Hướng dẫn phân loại từ Tiếng Việt (Phần 2: Xét ở tiêu chí ngữ nghĩa của tiếng vị trong phạm vi hoạt động của từ): Phần 1 - Mai Thị Kiều Phượng
lượt xem 9
download
Cuốn sách "Phân loại từ tiếng Việt (Phần 2: Xét ở tiêu chí ngữ nghĩa của tiếng vị trong phạm vi hoạt động của từ): Phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Phân loại toàn bộ vốn từ tiếng Việt xét theo tính chất nghĩa thực/không thực; định danh/không định danh của tiếng vị hoạt động trong từ; Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí số lượng nghĩa của tiếng vị trong phạm vi hoạt động của từ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hướng dẫn phân loại từ Tiếng Việt (Phần 2: Xét ở tiêu chí ngữ nghĩa của tiếng vị trong phạm vi hoạt động của từ): Phần 1 - Mai Thị Kiều Phượng
- Mai Thị Kiều Phượng Ph©n lo¹i tõ tiÕng viÖt phÇn 2 xÐt ë tiªu chÝ ng÷ nghÜa cña tiÕng vÞ trong ph¹m vi ho¹t ®éng cña tõ NHÀ XU T B N I H C QU C GIA HÀ N I
- 2
- MỤC LỤC Lời nói đầu .............................................................................................. 9 Phần II: Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí ngữ nghĩa của tiếng vị trong phạm vi hoạt động của từ..................................... 14 Tiểu phần 1: Phân loại toàn bộ vốn từ tiếng Việt xét theo tính chất nghĩa thực/không thực; định danh/không định danh của tiếng vị hoạt động trong từ....................... 18 Chương I: TỪ THỰC ........................................................................... 20 I. Dẫn nhập ............................................................................................ 20 II. Khái niệm từ thực ............................................................................ 21 III. Đặc điểm của từ thực..................................................................... 21 IV. Đặc điểm về các thành phần ý nghĩa của từ thực ..................... 23 V. Phân loại từ thực.............................................................................. 41 Chương II: TỪ HƯ ............................................................................... 68 I. Dẫn nhập ............................................................................................ 68 II. Phân biệt ý nghĩa từ vựng của từ thực với ý nghĩa ngữ pháp của từ hư ................................................................................................ 69 III. Khái niệm từ hư.............................................................................. 70 IV. Đặc điểm của từ hư........................................................................ 71 V. Đặc điểm về các thành phần ý nghĩa của từ hư .......................... 75 VI. Phân loại từ hư ............................................................................... 86 VII. Hư từ trong văn bản nghệ thuật................................................. 98 Tiểu phần 2: Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí số lượng nghĩa của tiếng vị trong phạm vi hoạt động của từ ................................. 108 Chương I: TỪ ĐƠN NGHĨA ............................................................ 110 I. Dẫn nhập .......................................................................................... 110 3
- II. Khái niệm từ đơn nghĩa................................................................ 111 III. Hiện tượng đơn nghĩa ................................................................. 111 IV. Phân biệt từ đơn nghĩa với các kiểu loại từ khác .................... 112 V. Đặc điểm từ đơn nghĩa từ vựng.................................................. 113 VI. Phân loại từ đơn nghĩa ............................................................... 115 Chương II: TỪ ĐA NGHĨA THUỘC VỀ MỘT TỪ LOẠI VÀ KHÁC TỪ LOẠI .................................................... 124 I. Dẫn nhập .......................................................................................... 124 II. Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng nhiều nghĩa...................... 125 III. Khái niệm từ đa nghĩa thuộc về một từ loại và khác từ loại.. 126 IV. Phân biệt từ đa nghĩa thuộc về một từ loại, khác từ loại và từ đồng âm ..................................................................................... 126 V. Hiện tượng đa nghĩa ..................................................................... 127 VI. Các loại quan hệ trong từ đa nghĩa ........................................... 128 VII. Điều kiện từ đa nghĩa thuộc về một từ loại và khác từ loại..................................................................................... 132 VIII. Cơ sở để nhận biết từ đa nghĩa thuộc về một từ loại và khác từ loại..................................................................................... 135 IX. Các loại nghĩa của từ đa nghĩa ................................................... 136 X. Đặc điểm từ đa nghĩa thuộc về một từ loại và khác từ loại..... 137 XI. Phân loại từ đa nghĩa thuộc về một từ loại và khác từ loại.... 140 Tiểu phần 3: Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí sử dụng và tác động vào mặt ngữ nghĩa của tiếng vị trong phạm vi hoạt động của từ.............................. 148 Chương I: TỪ ĐA NGHĨA THUỘC VỀ MỘT TỪ LOẠI............. 152 I. Dẫn nhập .......................................................................................... 152 II. Khái niệm từ đa nghĩa thuộc về một từ loại .............................. 157 III. Khái quát về phương thức chuyển nghĩa từ vựng .................. 158 4
- IV. Điều kiện từ đa nghĩa thuộc về một từ loại.............................. 162 V. Cơ sở để nhận biết từ đa nghĩa thuộc về một từ loại ............... 164 VI. Đặc điểm từ đa nghĩa thuộc một từ loại ................................... 167 VII. Phân loại từ đa nghĩa thuộc về một từ loại............................. 175 Chương II: TỪ ĐỒNG ÂM – TỪ GẦN ÂM ................................... 186 I. Dẫn nhập .......................................................................................... 186 II. Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng đồng tự/đồng âm/gần âm . 187 III. Khái niệm từ đồng tự/đồng âm/gần âm ................................... 188 IV. Phân biệt ........................................................................................ 189 V. Hiện tượng đồng tự/đồng âm/gần âm ....................................... 189 VI. Các loại quan hệ trong hiện tượng đồng âm/gần âm ............. 190 VII. Đặc điểm từ đồng tự/đồng âm/gần âm ................................... 192 VIII. Điều kiện để tạo từ đồng âm/gần âm từ vựng...................... 195 IX. Cơ sở để nhận biết từ đồng tự/đồng âm/gần âm..................... 202 X. Phương thức tạo từ đồng tự/đồng âm/gần âm ......................... 202 XI. Phân loại từ đồng âm/gần âm từ vựng ..................................... 203 Chương III. TỪ ĐỒNG NGHĨA/TỪ GẦN NGHĨA ...................... 218 I. Dẫn nhập .......................................................................................... 218 II. Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng đồng nghĩa/gần nghĩa.... 221 III. Khái niệm hiện tượng đồng nghĩa............................................. 222 IV. Khái niệm từ đồng nghĩa/gần nghĩa ......................................... 223 V. Điểm qua một số quan niệm về từ đồng nghĩa......................... 227 VI. Phân biệt từ đồng nghĩa với từ gần nghĩa và với các tiểu loại từ khác...................................................................... 230 VII. Các loại quan hệ trong từ đồng nghĩa/gần nghĩa .................. 232 VIII. Đặc điểm chung của từ đồng nghĩa và gần nghĩa từ vựng... 234 IX. Từ đồng nghĩa từ vựng được tạo nên nhờ phương thức tư duy ẩn dụ của cộng đồng ngôn ngữ..................................... 239 X. Đặc điểm của từ gần nghĩa/đồng nghĩa mức độ vừa ............... 241 5
- XI. Phương thức tạo từ từ đồng nghĩa/gần nghĩa từ vựng ......... 243 XII. Một số thủ pháp nhận diện từ đồng nghĩa/gần nghĩa từ vựng ....................................................................................... 245 XIII. Phân loại từ đồng nghĩa/gần nghĩa từ vựng ......................... 250 Chương IV. TỪ TRÁI NGHĨA.......................................................... 262 I. Dẫn nhập .......................................................................................... 262 II. Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng trái nghĩa.......................... 265 III. Khái niệm hiện tượng trái nghĩa ................................................ 266 IV. Khái niệm từ trái nghĩa ............................................................... 266 V. Phân biệt ......................................................................................... 267 VI. Các loại quan hệ trong hiện tượng trái nghĩa .......................... 268 VII. Điều kiện tạo từ trái nghĩa từ vựng ......................................... 273 VIII. Phương thức tạo từ trái nghĩa từ vựng .................................. 274 IX. Đặc điểm từ trái nghĩa từ vựng.................................................. 276 X. Phân loại từ trái nghĩa từ vựng.................................................... 278 Tiểu phần 4: Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí sử dụng cách thức mô phỏng hay miêu tả tiếng vị ở mặt nghĩa trong phạm vi hoạt động của từ................................. 290 Chương I. TỪ TƯỢNG THANH ..................................................... 292 I. Dẫn nhập .......................................................................................... 292 II. Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng mô phỏng âm thanh trong tiếng Việt............................................................................. 295 III. Hiện tượng mô phỏng âm thanh trong tiếng Việt................... 295 IV. Khái niệm ...................................................................................... 296 V. Một số điểm lưu ý về từ tượng thanh ........................................ 297 VI. Các loại quan hệ trong từ tượng thanh tiếng Việt................... 300 VII. Điều kiện tạo từ tượng thanh từ vựng..................................... 303 VIII. Phương thức tạo từ tượng thanh từ vựng ............................. 304 6
- IX. Đặc điểm từ tượng thanh từ vựng............................................. 305 X. Phân loại từ tượng thanh từ vựng............................................... 306 Chương II: TỪ TƯỢNG HÌNH ........................................................ 318 I. Dẫn nhập .......................................................................................... 318 II. Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng miêu tả trong từ tiếng Việt ........................................................................ 319 III. Hiện tượng miêu tả sự vật, hiện tượng tạo hình tượng trong nghĩa của từ tiếng Việt...................................................... 320 IV. Khái niệm từ tượng hình............................................................. 321 V. Một số điểm lưu ý về từ tượng hình........................................... 322 VI. Các loại quan hệ trong từ tượng hình tiếng Việt..................... 325 VII. Điều kiện tạo từ tượng hình từ vựng....................................... 327 VIII. Cách thức để tạo từ tượng hình............................................... 329 IX. Đặc điểm từ tượng hình .............................................................. 330 X. Phân loại từ tượng hình ................................................................ 332 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 342 7
- 8
- LỜI NÓI ĐẦU Tiếng Việt là công cụ giao tiếp quan trọng của người Việt. Nói đến hệ thống từ vựng tiếng Việt tức là nói đến hệ thống vốn từ không ngừng gia tăng và phát triển. Vốn từ vựng tiếng Việt được dùng đã lên tới con số hàng chục vạn đơn vị. Từ tiếng Việt thật sự là một công cụ vô cùng phong phú, trong đó, nó chứa đựng trong lòng các tiểu hệ thống bao gồm nhiều lớp từ, loại từ. Vì vậy, việc phân loại từ tiếng Việt vào một hệ thống chặt chẽ, thống nhất và khoa học là một việc làm cần thiết. Hiện nay, việc phân loại từ tiếng Việt trong hệ thống từ loại thuộc bình diện ngữ pháp tuy còn nhiều ý kiến trái chiều nhưng cơ bản chúng đã được xếp loại dựa theo các tiêu chí phân định tương đối thống nhất. Còn vấn đề phân loại từ tiếng Việt trong hệ thống từ vựng ngữ nghĩa thì quả thật còn nhiều điều tồn tại và bất cập. Thực ra, người bình thường khi nói và viết không hề quan tâm tới loại từ nào, hoặc người ta ít chú ý đến lịch sử, nguồn gốc của từ mà chủ yếu là họ dựa vào cảm thức ngôn ngữ. Họ cảm thấy từ này dễ hiểu, từ kia khó hiểu, từ này sang trọng, từ kia mộc mạc... Những ấn tượng ấy rất mơ hồ nhưng có thực. Nhiệm vụ của nhà nghiên cứu là phân loại chúng theo những tiêu chí một cách xác đáng và rõ ràng. Hiện tại, các nhà Việt ngữ học vẫn chưa có tiếng nói và quan niệm thống nhất về ranh giới của từ và phân loại từ tiếng Việt trong hệ thống từ vựng ngữ nghĩa. Cho nên, một hệ lụy tất yếu sẽ dẫn đến: mặc dù trong chương trình giảng dạy từ ngữ ở tất cả các bậc học (từ Tiểu học cho đến Trung học, từ Đại học cho đến Cao học) và việc phân loại từ ở tất cả các loại từ điển tiếng Việt đều đã đưa ra rất nhiều loại từ nhưng hầu như chúng chưa được dựa vào một tiêu chí thống nhất. 9
- Bên cạnh đó, vấn đề nội dung ngữ nghĩa cùng với mối quan hệ của từ vựng - ngữ nghĩa - ngữ dụng, đặc biệt là ngữ nghĩa trong hoạt động hành chức hiện nay đã trở thành trọng tâm chú ý của các nhà Việt ngữ học. Việc nghiên cứu ngữ nghĩa của từ trong hướng mới này đã được chúng tôi nghiên cứu trong hai chuyên khảo “Ẩn dụ với ý nghĩa hàm ẩn của từ tiếng Việt” và “Các bình diện từ và ngữ cố định tiếng Việt”. Dựa trên các kết quả nghiên cứu đã đạt được, chúng tôi mạnh dạn và có những bước đi đột phá để đưa ra bức tranh phân loại từ tiếng Việt từ sự kết hợp và vận dụng các hướng trên đây. Nói rõ hơn, chúng tôi đã mạnh dạn kết hợp cả đơn vị từ vựng lẫn ngữ nghĩa để đưa ra vấn đề về ranh giới của từ và phân loại từ tiếng Việt một cách rõ ràng và thống nhất hơn trong chuyên khảo Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí ngữ nghĩa của tiếng vị trong phạm vi hoạt động của từ. Như vậy, mục đích chính là chúng tôi muốn đưa ra một bức tranh phân loại tổng thể toàn bộ hệ thống từ tiếng Việt trong mối quan hệ biện chứng hai mặt cả đơn vị từ vựng lẫn ngữ nghĩa của từ. Việc phân loại từ tiếng Việt, chúng tôi xin dựa vào các tiêu chí chính như sau: Thứ nhất, chúng tôi đã xác định rõ đơn vị cấu tạo từ của từ tiếng Việt là tiếng vị. Vì vậy, việc phân loại từ tiếng Việt là hoàn toàn dựa trên cơ sở này. Nói cách khác, chúng tôi chọn tiếng vị là đơn vị cơ sở cấu tạo nên từ là tiêu chí chính để có thể phân loại từ tiếng Việt một cách thống nhất và toàn diện. Những kiến thức liên quan đến nội dung này đã được chúng tôi trình bày kĩ ở chuyên khảo “Tiếng vị: có phải là đơn vị cấu tạo từ của từ tiếng Việt?”. Ở đây, chúng tôi xác định và phân loại từ tiếng Việt dựa trên các tiêu chí này. Thứ hai là dựa vào ba mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp, các đặc điểm khác nhau của bản thân từng tiếng vị. Thứ ba là dựa vào ba mối quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp, các đặc điểm khác nhau giữa các tiếng vị trong nội bộ một từ tiếng Việt. Thứ tư là dựa vào phạm vi hoạt động của từ sau khi từ đã trải qua phương thức cấu tạo từ. Đó là: phạm vi khi từ nằm trong vốn 10
- từ vựng, chưa đi vào hoạt động (trong từ điển); phạm vi văn cảnh lời nói (tiếp xúc ngôn ngữ); phạm vi văn cảnh nghệ thuật. Cuốn sách ra đời với nhu cầu đóng góp một tiếng nói và xin thử đề xuất một số giải pháp mới cho bức tranh phân loại từ tiếng Việt. Tuy có nhiều sự đổi mới trong quan niệm cũng như cách nhìn và cách lí giải về vấn đề nhận diện từ, xác định ranh giới của từ và phân loại từ trong tiếng Việt nhưng đóng góp lớn nhất của tác giả là việc phân loại các loại từ tiếng Việt đều được dựa trên các tiêu chí xuyên suốt, thống nhất và khoa học. Bên cạnh sự đổi mới trong quan niệm cũng như cách nhìn và cách lí giải các vấn đề, người viết còn xâu chuỗi, hệ thống lại những kiến thức mà các tác giả đi trước như: GS.TS Đỗ Hữu Châu, GS.TS Nguyễn Tài Cẩn, GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, GS.TS Nguyễn Đức Tồn, GS.TS Nguyễn Lai, GS.TS Nguyễn Đức Dân…. đã đặt ra. Để bạn đọc tiện theo dõi một cách hệ thống nội dung phân loại số lượng từ dựa vào các tiêu chí thống nhất, chúng tôi xin đưa ra bức tranh tóm tắt vấn đề phân loại như sau: Một là, nếu việc phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí quan hệ ngữ pháp và số lượng của tiếng vị trong nội bộ của từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 3 loại: từ đơn, từ láy và từ ghép. Hai là, nếu việc phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí tính chất nghĩa thực/ không thực; chức năng định danh/ phi định danh của tiếng vị hoạt động trong từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 2 loại: từ thực và từ hư. Ba là, nếu việc phân loại từ xét ở tiêu chí số lượng nghĩa vị của tiếng vị trong các phạm vi hoạt động của từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 2 loại: từ đơn nghĩa và từ đa nghĩa. Bốn là, nếu việc phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí có/ không sử dụng và tác động vào mặt ngữ nghĩa của tiếng vị trong các phạm vi hoạt động của từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 4 loại: từ đa nghĩa thuộc về một từ loại, từ đồng âm /từ gần âm, từ đồng nghĩa/từ gần nghĩa, từ trái nghĩa. 11
- Năm là, nếu việc phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí có/ không sử dụng cách thức mô phỏng hay miêu tả tiếng vị ở mặt nghĩa trong các phạm vi hoạt động của từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 2 loại: từ tượng thanh và từ tượng hình. Sáu là, nếu việc phân loại toàn bộ vốn từ tiếng Việt xét ở tiêu chí từ tính chất nguồn gốc của từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 2 loại: từ thuần Việt và từ vay mượn. Bảy là, nếu việc phân loại toàn bộ vốn từ tiếng Việt xét ở tiêu chí từ tính chất thời gian sử dụng của từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 3 loại: từ cổ, từ cũ và từ mới. Tám là, nếu việc phân loại toàn bộ vốn từ tiếng Việt xét ở tiêu chí từ tính chất phạm vi sử dụng của từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 6 loại: từ toàn dân, từ địa phương, từ lóng, từ nghề nghiệp, từ khoa học quốc tế/ thuật ngữ khoa học, từ xưng hô. Chín là, nếu việc phân loại toàn bộ vốn từ tiếng Việt xét ở tiêu chí tính chất phong cách biểu cảm/ trung hòa trong hoạt động của từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 2 loại: từ trung hòa và từ biểu cảm. Mười là, nếu việc phân loại toàn bộ vốn từ tiếng Việt xét ở tiêu chí phạm vi sử dụng rộng - không có tính chất phong cách chức năng hạn chế: từ đa phong cách và xét ở tiêu chí phạm vi sử dụng hẹp - có tính chất phong cách chức năng hạn chế: từ đơn phong cách/ từ chuyên phong cách hay từ chuyên môn thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 8 loại: từ đa phong cách, từ đơn phong cách chức năng hội thoại văn hóa thông dụng, từ đơn phong cách thông tục, từ đơn phong cách hành chính- công vụ, từ đơn phong cách báo chí - công luận, từ đơn phong cách chính luận, từ đơn phong cách khoa học, từ đơn phong cách văn chương. Mười một là, nếu việc phân loại toàn bộ vốn từ tiếng Việt xét ở tiêu chí dùng ít/ dùng nhiều thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 2 loại: từ ít dùng và từ dùng nhiều. 12
- Mười hai là, nếu việc phân loại toàn bộ vốn từ tiếng Việt xét ở tiêu chí trang trọng, kiểu cách/ bình dân thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 2 loại: từ trang trọng/ kiểu cách và từ bình dân. Tuy nhiên, do số lượng từ tiếng Việt quá lớn nên trong nội dung của một cuốn sách điện tử, chúng tôi chỉ trình bày vấn đề: Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí ngữ nghĩa của tiếng vị trong phạm vi hoạt động của từ. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho cuốn sách sớm ra mắt bạn đọc. Để xử lí và sắp xếp một số lượng từ khổng lồ vào một ít tiêu chí thống nhất, chắc chắn cuốn sách vẫn có nhiều chỗ thiết sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong và rất cảm ơn những ý kiến nhận xét, phê bình của bạn đọc gần xa để cho chuyên khảo có chất lượng hơn. Xin chân thành cảm tạ! Tác giả Mai Thị Kiều Phượng 13
- PH N II PHÂN LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT XÉT Ở TIÊU CHÍ NGỮ NGHĨA CỦA TIẾNG VỊ TRONG PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA TỪ Hệ thống từ tiếng Việt trong phần này được phân chia là hoàn toàn dựa vào sự kết hợp 3 tiêu chí chính: Một là dựa vào mặt ngữ nghĩa của bản thân từng tiếng vị. Hai là dựa vào mối quan hệ ngữ pháp, ngữ nghĩa giữa các tiếng vị trong nội bộ một từ tiếng Việt. Ba là dựa vào phạm vi hoạt động của từ sau khi từ đã trải qua phương thức cấu tạo từ. Đó là: phạm vi khi từ nằm trong vốn từ vựng, chưa đi vào hoạt động (trong từ điển); phạm vi văn cảnh lời nói (tiếp xúc ngôn ngữ); phạm vi văn cảnh nghệ thuật. Phần này được chia thành 4 tiểu phần: Tiểu phần 1: Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí tính chất nghĩa thực/ không thực; chức năng định danh/ phi định danh của tiếng vị hoạt động trong từ Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí thuộc về tiểu phần 1, bao gồm các loại từ trong 2 chương sau đây: Chương 1: Từ thực (autosemantic word) Chương 2: Từ hư (syntactic word) Tiểu phần 2: 14
- Phân loại từ xét ở tiêu chí số lượng nghĩa vị của tiếng vị trong các phạm vi hoạt động của từ Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí thuộc về tiểu phần 2, bao gồm các loại từ trong 2 chương sau đây: Chương 1: Từ đơn nghĩa (monosemantic word) (từ có một nghĩa) Chương 2: Từ đa nghĩa thuộc về một từ loại và khác từ loại (same and different parts of speech polysemous word) (chỉ tính theo tiêu chí số lượng nghĩa vị >1) Tiểu phần 3: Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí có/ không sử dụng và tác động vào mặt ngữ nghĩa của tiếng vị trong các phạm vi hoạt động của từ Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí thuộc về tiểu phần 3, bao gồm các loại từ trong 4 chương sau đây: Chương 1: Từ đa nghĩa thuộc về một từ loại (same parts of speech polysemous word) (dựa vào mối quan hệ giữa các nghĩa vị và phương thức chuyển nghĩa không hoàn toàn khác nhau thuộc cùng một loại từ loại: từ đồng nghĩa mức độ thấp vừa; hay từ đồng âm và cùng nghĩa mức độ thấp vừa) Chương 2: Từ đồng âm (homonyms word)/ từ gần âm (partical homonyms word) (dựa vào phương thức chuyển nghĩa hoàn toàn khác nhau: các từ đồng nhất hoàn toàn hay giống nhau ở mức độ cao nhất về mặt âm thanh nhưng khác nhau hoàn toàn về mặt ý nghĩa) Chương 3: Từ đồng nghĩa (synonyms word)/từ gần nghĩa (syninymes word) (dựa vào phương thức chuyển âm nhưng cùng nghĩa: từ đồng nghĩa mức độ cao nhất và từ gần nghĩa ở mức độ thấp vừa, hay từ khác âm nhưng cùng nghĩa cũng ở mức độ cao nhất và thấp vừa) Chương 4: Từ trái nghĩa (antonyms word) 15
- (dựa vào phương thức chuyển âm nhưng trái nghĩa (hay các từ đồng nghĩa mức độ thấp nhất hay các từ khác nhau hoàn toàn về mặt âm thanh nhưng trái nhau về mặt ý nghĩa Tiểu phần 4: Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí có/ không sử dụng cách thức mô phỏng hay miêu tả tiếng vị ở mặt nghĩa trong các phạm vi hoạt động của từ Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí thuộc về tiểu phần 4, bao gồm các loại từ trong 2 chương sau đây: Chương 1: Từ tượng thanh (onomatopoetic word) (dựa theo cách thức mô phỏng hay miêu tả âm thanh ở mặt nghĩa của tiếng vị hay thông qua vỏ ngữ âm, quan hệ liên tưởng ý nghĩa bằng âm thanh) Chương 2: Từ tượng hình (pictographic word) (dựa theo cách thức mô phỏng hay miêu tả hình tượng ở mặt nghĩa của tiếng vị hay thông qua vỏ ngữ âm, quan hệ liên tưởng ý nghĩa bằng hình tượng) 16
- 17
- TI U PH N 1 PHÂN LOẠI TOÀN BỘ VỐN TỪ TIẾNG VIỆT XÉT THEO TÍNH CHẤT NGHĨA THỰC/ KHÔNG THỰC; ĐỊNH DANH/ KHÔNG ĐỊNH DANH CỦA TIẾNG VỊ HOẠT ĐỘNG TRONG TỪ Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí thuộc về tiểu phần 1, bao gồm các loại từ trong 2 chương sau đây: Chương 1: Từ thực (autosemantic word) Chương 2: Từ hư (syntactic word) 18
- 19
- Chương I TỪ THỰC I. DẪN NHẬP Ở cấp độ từ vựng, người ta thường phân loại từ tiếng Việt dựa vào tính chất nghĩa thực và nghĩa hư. Dựa vào tiêu chí này, người ta chia từ tiếng Việt thành ra 2 loại chính, thuộc về hai lớp từ chính trong tiếng Việt, đó là: thực từ và hư từ. Đầu tiên là lớp từ mang nghĩa thực, nghĩa từ vựng, mang tính định danh, tính gọi tên các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan lớp từ này được gọi là: từ thực. Kế đến là lớp từ không gọi tên các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan mà mang nghĩa hư, nghĩa quan hệ, nghĩa ngữ pháp, mang tính phi định danh, khó nhận thấy hơn từ thực gọi là: từ hư. Từ thực là loại từ có chức năng đưa sự vật, hiện tượng, sự kiện của hiện thực ngoài ngôn ngữ đi vào ngôn ngữ, biến chúng thành các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ. Vì vậy, từ thực là lớp từ loại có ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa khái quát chung của một lớp từ nhất định để định danh hay gọi tên, hoặc chỉ các tính chất, hoạt động, trạng thái, quá trình, đặc trưng, số lượng, thứ tự, hoặc những từ có chức năng trực tiếp chỉ vào người, vật, sự vật, hiện tượng... Từ thực là loại từ có số lượng lớn nhất trong vốn từ tiếng Việt. Ví dụ như những từ tiếng Việt sau đây thuộc về từ thực: thanh niên, học sinh, giáo viên, tư tưởng, tình cảm, ăn, đi, chạy, đẹp, nhanh, 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN - HỆ THỐNG CÂU HỎI – ĐÁP ÁN GỢI MỞ - 8
49 p | 241 | 69
-
DANH NHÂN TRIẾT HỌC - Trần Quý Cáp - Nhà tư tưởng theo khuynh hướng duy tân
9 p | 164 | 20
-
Hướng dẫn phân loại từ Tiếng Việt (Phần 2: Xét ở tiêu chí ngữ nghĩa của tiếng vị trong phạm vi hoạt động của từ): Phần 2 - Mai Thị Kiều Phượng
202 p | 16 | 9
-
Hướng dẫn phân loại từ Tiếng Việt (Phần 1: Xét ở tiêu chí quan hệ ngữ pháp của tiếng vị trong phạm vi hoạt động của từ): Phần 1
124 p | 13 | 8
-
Phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng viết bằng tiếng Anh: Khảo sát cấu trúc tu từ
10 p | 92 | 7
-
Hướng dẫn phân loại từ Tiếng Việt (Phần 1: Xét ở tiêu chí quan hệ ngữ pháp của tiếng vị trong phạm vi hoạt động của từ): Phần 2
52 p | 12 | 7
-
Tìm hiểu ngôn ngữ của các dân tộc ở Việt Nam: Phần 1
116 p | 11 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn