intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn phân loại từ Tiếng Việt (Phần 1: Xét ở tiêu chí quan hệ ngữ pháp của tiếng vị trong phạm vi hoạt động của từ): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

13
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Phân loại từ Tiếng Việt(Phần 1: Xét ở tiêu chí quan hệ ngữ pháp của tiếng vị trong phạm vi hoạt động của từ): Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khái niệm từ láy tiếng Việt; Phương thức cấu tạo từ láy tiếng Việt; Số lượng tiếng vị trong từ láy tiếng Việt; Đặc điểm ngữ âm, ý nghĩa và ngữ pháp của tiếng vị trong từ láy tiếng Việt. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn phân loại từ Tiếng Việt (Phần 1: Xét ở tiêu chí quan hệ ngữ pháp của tiếng vị trong phạm vi hoạt động của từ): Phần 2

  1. Chương 3 TỪ LÁY I. KHÁI NIỆM TỪ LÁY TIẾNG VIỆT Để nhận diện từ láy, xác định ranh giới từ láy, cũng như phân loại từ láy, chủ yếu chúng ta dựa vào đặc điểm ngữ âm giữa các tiếng vị trong nội bộ một từ láy. Nói cách khác, giữa chúng luôn luôn có quan hệ về âm thanh hay ngữ âm. Đồng thời, để phân biệt từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh, chúng tôi dựa vào tiêu chí sau: Để xếp loại từ láy, chủ yếu ta xét đến mặt ngữ pháp của tiếng vị. Để xếp loại từ tượng thanh, chủ yếu ta xét đến mặt ý nghĩa của tiếng vị, thông qua vỏ ngữ âm, quan hệ liên tưởng ý nghĩa bằng âm thanh. Để xếp loại từ tượng hình, chủ yếu ta xét đến xét mặt ý nghĩa của tiếng vị, thông qua vỏ ngữ âm, quan hệ liên tưởng ý nghĩa bằng hình tượng. Vận dụng định nghĩa từ tiếng Việt để đưa ra một khái niệm về từ láy tiếng Việt như sau: Từ láy tiếng Việt là từ được cấu tạo bằng hai tiếng vị trở lên bởi phương thức láy. Nó là đơn vị ngôn ngữ cơ bản có tính tổng thể hữu cơ, có tính toàn khối về hình thức (hình thức này là những phân đoạn ngữ âm cố định, bất biến, phản ánh trực tiếp theo quan hệ 1/1 số lượng tiếng vị và phương thức cấu tạo), mang tính trọn 125
  2. vẹn về ý nghĩa, chuyên biểu thị thực tế khách quan; là đơn vị có sẵn, cố định, bắt buộc (có tính chất xã hội, là cơ sở quan trọng nhất để con người có thể tiến hành hoạt động nhận thức và hoạt động giao tiếp). Từ láy tiếng Việt bao gồm các đặc trưng về ngữ âm, các thuộc tính ngữ nghĩa (ứng với một số nét nghĩa riêng cho mỗi từ) và ngữ pháp (ứng với một khuôn từ loại), có thể tồn tại tách rời nhau và được tái hiện trong các lời nói khác nhau; nó là đơn vị lớn nhất trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt: chứa đựng trong lòng nó những đơn vị của các cấp độ dưới nó; nó là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống ngôn ngữ trên từ: độc lập về về ý nghĩa lẫn hình thức, tạo nên các đơn vị ngôn ngữ: cụm từ, câu, đoạn văn, văn bản và là đơn vị nhỏ nhất trong phương diện lời nói trên từ: độc lập về về ý nghĩa lẫn hình thức, tạo nên các đơn vị lời nói: phát ngôn, ngôn đoạn, ngôn bản. II. PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ LÁY TIẾNG VIỆT 2.1. Phương thức cấu tạo từ láy Từ láy tiếng Việt là từ được cấu tạo bởi phương thức láy tác động vào một tiếng vị cơ sở làm xuất hiện một tiếng vị thứ sinh được gọi là tiếng vị láy. Nói cụ thể hơn, tiếng vị láy được tạo ra bằng cách lặp lại thành phần âm thanh của tiếng vị gốc. Sau đó, có sự kết hợp hay sự hợp lại giữa tiếng vị gốc và tiếng vị láy để tạo nên từ láy tiếng Việt. Từ láy trong tiếng Việt được tạo nên bằng phương thức cấu tạo láy tiếng vị. Phương thức láy tiếng vị là phương thức cấu tạo từ ở mặt ngữ pháp bằng quan hệ láy giữa các tiếng vị trong nội bộ một từ. 2.2. Vai trò của phương thức láy trong tiếng Việt Phương thức láy tiếng vị đã tạo nên hệ thống từ láy trong tiếng Việt. 126
  3. Trong các ngôn ngữ Ấn – Âu từ láy rất hạn chế. Chẳng hạn như trong tiếng Anh từ láy là những từ chủ yếu mô phỏng âm thanh, thường gặp trong khẩu ngữ. Hoặc trong tiếng Nga cũng có một số những từ láy nhằm tăng cường cảm xúc. Ngược lại, từ láy phổ biến ở các ngôn ngữ Đông Nam Á. Nhất là đối với ngôn ngữ đơn lập không biến đổi hình thái như tiếng Việt thì phương thức láy được sử dụng rất phổ biến. Nó thực hiện phương thức láy các tiếng vị và sản sinh ra nhiều từ láy. Nhờ phương thức láy mà tiếng Việt ngày càng có nhiều từ mới nhằm đáp ứng nhu cầu gọi tên và nhu cầu biểu cảm, bộc lộ thái độ, tư tưởng, tình cảm đối với sự vật, hiện tượng… trong đời sống hằng ngày của con người. 2.3. Cơ chế để thực hiện cách thức tạo nên từ láy tiếng vị của tiếng Việt Nếu phương thức chuyển nghĩa và phương thức từ hóa tiếng vị thường chỉ tác động vào một tiếng vị trong từ và biến đổi thành một từ khác, thì phương thức ghép và láy tác động vào một, hai hoặc hơn hai đơn vị cấu tạo từ để cho các từ trước đó chưa có. Cho nên, hai phương thức này cũng có thể được gộp chung lại và gọi là phương thức phức hóa. Phương thức láy là phương thức tác động vào một đơn vị cấu tạo từ là tiếng vị gốc để làm sản sinh ra một tiếng vị thứ sinh hay tiếng vị láy, sau đó, tiếng vị gốc kết hợp cùng với tiếng vị láy tạo thành một tổ hợp từ láy. Hay nói khác đi, phương thức láy là phương thức cấu tạo từ bằng cách lặp lại một tiếng vị, hoặc nhân tiếng vị gốc lên một hay vài lần và sau đó, tổ hợp bao gồm hình vị gốc và hình vị láy sẽ trở thành từ láy. Ví dụ như các tiếng vị sạch -> sạch sanh -> sạch sành sanh-> sạch sảnh sành sanh… trong tiếng Việt. Một vấn đề khác là trong phương thức láy, ngoài yếu tố gốc và yếu tố láy thì có thêm yếu tố nào không, hoặc các yếu tố láy đi liền nhau và có tiếng vị khác chen vào không… Muốn nhận diện một từ láy cần phải căn cứ vào cơ chế sau: - Cơ chế hình thức (phụ âm đầu, vần và thanh điệu). 127
  4. - Căn cứ vào tiếng vị gốc hay tiếng vị cơ sở. Tức là việc nhận diện tiếng vị cơ sở có ý nghĩa quyết định đối với việc xác định tư cách từ láy từ một từ phức nào đó. Bởi vì, nếu chưa xác định tiếng vị nào là tiếng vị gốc thì chúng ta khó có thể khẳng định rằng tiếng vị nào là tiếng vị gốc trong hai tiếng vị để tạo nên một từ láy. - Căn cứ vào kiểu ngữ nghĩa. 2.4. Phân biệt phương thức láy - phương thức phụ gia - phương thức ghép Phương thức láy khác với phương thức phụ gia và phương thức ghép ở chỗ: Một là giữa các tiếng vị trong phương thức ghép đều là có ít nhiều quan hệ với nhau về ý nghĩa. Còn trong phương thức láy thì các tiếng vị thường lại có mối quan hệ nhất định với nhau nào đó về mặt ngữ âm. Ví dụ như mối quan hệ ngữ âm giữa hai tiếng vị ngẩn và ngơ trong ngơ ngẩn, sạch và sẽ trong sạch sẽ… trong tiếng Việt. Hai là trong hai phương thức phụ gia và phương thức ghép thì các tiếng vị thường sẽ là những loại nguyên liệu có sẵn và tách rời nhau vốn không phụ thuộc vào nhau. Trong khi đó ở phương thức láy thì các hình vị láy lại chính là sản phẩm có được từ chính hình vị gốc. Thực ra, phương thức láy là một phương thức ngữ pháp không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực cấu tạo từ mà còn được sử dụng cả trong lĩnh vực cấu tạo hình thái và cú pháp để diễn đạt các ý nghĩa ngữ pháp hoặc các sắc thái tu từ khác nhau. Ta cũng thường gặp ở nhiều ngôn ngữ đã sử dụng phương thức láy để biểu thị ý nghĩa số nhiều của sự vật, hiện tượng (ví dụ như tiếng Mã Lai: orang - người/ orangorang - nhiều người; tiếng Việt: người người, lớp lớp…); hoặc để biểu thị ý nghĩa là sự lặp lại nhiều lần của hoạt động; hoặc để biểu thị ý nghĩa về mức độ của đặc điểm tính chất của sự vật, hiện tượng; hoặc là để chỉ các ý nghĩa thời thể của động từ; hoặc để nhấn mạnh điều muốn nói. 128
  5. III. SỐ LƯỢNG TIẾNG VỊ TRONG TỪ LÁY TIẾNG VIỆT Từ láy là từ được cấu tạo có ít nhất bằng hai tiếng vị hay mỗi từ láy có số lượng bằng hai tiếng vị trở lên (trong đó có tiếng vị gốc và tiếng vị láy) và nhiều nhất là từ láy có cấu tạo bằng bốn tiếng vị. IV. ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM, Ý NGHĨA VÀ NGỮ PHÁP CỦA TIẾNG VỊ TRONG TỪ LÁY TIẾNG VIỆT 4.1. Một số trường hợp không phải là tiếng vị láy trong từ láy tiếng Việt Theo quan niệm của Phan Ngọc, tiếng Việt có 4 loại âm tiết được kí hiệu bằng A, B, C, D. Đó là: “A là những âm tiết tự do, những âm tiết này là từ độc lập như: nhà, xe, cá, biển… B là những âm tiết không tự do, không đơn nhất (những âm tiết này không phải là từ độc lập nhưng có thể được dùng để cấu tạo hàng loạt từ) như: thiên -> thiên mệnh, thiên định…; thủy -> tàu thủy, thủy quân… C là âm tiết không tự do, đơn nhất, không láy âm (có hai nhóm âm tiết C: một là các âm tiết trong các từ phiên âm: a - xit, a - men, a- di- đà…; hai là các âm tiết đơn nhất trong các từ thuần Việt: bồ hóng, đười ươi, bù nhìn, mắc cọt,...). D là những âm tiết không tự do, đơn nhất, láy âm như: linh tinh, cầu kì, thô lỗ, xin xỏ, chim chóc, đất đai, nhạt nhẽo, lừng lẫy, bỏm bẻm…”. Phan Ngọc đã dùng thuật ngữ đơn nhất với nghĩa là nó chỉ xuất hiện trong một từ song tiết và không xuất hiện với cùng một nghĩa ở bất cứ tổ hợp nào khác. Còn thuật ngữ không đơn nhất với nghĩa là nó có thể xuất hiện ở nhiều từ khác. “Trong đó, một số âm tiết thuộc về nhóm C, D không phải là âm tiết láy”. Theo Phan Ngọc, “âm tiết D là một hiện tượng cực kì phức tạp và không thể được xem là những từ láy. Đó là những trường hợp như: Một là có khoảng 50 từ Hán Việt như linh tinh, cầu kì, thô lỗ, liên miên, tồi tàn, sung sướng… không thể được xem là những từ láy. Hoặc có những âm tiết mà chúng ta cho không thể được xem là những từ láy nhưng thật ra là những âm tiết C độc lập thời kì Việt Mường chung, có sự trùng hợp ngẫu nhiên về phụ âm đầu hay vần với âm tiết đi với chúng thành một từ, như xỏ trong xin 129
  6. xỏ; chóc trong chim chóc… gốc Tày Thái. Hoặc những âm tiết C này gốc Khmer như: đất đai, nhạt nhẽo, lừng lẫy, bỏm bẻm….”[ 23, tr42, 43] Chúng tôi cũng đồng ý với quan niệm này. Nhưng chúng tôi cũng không đồng ý cách gọi tên đơn vị cấu tạo từ của từ láy là âm tiết. Bởi vì âm tiết là đơn vị âm thanh thuộc về cấp độ ngữ âm, không phải là đơn vị ngữ pháp cấu tạo nên từ. 4.2. Đặc điểm ngữ âm của tiếng vị trong từ láy tiếng Việt 4.2.1. Trong từ láy có bao nhiêu tiếng vị thì có bấy nhiêu âm tiết (nhiều nhất là 4 tiếng vị) Mỗi tiếng vị trong một từ láy có vỏ ngữ âm hay vỏ âm thanh trùng với một âm tiết, trùng với một tiếng, trùng với một hình vị. Như vậy, mỗi từ láy có ít nhất là hai tiếng vị. Từ láy đôi = 2 tiếng vị; từ láy ba = 3 tiếng vị; từ láy tư = 4 tiếng vị. Ví dụ như: sạch sẽ = 1 từ láy = 2 tiếng vị; sạch sành sanh = 1 từ láy = 3 tiếng vị; sạch sảnh sành sanh = 1 từ láy = 4 tiếng vị. 4.2.2. Giữa các tiếng vị trong nội bộ một từ láy luôn luôn có quan hệ về âm thanh hay ngữ âm Giữa các tiếng vị trong nội bộ một từ láy luôn luôn có quan hệ về âm thanh hay ngữ âm. Đây là tiêu chí quan trọng nhất để nhận diện từ láy, xác định ranh giới từ láy, cũng như phân loại từ láy. Đồng thời, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể dễ dàng phân biệt được đâu là tiếng vị gốc và đầy đủ là tiếng vị láy. Cho nên, hễ cứ có hai hay ba, bốn tiếng vị có dính líu với nhau về vỏ âm thanh, mặc dù chúng ta không xác định được đâu là tiếng vị gốc và đâu là tiếng vị láy nhưng chúng cùng nhau tạo thành một khối trọn vẹn, độc lập về nghĩa thì ta có thể xem đó là một từ láy. Ví dụ như: lững thững, thướt tha, nhí nhảnh, đủng đỉnh, bâng khuâng, lác đác, róc rách, rì rào, khúc khích, líu lo, lách cách, lộp độp, ba ba, cào cào, chôm chôm, đu đủ, thằn lằn… Các tác giả vẫn thấy 130
  7. quan hệ về âm thanh giữa các hình vị nhưng vẫn bắt buộc thừa nhận rằng những trường hợp này là những từ đơn đa âm, hoặc từ láy không điển hình. Đây là những trường hợp mà nếu nhấn mạnh đặc điểm giữa các tiếng vị trong nội bộ một từ láy luôn luôn có quan hệ về âm thanh hay ngữ âm thì chúng ta dễ dàng xếp chúng vào từ láy. Có 3 trường hợp sau đây khó sắp xếp vào loại từ láy hay từ ghép: Trường hợp đầu tiên là các từ như: mặt mũi, tốt tươi, đi đứng, thúng mủng, tươi cười… Ở đây, mặc dù giữa các tiếng vị trong nội bộ một từ có quan hệ về âm thanh hay ngữ âm nhưng giữa hai tiếng vị đều có ý nghĩa từ vựng. Vì vậy, chúng ta nên xếp chúng vào từ ghép (từ ghép đẳng lập, từ ghép hợp nghĩa), chứ không phải sắp xếp chúng vào từ láy không điển hình, từ trung gian giữa ghép và láy… Trường hợp thứ hai là các từ như: ồn ã, ấm áp, ép uổng, êm ái, im ắng, ế ẩm, êm ả, ít ỏi, oằn oại, ốm o, oi ả, yên ả, yếu ớt, ao ước, ấm ức, o ép… Mặc dù giữa các tiếng vị trong nội bộ một từ có quan hệ về âm thanh hay ngữ âm nhưng giữa hai tiếng vị đều là vắng mặt phụ âm đầu. Vì vậy, chúng ta nên xếp chúng vào từ láy chứ không phải sắp xếp chúng vào từ láy không điển hình và cũng không xếp chúng vào từ ghép …. Rõ ràng các từ trên đều giống nhau về hình thức ngữ âm, cùng khuyết phụ âm đầu, đặc trưng ngữ âm giữa chúng gần nhau. Trường hợp thứ ba là các từ cuống quýt, cập kênh, cồng kềnh,… Đây là những từ láy âm (cùng một âm vị nhưng khác nhau về con chữ) thì chúng tôi cũng sắp xếp vào từ láy. Bởi vì, như trên đã nói, chúng ta đã lựa chọn tiêu chí quan trọng nhất để giải quyết các trường hợp trên, cũng như việc nhận diện từ láy, xác định ranh giới từ láy, phân loại từ láy là đặc điểm ngữ âm giữa các tiếng vị trong nội bộ một từ láy luôn luôn có quan hệ về âm thanh (ngữ âm). 131
  8. 4.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của tiếng vị trong từ láy tiếng Việt 4.3.1. Mỗi tiếng vị trong từ láy đều có ý nghĩa nhỏ nhất Mỗi tiếng vị trong từ láy có ý nghĩa nhỏ nhất. Ý nghĩa nhỏ nhất ở đây có thể là ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa bổ sung, ý nghĩa khu biệt, ý nghĩa ngữ pháp… như chúng tôi đã từng phân tích kĩ ở chương “ Đơn vị cấu tạo từ”. 4.3.2. Giữa các tiếng vị trong nội bộ một từ láy thường có một tiếng vị gốc có thể xác định nghĩa thực và một tiếng vị láy có nghĩa mờ Đây cũng là tiêu chí quan trọng nhất để nhận diện từ láy, xác định ranh giới từ láy, cũng như phân loại từ láy. Như trên đã nói chúng ta có tiêu chí là giữa các tiếng vị trong nội bộ một từ có quan hệ về âm thanh hay ngữ âm. Trong nhiều trường hợp, xét mối quan hệ âm thanh giữa hai tiếng vị này thì ta dễ dàng xác định có một tiếng vị gốc, một tiếng vị láy và ta cũng dễ dàng xác định nghĩa nhỏ nhất của từng tiếng vị. Tuy nhiên, nếu ta xem xét tiếng vị dưới góc độ lịch đại thì nó cũng có nghĩa nhỏ nhất. Nhưng hiện tại, tiếng vị đó đã bị mất nghĩa trong các từ như: chùa chiền, tuổi tác, chim chóc, thịt thà, gậy gộc, cây cối, máy móc, bạn bè… Như vậy, ta nên xếp chúng vào từ láy chứ không phải xếp chúng vào từ láy không điển hình, hay từ trung gian giữa ghép và láy… 4.3.3. Giữa các tiếng vị trong nội bộ một từ láy có thể đều mờ nghĩa hoặc đều không có nghĩa thực Chẳng hạn các trường hợp như: lững thững, thướt tha, nhí nhảnh, đủng đỉnh, bâng khuâng, lác đác, róc rách, rì rào, khúc khích, líu lo, lách cách, lộp độp, ba ba, cào cào, chôm chôm, đu đủ, thằn lằn… Về mặt nghĩa, chúng ta không xác định được đâu là tiếng vị gốc và đâu là tiếng vị láy nhưng rõ ràng giữa các tiếng vị có dính líu với nhau về vỏ âm thanh và chúng cùng nhau tạo thành 1 khối trọn vẹn, độc lập về nghĩa thì có thể xem đó là một từ láy. 132
  9. Cũng vì lí do mặt nghĩa của đơn vị cấu tạo từ, các tác giả lựa chọn đơn vị cấu tạo là hình vị đã bắt buộc thừa nhận rằng những trường hợp này là những từ đơn đa âm, hoặc từ láy không điển hình, hoặc nếu lựa chọn đơn vị cấu tạo là tiếng thì bắt buộc phải sắp xếp chúng vào từ ghép ngẫu kết… Như chương trước chúng tôi đã trình bày, đây là những trường hợp mà nếu lựa chọn đơn vị cấu tạo từ là tiếng vị thì dễ dàng xếp chúng vào từ láy. 4.3.4. Một số trường hợp khó giải quyết vấn đề nghĩa tiếng vị trong từ láy Khi lựa chọn đơn vị cấu tạo từ là tiếng vị, chúng tôi cũng đã giải quyết được một số khó khăn mà chúng tôi đã liệt kê những trường hợp cụ thể trong chương trước. Đó là các trường hợp mà người bản ngữ, các nhà Việt ngữ học cũng như giáo viên và học sinh… gặp khó khăn trong việc nhận diện, xác định ranh giới, xác định kiểu từ và đơn vị cấu tạo từ của từ láy tiếng Việt. Cụ thể hơn nữa là giải quyết vấn đề nghĩa tiếng vị trong từ láy ở những trường hợp sau đây: 4.3.4.1. Khó phân biệt tiếng có nghĩa thực và tiếng không có nghĩa thực trong từ láy Đó là các trường hợp như: đười ươi, hổn hển, lập lòe, ngẩn ngơ, gập ghềnh… Ý nghĩa nhỏ nhất của từng tiếng vị ở đây có thể không phải là ý nghĩa từ vựng hay ý nghĩa thực nhưng nó là các loại ý nghĩa bổ sung, ý nghĩa khu biệt, ý nghĩa phân biệt… của từng tiếng vị: đười /ươi, hổn /hển, lập/ lòe, ngẩn/ ngơ, gập /ghềnh… hợp lại tạo thành một tổ hợp nghĩa hoàn chỉnh của cả khối từ láy. 4.3.4.2. Khó phân biệt tiếng có nghĩa thực rõ ràng và tiếng mờ nghĩa trong từ láy Đó là các trường hợp như: sạch sẽ, đẹp đẽ, vui vẻ, khách khứa, rõ ràng, rực rỡ, lạnh lẽo, lạnh lùng… Ý nghĩa nhỏ nhất của từng tiếng vị ở đây có thể vừa là ý nghĩa từ vựng hay ý nghĩa thực: sạch, đẹp, vui, khách, rõ, rực, lạnh, lạnh… nhưng nó vừa là các loại ý nghĩa bổ sung, ý nghĩa khu biệt, ý nghĩa phân biệt… của từng tiếng vị: 133
  10. sẽ/ sạch sẽ, đẽ/ đẹp đẽ, vẻ / vui vẻ, khứa/ khách khứa, ràng/ rõ ràng, rỡ/ rực rỡ, lẽo/ lạnh lẽo, lùng/ lạnh lùng… 4.3.4.3. Khó phân biệt tiếng có thể hoạt động độc lập trong từ đơn và tiếng không thể hoạt động độc lập trong từ láy Đó là các trường hợp từ đơn thì tiếng có thể hoạt động độc lập như: sạch, đẹp, vui, khách, rõ, rực, lạnh, lạnh… nhưng nó vừa là các loại tiếng không có thể hoạt động độc lập trong từ láy như: sạch/ sẽ/ sạch sẽ; đẹp/đẽ/ đẹp đẽ; vui/ vẻ/ vui vẻ; khách/ khứa/ khách khứa; rõ/ ràng/ rõ ràng; rực/ rỡ/ rực rỡ; lạnh/ lẽo/ lạnh lẽo; lạnh/ lùng/ lạnh lùng… 4.3.4.4. Khó phân biệt tiếng có thể hoạt động độc lập và tiếng không thể hoạt động độc lập trong từ láy Đó là các trường hợp như: sạch sẽ, đẹp đẽ, vui vẻ, khách khứa, rõ ràng, rực rỡ, lạnh lẽo, lạnh lùng… Ý nghĩa nhỏ nhất của từng tiếng vị ở đây là tiếng có thể hoạt động độc lập như: sạch, đẹp, vui, khách, rõ, rực, lạnh, lạnh… nhưng nó vừa là tiếng không thể hoạt động độc lập của từng tiếng vị: sẽ/ sạch sẽ, đẽ/ đẹp đẽ, vẻ / vui vẻ, khứa/ khách khứa, ràng/ rõ ràng, rỡ/ rực rỡ, lẽo/ lạnh lẽo, lùng/ lạnh lùng… 4.3.4.5. Khó phân biệt và đặt ra tiêu chí rõ ràng giữa các từ láy, từ láy hoàn toàn với từ tượng thanh - từ tượng hình Thực ra, nếu chúng ta phân loại loại từ tượng thanh và từ tượng hình dựa theo tiêu chí phương thức cấu tạo từ là phương thức láy thì chúng được sắp xếp vào lớp hay loại từ láy. Nhưng ở đây, chúng ta nhấn mạnh tiêu chí phương thức cấu tạo từ mô phỏng cả mặt âm thanh lẫn ý nghĩa của tiếng vị thì chúng thuộc về lớp từ tượng thanh và từ tượng hình. Như vậy, từ tượng thanh và từ tượng hình chỉ là một bộ phận của lớp từ láy chứ không phải tất cả từ láy đều là từ tượng thanh và từ tượng hình. Nói cách khác, khi chúng ta tạo ra lớp từ tượng thanh, khi sử dụng điều kiện cần thường trùng lặp với phương thức láy nên xếp chúng vào từ láy. Thực ra, từ tượng thanh và từ tượng hình chỉ là một bộ phận của lớp từ láy chứ không phải tất cả từ láy đều là từ tượng thanh và từ tượng hình.Ví dụ như ái chà, ái…ái, ái dà dà, ái chà 134
  11. chà… (tiếng thốt ra bộc lộ sự thích thú hay ngạc nhiên) hoặc ì oạp (tiếng nước vỗ),… là từ tượng thanh nhưng nó không phải là từ láy. Hoặc ruột tượng là một từ tượng hình chứ không phải là từ láy (dạng túi vải dùng để đựng tiền hay gạo, nhưng có 2 lí do để tạo sự liên tưởng hay tính hình tượng: một là hình dáng giống như bộ phận ruột của con người: dài, cong queo; hai là đồ dùng này thường được đeo ở vị trí ngang bụng hoặc ngang lưng) hoặc sặc gạch, sặc máu, ói máu… (gợi tả một trạng thái, tính chất quá sức chịu đựng do bị tác động rất mạnh bởi một nhân tố bên ngoài, hoặc tính chất làm cho con người bị rơi vào tình trạng như có vật gì đột ngột làm tắc khí quản, ho mạnh, hắt hơi liên tục, khó chịu),… là từ tượng hình nhưng chúng cũng không phải là từ láy. Ngược lại, không phải là bất cứ từ tượng thanh, từ tượng hình cũng đều là từ láy. Hoặc các trường hợp như cũng một từ láy nhưng có lúc chúng ta lại gọi nó là các từ láy hoàn toàn, khi thì lại gọi là từ tượng thanh hoặc là từ tượng hình. Lí do chính là do chúng ta khi phân loại từ, chúng ta đã không xác định rõ ràng tiêu chí để phân loại. Chẳng hạn như: oa oa, oang oang oang, hu hu, đùng đì đùng, ào ào, tí tách, róc rách, ti hí, phập phồng, nung núc,… 4.4. Đặc điểm ngữ pháp của tiếng vị trong từ láy tiếng Việt Mỗi tiếng vị trong mỗi từ láy có đặc điểm ngữ pháp thể hiện ở khả năng trải qua phương thức láy để trở thành một từ láy. Ví dụ như các tiếng vị sạch, đẹp, vui, khách, rõ, rực, lạnh, lạnh trải qua phương thức láy tiếng vị và đã biến đổi thành ra các từ láy: sạch sẽ, đẹp đẽ, vui vẻ, khách khứa, rõ ràng, rực rỡ, lạnh lẽo, lạnh lùng… V. PHÂN TÍCH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ LÁY TIẾNG VIỆT 5.1. Đặc điểm khái quát nhất của từ láy tiếng Việt Từ láy tiếng Việt là đơn vị ngôn ngữ cơ bản có tính tổng thể hữu cơ, có tính toàn khối về hình thức (hình thức này là những phân đoạn ngữ âm cố định, bất biến, phản ánh trực tiếp theo quan hệ 1/1 số lượng tiếng vị và phương thức cấu tạo): mỗi từ láy có số 135
  12. lượng, khối lượng ngữ âm và ngữ nghĩa tương đương với hai đơn vị tiếng vị hoặc có thể hơn hai tiếng vị trong trường hợp láy 3, láy 4. Mỗi từ láy tiếng Việt mang tính trọn vẹn về ý nghĩa, chuyên biểu thị thực tế khách quan; có thể tồn tại tách rời nhau và được tái hiện trong các lời nói khác nhau; là đơn vị có sẵn, cố định, bắt buộc (có tính chất xã hội, là cơ sở quan trọng nhất để con người có thể tiến hành hoạt động nhận thức và hoạt động giao tiếp): mỗi từ láy có tính độc lập về hình thức, luôn luôn có ý nghĩa, được con người sử dụng trực tiếp tạo nên đơn vị lớn hơn là câu hoặc phát ngôn để thực hiện chức năng giao tiếp và tư duy. Ví dụ như sử dụng nguyên khối lượng của từ láy “nhấp nháy” vào câu: Bầu trời đêm nay nhấp nháy muôn vì sao. 5.2. Đặc điểm ngữ âm của từ láy tiếng Việt Từ láy tiếng Việt bao gồm các đặc trưng về ngữ âm: Thứ nhất là mỗi từ láy có cấu tạo ngữ âm = 2 hoặc 3 hoặc 4 tiếng vị = 2 hoặc 3 hoặc 4 âm tiết = 2 hoặc 3 hoặc 4 tiếng. Thứ hai là từ láy có hình thức ngữ âm giống toàn bộ hay chỉ là một bộ phận với tiếng vị gốc. Thứ ba là chúng ta thường chú ý đến mối quan hệ ngữ âm giữa tiếng vị cơ sở và tiếng vị láy mà ít chú ý phương diện ngữ nghĩa giữa các tiếng vị trong nội bộ từ láy. 5.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy tiếng Việt 5.3.1. Từ láy tiếng Việt bao gồm các thuộc tính ngữ nghĩa, có ý nghĩa trọn vẹn của cả từ Từ láy tiếng Việt bao gồm các thuộc tính ngữ nghĩa (ứng với một số nét nghĩa riêng cho cả từ láy), có ý nghĩa trọn vẹn (theo cấp độ từ). Mỗi từ láy đều là có ý nghĩa trọn vẹn. Ví dụ như từ láy nhấp nháy có nghĩa: (mở ra nhắm lại, hoặc tắt đi sáng lại liên tục); từ láy ế ẩm có nghĩa toàn khối là: (nói một cách khái quát hơn về việc hàng hóa bị đọng lại do không có hoặc có rất ít người mua hoặc yêu cầu). 136
  13. 5.3.2. Các loại ý nghĩa của từ láy Nhìn một cách khái quát, đặc trưng về nghĩa của từ láy tiếng Việt thường được hình thành từ nghĩa của tiếng vị gốc theo hướng mở rộng hoặc thu hẹp, tăng cường hoặc giảm nhẹ, khái quát hoặc cụ thể… Bằng cảm nhận tinh tế, ý nhị, kín đáo của người bản ngữ, người Việt dễ dàng nhận ra sự khác biệt nghĩa giữa từ láy với nghĩa của tiếng vị gốc (hay từ đơn được từ hóa tiếng vị từ tiếng vị gốc). Vì vậy, từ láy tiếng Việt thường có các loại ý nghĩa sau đây: 5.3.2.1. Nghĩa tổng hợp, khái quát Các ý nghĩa này lại có hai dạng: Một là ý nghĩa được lặp đi lặp lại với cùng một trạng thái, hoạt động, tính chất. Đó thường là ý nghĩa của các từ láy toàn bộ. Ví dụ như: ngày ngày, tháng tháng, người người… Hai là chúng có ý nghĩa khái quát, tổng hợp. Ví dụ như: máy móc, mùa màng, da dẻ… Loại nghĩa này gần giống như nghĩa của một số từ ghép đẳng lập: đường sá, chợ búa, bếp núc… Ngoài ra, các từ láy “ iếc hóa” hoặc “ ung hóa” cũng có nghĩa tổng hợp, khái quát thường có thêm sắc thái thấp hoặc tiêu cực (mỉa mai, chê bai…). Ví dụ như: sách siếc, lớp liếc, trường triếc…; báo bung, tiệc tùng… 5.3.2.2. Nghĩa giảm nhẹ Giảm nhẹ hóa là làm cho thay đổi ý nghĩa của tiếng vị cơ sở bằng cách thêm cho nó những sắc thái giảm nhẹ. Ví dụ như: xanh xanh, đo đỏ, xanh xao, nho nhỏ, đều đặn... 5.3.2.3. Nghĩa sắc thái hóa, cụ thể hóa Sắc thái hóa là làm cho thay đổi ý nghĩa của tiếng vị cơ sở bằng cách thêm cho nó những sắc thái khác nhau. Sắc thái thêm vào có thể là: Hoặc là trạng thái hóa, có nghĩa là chuyển từ một tính chất, một vận động thành ra một trạng thái và diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ như: xa -> xa xôi, xịch -> xục xịch… Hoặc là tạo nên sự kéo dài, dàn trải, hoặc tính chất vận động được lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian. Ví dụ như: gật -> gật gù, khểnh -> khấp khểnh… 137
  14. Hoặc nghĩa của từ láy còn có tác dụng phân chia nhỏ, hoặc giới hạn các sự vật, hiện tượng, tính chất trong các từ đồng nghĩa, từ gần nghĩa… Ví dụ như: xấu xí, xấu xa,…; xanh xao, xanh xanh,… Loại ý nghĩa của các từ láy có sắc thái hóa có ý nghĩa này gần giống như ý nghĩa của các từ ghép chính phụ. Ví dụ như: đen xì, đen xỉn, đen thui,…; xanh lét, xanh lè, xanh ngắt, xanh rớt, xanh um,... 5.3.2.4. Nghĩa của từ láy còn được tạo nên bởi sự cộng hưởng do các khuôn vần mang lại Ngoài ra, nghĩa của từ láy còn được tạo nên bởi sự cộng hưởng do các khuôn vần mang lại. Người ta đã nhận thấy rằng, phương thức láy tiếng Việt đã sử dụng gần 100 khuôn vần dư tạo nên các tiếng vị láy. Vấn đề xác định và tìm ra ý nghĩa của mỗi khuôn vần thật sự vẫn còn rất nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng ta cần có thái độ thận trọng để tránh những kết luận về nghĩa của từ láy một cách vội vàng, thiếu căn cứ khoa học và mang tính chủ quan. Bởi vì, thật ra, xét ở cấp độ ngữ âm, các khuôn vần tự bản thân chúng hoàn toàn không có nghĩa gì cả. Tuy nhiên, trong từ láy, các khuôn vần đã tạo nên một sự cộng hưởng về ý nghĩa vô cùng độc đáo của tiếng Việt. Mỗi từ láy luôn luôn là một bức tranh nhỏ có sức gợi tả, gợi hình, gợi âm thanh… từ chính các giác quan, các cảm quan, các cảm thụ chủ quan, thái độ, cảm xúc…. Chính nó cũng góp phần xây dựng sự trong sáng, tinh tế, ý nhị, kín đáo… trong bản sắc ngôn ngữ dân tộc Việt Nam. Chẳng hạn như một số từ láy hoàn toàn có tiếng vị gốc kết hợp tiếng vị láy mang thanh bằng thường biểu thị tính giảm nhẹ, cùng với sự cộng hưởng âm thanh đã tạo nên tính chất trải rộng trong không gian, sự vận động lặp đi lặp lại nhiều lần. Ví dụ như: nhè nhẹ, khe khẽ, phất phơ, văng vẳng, gật gù, vây vẫy… Hoặc một số từ láy hoàn toàn có tiếng vị gốc kết hợp tiếng vị láy mang thanh trắc thường biểu thị tính tăng cường. Ví dụ như: dửng dưng, cỏn con… Hoặc trong một số từ láy bộ phận (điệp âm) có tiếng vị gốc kết hợp tiếng vị láy mang khuôn vần - âp, cùng với sự cộng hưởng 138
  15. âm thanh thường biểu thị sự vận động lặp đi lặp lại nhiều lần theo chiều thẳng đứng. Ví dụ như: nhấp nhô, bập bùng, bập bềnh, phập phồng, trập trùng… Hoặc trong một số từ láy bộ phận (điệp âm) có tiếng vị gốc kết hợp tiếng vị láy mang khuôn vần - uc, cùng với sự cộng hưởng âm thanh thường biểu thị sự vận động lặp đi lặp lại từng quãng ngắn theo chiều ngang. Ví dụ như: xục xịch, nhúc nhích, rục rịch, phục phịch,… Hoặc trong một số từ láy bộ phận (điệp âm) có tiếng vị gốc kết hợp tiếng vị láy mang khuôn vần - ăn, cùng với sự cộng hưởng âm thanh thường biểu thị sự chuẩn mực, không quá tốt, cũng không quá xấu. Ví dụ như: đầy đặn, thẳng thắn, ngay ngắn, vuông vắn, nhũn nhặn, nhiều nhặn, nhọc nhằn,… Hoặc trong một số từ láy bộ phận (điệp âm) có tiếng vị gốc kết hợp tiếng vị láy mang khuôn vần - ung, hoặc khuôn vần - iêc, cùng với sự cộng hưởng âm thanh thường biểu thị sắc thái coi thường, khinh rẻ… Ví dụ như: sách siếc, lớp liếc, trường triếc, học hiếc, nhảy nhiếc…; báo bung, tiệc tùng, làm lụng, nhớ nhung, mịt mùng… 5.4. Đặc điểm ngữ pháp của từ láy tiếng Việt 5.4.1. Từ láy tiếng Việt có đặc điểm ngữ pháp là mỗi từ sẽ ứng với một khuôn từ loại Từ láy tiếng Việt có đặc điểm ngữ pháp đầu tiên mà nó thể hiện là mỗi từ sẽ ứng với một khuôn từ loại. Ví dụ như: sạch sẽ, đẹp đẽ, vui vẻ, khách khứa, rõ ràng, rực rỡ, lạnh lẽo, lạnh lùng… là những từ láy nhưng chúng sẽ được sắp xếp vào những loại từ loại khác nhau. Danh từ: khách khứa; Tính từ: sạch sẽ, đẹp đẽ, vui vẻ, rõ ràng, rực rỡ, lạnh lẽo, lạnh lùng… Đa số từ láy tiếng Việt thuộc về từ loại tính từ chiếm tỉ lệ cao nhất. 5.4.2. Từ láy tiếng Việt là đơn vị lớn nhất trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt Sở dĩ chúng ta nói từ láy tiếng Việt là đơn vị lớn nhất trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt là vì nó có thể chứa đựng trong lòng nó 139
  16. những đơn vị của các cấp độ dưới nó; nó là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống ngôn ngữ trên từ: độc lập về về ý nghĩa lẫn hình thức, tạo nên các đơn vị ngôn ngữ: cụm từ, câu, đoạn văn, văn bản và là đơn vị nhỏ nhất trong phương diện lời nói trên từ: độc lập về về ý nghĩa lẫn hình thức, tạo nên các đơn vị lời nói: phát ngôn, ngôn đoạn, ngôn bản. Nói cụ thể hơn: mỗi từ láy có đặc điểm ngữ pháp thể hiện ở khả năng là: từ láy có khả năng kết hợp với các từ khác (có thể là từ đơn/ từ láy/ từ ghép khác nhau), tuân theo những quy tắc ngữ pháp khác nhau để tạo thành các cụm từ và các câu khác nhau. Trở lại ví dụ trên từ láy “nhấp nháy” có thể kết hợp với nhiều từ khác để tạo thành câu: Bầu trời đêm nay nhấp nháy muôn vì sao. VI. NHẬN DIỆN TỪ LÁY TIẾNG VIỆT 6.1. Cách thức nhận diện từ láy tiếng Việt Chúng ta có thể nhận diện từ láy chủ yếu là dựa vào một số dấu hiệu thuộc về hình thức ngữ âm. Nói rõ hơn, mối quan hệ giữa các tiếng vị trong một từ láy cơ bản là quan hệ ngữ âm. (Ngược lại với mối quan hệ giữa các tiếng vị trong một từ ghép cơ bản là quan hệ ngữ nghĩa). Vì vậy, để nhận diện ra từ láy, thứ nhất là chúng ta sẽ dựa trên một số dấu hiệu hình thức ngữ âm sau đây: + Từ láy có chứa hai tiếng vị trở lên: một tiếng vị gốc (hay tiếng vị cơ sở) và một tiếng vị láy. + Tiếng vị láy thường có hình thức ngữ âm giống với tiếng vị gốc ở hai trường hợp: hoặc là có thể giống toàn bộ; hoặc chỉ giống một bộ phận (phụ âm đầu hay vần) của tiếng vị cơ sở. + Thanh điệu : Nếu từ láy có hai tiếng vị thì chúng sẽ đi với nhau theo hai nhóm thanh: nhóm thanh điệu cao (hỏi, sắc, không); nhóm thanh điệu thấp (huyền, ngã, nặng). Ví dụ như từ nằng nặng có cấu tạo bằng hai tiếng vị, tiếng vị láy nằng ở trước, mang thanh điệu huyền thuộc nhóm thấp và tiếng vị gốc nặng ở sau. Vậy nằng nặng là một từ láy. Hoặc từ gọn 140
  17. gàng có cấu tạo bằng hai tiếng vị, tiếng vị gốc gọn ở trước và tiếng vị láy gàng lặp phụ âm đầu ở sau mang thanh điệu huyền thuộc nhóm thấp. Vậy gọn gàng là một từ láy… Thứ hai là căn cứ vào tiếng vị gốc hay tiếng vị cơ sở. Tức là việc nhận diện tiếng vị cơ sở có ý nghĩa quyết định đối với việc xác định tư cách từ láy từ một từ phức nào đó. Bởi vì, nếu chưa xác định tiếng vị nào là tiếng vị gốc thì chúng ta khó có thể khẳng định rằng tiếng vị nào là tiếng vị gốc trong hai tiếng vị để tạo nên một từ láy. Thứ ba là căn cứ vào kiểu ngữ nghĩa. 6.2. Một số trường hợp khó khăn điển hình khi nhận diện từ láy tiếng Việt Sau khi đã biết cơ chế nghĩa của từ láy, muốn nhận diện từ láy, chúng ta không chỉ là vận dụng cơ chế láy về mặt hình thức mà còn phải vận dụng cả cơ chế nghĩa. Tức là chúng ta phải tìm hiểu xem từ phức đang nghiên cứu cả về hình thức lẫn nội dung ý nghĩa của từ láy. Đó cũng là căn cứ để khẳng định nó là từ láy hay không. Chẳng hạn như, các loại nghĩa tổng hợp, nghĩa khái quát hoặc nghĩa sắc thái hóa… cũng được xem là một trong những cơ sở nhận diện từ láy. Mặt khác, chúng ta đã biết cơ chế tạo nên từ láy và cách thức để nhận diện từ láy. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp không thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện như đã được nêu ra trong cơ chế. Vì vậy, việc nhận diện và khẳng định chúng có phải là một từ láy hay không đã gặp không ít khó khăn, rắc rối. Vậy chúng ta nên xử lí các trường hợp đó như thế nào. Có thể quy những trường hợp khó nhận diện này vào 4 nhóm sau đây: 6.2.1. Trường hợp không xác định được tiếng vị nào là tiếng vị có nghĩa gốc trong từ láy Trường hợp hình thức ngữ âm của hai tiếng vị phù hợp với cơ chế láy nhưng không xác định được tiếng vị gốc hay tiếng vị cơ sở, tức là không xác định được tiếng vị nào là tiếng vị có nghĩa gốc. 141
  18. Trường hợp này lại được chia thành ba nhóm nhỏ để xem xét: Thứ nhất là các từ ba ba, cào cào, châu chấu, thuồng luồng,…. Những từ này tuy đáp ứng đầy đủ điều kiện hình thức nhưng không có từ tố cơ sở, quan trọng hơn là không có nghĩa tổng hợp, hay nghĩa khái quát, hay nghĩa sắc thái hóa. Riêng từ đơn sẻ, bướm là những từ được rút gọn trên cơ sở của từ láy se sẻ, bươm bướm. Nói cách khác, trường hợp sẻ, bướm không phải là những từ tố cơ sở (tiếng vị cơ sở) hay từ tố gốc (tiếng vị gốc). Thứ hai là các từ tượng thanh. Bởi vì, khi nói đến nghĩa của tiếng vị gốc trong từ láy thì chúng thường mang nghĩa thực hay nghĩa từ vựng. Một loại nghĩa của tiếng vị gốc cũng cần được đề cập đến là loại nghĩa có khả năng gợi tả, gợi hình tượng. Ví dụ như tiếng vị hển, khách, xào, rích, cạch, hởn… trong từ láy hổn hển, khanh khách, xì xào, rúc rích, kì cạch, hí hởn… Mặc dù chúng ta rất khó giải thích nghĩa cụ thể nghĩa của tiếng vị hển là gì nhưng tiếng vị hển có nghĩa gợi tả, nghĩa biểu trưng. Nó đã gợi ra được hình ảnh vận động nhiều của các bộ phận nội tạng chứa trong lồng ngực con người. Như vậy, những từ láy này rõ ràng theo đúng cơ chế về hình thức âm thanh, có nghĩa sắc thái hóa. Thứ ba là là trường hợp những từ hấp háy, tẩn mẩn, ngậm ngùi… Những tiếng vị gốc của những từ này trước kia có nghĩa thực nhưng hiện nay đã bị mất nghĩa. Vì vậy, nhiều người cho rằng những từ láy này không có tiếng vị gốc. Ví dụ như tiếng vị gốc háy trong từ hấp háy trước kia có nghĩa là liếc nhìn; tiếng vị gốc mẩn trong từ tẩn mẩn trước kia có nghĩa là vụn vặt, không thoáng về tư tưởng. 6.2.2. Trường hợp không đáp ứng được điều kiện về nhóm thanh điệu của hai tiếng vị trong từ láy Trường hợp đã đáp ứng về điều kiện âm thanh tức là đáp ứng đúng điều kiện về hình thức ngữ âm và đáp ứng cả điều kiện xác 142
  19. định được tiếng vị cơ sở hay tiếng vị gốc nhưng không đáp ứng được điều kiện về nhóm thanh điệu của hai tiếng vị trong từ láy. Trường hợp này lại được chia thành 3 nhóm nhỏ để xem xét: Thứ nhất là những từ phức có hình thức điệp phụ âm đầu nhưng thanh điệu của hai tiếng vị lại không cùng nhóm cao hay nhóm thấp. Bởi vì, tất cả những từ láy điệp phụ âm đầu đều là tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc thanh điệu. Vậy những trường hợp từ láy đúng hình thức nhưng không theo đúng quy tắc thanh điệu thì hoặc là từ ghép đẳng lập; hoặc là từ Hán Việt thì hoặc là cả hai tiếng vị đều có nghĩa; hoặc là trước kia chúng có nghĩa và nay đã mất nghĩa. Chẳng hạn như: mơ màng, linh lợi, mơ mộng, nhanh nhẹn, lanh lẹn… Như vậy, chúng ta bắt buộc loại những từ này ra khỏi danh sách từ láy tiếng Việt. Thứ hai là là trường hợp những từ láy vần. Trong hệ thống từ láy tiếng Việt, có khá nhiều trường hợp những từ láy vần đã tuân theo đúng quy tắc thanh điệu và tiếng vị gốc có nghĩa. Nhưng hiện tượng thanh điệu của hai tiếng vị không cùng nhóm cũng là hiện tượng thường gặp ở các từ láy vần. Đó là các từ như thờ ơ, um tùm, âu sầu, chăm bẵm, êm đềm, tanh bành, ôm đồm, chơi bời… Và khi nào các trường hợp không theo đúng quy tắc thanh điệu này lại đi kèm với cả hai tiếng vị đều là có nghĩa thì chúng ta có thể xem đó là những từ ghép đẳng lập. Thứ ba là trường hợp những từ láy hoàn toàn có hiện tượng biến thanh như: thăm thẳm, thâm thẫm, se sẽ… 6.2.3. Trường hợp hai tiếng vị trong từ láy đều có nghĩa thực Trường hợp từ láy đáp ứng cả hình thức ngữ âm lẫn nhóm thanh điệu, tức là cả hai tiếng vị đều theo đúng cơ chế láy cả về âm lẫn về thanh, nhưng cả hai tiếng vị trong từ láy đều có nghĩa thực, hoặc hiện nay đã mất nghĩa. Đó là những từ như: đất đai, rực rỡ, đầm đìa, chùa chiền, thuốc thang, hỏi han… Chúng tôi đã xếp trường hợp này vào hệ thống từ ghép đẳng lập. 143
  20. 6.2.4. Trường hợp không xác định cả tiếng vị gốc lẫn không đáp ứng được điều kiện về nhóm thanh điệu của hai tiếng vị trong từ láy Thứ tư là trường hợp từ láy chỉ đáp ứng được điều kiện về hình thức ngữ âm nhưng không xác định cả tiếng vị gốc lẫn không đáp ứng được điều kiện về nhóm thanh điệu của hai tiếng vị trong từ láy. 6.3. Một số điểm kết luận về việc nhận diện từ láy tiếng Việt Nói tóm lại, đây là những trường hợp trung gian giữa từ láy và từ ghép. Những hiện tượng trung gian này chứng tỏ giữa phương thức láy và phương thức ghép về cơ chế ý nghĩa có chỗ giao nhau. Chẳng hạn như trong trường hợp từ ghép đẳng lập hợp nghĩa có ý nghĩa chuyển loại mà từ láy cũng có ý nghĩa chuyển loại, do đó các từ ghép đẳng lập khi gặp điều kiện thuận lợi như sự trùng lặp về phụ âm đầu hay vần và sự phù hợp với quy tắc thanh điệu thì chúng dễ dàng chuyển hóa thành ra các từ láy, nói chính xác hơn thì chúng dễ dàng bị láy hóa. Hoặc cũng có một số trường hợp dễ dàng thay đổi được trật tự giữa các tiếng vị trong một từ láy thì chúng ta cũng cần nghiên cứu thêm. Như trên đã nói, muốn nhận diện một từ láy cần phải căn cứ vào: - Cơ chế hình thức (phụ âm đầu, vần và thanh điệu). - Căn cứ vào tiếng vị gốc hay tiếng vị cơ sở. Tức là việc nhận diện tiếng vị cơ sở có ý nghĩa quyết định đối với việc xác định tư cách từ láy từ một từ phức nào đó. Bởi vì, nếu chưa xác định tiếng vị nào là tiếng vị gốc thì khó có thể khẳng định rằng tiếng vị nào là tiếng vị gốc trong hai tiếng vị để tạo nên một từ láy. - Căn cứ vào kiểu ngữ nghĩa. Như vậy, chúng ta phải có sự cân nhắc kĩ càng khi gặp những từ phức mà không bảo đảm những điều kiện này. Việc nhận diện từ láy hay từ ghép chủ yếu dựa vào quy tắc chính là mối quan hệ giữa hai hai tiếng vị trong một từ phức. Nếu giữa hai tiếng vị trong một từ phức có quan hệ về ngữ âm hay âm 144
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2