giá 13
- A. tăng. B. giữ nguyên. C. giảm. D. ổn định. Câu 39. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu, giá cả giảm, các doanh nghiệp thường A. thu hẹp quy mô sản xuất. B. đồng loạt tăng giá sản phẩm. C. mở rộng quy mô sản xuất. D. đồng loạt tuyển dụng công nhân. Câu 40. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả tăng, các doanh nghiệp thường A. thu hẹp quy mô sản xuất. B. đồng loạt tăng giá sản phẩm. C. mở rộng quy mô sản xuất. D. đồng loạt tuyển dụng công nhân. Câu 41. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, các doanh nghiệp thường có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh khi A. cung lớn hơn cầu. B. giá cả cao hơn giá trị. C. cung nhỏ hơn cầu. D. giá cả thị trường tăng cao. Câu 42. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, các doanh nghiệp thường có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất và kinh doanh khi A. cung lớn hơn cầu. B. giá cả cao hơn giá trị. C. cung nhỏ hơn cầu. D. giá cả thị trường tăng cao. Câu 43. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, người tiêu dùng nên mua hàng hóa, dịch vụ khi A. cung lớn hơn cầu, giá cả giảm. B. cung lớn hơn cầu, giá cả tăng. C. cung nhỏ hơn cầu, giá cả tăng. D. cung nhỏ hơn cầu, giá cả giảm Câu 44. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, người tiêu dùng không nên mua hàng hóa, dịch vụ khi A. cung lớn hơn cầu, giá giảm. B. cung lớn hơn cầu, giá tăng. C. cung nhỏ hơn cầu, giá tăng. D. cung nhỏ hơn cầu, giá giảm. Câu 45: Lượng cầu không chịu ảnh hưởng bởi nhân tố nào dưới đây? A. Thu nhập, thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng. B. Giá cả những hàng hóa, dịch vụ thay thế. C. Kì vọng, dự đoán của người tiêu dùng về hàng hóa. D. Giá cả các yếu tố đầu vào để SX ra hàng hóa Câu 46: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi là người tiêu dùng, em nên mua hàng hóa, dịch vụ khi A. cung = cầu, giá tăng. B. cung < cầu, giá tăng. C. cung ít, giá tăng. D. cung > cầu, giá giảm. Câu 47: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi là người tiêu dùng, em không nên mua hàng trong trường hợp nào dưới đây? A. Cung = cầu, giá tăng. B. Cung < cầu, giá tăng. C. Cung nhiều, giá tăng. D. Cung > cầu, giá giảm. Câu 48: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, doanh nghiệp A quyết định mở rộng sản xuất, kinh doanh trong trường hợp nào dưới đây? A. Cung tăng. B. Cung < cầu. C. Cung = cầu. D. Cung > cầu. Câu 49: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, doanh nghiệp A quyết định thu hẹp sản xuất, kinh doanh trong trường hợp nào dưới đây? A. Cung giảm. B. Cung < cầu. C. Cung = cầu. D. Cung > cầu. Câu 50: Hiệp hội các nhà sản xuất chăn ga gối đệm dự báo nhu cầu của người tiêu dùng trong mùa đông tới sẽ tăng cao. Và khuyến nghị các cơ sở sản xuất cần đẩy mạnh sản xuất trước nhiều tháng. Tuy nhiên khi bước vào mùa đông, do sự biến đổi của thời tiết, nhiệt độ tăng cao, cả mùa đông chỉ có một vài đợt rét nhỏ nên nhu cầu về sản phẩm rất hạn chế, hàng tồn kho nhiều, các nhà sản xuất phải hạ giá bán. Vì vậy gia đình bác A đã mua được một số sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lí. Gia đình bác A đã vận dụng vai trò nào dưới đây của quan hệ cung cầu? A. Cung lớn hơn cầu, giá giảm. B. Cung lớn hơn cầu, giá tăng. C. Cung nhỏ hơn cầu, giá tăng. D. Cung nhỏ hơn cầu, giá giảm 14
- SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1 TRƯỜNG THPT VIỆTĐỨC (NĂM HỌC 2022-2023) MÔN: GDKT&PL - LỚP 10 I. LÝ THUYẾT. BÀI 1: CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CƠ BẢN TRONG SẢN XUẤT. 1. Hoạt động sản xuất Khái niệm: Hoạt động sản xuất là hoạt động con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Vai trò: Hoạt động sản xuất đóng vai trò là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của con người, quyết định đến các hoạt động phân phối - trao đổi, tiêu dùng. 2. Hoạt động phân phối – trao đổi - Phân phối là hoạt động phân chia các yêu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phầm (phân phối cho sản xuất) và phân chia kết quả sản xuất cho tiêu dùng (phân phối cho tiêu dùng). - Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng (bao gồm cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt). 3. Hoạt động tiêu dùng - Tiêu dùng là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. - Tiêu dùng được coi là mục đích của sản xuất, - Tiêu dùng giữ vai trò là căn cứ quan trọng để xác định số lượng, cơ cấu, chật lượng, hình thức sản phẩm thức sản phẩm. BÀI 2: CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ 1. chủ thể sản xuất - Chủ thể sản xuất là những người sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chủ thể sản xuất gồm các nhà đầu tư, sản xuất, kinh doanh. - Chủ thể sản xuất có vai trò: + Sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận, thoả mãn nhu cầu hiện tại của xã hội hiện tạo, tương lai trong điều kiện nguồn lực có hạn. 🡪 Chủ thể sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa chọn sản xuất hàng hoá nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất bằng cách nào để đạt hiệu quả. + Có trách nhiệm cung cấp những hàng hoá, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khoẻ và lợi ích của con người trong xã hội 2. chủ thể tiêu dùng - Chủ thể tiêu dùng là người mua hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt, sản xuất,… - Chủ thể tiêu dùng có vai trò định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển, có trách nhiệm đối với sự phát triên bền vững của xã hội 3. chủ thể trung gian - Chủ thể trung gian là các cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường: + Các thương nhân chuyên phân phối hàng hoá. + Nhà môi giới chứng khoán, môi giới bất động sản, giới thiệu việc làm,.... - Vai trò của chủ thể trung gian: + Là cầu nối, cung cấp thông tin trong các quan hệ mua – bán. + Giúp nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả hơn. 4. chủ thể nhà nước - Vai trò của Nhà nước 15
- + Ban hành luật, tạo ra khung pháp lí để các chủ thể kinh tế tự do sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. + Thường xuyên tổ chức các hội nghị để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, giúp các chủ thể kinh tế phát triển thuận lợi. - Trước những khó khăn của nền kinh tế, Nhà nước đã nhanh chóng ban hành những cơ chế, chính sách như giãn nợ, miễn giảm thuế; giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản. - Nhà nước đã triển khai các chương trình xoá đói giảm nghèo đến các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, tạo chuyển biến tích cực về sản xuất, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở những nơi khó khăn. Sơ đồ tư duy thể hiện vai trò của Nhà nước trong quản lí nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế II. THỰC HÀNH Câu 1: Khi tiến hành phân bổ nguyên vật liệu của công ty tới các bộ phận khác nhau trong dây chuyền sản xuất, quá trình này này gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế xã hội ? A. sản xuất. B. tiêu dùng. C. phân phối. D. trao đổi. Câu 2: Trong nền kinh tế thị trường, việc làm nào dưới đây của các chủ thể kinh tế gắn liền với hoạt động phân phối ? A. Công ty A điều chỉnh cơ cấu mặt hàng sản xuất. B. Công ty A điều chỉnh nhiệm vụ các nhân viên. C. Công ty A điều chỉnh cơ cấu nhân sự công ty. D. Công ty A nhập nguyên liệu để tăng ca sản xuất. Câu 3: Một nền kinh tế bao gồm các hoạt động cơ bản nào? A. Sản xuất, phân phối - trao đổi, tiêu dùng B. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi, thu nhập C. Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, thu nhập D. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi, cạnh tranh. Câu 4: Việc các nhà phân phối hàng hóa mua, trữ hàng và bán lại cho các đại lí hoặc nhà bán lẻ giúp lưu thông hàng hóa hiệu quả thể hiện đặc điểm của chủ thể nào trong nền kinh tế? A. Chủ thể nhà nước. B. Chủ thể tiêu dùng. C. Chủ thể trung gian. D. Chủ thể sản xuất. Câu 5: Việc làm nào dưới đây gắn liền với hoạt động tiêu dùng trong nền kinh tế xã hội? A. Phân bổ vật tư sản xuất. B. Vận chuyển hàng hóa. C. Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi D. Chế biến gạo thành thức ăn chăn nuôi. Câu 6. Hãy chỉ ra hoạt động sản xuất trong các hoạt động dưới đây ? A. Trồng lúa chất lượng cao. B. Vận chuyển vật liệu vào kho. C. Mang rau ra chợ bán. D. Nấu cháo cho mẹ. 16
- Câu 7. Điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tẻ khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả là vai trò của chủ thê kinh tế nào? A. Chủ thể sản xuất B. Chủ thể tiêu dùng C. Chủ thể trung gian D. Chủ thể Nhà nước Câu 8.Trong nền kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất gắn liền với việc làm nào dưới đây? A. Mang quần áo ra chợ bán. B. May quần áo để bán. C. Trao đổi quần áo với nhau. D. Bán lại quần áo đã nhập. Câu 9. Chủ thể trung gian không có vai trò nào dưới đây ? A. Trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng. B. Là mục đích cuối cùng của sản xuất C. Môi giới trong hoạt động sản xuất kinh doanh. D. Thúc đẩy phân phối hàng hóa thuận lợi. Câu 10. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất không gắn liền với việc làm nào dưới đây? A. Nghệ nhân chế tác đồ gốm mỹ nghệ B. Nông dân thu hoạch lúa bằng máy. C. Công ty A hợp tác sản xuất băng đĩa nhạc. D. Trung tâm H tổ chức xuất khẩu lao động. Câu 11. Một trong những trách nhiệm của chủ thể sản xuất là A. cung cấp thông tin trong các quan hệ mua - bản, sản xuất - tiêu dùng. B. cung cấp những hàng hoá, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khoẻ và lợi ích của con người trong xã hội. C. có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội. D. cung cấp những hàng hoá, dịch vụ. Câu 12. Việc làm nào dưới đây không phù hợp với trách nhiệm xã hội của chủ thể tiêu dùng? A. Sử dụng sản phẩm gây độc hại tới sức khỏe con người. B. Sử dụng hàng hóa thân thiện môi trường. C. Không tiêu dùng hàng hóa gây hại cho con người. D. Sử dụng chuỗi sản phẩm tiêu dùng xanh. Câu 13. Ngày 8 tháng 3, K bàn với T cùng nhau góp tiền để dành mua hoa về bán. Nhờ khéo tay và ham học hỏi, K và T kết được những bó hoa vô cùng xinh xắn, rất được khách hàng yêu thích và ủng hộ. Việc kinh doanh trên đem lại cho K và T một số tiền nhỏ. Hai bạn dự định dùng số tiền ấy tham gia một khoá học về cắm hoa, nhằm phát triển năng khiếu của bản thân. K và T đã tham gia hoạt động kinh tế nào dưới đây? A. Trao đổi và tiêu dùng B. Tiêu dùng và phân phối C. Sản xuất và trao đổi. D. Phân phối và trao đổi. Câu 14. Nhờ mô hình xe công nghệ mà thị trường dịch vụ taxi, "xe ôm" công nghệ, giao hàng nhanh,... tại các thành phố lớn sôi động hơn. Việc này góp phần phát triển nền kinh tế - xã hội, tạo việc làm và nhu cầu sử dụng lao động, làm thay đổi thói. quen tiêu dùng, sinh hoạt và di chuyển của người dân theo hướng tiện lợi, tích cực. Hãy chỉ ra hoạt động kinh tế được đề cập trong đoạn thông tin trên. A. Sản xuất. B. Phân phối. C. Trao đổi. D. Tiêu dùng. Câu 15. Gia đình M chuyên trồng và cung cấp sản phẩm rau hữu cơ cho thị trường. Sau giờ học, M thường giúp bố mẹ đóng gói sản phẩm. Nhờ khả năng giao tiếp tốt, bố mẹ giao cho M nhiệm vụ trực điện thoại, trả lời các đơn đặt hàng của khách hàng. M còn tìm tòi, giới thiệu sản phẩm của gia đình qua mạng xã hội, để mọi người biết đến nhiều hơn. Xét về bản chất của nền kinh tế, bạn M đã tham gia vào hoạt động nào dưới đây: A. Trao đổi. B. Phân phối. C. Sản xuất. D. Tiêu dùng. Câu 16. Những ngày đầu bắt taỵ vào chăn nuôi dê, do chưa nắm vững kĩ thuật nên anh H gặp rất nhiều khó khăn. Không nản chí, anh tự sưu tầm tài liệu, tìm hiểu cách phòng và điều trị các chứng bệnh trên đàn dê. Ngoài ra, anh còn tìm đến các trang trại, hộ gia đình chăn nuôi dê khác để học hỏi. Hiện đàn dê của gia đình anh H đã phát triển gần 1 000 con, mang lại thu nhập ổn định, tạo việc làm cho nhiều người dân địa phưong. Anh H còn chủ động đóng thuế, quyên góp tiền ủng hộ làm đường sá, trường học,... góp phẩn vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Xét về bản chất nền kinh tế, hoạt động của anh H gắn liền với chủ thể nào dưới đây của nền kinh tế? A. Chủ thể sản xuất. B. chủ thể trung gian. C. chủ thể nhà nước. D. Chủ thể tiêu dùng. Câu 17. Hành vi nào dưới đây không đúng khi tham gia vào các hoạt động kinh tế? A. Bạn A giải thích cho người thân của mình về trách nhiệm của công dân khi tham gia các hoạt động kinh tế. B. Trước tình hình dịch bệnh, nhu cầu mua thuốc của người dân tăng mạnh, nhà thuốc P cam kết không tăng giá sản phẩm. 17
- C. Xí nghiệp Y trong quá trình sản xuất đã để khói bụi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khoẻ người dân. D. Doanh nghiệp bán lẻ H luôn sản xuất hàng hoá đảm bảo chất lượng, đóng thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. Câu 18. Giám đốc công ty M tiến hành phân bổ vốn cho các hoạt động sản xuất của công ty là hoạt động A. sản xuất. B. tiêu dùng. C. trao đổi. D. phân phối. Câu 19. Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2021, dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho hon 100 ngàn doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Để khắc phục hậu quả, Chính phủ đã trình Quốc hội thòng qua nghị quyết cắt giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có doanh số dưới 200 tỉ đồng/năm. Việc ban hành chính sách trên gắn liền với chủ thể nào dưới đây của nền kinh tế?. A. Chủ thể tiêu dùng. B. chủ thể nhà nước. C. Chủ thể sản xuất. D. chủ thể trung gian. Câu 20. Chị V luôn cân nhắc đến các yếu tố bảo vệ môi trường khi quyết định mua bất kì sản phẩm nào. Chị có thể trả số tiền cao hon cho sản phẩm có bao bì dễ tái chế hoặc tái sử dụng được. Chị V thường chọn mua các sản phẩm làm từ tự nhiên như ống đũa bằng tre, bàn chải tre, bông tắm xo mướp,... Việc làm của chị V vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa góp phần cải thiện môi trường, đảm bảo cho sức khoẻ của bản thân và gia đình. Xét về bản chất nền kinh tế, việc làm của chị V gắn liền với chủ thể nào dưới đây của nền kinh tế? A. Chủ thể tiêu dùng. B. chủ thể nhà nước. C. chủ thể trung gian. D. Chủ thể sản xuất. Câu 21. Trong nền kinh tế, hoạt động trao đổi gắn liền với việc làm nào dưới đây? A. Sử dụng gạo để nấu ăn. B. Sử dụng gạo để chế biến các loại bột. C. Phân bổ gạo để cứu đói. D. Bán gạo lấy tiền mua vải. Câu 22 Trong nền kinh tế, chủ thể nào dưới đây không đóng vai trò là chủ thể sản xuất? A. Hộ kinh doanh. B. Nhà đầu tư. C. Doanh nghiệp. D. Người giao hàng. Câu 23. Trong nền kinh tế hàng hóa, việc làm nào dưới đây thể hiện vai trò quản lý kinh tế của nhà nước? A. Mua, tích trữ rồi bán lại hàng hóa. B. Tiêu dùng hàng hóa cho cá nhân. C. Xây dựng chiến lược kinh tế vùng. D. Giới thiệu việc làm cho người lao động. Câu 24. Gia đình bạn H đang là học sinh lớp 11 có nghề mây tre đan thủ công mỹ nghệ nổi tiếng trong vùng. Sau giờ học H rủ các bạn cùng lớp đến để làm kiếm thêm thu nhập mua sách vở, tài liệu phục vụ cho việc học tập. Xét về mặt bản chất của nền kinh tế, công việc của gia đình bạn H gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế A. phân phối B. sản xuất. C. tiêu dùng. D. lao động. Câu 25. Hoạt động nào dưới đây là căn cứ quan trọng để xác định số lượng, cơ cấu, chất lượng hình thức sản phẩm đối với sản xuất ? A. sản xuất. B. tiêu dùng. C. phân phối. D. lao động. Câu 26. Chị C là nội trợ thường xuyên đi siêu thị để mua thực phẩm và các đồ gia dụng trong nhà. Trong trường hợp này chi C đóng vai trò là chủ thể gì của nền kinh tế? A. Chủ thể sản xuất. B. Chủ thể tiêu dùng. C. Chủ thể trung gian. D. Chủ thể nhà nước. Câu 27. Quá trình con người sử dụng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt là biểu hiện của hoạt động A. tiêu dùng. B. lao động. C. sản xuất. D. phân phối. Câu 28. Một trong những vai trò của chủ thể kinh tế nhà nước là A. thúc đẩy lạm phát gia tăng. B. tăng tỷ lệ thất nghiệp cơ học. C. giảm tỷ lệ trẻ mù chữ. D. quản lý vĩ mô nền kinh tế. Câu 29. Chủ thể tiêu dùng có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế? A. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển. B. Kết nối quan hệ mua - bán trong nền kinh tế. C. Sử dụng các yếu tố sản xuất tạo ra sản phẩm. D. Tạo môi trường pháp lí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Câu 30. Anh D quyết định chuyển toàn bộ diện tích đất trổng lúa của gia đình sang trồng bưởi da xanh với quy mô 450 gốc. Không chỉ chăm sóc tỉ mỉ, anh D còn tích cực học hỏi các kĩ thuật trồng trọt, áp dụng biện 18
- pháp cắt tỉa cành, hạn chế sử dụng phân hoá học, ưu tiên dùng phân hữu cơ, phân vi sinh làm cho cây bười ngày càng sai quả. Anh D còn tận dụng đất dưới tán cây để trồng cây họ đậu, vừa tạo cho khu vườn không gian hai tầng đẹp mắt, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mỗi năm, gia đình anh cung cấp ra thị trường nhiều nòng sản sạch, có giá trị cao. Việc làm của anh D gắn liền với hoạt động kinh tế nào dưới đây? A. Trao đổi. B. Tiêu dùng. C. Sản xuất. D. Phân phối. Câu 31. Việc làm nào dưới đây gắn liền với hoạt động tiêu dùng trong nền kinh tế xã hội? A. Phân bổ vật tư sản xuất. B. Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi C. Vận chuyển hàng hóa. D. Chế biến gạo thành thức ăn chăn nuôi. Câu 32. Xu hướng "tiêu dùng xanh" hiện nay đang được nhiều người quan tâm. Người tiêu dùng chuyển sang lựa chọn các sản phẩm như bình đựng nước bằng thuỷ tinh thay cho bình nhựa, sử dụng túi vải thay cho túi nilon,... Điều này đã góp phẩn phát triển các sản phẩm thân thiện môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Mô hình tiêu dùng xanh phản ánh hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế xã hội? A. Sản xuất. B. Tiêu dùng. C. Trao đổi. D. Phân phối. Câu 33. Công ty X chuyên sản xuất về bánh bao, trong quá trình tạo ra thành phẩm, nhà sản xuất đã chia các yếu tố như nhân bánh, vỏ bánh và hộp bánh cho các đơn vị sản xuất khác nhau. Trong trường hợp trên, nhà sản xuất đã thực hiện hoạt động gì của kinh tế? A. Hoạt động phân phối. B. Hoạt động trao đổi. C. Hoạt động sản xuất. D. Hoạt động tiêu dùng. Câu 34. Các công ty A, B, C và D cùng sản xuất bột giặt và cung cấp cho thị trường trong nước. Công ty A chú trọng vào đổi mới hệ thống bao bì. Công ty B chú trọng đổi mới xe vận chuyển hàng hóa cho các đại lý. Công ty C chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực. Công ty D chú trọng vào đổi mới máy móc và dây chuyền sản xuất. Việc làm của công ty B gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền kinh tê? A. tiêu dùng. B. lao động. C. phân phối. D. sản xuất. Câu 35. Doanh nghiệp A được cấp giấy phép khai thác cát, sỏi phục vụ cho các công trình xây dựng tại địa phương X. Ngoài ra doanh nghiệp còn được giao nhiệm vụ nâng cấp hệ thống đê bao chống lũ. Xét về mặt bản chất của nền kinh tế, việc hoạt động của doanh nghiệp A, gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế A. sản xuất. B. phân phối. C. lao động. D. tiêu dùng. Câu 36. Với chuỗi cửa hàng và trung tâm mua sắm khắp cả nước, hệ thống siêu thị A đã và đang làm cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, đảm bảo mang đến cho người dân những sản phẩm chất lượng tốt nhất. Bên cạnh đó, hệ thống siêu thị còn đưa ra hàng loạt các chưong trình giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi, chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo, tạo sự an tâm và tin tưởng cho người tiêu dùng. Xét về bản chất nền kinh tế, siêu thị A đóng vai trò là chủ thể nào dưới đây của nền kinh tế? A. Chủ thể sản xuất. B. Chủ thể tiêu dùng C. chủ thể trung gian D. chủ thể nhà nước. Câu 37. Gia đình H nuôi tôm theo đơn đặt hàng của Công ti xuất khẩu B.Tuy nhiên, do tôm không đạt chất lượng, ông H đã bơm hoá chất vào tôm để không bị đền bù hợp đồng. Việc làm của ông H và gia đình là chưa thực hiện tốt trách nhiệm của chủ thể kinh tế nào dưới đây? A. Chủ thể sản xuất. B. chủ thể trung gian C. chủ thể nhà nước. D. Chủ thể tiêu dùng Câu 38. Anh B có một trang trại gà cung cấp trứng và thịt cho các nhà máy chế biến trong khu vực. Hành tuần, anh B giao trứng cho nhà máy, giao thịt gà cho hàng cơm, lại mở một sạp hàng nhỏ trước cửa bán vài đồ sinh hoạt cho bà con. Đồng thời còn để lại một phần để gia đình sử dụng hàng ngày. Trong các việc làm trên của anh B, đâu là việc làm thể hiện sự phân phối trong nền kinh tế? A. Giao trứng cho nhà máy B. Giao thịt gà cho hàng cơm C. Để gia đình sử dụng và bán ở sạp hàng D. Giao trứng cho nhà máy và thịt gà cho hàng cơm Câu 39. Nền kinh tế đang suy thoái, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên phải thu hẹp sản xuất, kéo theo nhiều lao động mất việc làm. Doanh nghiệp Y chọn giải pháp thương lượng với người lao động cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, mỗi người chỉ đi làm bán thời gian và hưởng mức lương bán thời gian, sau khi 19
- sản xuất ổn đính sẽ được hường đầy đủ mức lương. Doanh nghiệp Y đã thực hiện những hoạt động kinh tế nào dưới đây? A. Sản xuất và phân phối. B. Sản xuất và trao đổi. C. Sản xuất và tiêu dùng. D. Trao đổi và phân phối. Câu 40. Công ti A trong quá trình sản xuất, kinh doanh cà phê luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từ việc chọn giống cây tốt cho đến thu hoạch hạt cà phê đảm bảo chất lượng, không ngâm trộn hoá chất, tạp chất,... đảm bảo sản phẩm ngon nhất đến người tiêu dùng. Việc làm của công ty A gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế? A. Tiêu dùng. B. Sản xuất. C. Phân phối. D. Trao đổi. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Vinschool, Hà Nội
18 p | 18 | 4
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Thanh Am
3 p | 10 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Việt Đức, Hà Nội
10 p | 6 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Việt Đức
10 p | 9 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Thành Công
5 p | 18 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Hai Bà Trưng
10 p | 14 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Vinschool, Hà Nội
12 p | 12 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 11 năm 2022-2023 - Trường Vinschool, Hà Nội
10 p | 21 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2022-2023 - Trường Vinschool, Hà Nội
10 p | 22 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Độc Lập
4 p | 21 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Thanh Am
4 p | 15 | 3
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Việt Đức, Hà Nội
8 p | 7 | 2
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Việt Đức, Hà Nội
9 p | 8 | 2
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Việt Đức
5 p | 8 | 2
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Việt Đức
5 p | 7 | 2
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Việt Đức
7 p | 12 | 2
-
Hướng dẫn ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Việt Đức
12 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn