intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn phân loại từ Tiếng Việt (Phần 1: Xét ở tiêu chí quan hệ ngữ pháp của tiếng vị trong phạm vi hoạt động của từ): Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

5
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Phân loại từ Tiếng Việt(Phần 1: Xét ở tiêu chí quan hệ ngữ pháp của tiếng vị trong phạm vi hoạt động của từ): Phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khái niệm từ đơn tiếng Việt; Phương thức cấu tạo từ của từ đơn tiếng Việt; Số lượng tiếng vị trong từ đơn tiếng Việt. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn phân loại từ Tiếng Việt (Phần 1: Xét ở tiêu chí quan hệ ngữ pháp của tiếng vị trong phạm vi hoạt động của từ): Phần 1

  1. Mai Thị Kiều Phượng PHÂN LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT PHẦN 1 XÉT Ở TIÊU CHÍ QUAN HỆ NGỮ PHÁP VÀ SỐ LƯỢNG CỦA TIẾNG VỊ TRONG PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA TỪ NHÀ XU T B N I H C QU C GIA HÀ N I
  2. 2
  3. MỤC LỤC Lời nói đầu.............................................................................................. 5 Chương 1: TỪ ĐƠN ............................................................................ 11 I. Khái niệm từ đơn tiếng Việt ............................................................ 11 II. Phương thức cấu tạo từ của từ đơn tiếng Việt ............................ 12 III. Số lượng tiếng vị trong từ đơn tiếng Việt ................................... 13 IV. Đặc điểm ngữ âm, đặc điểm ý nghĩa, đặc điểm ngữ pháp của tiếng vị trong từ đơn tiếng Việt.......................................................... 13 V. Phân tích một số đặc điểm của từ đơn tiếng Việt ....................... 14 VI. Phân loại từ đơn tiếng Việt ........................................................... 16 CHƯƠNG 2: TỪ GHÉP...................................................................... 49 I. Khái niệm từ ghép tiếng Việt .......................................................... 49 II. Phương thức cấu tạo từ ghép tiếng Việt....................................... 50 III. Phân biệt từ ghép và cụm từ tự do .............................................. 56 IV. Số lượng tiếng vị trong từ ghép tiếng Việt ................................. 59 V. Đặc điểm ngữ âm – đặc điểm ý nghĩa – đặc điểm ngữ pháp của tiếng vị trong từ ghép tiếng Việt.................................................. 60 VII.Lịch sử vấn đề về các quan niệm khác nhau trong việc phân loại từ ghép tiếng Việt ................................................................... 74 VIII. Quan niệm của tác giả về việc phân loại từ ghép dựa theo tiêu chí khác nhau ....................................................................... 28 3
  4. CHƯƠNG 3. TỪ LÁY ....................................................................... 125 I. Khái niệm từ láy tiếng Việt......................................................... 125 II. Phương thức cấu tạo từ láy tiếng Việt ...................................... 126 III. Số lượng tiếng vị trong từ láy tiếng Việt .................................. 129 IV. Đặc điểm ngữ âm, ý nghĩa và ngữ pháp của tiếng vị trong từ láy tiếng Việt ................................................................................. 129 V. Phân tích một số đặc điểm của từ láy tiếng Việt ..................... 135 VI. Nhận diện từ láy tiếng Việt ........................................................ 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 169 4
  5. LỜI NÓI ĐẦU Tiếng Việt là công cụ giao tiếp quan trọng của người Việt. Nói đến hệ thống từ vựng tiếng Việt tức là nói đến hệ thống vốn từ không ngừng gia tăng và phát triển. Vốn từ vựng tiếng Việt được dùng đã lên tới con số hàng chục vạn đơn vị. Từ tiếng Việt thật sự là một công cụ vô cùng phong phú, trong đó, nó chứa đựng trong lòng các tiểu hệ thống bao gồm nhiều lớp từ, loại từ. Vì vậy, việc phân loại từ tiếng Việt vào một hệ thống chặt chẽ, thống nhất và khoa học là một việc làm cần thiết. Hiện nay, việc phân loại từ tiếng Việt trong hệ thống từ loại thuộc bình diện ngữ pháp tuy còn nhiều ý kiến trái chiều nhưng cơ bản chúng đã được xếp loại dựa theo các tiêu chí phân định tương đối thống nhất. Còn vấn đề phân loại từ tiếng Việt trong hệ thống từ vựng ngữ nghĩa thì quả thật còn nhiều điều tồn tại và bất cập. Thực ra, người bình thường khi nói và viết không hề quan tâm tới loại từ nào, hoặc người ta ít chú ý đến lịch sử, nguồn gốc của từ mà chủ yếu là họ dựa vào cảm thức ngôn ngữ. Họ cảm thấy từ này dễ hiểu, từ kia khó hiểu, từ này sang trọng, từ kia mộc mạc... Những ấn tượng ấy rất mơ hồ nhưng có thực. Nhiệm vụ của nhà nghiên cứu là phân loại chúng theo những tiêu chí một cách xác đáng và rõ ràng. Hiện tại, các nhà Việt ngữ học vẫn chưa có tiếng nói và quan niệm thống nhất về ranh giới của từ và phân loại từ tiếng Việt trong hệ thống từ vựng ngữ nghĩa. Cho nên, một hệ lụy tất yếu sẽ dẫn đến: mặc dù trong chương trình giảng dạy từ ngữ ở tất cả các bậc học (từ Tiểu học cho đến Trung học, từ Đại học cho đến Cao học) và việc phân loại từ ở tất cả các loại từ điển tiếng Việt đều đã đưa ra rất 5
  6. nhiều loại từ nhưng hầu như chúng chưa được dựa vào một tiêu chí thống nhất. Bên cạnh đó, vấn đề nội dung ngữ nghĩa cùng với mối quan hệ của từ vựng - ngữ nghĩa - ngữ dụng, đặc biệt là ngữ nghĩa trong hoạt động hành chức hiện nay đã trở thành trọng tâm chú ý của các nhà Việt ngữ học. Việc nghiên cứu ngữ nghĩa của từ trong hướng mới này đã được chúng tôi nghiên cứu trong hai chuyên khảo “Ẩn dụ với ý nghĩa hàm ẩn của từ tiếng Việt” và “Các bình diện từ và ngữ cố định tiếng Việt”. Dựa trên các kết quả nghiên cứu đã đạt được, chúng tôi mạnh dạn và có những bước đi đột phá để đưa ra bức tranh phân loại từ tiếng Việt từ sự kết hợp và vận dụng các hướng trên đây. Nói rõ hơn, chúng tôi đã mạnh dạn kết hợp cả đơn vị từ vựng lẫn ngữ nghĩa để đưa ra vấn đề về ranh giới của từ và phân loại từ tiếng Việt một cách rõ ràng và thống nhất hơn trong chuyên khảo Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí quan hệ ngữ pháp và số lượng của tiếng vị trong phạm vi hoạt động của từ. Như vậy, mục đích chính là chúng tôi muốn đưa ra một bức tranh phân loại tổng thể toàn bộ hệ thống từ tiếng Việt trong mối quan hệ biện chứng hai mặt cả đơn vị từ vựng lẫn ngữ nghĩa của từ. Việc phân loại từ tiếng Việt, chúng tôi xin dựa vào các tiêu chí chính như sau: Thứ nhất, chúng tôi đã xác định rõ đơn vị cấu tạo từ của từ tiếng Việt là tiếng vị. Vì vậy, việc phân loại từ tiếng Việt là hoàn toàn dựa trên cơ sở này. Nói cách khác, chúng tôi chọn tiếng vị là đơn vị cơ sở cấu tạo nên từ là tiêu chí chính để có thể phân loại từ tiếng Việt một cách thống nhất và toàn diện. Những kiến thức liên quan đến nội dung này đã được chúng tôi trình bày kĩ ở chuyên khảo “Tiếng vị: có phải là đơn vị cấu tạo từ của từ tiếng Việt?”. Ở đây, chúng tôi xác định và phân loại từ tiếng Việt dựa trên các tiêu chí này. Thứ hai là dựa vào ba mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp, các đặc điểm khác nhau của bản thân từng tiếng vị. 6
  7. Thứ ba là dựa vào ba mối quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp, các đặc điểm khác nhau giữa các tiếng vị trong nội bộ một từ tiếng Việt. Thứ tư là dựa vào phạm vi hoạt động của từ sau khi từ đã trải qua phương thức cấu tạo từ. Đó là: phạm vi khi từ nằm trong vốn từ vựng, chưa đi vào hoạt động (trong từ điển); phạm vi văn cảnh lời nói (tiếp xúc ngôn ngữ); phạm vi văn cảnh nghệ thuật. Cuốn sách ra đời với nhu cầu đóng góp một tiếng nói và xin thử đề xuất một số giải pháp mới cho bức tranh phân loại từ tiếng Việt. Tuy có nhiều sự đổi mới trong quan niệm cũng như cách nhìn và cách lí giải về vấn đề nhận diện từ, xác định ranh giới của từ và phân loại từ trong tiếng Việt nhưng đóng góp lớn nhất của tác giả là việc phân loại các loại từ tiếng Việt đều được dựa trên các tiêu chí xuyên suốt, thống nhất và khoa học. Bên cạnh sự đổi mới trong quan niệm cũng như cách nhìn và cách lí giải các vấn đề, người viết còn xâu chuỗi, hệ thống lại những kiến thức mà các tác giả đi trước như: GS.TS Đỗ Hữu Châu, GS.TS Nguyễn Tài Cẩn, GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, GS.TS Nguyễn Đức Tồn, GS.TS Nguyễn Lai, GS.TS Nguyễn Đức Dân… đã đặt ra. Để bạn đọc tiện theo dõi một cách hệ thống nội dung phân loại số lượng từ dựa vào các tiêu chí thống nhất, chúng tôi xin đưa ra bức tranh tóm tắt vấn đề phân loại như sau: Một là, nếu việc phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí quan hệ ngữ pháp và số lượng của tiếng vị trong nội bộ của từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 3 loại: từ đơn, từ láy và từ ghép. Hai là, nếu việc phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí tính chất nghĩa thực/ không thực; chức năng định danh/ phi định danh của tiếng vị hoạt động trong từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 2 loại: từ thực và từ hư. Ba là, nếu việc phân loại từ xét ở tiêu chí số lượng nghĩa vị của tiếng vị trong các phạm vi hoạt động của từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 2 loại: từ đơn nghĩa và từ đa nghĩa. Bốn là, nếu việc phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí có/ không sử dụng và tác động vào mặt ngữ nghĩa của tiếng vị trong các phạm vi hoạt 7
  8. động của từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 4 loại: từ đa nghĩa thuộc về một từ loại, từ đồng âm /từ gần âm, từ đồng nghĩa/từ gần nghĩa, từ trái nghĩa. Năm là, nếu việc phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí có/ không sử dụng cách thức mô phỏng hay miêu tả tiếng vị ở mặt nghĩa trong các phạm vi hoạt động của từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 2 loại: từ tượng thanh và từ tượng hình. Sáu là, nếu việc phân loại toàn bộ vốn từ tiếng Việt xét ở tiêu chí từ tính chất nguồn gốc của từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 2 loại: từ thuần Việt và từ vay mượn. Bảy là, nếu việc phân loại toàn bộ vốn từ tiếng Việt xét ở tiêu chí từ tính chất thời gian sử dụng của từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 3 loại: từ cổ, từ cũ và từ mới. Tám là, nếu việc phân loại toàn bộ vốn từ tiếng Việt xét ở tiêu chí từ tính chất phạm vi sử dụng của từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 6 loại: từ toàn dân, từ địa phương, từ lóng, từ nghề nghiệp, từ khoa học quốc tế/ thuật ngữ khoa học, từ xưng hô. Chín là, nếu việc phân loại toàn bộ vốn từ tiếng Việt xét ở tiêu chí tính chất phong cách biểu cảm/ trung hòa trong hoạt động của từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 2 loại: từ trung hòa và từ biểu cảm. Mười là, nếu việc phân loại toàn bộ vốn từ tiếng Việt xét ở tiêu chí phạm vi sử dụng rộng - không có tính chất phong cách chức năng hạn chế: từ đa phong cách và xét ở tiêu chí phạm vi sử dụng hẹp - có tính chất phong cách chức năng hạn chế: từ đơn phong cách/ từ chuyên phong cách hay từ chuyên môn thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 8 loại: từ đa phong cách, từ đơn phong cách chức năng hội thoại văn hóa thông dụng, từ đơn phong cách thông tục, từ đơn phong cách hành chính - công vụ, từ đơn phong cách báo chí - công luận, từ đơn phong cách chính luận, từ đơn phong cách khoa học, từ đơn phong cách văn chương. Mười một là, nếu việc phân loại toàn bộ vốn từ tiếng Việt xét ở tiêu chí dùng ít/ dùng nhiều thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 2 loại: từ ít dùng và từ dùng nhiều. 8
  9. Mười hai là, nếu việc phân loại toàn bộ vốn từ tiếng Việt xét ở tiêu chí trang trọng, kiểu cách/ bình dân thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 2 loại: từ trang trọng/ kiểu cách và từ bình dân. Tuy nhiên, do số lượng từ tiếng Việt quá lớn nên trong nội dung của một cuốn sách điện tử, chúng tôi chỉ trình bày vấn đề: Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí quan hệ ngữ pháp của tiếng vị trong phạm vi hoạt động của từ. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho cuốn sách sớm ra mắt bạn đọc. Để xử lí và sắp xếp một số lượng từ khổng lồ vào một ít tiêu chí thống nhất, chắc chắn cuốn sách vẫn có nhiều chỗ thiết sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong và rất cảm ơn những ý kiến nhận xét, phê bình của bạn đọc gần xa để cho chuyên khảo có chất lượng hơn. Xin chân thành cảm tạ! Tác giả Mai Thị Kiều Phượng 9
  10. 10
  11. Chương 1 TỪ ĐƠN I. KHÁI NIỆM TỪ ĐƠN TIẾNG VIỆT Vận dụng định nghĩa từ tiếng Việt để đưa ra một khái niệm về từ đơn tiếng Việt như sau: Từ đơn tiếng Việt là từ được cấu tạo bằng một tiếng vị bởi phương thức cấu tạo từ từ hóa tiếng vị. Nó là đơn vị ngôn ngữ cơ bản có tính tổng thể hữu cơ, có tính toàn khối về hình thức (hình thức này là những phân đoạn ngữ âm cố định, bất biến, phản ánh trực tiếp theo quan hệ 1/1 số lượng tiếng vị và phương thức cấu tạo), mang tính trọn vẹn về ý nghĩa, chuyên biểu thị thực tế khách quan; là đơn vị có sẵn, cố định, bắt buộc (có tính chất xã hội, là cơ sở quan trọng nhất để con người có thể tiến hành hoạt động nhận thức và hoạt động giao tiếp). Từ đơn tiếng Việt bao gồm các đặc trưng về ngữ âm, các thuộc tính ngữ nghĩa (ứng với một số nét nghĩa riêng cho mỗi từ) và ngữ pháp (ứng với một khuôn từ loại), có thể tồn tại tách rời nhau và được tái hiện trong các lời nói khác nhau. Nó là đơn vị lớn nhất trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt: chứa đựng trong lòng nó những đơn vị của các cấp độ dưới nó; nó là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống ngôn ngữ trên từ: độc lập về ý nghĩa lẫn hình thức, tạo nên các đơn vị ngôn ngữ: cụm từ, câu, đoạn văn, văn bản và là đơn vị nhỏ nhất trong phương diện lời nói trên từ: độc lập về ý nghĩa lẫn hình thức, tạo nên các đơn vị lời nói: phát ngôn, ngôn đoạn, ngôn bản. 11
  12. II. PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ CỦA TỪ ĐƠN TIẾNG VIỆT 2.1. Phương thức cấu tạo từ tạo nên từ đơn là loại phương thức nào? Từ đơn trong tiếng Việt được tạo nên bằng phương thức cấu tạo từ từ hóa tiếng vị. Phương thức từ hóa tiếng vị là phương thức cấu tạo từ ở mặt ngữ pháp được thực hiện bằng cách tác động vào bản chất ngữ pháp của bản thân từng tiếng vị để biến đổi một tiếng vị sao cho đủ điều kiện và tư cách trở thành một từ. Ví dụ như bánh là một từ đơn có cấu tạo từ một tiếng vị, có ý nghĩa là (món ăn chín có hình khối nhất định, được chế biến từ nguyên liệu tinh bột và các loại gia vị ngọt, mặn,…) trong câu “Tôi đang ăn bánh!”. 2.2. Vai trò của phương thức từ hóa tiếng vị trong tiếng Việt Phương thức từ hóa tiếng vị đã tạo nên hệ thống từ đơn trong tiếng Việt. Đối với ngôn ngữ đơn lập không biến đổi hình thái như tiếng Việt thì phương thức từ hóa tiếng vị được sử dụng rất phổ biến. Nó thực hiện phương thức từ hóa các tiếng vị và sản sinh ra nhiều từ đơn. Nhờ phương thức từ hóa tiếng vị mà tiếng Việt ngày càng có nhiều từ đơn mới nhằm đáp ứng nhu cầu gọi tên sự vật, hiện tượng của người Việt. 2.3. Cách thức thực hiện từ hóa tiếng vị trong phương thức từ hóa tiếng vị của tiếng Việt Vấn đề là làm sao để biến một tiếng vị thành ra một từ đơn. Muốn vậy, tiếng vị ấy phải trải qua phương thức từ hóa tiếng vị thì mới có thể thỏa mãn điều kiện cần và đủ để trở thành từ đơn tiếng Việt. Vậy, phương thức từ hóa tiếng vị là phương thức cung cấp cho tiếng vị những đặc điểm ngữ âm, đặc điểm ngữ nghĩa và đặc điểm ngữ pháp để tiếng vị có thể biến đổi thành từ đơn và hoạt động độc lập được trong tư cách của một từ đơn. 12
  13. III. SỐ LƯỢNG TIẾNG VỊ TRONG TỪ ĐƠN TIẾNG VIỆT Từ đơn là từ chỉ được cấu tạo bằng một tiếng vị hay mỗi từ đơn có số lượng bằng một tiếng vị. IV. ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM, ĐẶC ĐIỂM Ý NGHĨA, ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA TIẾNG VỊ TRONG TỪ ĐƠN TIẾNG VIỆT 4.1. Đặc điểm ngữ âm của tiếng vị trong từ đơn tiếng Việt Mỗi tiếng vị trong một từ đơn có vỏ ngữ âm hay vỏ âm thanh trùng với một âm tiết, trùng với một tiếng, trùng với một hình vị. Ví dụ như câu: “Cam này ế!” được tạo nên từ 1 cụm từ chủ vị “cam này ế”-> cụm từ chủ vị “cam này // ế” = 3 từ đơn “cam”, “này”, “ế” -> 3 từ đơn “cam”, “này”, “ế” được tạo nên từ 3 tiếng vị “cam”, “này”, “ế”; -> 3 tiếng vị “cam”, “này”, “ế” có 3 vỏ ngữ âm = 3 âm tiết = 3 tiếng “cam”, “này”, “ế”. 4.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của tiếng vị trong từ đơn tiếng Việt Mỗi tiếng vị trong một từ đơn có ý nghĩa nhỏ nhất. Ý nghĩa nhỏ nhất ở đây có thể là ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa bổ sung, ý nghĩa khu biệt, ý nghĩa ngữ pháp… như chúng tôi đã từng phân tích kĩ ở chương “ Đơn vị cấu tạo từ”. Trở lại ví dụ trên: 3 tiếng vị “cam”, “này”, “ế”: + Về mặt ngữ âm: 3 tiếng vị này có 3 vỏ ngữ âm = 3 âm tiết = 3 tiếng “cam”, “này”, “ế”. + Về mặt ngữ nghĩa: 3 tiếng vị này đều là có nghĩa nhỏ nhất: * tiếng vị “cam” có nghĩa từ vựng: (loại quả, có hình dáng tròn, bé hơn quả bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu vàng đỏ, vị thường ngọt hoặc chua). * tiếng vị “này” có ý nghĩa ngữ pháp: (dùng để chỉ định cái gì hoặc xác định cái gì đang ở gần trước mặt); hoặc có ý nghĩa khu biệt: (dùng để phân biệt với cái gì đang ở xa>< kia). * tiếng vị “ế”có nghĩa từ vựng: (hàng hóa bị đọng lại do không có hoặc có rất ít người mua hoặc yêu cầu). 13
  14. 4.3. Đặc điểm ngữ pháp của tiếng vị trong từ đơn tiếng Việt Mỗi tiếng vị trong mỗi từ đơn có đặc điểm ngữ pháp thể hiện ở hai khả năng trong hai cấp độ khác nhau: Một là tiếng vị trong một từ đơn có khả năng trải qua phương thức cấu tạo từ từ hóa tiếng vị và đã biến đổi thành ra một từ đơn. Ví dụ như bánh là một tiếng vị có vỏ ngữ âm là bánh; tiếng vị này có ý nghĩa là (món ăn chín có hình khối nhất định, được chế biến từ nguyên liệu tinh bột và các loại gia vị ngọt, mặn,…) và trải qua phương thức cấu tạo từ từ hóa tiếng vị và đã biến đổi thành ra một từ đơn bánh. Hai là tiếng vị trong một từ đơn có khả năng kết hợp với các tiếng vị khác để tạo thành từ láy hoặc từ ghép. Trở lại ví dụ trên: Ví dụ như bánh là 1 từ đơn có cấu tạo = 1 tiếng vị; tiếng vị này có ý nghĩa là (món ăn chín có hình khối nhất định, được chế biến từ nguyên liệu tinh bột và các loại gia vị ngọt, mặn,…), tiếng vị bánh kết hợp với các tiếng vị khác để tạo nên từ ghép: bánh bò, bánh bao, bánh bèo…; hoặc dựa vào nét nghĩa gốc có hình khối nhất định tiếng vị bánh kết hợp với các tiếng vị khác để tạo nên từ ghép: bánh xà phòng, bánh pháo,…. V. PHÂN TÍCH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ ĐƠN TIẾNG VIỆT 5.1. Đặc điểm khái quát nhất của từ đơn Từ đơn tiếng Việt là đơn vị ngôn ngữ cơ bản có tính tổng thể hữu cơ, có tính toàn khối về hình thức (hình thức này là những phân đoạn ngữ âm cố định, bất biến, phản ánh trực tiếp theo quan hệ 1/1 số lượng tiếng vị và phương thức cấu tạo): mỗi từ đơn là một khối ngữ âm và ngữ nghĩa tương đương với một đơn vị tiếng vị. Mỗi từ đơn tiếng Việt mang tính trọn vẹn về ý nghĩa, chuyên biểu thị thực tế khách quan; có thể tồn tại tách rời nhau và được tái hiện trong các lời nói khác nhau; là đơn vị có sẵn, cố định, bắt buộc (có tính chất xã hội, là cơ sở quan trọng nhất để con người có thể tiến hành hoạt động nhận thức và hoạt động giao tiếp): mỗi từ đơn có tính độc lập về hình thức, luôn luôn có ý nghĩa, được con 14
  15. người sử dụng trực tiếp tạo nên đơn vị lớn hơn là câu hoặc phát ngôn để thực hiện chức năng giao tiếp và tư duy. 5.2. Đặc điểm ngữ âm của từ đơn tiếng Việt Từ đơn tiếng Việt bao gồm các đặc trưng về ngữ âm: mỗi từ đơn có cấu tạo ngữ âm = 1 tiếng vị = 1 âm tiết = 1 tiếng= 1 hình vị. Ví dụ như câu: “Cam này ế!” = từ 1 cụm từ chủ vị “ cam này/ ế”-> = 3 từ đơn “cam”, “ này”, “ế” = 3 tiếng vị “cam”, “này”, “ế” = 3 âm tiết = 3 tiếng “cam”, “này”, “ế”. 5.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ đơn tiếng Việt Từ đơn tiếng Việt bao gồm các thuộc tính ngữ nghĩa (ứng với một số nét nghĩa riêng cho mỗi từ). Mỗi từ đơn đều là có ý nghĩa trọn vẹn. Ví dụ như từ đơn “cam” có nghĩa: (loại quả, có hình dáng tròn, bé hơn quả bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu vàng đỏ, vị thường ngọt hoặc chua); từ đơn “này” có ý nghĩa ngữ pháp: (dùng để chỉ định cái gì hoặc xác định cái gì đang ở gần trước mặt); hoặc có ý nghĩa khu biệt: (dùng để phân biệt với cái gì đang ở xa >< kia); từ đơn “ế”có nghĩa từ vựng: (hàng hóa bị đọng lại do không có hoặc có rất ít người mua hoặc yêu cầu). 5.4. Đặc điểm ngữ pháp của từ đơn tiếng Việt 5.4.1. Từ đơn tiếng Việt có đặc điểm ngữ pháp là mỗi từ sẽ ứng với một khuôn từ loại Từ đơn tiếng Việt có đặc điểm ngữ pháp đầu tiên mà nó thể hiện là mỗi từ sẽ ứng với một khuôn từ loại. Ví dụ như “bánh” là một từ đơn, nếu nó có ý nghĩa là (món ăn chín có hình khối nhất định, được chế biến từ nguyên liệu tinh bột và các loại gia vị ngọt, mặn,…) thì nhất định từ đơn “bánh” được sắp xếp vào từ loại danh từ. Hoặc từ đơn “ế”có nghĩa từ vựng (hàng hóa bị đọng lại do không có hoặc có rất ít người mua hoặc yêu cầu,…) thì nhất định từ đơn “ế” được sắp xếp vào từ loại tính từ. Hoặc từ đơn “này” có ý nghĩa ngữ pháp: (dùng để chỉ định cái gì hoặc xác định 15
  16. cái gì đang ở gần trước mặt) thì nhất định từ đơn này được sắp xếp vào từ loại đại từ... 5.4.2. Từ đơn tiếng Việt là đơn vị lớn nhất trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt Sở dĩ chúng ta nói từ đơn tiếng Việt là đơn vị lớn nhất trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt là vì nó có thể chứa đựng trong lòng nó những đơn vị của các cấp độ dưới nó; nó là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống ngôn ngữ trên từ: độc lập về ý nghĩa lẫn hình thức, tạo nên các đơn vị ngôn ngữ: cụm từ, câu, đoạn văn, văn bản và là đơn vị nhỏ nhất trong phương diện lời nói trên từ: độc lập về về ý nghĩa lẫn hình thức, tạo nên các đơn vị lời nói: phát ngôn, ngôn đoạn, ngôn bản. Nói cụ thể hơn: mỗi từ đơn có đặc điểm ngữ pháp thể hiện ở khả năng là: từ đơn có khả năng kết hợp với các từ khác (có thể là từ đơn/ từ láy/ từ ghép khác nhau), tuân theo những quy tắc ngữ pháp khác nhau để tạo thành các cụm từ và các câu khác nhau. Ví dụ như 3 tiếng vị “cam”, “này”, “ế”; -> trải qua phương thức từ hóa tiếng vị đã trở thành = 3 từ đơn “cam”, “ này”, “ế” -> 3 từ đơn “cam”, “này”, “ế” đã kết hợp với nhau theo một quy tắc ngữ pháp nhất định để tạo nên từ một cụm từ chủ vị “cam này // ế”... VI. PHÂN LOẠI TỪ ĐƠN TIẾNG VIỆT Nếu phân loại toàn bộ từ tiếng Việt dựa theo tiêu chuẩn chính là quan hệ ngữ pháp và số lượng một tiếng vị trong nội bộ một từ, ta có loại từ: từ đơn. Tuy nhiên, nếu kết hợp cả tiêu chí ngữ pháp lẫn tiêu chí thuộc về bình diện ý nghĩa của từ thì dựa vào các tiêu chí sau, ta có thể phân loại từ đơn trên thành các tiểu loại như sau: 6.1. Dựa vào tiêu chí tính chất nghĩa thực/ không thực; chức năng định danh/ phi định danh của một tiếng vị hoạt động trong từ Dựa vào tiêu chí tính chất nghĩa thực/ không thực; chức năng định danh/ phi định danh của một tiếng vị hoạt động trong từ, 16
  17. chúng ta có thể phân loại từ đơn thành hai loại chính: từ đơn thực từ và từ đơn hư từ. 6.1.1. Từ đơn thực từ Từ đơn thực từ là loại từ mà về mặt cấu tạo, nó chỉ được tạo nên bằng một tiếng vị bởi phương thức cấu tạo từ hóa tiếng vị. Về mặt nghĩa, nó có ý nghĩa thực hay ý nghĩa từ vựng, có tính trọn vẹn, thường chuyên biểu thị một phân đoạn thực tế khách quan: gọi tên các thuộc tính, tính chất, hoạt động, trạng thái, tên gọi …; là đơn vị có sẵn, cố định, bắt buộc, có tính chất xã hội, là cơ sở quan trọng nhất để con người có thể tiến hành hoạt động nhận thức và hoạt động giao tiếp. Đó là các từ đơn thuộc về 5 loại từ loại thực từ: danh từ; động từ; tính từ; số từ; đại từ. Ví dụ: nhà, cửa, chạy, bay, nhảy, ăn, đẹp, một, hai, đó, đây, tôi, mày… 6.1.2. Từ đơn hư từ Từ đơn hư từ là loại từ mà về mặt cấu tạo, nó chỉ được tạo nên bằng một tiếng vị bởi phương thức cấu tạo từ hóa tiếng vị. Về mặt nghĩa, nó không có ý nghĩa thực mà có ý nghĩa hư, có tính trọn vẹn, thường chuyên biểu thị các loại ý nghĩa quan hệ, ý nghĩa ngữ pháp; là đơn vị có sẵn, cố định, bắt buộc, có tính chất xã hội, là cơ sở quan trọng nhất để con người có thể tiến hành hoạt động nhận thức và hoạt động giao tiếp. Đó là các từ đơn thuộc về 5 loại từ loại hư từ: phụ từ (ví dụ: không, chưa, chẳng, hãy, đừng, chớ, rồi, nữa, mãi…); quan hệ từ (ví dụ: và, hay, hoặc, tuy, nhưng, của, vì, dù, bởi, cho, mà…); trợ từ (ví dụ: ngay, cả, chính, chỉ,…); thán từ (ví dụ: a, á, ôi, ối, ái, cha, chao,…); tiểu từ tình thái (ví dụ: à, đã, nhỉ, nhé, cơ, ạ, đâu, mà, chứ, vậy…). 6.2. Dựa vào nghĩa vị khái quát 6.2.1. Từ đơn ý niệm Từ đơn ý niệm là loại từ mà về mặt cấu tạo, nó chỉ được tạo nên bằng một tiếng vị bởi phương thức cấu tạo từ hóa tiếng vị. Về 17
  18. mặt nghĩa, nó có nghĩa vị chính thể hiện chủ yếu ở thành phần ý nghĩa biểu niệm, có tính trọn vẹn, thường chuyên biểu thị một phân đoạn thực tế khách quan: gọi tên các thuộc tính, tính chất, hoạt động, trạng thái, tên gọi…; là đơn vị có sẵn, cố định, bắt buộc, có tính chất xã hội, là cơ sở quan trọng nhất để con người có thể tiến hành hoạt động nhận thức và hoạt động giao tiếp. Ví dụ: từ đơn ý niệm cườm có các nghĩa vị chính thể hiện chủ yếu ở thành phần ý nghĩa biểu niệm: (thuộc từ loại danh từ: 1. cổ tay, cổ chân; 2. loại hạt cứng, nhỏ, được làm từ các chất liệu khác nhau như đá quý, thủy tinh…, có màu sắc đẹp, xâu thành chuỗi, dùng làm vật trang sức hay trang trí; 3. vòng lông quanh cổ chim, trông giống như những hạt cườm); (thuộc từ loại động từ: 1. làm bóng đồ sơn mài hoặc những vật bằng vàng bạc). Hoặc từ đơn ý niệm bởi có các nghĩa vị chính thể hiện chủ yếu ở thành phần ý nghĩa biểu niệm: (thuộc từ loại kết từ: 1. biểu thị điều sắp nêu ra là lí do hay nguyên nhân của việc được nói đến; 2. biểu thị điều sắp nêu ra là người hoặc vật gây ra trạng thái đã nói đến). 6.2.2. Từ đơn tuyệt đối Từ đơn tuyệt đối là loại từ mà về mặt cấu tạo, nó đã được khẳng định chắc chắn chỉ được tạo nên bằng một tiếng vị bởi phương thức cấu tạo từ hóa tiếng vị và không có khả năng tiềm tàng tạo nên các loại từ ghép và từ láy. Về mặt nghĩa, nó có tính trọn vẹn, thường chuyên biểu thị một phân đoạn thực tế khách quan: gọi tên các thuộc tính, tính chất, hoạt động, trạng thái, tên gọi…; là đơn vị có sẵn, cố định, bắt buộc, có tính chất xã hội, là cơ sở quan trọng nhất để con người có thể tiến hành hoạt động nhận thức và hoạt động giao tiếp. Trong vốn từ tiếng Việt, từ đơn tuyệt đối có số lượng rất ít. Ví dụ như: từ đơn tuyệt đối nêu không có khả năng kết hợp tiềm tàng để tạo nên từ ghép hay từ láy. Còn trường hợp kết hợp cây nêu là một cụm danh từ bao gồm hai từ đơn. Vậy từ đơn tuyệt đối nêu 18
  19. thuộc từ loại danh từ: cây tre cao có treo trầu cau và bùa chú cắm trước nhà trong những ngày Tết để trừ ma quỷ); (thuộc từ loại động từ: đưa ra, làm nổi bật lên các vấn đề thường mang tính trừu tượng cho mọi người chú ý)…. 6.2.3. Từ đơn tương đối Từ đơn tương đối là loại từ mà về mặt cấu tạo tuy đã có sự hiện diện một tiếng vị bởi phương thức cấu tạo từ hóa tiếng vị nhưng nó có khả năng tiềm tàng tạo nên các loại từ khác hay khả năng tiềm tàng là biến đổi hay chuyển nghĩa tiềm tàng trong vốn từ và trong ngữ cảnh. Về mặt nghĩa, nó có tính trọn vẹn, thường chuyên biểu thị một phân đoạn thực tế khách quan: gọi tên các thuộc tính, tính chất, hoạt động, trạng thái, tên gọi…; là đơn vị có sẵn, cố định, bắt buộc, có tính chất xã hội, là cơ sở quan trọng nhất để con người có thể tiến hành hoạt động nhận thức và hoạt động giao tiếp. Ví dụ: từ đơn tương đối nếu có khả năng tiềm tàng là biến đổi hay chuyển nghĩa tiềm tàng trong vốn từ như nó có thể kết hợp với tiếng vị mà để tạo thành từ ghép nếu mà, hoặc nó có thể kết hợp với tiếng vị như để tạo thành từ ghép nếu như. 6.2.4. Từ đơn phong cách Từ đơn phong cách là loại từ mà về mặt cấu tạo, nó chỉ được tạo nên bằng một tiếng vị bởi phương thức cấu tạo từ hóa tiếng vị. Về mặt nghĩa, tuy nó có tính trọn vẹn, thường chuyên biểu thị một phân đoạn thực tế khách quan: gọi tên các thuộc tính, tính chất, hoạt động, trạng thái, tên gọi… nhưng nó chỉ được sử dụng trong một phạm vi chức năng phong cách nhất định; là đơn vị có sẵn, cố định, bắt buộc, có tính chất xã hội, là cơ sở quan trọng nhất để con người có thể tiến hành hoạt động nhận thức và hoạt động giao tiếp. Ví dụ: mét, sào, điện, số, khối, đáy, phần… là những từ đơn mang phong cách khoa học; hoặc tín, đài, kí, lệnh, điểm, nút,… là những từ 19
  20. đơn mang phong cách báo chí; hoặc luật, thuế, kí, quý, kì,… là những từ đơn nghĩa mang phong cách hành chính công vụ… 6.2.5. Từ đơn ngữ cảnh Từ đơn ngữ cảnh là loại từ mà về mặt cấu tạo, nó chỉ được tạo nên bằng một tiếng vị bởi phương thức cấu tạo từ hóa tiếng vị. Về mặt nghĩa, tuy nó có tính trọn vẹn, thường chuyên biểu thị một hay nhiều phân đoạn thực tế khách quan được vận dụng vào trong một hoạt động nói hay viết nhất định phục vụ cho giao tiếp lời nói thông thường hay phục vụ cho giao tiếp lời nói nghệ thuật. Đó chính là các loại từ đơn lời nói từ đơn tu từ. Ví dụ: từ đơn từ vựng ngã có các nghĩa vị chính thể hiện chủ yếu ở thành phần ý nghĩa biểu niệm: (thuộc từ loại danh từ: 1. chỗ có nhiều ngả đường, ngả sông tỏa đi các hướng khác nhau; 2. tên gọi một thanh điệu trong âm tiết tiếng Việt; (thuộc từ loại động từ: 1. do bị mất thăng bằng, chuyển động đột ngột theo hướng dưới theo tư thế thân sát mặt nền; 2. chết, nói theo lối nói giảm, kiêng kị; 3. không giữ vững được tinh thần hay ý chí do bị tác động từ bên ngoài; 4. biểu thị thái độ xác định, dứt khoát, rõ ràng, không phải bàn cãi nữa; 5. thỏa thuận về giá cả mua bán hàng hóa). Nhưng khi vận dụng vào thực tế sử dụng, người ta vẫn dựa vào nghĩa gốc của từ đơn từ vựng để tạo nên từ đơn lời nói ngã (bị dụ dỗ hay không kiềm chế được bản thân nên đã sa chân vào những việc làm không nên...) như: "Nó bị ngã trước những cám dỗ vật chất!“. 6.3. Dựa vào số lượng nghĩa vị trong từ đơn 6.3.1. Từ đơn đơn nghĩa Từ đơn đơn nghĩa là loại từ mà về mặt cấu tạo, nó chỉ được tạo nên bằng một tiếng vị bởi phương thức cấu tạo từ hóa tiếng vị. Về mặt nghĩa, nó chỉ có sự hiện diện một nghĩa vị nhưng có tính trọn vẹn, thường chuyên biểu thị một phân đoạn thực tế khách 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
50=>2