Hướng dẫn viết báo cáo nghiệm thu đề tài Khoa học và Công nghệ
lượt xem 173
download
Báo cáo nghiệm thu kết quả nghiên cứu khoa học (sau đây gọi tắt là báo cáo khoa học) là văn bản tổng kết đánh giá các kết quả nghiên cứu của cơ quan thực hiện đề tài, là cơ sở để Hội đồng KHCN tỉnh nghiệm thu đánh giá. Trong những năm qua, khi nghiệm thu đề tài KHCN cấp tỉnh, Hội đồng KHCN tỉnh thấy rằng các báo cáo viết không thống nhất, nhiều chủ nhiệm đề tài triển khai thực hiện và viết báo cáo tốt, thể hiện được tính nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học,......
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hướng dẫn viết báo cáo nghiệm thu đề tài Khoa học và Công nghệ
- Hướng dẫn viết báo cáo nghiệm thu đề tài Khoa học và Công nghệ Báo cáo nghiệm thu kết quả nghiên cứu khoa học (sau đây gọi tắt là báo cáo khoa học) là văn bản tổng kết đánh giá các kết quả nghiên cứu của cơ quan thực hiện đề tài, là cơ sở để Hội đồng KHCN tỉnh nghiệm thu đánh giá. Trong những năm qua, khi nghiệm thu đề tài KHCN cấp tỉnh, Hội đồng KHCN tỉnh thấy rằng các báo cáo viết không thống nhất, nhiều chủ nhiệm đề tài triển khai thực hiện và viết báo cáo tốt, thể hiện được tính nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học, được Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh đánh giá cao. Tuy nhiên, còn nhiều đề tài, báo cáo nghiệm thu còn rất sơ sài, không đi vào trọng tâm của vấn đề nghiên cứu, kết quả nghiên cứu không rõ v.v…, hoặc có cơ quan khi triển khai thực hiện đề tài rất tốt nhưng khi viết báo cáo lại không đảm bảo chất lượng… tất cả các trường hợp trên, Hội đồng nghiệm thu đều đánh giá thấp. Để thống nhất hình thức, nội dung của báo cáo khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ – Cơ quan Thường trực của Hội đồng KHCN tỉnh hướng dẫn như sau: A. ý nghĩa của báo cáo khoa học: Báo cáo khoa học là văn bản trình bày một cách hệ thông các kết quả nghiên cứu, nhằm mục đích sau: - Tổng kết đề tài, đánh giá giai đoạn (năm) hoặc tổng thời gian thực hiện đề tài cho cơ quan quản lý hoặc cơ quan tài trợ để đánh giá, nghiệm thu. - Công bố các kết quả nghiên cứu - Làm cơ sở dữ liệu để lưu trữ, sử dụng khai thác, mở rộng kết quả nghiên cứu cho mọi đối tượng công chúng. Vì vậy, báo cáo khoa học là một công trình khoa học hoàn chỉnh được xây dựng theo một khuôn mẫu quy định khá nghiêm ngặt mà người viết phải tuân thủ. Cấu trúc của báo cáo còn thể hiện tiến trình nghiên cứu của một đề tài khoa học. Báo cáo khoa học không chỉ đơn thuần là phản ánh kết quả và chất lượng nghiên cứu mà còn có chức năng lưu giữ thông tin và là tài liệu tham khảo cần thiết về những vấn đề có liên quan cả trong hiện tại và tương lai. B. Ngôn ngữ trong báo cáo khoa học Ngôn ngữ trong báo cáo khoa học phải dễ hiểu, trong sáng, không cầu kỳ và đảm bảo chính xác.
- Tuỳ theo đặc trưng của từng đề tài, chủ nhiệm đề tài có thể dùng ngôn ngữ qua lời văn hoặc phối hợp sử dụng lời văn với biểu thức toán học, sơ đồ, đồ thị, bẳng biểu, ký hiệu chuyên môn… Dù sử dụng ngôn ngữ nào cũng phải đảm bảo tính khái quát cao, đảm bảo tính logic nghiêm ngặt và tính chính xác. Muốn đảm bảo được yêu cầu diễn đạt rõ ràng của báo cáo, về mặt từ ngữ phải sử dụng những từ đơn nghĩa, mang màu sắc chuyên ngành. Về ngữ pháp, trong báo cáo khoa học phải diễn đạt ngắn gọn, khúc triết. Có như vậy việc báo cáo kết quả mới rõ ràng, sáng tỏ, tránh được sự hiểu lầm nước đôi của người tiếp nhận đối với nội dung thông tin. C. Về hình thức báo cáo khoa học Báo cáo khoa học đề tài được được trình bày trên khổ giấy A4, đánh máy vi tính (một mặt). Trừ các phông chữ ở trang bìa, phông chữ của báo cáo sử dụng phông chữ VNTime, cỡ chữ 14, Các lề trên, dưới và bên phải cách mép giấy 2 cm, lề trái các mép giấy 3 cm; đánh số thứ tự các trang và số thứ tự các hình vẽ, bảng biểu (nếu có). Báo cáo phải sạch sẽ, không tẩy xoá, không sai lỗi chính tả. Báo cáo đóng thành quyển, bên ngoài đóng bìa mica, dán gáy bằng băng dính màu. D. Cách đánh số chương mục của báo cáo. Tuỳ theo quy mô của công trình mà báo cáo có thể được chia thành nhiều cấp chương mục. Thông thường, mỗi đề tài được viết trọn trong một tập báo cáo. Tập là một đơn vị hoàn chỉnh. Tập được chia thành Phần. Dưới Phần là Chương, rồi đến Mục lớn (số La Mã), Mục nhỏ và Tiểu mục (số A rập). Dưới mục là ý lớn (chữ cái viết thường). Sau ý lớn là ý nhỏ (gạch đầu dòng). Ví dụ: Phần đầu, phần hai viết là phần thứ nhất, phần thứ hai…. Chương I, II, III…. Viết số La mã I. Mục lớn: Viết số La mã I.1. Mục I.1.1. Mục nhỏ - ý nhỏ + ý nhỏ hơn E. Bố cục tổng thể của báo cáo khoa học.
- Bố cục tổng thể của báo cáo khoa học gồm 3 phần: Phần thứ nhất, phần thứ hai và phần thứ ba. Trước khi vào phần thứ nhất có: - Bìa: Gồm bìa chính và bìa phụ. - Mục lục - Ký hiệu và viết tắt. I. Phần thứ nhất: Giới thiệu chung (Chung cho các loại đề tài) I.1. Lời nói đầu. I.2. Tên đề tài. I.3. Chủ nhiệm đề tài I.4. Cơ quan thực hiện I.5. Cấp quản lý I.6. Cơ quan phối hợp thực hiện I.7. Thời gian thực hiện I.8. Kinh phí thực hiện: - Tổng số , trong đó: - Ngân sách khoa học, - Khác I.9. Lý do thực hiện đề tài. I.10. Tổng quan tình hình nghiên cứu. I.11. Mục tiêu đề tài. I.12. Nội dung, quy mô và địa điểm thực hiện. I.13. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu I.14. Tiến độ thực hiện I.15. Hiệu quả đề tài: - Về mặt khoa học. - Về mặt kinh tế.
- - Về mặt xã hội. I.16. Sản phẩm giao nộp. II. Phần thứ hai: Kết quả thực hiện đề tài Tuỳ theo đề tài thuộc khoa học kỹ thuật hay xã hội nhân văn mà bố cục phần thứ hai có khác nhau: II.1. Đối với đề tài thuộc nhóm khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật (bao gồm các ngành Nông nghiệp&PTNT, xây dựng, giao thông, công nghiệp, y tế, thống kê, tài chính -kế toán), phần kết quả thực hiện đề tài gồm một số chương sau: II.1.1. Chương 1: Kết quả nghiên cứu, thu thập số liệu thực nghiệm. II.1.2. Chương 2: Đánh giá kết quả nghiên cứu, gồm các mục: - Tổng hợp kết quả nghiên cứu. - Đánh giá kết quả nghiên cứu và bàn luận. II.1.3. Chương 3: Các giải pháp và đề xuất. II.2. Đối với đề tài thuộc nhóm xã hội nhân văn (bao gồm các vấn đề về Đảng, chính quyền, đoàn thể, văn học nghệ thuật, an ninh quốc phòng, lao động việc làm, tệ nạn xã hội, giáo dục và đào tạo, kế hoạch phát triển…). Trong nhóm đề tài xã hội nhân văn, có 2 hình thức thể hiện: II.2.1. Các đề tài mang tính chất nghiên cứu từ việc khảo sát, điều tra các số liệu thống kê của một vấn đề thì có thể bố cục như phần thứ hai của nhóm khoa học kỹ thuật. II.2.2. Các đề tài có tính chất chuyên đề như lịch sử ngành, khảo cứu văn hoá dân gian thì phần thứ hai viết theo các chương hoặc đặc điểm riêng của đề tài (sẽ giải thích kỹ ở phần sau). III. Phần thứ ba: Kết luận và kiến nghị (Chung cho các loại đề tài) III.1. Kết luận. III.2. Kiến nghị. Phần phụ đính; gồm có: I. Phụ lục.
- II. Tài liệu tham khảo. III. Chỉ dẫn. Hướng dẫn chi tiết Trước khi vào phần giới thiệu chung có bìa, mục lục, ký hiệu và viết tắt: 1. Bìa: Gồm bìa chính in trên giấy cứng và bìa phụ trên giấy trắng. Nội dung cả bìa chính và bìa phụ đều như nhau và có các phần: - Phía trên cùng ghi tên cơ quan chủ quản bằng phông chữ VNTIMEH, in đậm, cỡ chữ 14, - Dòng dưới là cơ quan thực hiện đề tài, phông chữ VNARIALH, in đậm, cỡ chữ 13. - Khoảng giữa ghi: Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học bằng phông chữ VNTIMEH, in đậm, cỡ chữ 14. - Tên đề tài bằng phông chữ VnArial, in đậm, cỡ chữ 14. - Tiếp đến là phần trình bày cơ quan thực hiện đề tài và Chủ nhiệm đề tài. Chủ nhiệm đề tài, ký tên, Thủ trưởng cơ quan thực hiện đề tài ký tên, đóng dấu. - Cuối cùng ghi tên địa danh, năm báo cáo đề tài. (Xem ví dụ minh hoạ ở trang cuối) 2. Mục lục: Phần mục lục báo cáo, chia làm 3 cột: Số TT, Nội dung (chỉ ghi tên Phần, chương, mục, ý lớn) và thứ tự trang. S Nội dung Trang ố TT 3. Ký hiệu và viết tắt: Liệt kê theo thứ tự vần chữ cái những ký hiệu và chữ viết tắt trong báo cáo để người đọc tiện tra cứu. Ví dụ : - XHCN : Xã hội chủ nghĩa - KT-XH : Kinh tế – xã hội
- - CNTB : Chủ nghĩa tư bản. I. Phần thứ nhất: Giới thiệu chung. I.1. Lời nói đầu: Lời nói đầu cho biết một cách vắn tắt lý do và bối cảnh của đề tài. Những đóng góp mới cũng như ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. Nếu không có trang cảm ơn riêng thì cuối phần này có thể ghi lời cảm ơn đối với cá nhân và cơ quan giúp đỡ tiến hành đề tài. I.2. Tên đề tài: Ghi đúng tên đề tài như trong quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, đã được thể hiện ở trang bìa. I.3. Chủ nhiệm đề tài: Cần ghi rõ học hàm (Giáo sư, Phó Giáo sư), học vị (Tiến sỹ, Thạc sỹ, Kỹ sư, Cử nhân), họ tên và đơn vị công tác hoặc địa chỉ của chủ nhiệm đề tài. I.4. Cơ quan thực hiện đề tài. Ghi đầy đủ tên cơ quan thực hiện đề tài. I.5. Cấp quản lý: Ghi "Cấp tỉnh" I.6. Cơ quan phối hợp thực hiện đề tài: Ghi đầy đủ tên, địa chỉ của cơ quan phối hợp thực hiện đề tài (nếu có). I.7. Thời gian thực hiện: Từ tháng năm đến tháng năm. I.8. Kinh phí: - Tổng số: ....................... đ, trong đó: - Kinh phí sự nghiệp khoa học:...............đ - Kinh phí khác (tự có, vay...):.................đ I.9. Lý do chọn đề tài hay tính cấp thiết của đề tài: Nêu được quan điểm của tác giả về tính bức xúc của đề tài vàvì sao phải tiến hành nghiên cứu đề tài này. I.10. Tổng quan lịch sử nghiên cứu và quan điểm lựa chọn vấn đề nghiên cứu. Lịch sử nghiên cứu chính là tìm hiểu những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố có liên quan đến đề tài để thấy được những đóng góp, những hạn chế, từ đó xác định được nhiệm vụ mà đề tài cần phải bổ sung, hoặc làm thay đổi bằng một cách thức khác để có được kết quả cao hơn, toàn diện hơn. Vì vậy, đây là phần rất quan trọng của công trình nghiên cứu, thể hiện sự hiểu biết cần thiết của tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì đề tài về lĩnh vực nghiên cứu, là tiền đề để giải quyết thành công đề tài cần nghiên cứu.
- Tổng quan phải thể hiện việc tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì đề tài nắm được những công trình nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài, những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài (nghĩa là, tác giả phải thu thập được những thông tin chủ yếu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, phải tra cứu các thông tin; nắm được khá cụ thể tình hình triển khai vấn đề nghiên cứu này trong và ngoài nước. I.11. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Mục tiêu nghiên cứu là cái đích về nội dung mà người nghiên cứu vạch ra để định hướng nỗ lực tìm kiếm. Mục tiêu là những điều cần làm trong công việc nghiên cứu. Mục tiêu trả lời câu hỏi làm cái gì ? Mục tiêu nghiên cứu khác với mục đích nghiên cứu : Mục đích là ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, là đối tượng phục vụ của sản phẩm nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi nhằm vào việc gì ? hoặc để phục vụ cho cái gì ?. I.12. Nội dung, quy mô và địa điểm nghiên cứu đề tài: Phần này ghi theo đúng như trong quyết định phê duyệt của UBND tỉnh: I.12.1. Nội dung nghiên cứu: Cần trình bày chi tiết và đầy đủ các nội dung nghiên cứu của đề tài. I.12.2. Quy mô, địa điểm nghiên cứu: Cần nêu rõ việc triển khai thực hiện đề tài với quy mô (số lượng đơn vị điều tra, khảo sát, diện tích thí nghiệm v.v…), địa điểm ở đâu?. I.13. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu : I.13.1. Cơ sở lý luận: Khi nghiên cứu bất kỳ một đề tài nào, cần phải xác định cơ sở lý luận của nó, tức là phải xác định phương pháp luận của quá trình nghiên cứu. Đó là những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, những vấn đề có tính tất yếu, tính quy luật cần được vận dụng để giải quyết các vướng mắc trong thực tiễn cuộc sống. Cơ sở lý luận chính là xuất phát điểm để người nghiên cứu dựa vào đó thực hiện đề tài. Cơ sở lý luận được sử dụng trong một đề tài nghiên cứu có thể là cơ sở lý thuyết được kế thừa của người đi trước, là quan điểm ghi trong nghị quyết, văn kiện, danh ngôn… I.13.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Khi tiến hành nghiên cứu một đề tài khoa học, cần phải xác định phương pháp nghiên cứu. Tuỳ theo đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu mà chủ nhiệm đề tài lựa chọn các phương pháp nghiên cứu thích hợp. Có các phương pháp nghiên cứu sau : - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết : + Phương pháp đọc tài liệu + Phương pháp phân tích - tổng hợp + Phương pháp mô hình hoá + Phương pháp xây dựng giả thuyết + Phương pháp toán thống kê.. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn : + Phương pháp quan sát + Phương pháp phỏng vấn, điều tra + Phương pháp trắc nghiệm + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. I.14. Tiến độ thực hiện: Chủ nhiệm đề tài cần nêu rõ các bước triển khai thực hiện đề tài theo từng thời gian cụ thể, rõ ràng. I.15. HIệu quả đề tài: I.15.1. Về khoa học: Cần phân tích rõ kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có những đóng góp gì về mặt khoa học như bổ sung lý thuyết, sáng tỏ chân lý, cơ sở lý luận và thực tiễn v.v…. I1.15. 2. Về kinh tế: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đem lại hiệu quả kinh tế như thế nào? có thể nêu những đóng góp của đề tài về mặt định tính hoặc định lượng. I1.15. 3. Về kinh tế: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đem lại hiệu quả kinh tế như thế nào? có thể nêu những đóng góp của đề tài về mặt định tính hoặc định lượng. III. Kết nghiên cứu và phân tích kết quả:
- Đây là phần quan trọng nhất, cơ bản nhất của một báo cáo khoa học, vì thế chiếm phần lớn dung lượng báo cáo (30 – 40%). Phần này có thể trình bày trong một hoặc một số chương, bao gồm các nội dung : - Các phương pháp quan sát, phỏng vấn, điều tra hoặc thí nghiệm …để thu thập thông tin, chứng minh các luận cứ để kiểm chứng giả thuyết. - Kết quả đạt được về mặt lý thuyết và kết quả áp dụng. - Thảo luận, bình luận kết quả và nêu những chỗ mạnh, chỗ yếu của quan sát và thực nghiệm, những nội dung chưa được giải quyết hoặc phát sinh (phần này chiếm từ 10- 15% tổng dung lượng báo cáo ). Chú ý : Tuỳ theo đối tượng nghiên cứu thuộc lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật hay khoa học xã hội nhân văn … mà chủ nhiệm đề tài trình bày kết quả nghiên cứu theo số chương cho phù hợp. Riêng đề tài thuộc các ngành kỹ thuật, cần phải mô tả chi tiết phương pháp bố trí thí nghiệm, xử lý kết quả. Sau khi có kết quả nghiên cứu, rút ra những kết luận, tác giả đề tài xây dựng quy trình kỹ thuật thì quy trình đó phải là quy trình chính thức chứ không phải quy trình dự thảo. III. Kết luận và khuyến nghị : III.1 Kết luận: - Đánh giá tổng hợp các kết quả thu được. - Khẳng định mặt mạnh, mặt yếu của những vấn đề nghiên cứu. - Ghi nhận những đóng góp về lý thuyết. - Dự kiến các khả năng áp dụng kết quả III.2. Khuyến nghị : Lâu nay, trong các báo cáo khoa học, thường dùng từ “ kiến nghị”. Tuy nhiên, trong khoa học nên dùng khái niệm: “khuyến nghị”mà không dùng “kiến nghị. Khuyến nghị mang ý nghĩa một lời khuyên dựa trên kết luận khoa học. Người nhận khuyến nghị có thể sử dụng, có thể không, tuỳ theo hoàn cảnh thực tế. Còn kiến nghị thường mang ý nghĩa sức ép đối với người nhận kiến kiến nghị. Có các khuyến nghị sau : - Khuyến nghị về bổ sung lý thuyết.
- - Khuyến nghị về áp dụng kết quả - Khuyến nghị về hướng tiếp tục nghiên cứu. C. Phần phụ đính : Trong phần này có các phụ lục, hình vẽ, biểu đồ, phần gải thích thuật ngữ, tài liệu tham khảo. I. Phục lục : Phụ lục đánh số theo số La mã : Ví dụ : Phụ lục I, Phụ lục II… II. Tài liệu tham khảo : Tài liệu tham khảo bao gồm sách, báo, tạp chí, ấn phẩm v.v… đã đọc và trích dẫn, sử dụng làm ý tưởng của báo cáo khoa học. Việc ghi tài liệu tham khảo theo một số nguyên tắc sau : 1. Các tài liệu tham khảo phải được sắp xếp riêng theo từng khối tiếng (Việt, Nga, Anh, Pháp, Đức…). Giữ nguyên văn không phiên âm, không dịch các tài liệu bằng tiếng nước ngoài. 2. Trình tự sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo trong từng khối tiếng theo nguyên tắc thứ tự ABC của họ, tên tác giả : + Tác giả là người nước ngoài xếp thứ tự theo họ tác giả (kể cả các tài liệu dịch ra tiếng Việt và xếp ở khối tiếng Việt). + Tác giả là người Việt Nam xếp thứ tự ABC theo tên tác giả mà không đảo lộn trật tự họ tên tác giả. 3. Tài liệu không có tên tác giả thì xếp thứ tự ABC theo từ đầu tiên của tên tài liệu. Khi liệt kê vào danh mục tham khảo phải đầy đủ các thông tin cần thiết theo trình tự sau: Số thứ tự. Họ tên tác giả. tên tài liệu (bài báo, sách…) nguồn (tên tạp chí, tập, số, năm hoặc tên nhà xuất bản, nơi xuât bản, năm xuất bản). Trang. Số thứ tự ở đây được đánh số liên tục từ 1 đến hết qua tất cả các khối tiếng. Ví dụ: 1. Kim Woo Chung – “Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm” – NXB Văn hoá thông tin – Hà nôi 1999. Trang 70.
- 2. Phạm Thị Trân Châu. Nâng cao trí tuệ cho phụ nữ - Vấn đề cấp thiết để đào tạo nguồn nhân lực trí thức - Tạp chí hoạt động khoa học số 6/2000, trang 16. 3. Phạm Văn Đồng: “Một số vấn đề cần quan tâm về giáo dục đại học nước ta hiện nay” – NXB Giáo dục – Hà Nội 1999. Trang 70. III. Trích dẫn vào báo cáo khoa học: Tài liệu tham khảo trích dẫn vào báo cáo cần được trích dẫn theo số thứ tự của danh mục tài liệu tham khảo và số thứ tự đó được đặt trong ngoặc đơn (). Ví dụ: (15): Số 15 là thứ tự số 15 của Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2003 trong danh mục tài liệu tham khảo. Số liệu tham khảo ghi trong báo cáo (nếu có) cần phải nêu rõ nguồn gốc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn