intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn ôn thi ĐH môn Văn, Sử, Địa

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

212
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một đề thi văn thường có ba phần: 1 câu hỏi về kiến thức cơ bản (2 điểm) và 2 câu hỏi về cảm thụ, phân tích văn học (mỗi câu 3- 5 điểm). Để làm bài tốt, khi ôn tập bạn cần lập bảng danh mục tác giả – tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, đặc điểm nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn ôn thi ĐH môn Văn, Sử, Địa

  1. Hướng dẫn ôn thi ĐH môn Văn, Sử, Địa MÔN VĂN: Một đề thi văn thường có ba phần: 1 câu hỏi về kiến thức cơ bản (2 điểm) và 2 câu hỏi về cảm thụ, phân tích văn học (mỗi câu 3- 5 điểm). Để làm bài tốt, khi ôn tập bạn cần lập bảng danh mục tác giả – tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, đặc điểm nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm. Từ đó rút ra những đặc điểm chính của từng giai đoạn văn học. Ngoài ra, cần nắm vững các chủ đề nội dung chính trong mỗi tác phẩm hoặc nhóm tác phẩm quan trọng của chương trình, ví dụ số phận của người nông dân trước Cách mạng tháng 8 qua các tác phẩm Chị Dậu, Chí Phèo. Đáp án cũng chấm theo từng ý nhỏ, tuy nhiên, với môn văn có yêu cầu phải chấm cách hành văn, diễn đạt của học sinh.
  2. Môn Địa Cơ bản, lý thuyết thi địa lý gồm 4 phần sau: - Đánh giá nguồn lực phát triển kinh tế xã hội: thuận lợi và khó khăn về: + Vị trí địa lý + Nguồn lực tự nhiên: địa hình, đất, khí hậu, sinh vật, thuỷ văn, khoáng sản. + Nguồn lực xã hội: Dân cư và nguồn lao động, Kết cấu hạ tầng, Cơ sở vật chất kỹ thuật, Thị trường; Đường lối, chính sách… - Các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội: + Vấn đề phát triển xã hội: Lao động và việc làm, vấn đề phát triển giáo dục, y tế, văn hoá… + Vấn đề phát triển ngành: Thực trạng nền kinh tế, vốn đất và việc sử dụng vốn đất, các vấn đề liên quan đến các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp…) - Phát triển kinh tế trong các vùng: Dựa vào “sườn dàn ý” ở trên, với các vùng, bạn nêu thế mạnh (tự nhiên, kinh tế xã hội), những hạn chế và đánh giá tác động của chúng tới việc phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng. - Việt Nam trong mối quan hệ với các quốc gia trong khu vực. Bạn phải nhớ các số liệu về kinh tế xã hội theo sách giáo khoa. Nếu có thể, cập nhật các con số mới nhất qua báo, đài để có sức thuyết phục người chấm bài. Phần thực hành vẽ biểu đồ cần đọc kỹ yêu cầu của đề và chú ý số liệu để chọn dạng biểu đồ, xử lý số liệu và vẽ biểu đồ, nhớ chú thích đầy đủ và kèm theo lời nhận xét. Cần tự thực hành nhiều dạng bài vẽ biểu đồ trong thời gian ôn thi để khi làm bài, nhanh chóng nhận diện dạng biểu đồ.
  3. Đáp án môn địa lý được chia nhỏ tới 0,25 điểm, vì vậy cần phải làm dàn ý cho mỗi câu hỏi thật chi tiết để tránh mất điểm. Trong bài làm, nên trình bày các ý thật rõ ràng theo thứ tự a, b, c… và gạch đầu dòng để giáo viên chấm bài thấy rõ từng ý. Môn Sử Đề thi đại học môn sử có thể rơi vào bất kỳ phần nào trong mấy trăm trang sách giáo khoa, ở dạng tổng hợp, chi tiết hoặc hệ thống, so sánh. Vì vậy, bạn cần nắm chắc bản chất các sự kiện để vận dụng linh hoạt, bằng cách: - Nắm chắc tên đề bài, tiểu mục khi học để tránh lạc đề hoặc lẫn lộn các phần khác khi thi. - Lập dàn ý cho cả bài, sau đó cho từng phần, chủ yếu dựa theo thời gian hoặc theo sự kiện. Học nhiều lần để nhớ thật kỹ dàn ý này. Để nhớ một cách có hệ thống, bạn nên trình bày dàn ý dưới dạng như sau: - Ví dụ: Tổ chức Liên hiệp quốc: + Hoàn cảnh thành lập + Mục đích. + Nguyên tắc hoạt động. + Các cơ quan chính + Một số tổ chức chuyên môn. + Vai trò…. Trong mỗi mục, cần vạch ra nhiều đường dẫn nội dung thì bạn càng nhớ được thêm nhiều chi tiết. - Nắm thật kỹ các sự kiện quan trọng (gồm nguyên nhân, diễn tiến, kết quả, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm…). Bạn cần nhớ chính xác ngày tháng năm của sự kiện ( hoặc nhớ ít nhất là tháng và năm).
  4. - Nhớ chính xác các thuật ngữ lịch sử. Khi làm bài thi, bạn cần đọc kỹ để hiểu rõ yêu cầu đề bài. Sau đó lập dàn ý cho bài làm (nên dựng khung theo kiểu trên để tránh sót ý). Trong dần ý, nhớ gạch đậm ở các chốt sự kiện quan trọng mà bài làm không dược phép bỏ qua. Sau đó triển khai các ý thành bài luận. Cuối cùng, đọc kỹ lại trước khi nộp bài, nhớ chú ý con số thời gian.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2