intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu

Chia sẻ: Nhã Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

108
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu để nắm rõ các quy trình, các bước làm thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu, phục vụ trong công việc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu

  1. HƯỚNG DẪN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU (HÀNG FCL – FULL CONTAINER LOAD) Ở ICD PHƯỚC LONG - Đối với hàng nhập: o Bước 1: Khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ (BCT) như sau: ƒ Packing list (bản chính) ƒ Commercial Invoice (bản chính). ƒ Sales Contract (có thể sao y bản chính). ƒ Giấy ủy quyền (nếu có). ƒ C/O- Certificate of Orgin (nếu có). ƒ D/O – Delivery Order (bản chính). ƒ Bill of Lading (có thể sao y bản chính). o Bước 2: Căn cứ thông tin trên BCT, khách hàng tiến hành mở tờ khai qua mạng (phần mềm khai báo hải quan này doanh nghiệp phải đăng kí mua tại công ty phát triển công nghệ Thái Sơn – chi nhánh TPHCM 33A Cửu Long P.2 Tân Bình – ĐT : 08.35470355. Fax: 08.35470356) để lấy số tiếp nhận (hải quan tại cảng sẽ căn cứ vào số tiếp nhận này để tìm hồ sơ đã đăng kí trên mạng, từ đó cung cấp số tờ khai hải quan cho quý khách). Sau đó in ra 2 tờ khai (1 tờ lưu hải quan, 1 tờ lưu người khai hải quan), kẹp chung với BCT rồi đem ra hải quan khu vực 4 nằm tại ICD3 để làm thủ tục nhận hàng. o Bước 3: Sắp xếp BCT như sau: Phiếu tiếp nhận, tờ khai hải quan (2 bản), 02 phụ lục tờ khai (nếu có), 02 tờ GATT ( phụ lục và GATT down tại đây), 01 giấy giới thiệu, Invoice, Packing list, Sales Contract, B/L. Đưa BCT đã sắp xếp vào ô “Bước 1- Đăng kí giá thuế”, chờ lấy số tờ khai. o Bước 4: Sau khi có số tờ khai, ra ngồi chờ và quan sát trên màn hình xem hàng của mình có bị kiểm hay không? ƒ Về việc phân luồng: Chi cục hải quan sẽ thông qua phương pháp thu thập thông tin về doanh nghiệp (DN) để lấy dữ kiện hoặc để xác định loại hàng hóa của doanh nghiệp đó, làm căn cứ cho việc phân luồng xanh-vàng-đỏ, tạo điều kiện cho các DN chấp hành tốt quy định của pháp luật, làm thủ tục hải quan qua luồng xanh (tức là hàng miễn kiểm) nhanh chóng hơn. Đối với DN vi phạm luật nhưng chưa đến mức phải áp dụng các biện pháp bắt buộc thì đi qua luồng vàng (chờ giám định xem có kiểm hay không); luồng đỏ "dành" cho các DN
  2. có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng, khai báo hải quan không trung thực (hàng bị kiểm). o Bước 5: Đối với hàng kiểm hóa ƒ Đầu tiên liên hệ với bộ phận hàng nhập bên cảng, nhờ họ kiểm tra xem container có trên bãi chưa, nằm ở vị trí nào, yêu cầu họ báo cho điều độ hạ bãi, cắt seal để hải quan tiến hành kiểm hóa. Sau đó mời hải quan ra bãi để kiểm. ƒ Sau khi kiểm xong hải quan sẽ ký xác nhận lên tờ khai, quay lại phòng hải quan, hồ sơ của khách hàng sẽ được chuyển qua ô “Bước 1- Đăng kí giá thuế” để tính thuế. Tùy theo loại mặt hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu sẽ được tính thuế bao nhiêu phần trăm, riêng thuế VAT sẽ được hoàn trả lại sau 3 tháng tại cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp đó. o Bước 6: Tính thuế xong, hồ sơ của khách hàng sẽ được đưa qua ô “ Bước 3- Trả tờ khai nhập khẩu”. Mua tem lệ phí tại đây dán vào tờ khai, rút tờ khai ra. Sau đó cầm 01 D/O (bản chính)+ giấy hạ rỗng (bản photo) qua phòng thương vụ - hàng nhập đóng tiền, lấy phiếu E. o Bước 7: Cầm phiếu E + 01 tờ khai bản lưu người khai+ 01 tờ phụ lục (nếu có)+ 01 tờ Gatt + 01 D/O bản chính qua phòng hải quan giám sát (HQGS) để đối chiếu lệnh D/O. HQGS sẽ giữ 1 D/O bản chính. o Bước 8: Sau đó đem lệnh D/O đã đối chiếu cùng với phiếu E, tờ khai xuống hải quan thanh lý cổng để hoàn tất thủ tục. Sau khi hải quan tại đây đóng dấu lên phiếu E, phiếu E này được xem là hợp lệ về mặt thủ tục hải quan, lúc đó khách hàng mới có thể lấy container ra khỏi cảng. o Bước 9 : Đối với hàng miễn kiểm ƒ Hồ sơ của quí khách sẽ được chuyển thẳng qua ô “Bước 1- Đăng kí giá thuế” để tính thuế. Các thủ tục còn lại tiến hành theo tuần tự từ bước 6 trở đi. Lưu ý: ™ Đối với hàng nhập khẩu: Thời hạn làm thủ tục hải quan là 30 ngày liên tục kể từ khi hàng hóa đến cửa khẩu dỡ hàng ghi trên vận tải đơn (B/L). ™ Tuỳ từng mặt hàng nhập khẩu, người khai hải quan phải nộp thêm, xuất trình các chứng từ sau:
  3. ¾ Giấy đăng ký kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chất lượng, của cơ quan kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, của cơ quan kiểm dịch (sau đây gọi tắt là cơ quan kiểm tra) đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng, về vệ sinh an toàn thực phẩm; về kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật: nộp 01 bản chính. ¾ Hàng hoá nhập khẩu được Việt Nam và các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát. ¾ Giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp đối với giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu. - Đối với hàng xuất: o Bước 1: Nhận được kế hoạch xuất hàng của công ty, khách hàng liên hệ với hãng tàu để book tàu và book cont. Nhận được booking note và căn cứ trên đó cùng với commercial invoice (nếu có), packing list, sales contract quý khách tiến hành mở tờ khai qua mạng và lấy số tiếp nhận (tương tự thủ tục bên hàng nhập). In tờ khai ra kẹp chung với packing list, phiếu tiếp nhận, giấy giới thiệu để khai hải quan. o Bước 2: Sắp xếp BCT như sau: Phiếu tiếp nhận, tờ khai hải quan (2 bản), 01 giấy giới thiệu, Packing list đến hải quan khu vực 4 chờ lấy số tờ khai. o Bước 3: Sau khi có số tờ khai, chờ xem hàng của mình có bị kiểm hóa hay không. o Bước 4: Đối với hàng kiểm hóa ƒ Liên hệ phòng hàng xuất xem cont có trên bãi hay chưa, xác nhận dời dọn bao nhiêu cont rồi qua phòng thương vụ đóng tiền, yêu cầu họ báo điều độ hạ cont, cắt seal cho hải quan kiểm hóa. Lưu ý, vì là hàng xuất đi nước ngoài nên khi seal cắt đi rồi thì quý khách phải báo cho hãng tàu biết, đề nghị họ cấp lại seal mới. ƒ Sau khi kiểm hóa xong, hải quan sẽ ký xác nhận lên tờ khai, quay lại phòng hải quan tiến hành các thủ tục còn lại.
  4. o Bước 5: Đến chỗ trả tờ khai mua tem lệ phí dán vào mặt sau của tờ khai bản lưu hải quan và rút tờ khai bản lưu cho người khai hải quan ra. Cầm tờ khai đã thông quan + 02 phiếu giám sát hàng hóa xuất khẩu (phiếu này có form như sau) xuống hải quan giám sát thanh lý, hải quan này sẽ giữ lại 01 phiếu giám sát hàng hóa xuất khẩu. Sau đó quý khách cầm các chứng từ còn lại qua phòng hàng xuất để vào sổ tàu. Thủ tục xem như đã hoàn tất. o Bước 6: Đối với hàng miễn kiểm ƒ Sau khi xác nhận hàng của quý khách thuộc dạng miễn kiểm, qua chỗ trả tờ khai để rút tờ khai ra. Các thủ tục còn lại tiến hành như bước 5. Lưu ý: ™ Vì đa số hàng xuất khẩu có thuế suất bằng 0% nên trong phần này bỏ qua bước tính thuế xuất khẩu. ™ Đối với loại hình hàng xuất, nhập khẩu di lý, quý khách không phải mở tờ khai tại PIP, mà chỉ làm công văn và biên bản bàn giao để chuyển về tỉnh, thành phố của mình. Phụ lục : Cách xác định trị giá tính thuế trong tờ GATT. Lưu ý, tất cả các con số dưới đây đều tính cho 1 đơn vị (có thể là tấm, cái, hộp…). Phần xác định trị giá tính thuế sẽ được trình bày theo thứ tự từ tiêu thức 7 đến tiêu thức 22 trong tờ GATT, nhưng hiện nay quý khách chỉ quan tâm một số tiêu thức sau: - Tiêu thức 7 – Giá mua ghi trên hóa đơn: Trong tờ khai hàng hóa nhập khẩu, quí khách phải liệt kê ra bao nhiêu mặt hàng nhập khẩu, đơn giá nguyên tệ là bao nhiêu (thường qui về USD). Đơn giá này là giá mua ghi trên hóa đơn, tạm gọi là A. Nếu giá này ghi trên hóa đơn thương mại bao gồm cả chi phí vận chuyển, phí bảo hiểm thì không cần tách riêng các chi phí này ra để khai báo vào tiêu thức 16, 17. - Tiêu thức 16 – Chi phí vận tải, bốc xếp, chuyển hàng: Là các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập bao gồm phí THC ở cảng bốc hàng và cước tàu, tổng phí này tạm gọi là B. - Tiêu thức 17 – Chi phí bảo hiểm hàng hóa: Nếu nhập theo giá CIF, CIP thì chi phí bảo hiểm sẽ được tính luôn trong hàng hóa, còn nếu nhập theo các giá khác doanh nghiệp có thể tự mua bảo hiểm hàng hóa của mình nếu cảm thấy cần thiết, nếu có thì cộng vào, không thì bỏ qua tiêu thức này, tạm gọi chi phí này là I (quý khách tham khảo thêm phần này trong INCOTERMS 2000 của ICC để hiểu rõ hơn về các điều kiện thương mại). - Tiêu thức 22 – Khoản giảm giá: Chỉ khai báo khoản này khi chúng được thực hiện trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển ở nước xuất khẩu hàng hóa và được lập thành văn bản nộp cùng tờ khai hải quan hàng hóa
  5. nhập khẩu, khoản giá này bằng phần discount chia cho số lượng hàng nhập. Ví dụ 1 công ty A nhập lô hàng 30 cuộn thép trị giá 10.000 USD, discount 10% = 1000 USD. Khoản giảm giá = 1000 USD/30 cuộn = A1 - Tiêu thức 23 – Trị giá hải quan:7+...+16+17-18 - …-22 = A+B+I- A1= B1 - Tiêu thức 24 – Trị giá tính thuế bằng đồng Việt Nam: B1 x tỷ giá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2