intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

hướng dẫn sử dụng máy phân ly- KYDH204, chương 1

Chia sẻ: Nguyen Van Luong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

313
lượt xem
92
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các thông số kỹ thuật cơ bản của máy phân ly Máy phân ly kiểu đĩa dùng cho tàu thuyền 1. Model 2. Đường kính trong của tang trống 3. Tốc độ của tang trống vòng/phút 4. Tốc độ phân ly 5. Hệ số phân ly 6. Công năng danh định 7. Kiểu động cơ điện 8. Công suất động cơ 9. Kích thước bao (D x R x C) mm x 139mm 10. Trọng lượng gia GB/T5745-2002 của Trung Quốc. 580 kg Thiết bị này được chế tạo và kiểm duyệt theo tiêu chuẩn quốc 120 vòng/phút 8860 Y112M – 4B...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: hướng dẫn sử dụng máy phân ly- KYDH204, chương 1

  1. Chương 1: Các thông số kỹ thuật cơ bản của máy phân ly Máy phân ly kiểu đĩa dùng cho tàu thuyền 1. Model KYDH204SD-23 2. Đường kính trong của tang trống 265 mm 3. Tốc độ của tang trống khoảng 8086 vòng/phút 4. Tốc độ phân ly 2000 lít/giờ 5. Hệ số phân ly 6. Công năng danh định 120 vòng/phút 8860 7. Kiểu động cơ điện Y112M – 4B 8. Công suất động cơ 54 kW 9. Kích thước bao (D x R x C) 810 mm x 968 mm x 139mm 10. Trọng lượng 580 kg Thiết bị này được chế tạo và kiểm duyệt theo tiêu chuẩn quốc gia GB/T5745-2002 của Trung Quốc.
  2. Hình 1. Hình dáng ngoài và kích thước bao
  3. II. Nguyên lý hoạt động Thiết bị được sử dụng để phân ly, tách nhỏ hoặc làm lắng đọng các phần tử rắn trong chất lỏng bằng cách tạo ra các tốc độ lắng đọng khác nhau dưới tác động của trường lực ly tâm đối với các pha nặng/nhẹ hoặc pha rắn có khối lượng riêng khác nhau và không thể hoà tan với nhau trong một hỗn hợp chất lỏng. Vật liệu (chất lỏng hỗn hợp) đi qua ống nạp vào tang trống và dưới tác động của trường lực ly tâm mạnh, chất lỏng hỗn hợp này đi qua các khoang phân ly của một bộ các cụm đĩa, bằng cách lấy các lỗ trung hoà như một mặt phẳng phân ly, chất lỏng có khối lượng riêng lớn hơn (pha nặng) sẽ đi qua các lỗ trung hoà dọc theo mặt (tường) đĩa đến bơm hướng tâm lớn (bên trên); chất lắng đọng nặng (các tạp chất, các chất béo) tập trung tại khu vực chất lắng đọng; chất lỏng có khối lượng riêng thấp hơn (pha nhẹ) sẽ đi theo đĩa vào phía trong và lên trên, tụ hợp lại và chảy đến bơm hướng tâm nhỏ (ở phía dưới), như vậy các pha nặng (nhẹ) sẽ là sản phẩm đầu ra thông qua bơm hướng tâm lớn (bé) tương ứng. Khi van điều khiển đưa nước làm kín vào tang trống đang quay với tốc độ lớn, nước làm kín sẽ đi vào khoang nước làm việc ở khu vực dưới pít tông trượt. Áp suất ly tâm phát sinh ở đây sẽ đẩy pít tông lên phía trên và đè chặt gioăng trên nắp tang trống, làm cho cổng xả chất lắng đọng đóng lại, như vậy làm kín khoang làm việc của tang trống.
  4. Khi van điều khiển đưa nước xả chất lắng động vào khoang phía trên đệm làm kín, áp suất ly tâm phát sinh sẽ đẩy pít tông trượt xuống phía dưới, thắng lực lò xo và tác động mở 3 van thông đường, làm cho nước làm kín ở phía dưới pít tông trượt xả ra ngoài một cách nhanh chóng. Với tác động của lực ly tâm của các chất đang được xử lý trong tang trống, pít tông trượt rơi xuống phía dưới, các chất lắng nặng gom lại ở đây sẽ được xả nhanh ra ngoài từ cổng xả chất lắng đọng ở trên tang trống III. Kết cấu và các chức năng chính 3.1. Các bộ phận kết cấu chính của máy phân ly kiểu đĩa 1.Cổng vào và cổng ra 2.Tang trống 3. Nắp đậy 4. Trục thẳng đứng 5. Trục chữ thập 6. Hệ thống nước làm việc Két nước nóng 85OC Nước ngọt Két nước với vị trí cao Khoảng cách đến van điều khiển 2,5 + 0,2 m
  5. 3.2. Các chức năng 1. Cơ cấu truyền động Động cơ truyền động đến hộp số thông qua ly hợp ma sát, sau
  6. đó truyền động đến trục đứng để quay tang trống. Ly hợp ma sát có thể bảo đảm sự khởi động chắc chắn của máy phân ly, sự tăng tốc trơn tru và có thể tránh được sự quá tải của động cơ và hộp số. Nhằm hạn chế sự hao mòn đến mức tối thiểu và sự ảnh hưởng bởi sự dao động của tang trống lên toàn bộ máy phân ly, trục thẳng đứng có sử dụng kết cấu ổ đỡ (vòng bi) tự lựa. Nhằm kiểm tra xem máy phân ly có hoạt động bình thường hay không, trên máy có sử dụng một đồng hồ đo vòng tua với bảng hiện thị tốc độ của máy phân ly có đơn vị đo lường là vòng/phút. Trong trường hợp hoạt động bình thường, chỉ số hiện thị trên đồng hồ nằm trong phạm vi giá trị thuộc thông số kỹ thuật cơ bản của máy phân ly. Tang trống hoạt động với tốc độ rất cao và có mô men quán tính rất lớn, sau khi tắt máy, tang trống vẫn tiếp tục quay và phải mất nhiều thời gian mới tự dừng được. Chính vì vậy mà ở máy phân ly có sử dụng phanh để giảm thời gian dừng máy cũng như giúp cho trục đứng của máy phân ly nhanh chóng vượt qua tốc độ nguy hiểm. Ngoài ra, phanh còn được sử dụng trong một số trường hợp khác nữa. 2. Drum Tang trống là bộ phận quan trọng của máy phân ly, thực hiện chức năng phân ly vật liệu và quay với tốc độ rất cao, chính vì vậy có thể nói tang trống là trái tim của máy phân ly. Tang trống được lắp chặt với trục đứng thông qua một ống côn có độ chính xác cao.
  7. Tang trống đã trải qua một quy trình cân bằng động chính xác, mỗi một bộ phận của tang trống đều có vị trí xác định của mình. Mỗi một bộ phận của tang trống có số xuất xưởng riêng, không được phép hoán đổi các bộ phận và chi tiết của tang trốưng này với tang trông khác, vì như vậy sự cân bằng động của tang trống sẽ bị phá vỡ và sự rung động tăng thêm, làm hỏng máy phân ly. Chú ý: Khi lắp máy, phải đảm bảo cho các dấu hiệu trên mỗi chi tiết đánh dấu trùng với dấu quy định. Trong trường hợp ngược lại, không bao giờ được phép khởi động thiết bị. Vật liệu/hỗn hợp chất lỏng cần phân ly đi vào máy tang trống bằng ống nạp liệu từ cổng vào ở phía trên máy phân ly, sau đó được chia vào các đĩa để được phân ly. Các phần tử rắn và các phần tử thuộc pha nặng sẽ dịch chuyển đến thành tang trống theo mặt côn trong của các đĩa. Nước sẽ dịch chuyển đế thành trống và được xả ra ngoài máy bởi các vòng trọng lực đặc biệt theo hướng đi qua đường dẫn ở giữa nắp tang trống và tấm chắn của đĩa. Trong khi đó, các chất thuộc pha nhẹ sẽ dịch chuyển vào phía trục tâm của tang trống theo mặt côn ngoài của các đĩa và được đưa ra ngoài náy phân ly bởi các bơm hướng tâm. Chất cặn sẽ tụ lại tại thành trong của tang trống và được xả ra tại cửa xả cặn. Nhằm chặn không cho các chất thuộc pha nhẹ xả ra ngoài theo kênh của pha nặng, trước khi đưa vật liệu cần phân ly (hỗn hợp chất lỏng) vào trống, ta phải đưa thêm vào tang trống một lượng lớn nước
  8. làm kín (nước nóng) thông qua đường ống nạp liệu. Tóm lại là, chỉ khi nạp xong và đủ nước làm kín mới có thể đưa vật liệu cần phân ly vào trong máy. Do có sự cân bằng áp suất trong chất lỏng, một mặt phẳng ngăn cách được tạo thành giữa pha nhẹ và pha nặng. Đường kính của vòng tỷ trọng được xác định thông qua một quá trình thử nghiệm và phụ thuộc vào tính chất của vật liệu (hỗn hợp chất lỏng) cần được phân ly.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2