Hướng nghiệp cho sinh viên ngành Quốc tế học - Đại học Sài Gòn từ học phần thực tế chuyên môn và thực tập tốt nghiệp
lượt xem 2
download
Bài viết "Hướng nghiệp cho sinh viên ngành Quốc tế học - Đại học Sài Gòn từ học phần thực tế chuyên môn và thực tập tốt nghiệp" tập trung giới thiệu và phân tích tính hướng nghiệp cho sinh viên ngành Quốc tế học - Đại học Sài Gòn từ các môn học thực tế, thực tập tốt nghiệp. Đây là cơ hội để nhìn nhận lại công tác thiết kế từ chương trình dạy học cùng quy trình vận hành của các cấp quản lý ngành học nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội và giúp doanh nghiệp tuyển chọn được người lao động chất lượng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hướng nghiệp cho sinh viên ngành Quốc tế học - Đại học Sài Gòn từ học phần thực tế chuyên môn và thực tập tốt nghiệp
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Nguyễn Thị Quỳnh Trang HƯỚNG NGHIỆP CHO SINH VIÊN NGÀNH QUỐC TẾ HỌC - ĐẠI HỌC SÀI GÒN TỪ HỌC PHẦN THỰC TẾ CHUYÊN MÔN VÀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Nguyễn Thị Quỳnh Trang(*) Tóm tắt: Với mục đích gắn nội dung học tập với bối cảnh thực tiễn, thực tế - thực tập là những học phần rất quan trọng, cần thiết phải có sự định hướng từ các cấp quản lý ngành học, sự hỗ trợ tối đa từ cơ quan - doanh nghiệp để sinh viên hình thành kinh nghiệm và kĩ năng cho nghề nghiệp tương lai. Khát vọng nghề nghiệp của sinh viên căn bản cũng được nhen nhóm trong quá trình trải nghiệm từ các chuyến đi ngắn ngày (thực tế chuyên môn) cũng như công việc thực tập chính thức theo chương trình đào tạo. Bài viết tập trung giới thiệu và phân tích tính hướng nghiệp cho sinh viên ngành Quốc tế học - Đại học Sài Gòn từ các môn học thực tế, thực tập tốt nghiệp. Đây là cơ hội để nhìn nhận lại công tác thiết kế từ chương trình dạy học cùng quy trình vận hành của các cấp quản lý ngành học nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội và giúp doanh nghiệp tuyển chọn được người lao động chất lượng. Từ khóa: Hướng nghiệp, thực tế chuyên môn, thực tập tốt nghiệp, quốc tế học. CAREER GUIDANCE FOR INTERNATIONAL STUDIES STUDENTS FROM SAIGON UNIVERSITY - FROM PROFESSIONAL PRACTICE MODULES TO GRADUATION INTERNSHIP Abstract: With the aim of aligning academic content with practical experiences, internships are of great importance. The article highlights the need for guidance from academic managers and full support from organizations (*) TS., Trường Đại học Sài Gòn. 514
- NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG and businesses to help students develop skills and experience for their future careers. Students' career aspirations are nurtured through short trips (field trips) and formal internships as part of the training program. The article aims to introduce and analyze career orientation for International Studies students from Saigon University focusing on practical courses and graduation internships, providing an opportunity to evaluate the design of the curriculum and the operational processes of academic managers, in order to provide a skilled workforce for society and assist businesses in selecting quality workers. Keywords: Career guidance, professional practice, graduation internship, international studies. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Định hướng nghề nghiệp là vấn đề đã được khởi động từ cấp học THPT, khi mỗi sinh viên đã chọn đến với các cơ sở giáo dục đại học, mặc định, họ đã hướng đến nhóm công việc tương lai. Mục đích của giáo dục đại học là trang bị kiến thức, thái độ và các kĩ năng cơ bản nhất cho nhóm nghề nghiệp theo chuẩn đầu ra của mỗi ngành học, góp phần hướng nghiệp cho sinh viên. Tỉ lệ người học có việc làm đúng trọng tâm kiến thức - kĩ năng được đào tạo chính là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá ngành học, đánh giá chất lượng của cơ sở đào tạo, góp phần tạo nên danh tiếng cho các trường đại học. Trong quá trình được tư vấn tuyển sinh và xem xét để đăng kí nguyện vọng, học sinh cuối cấp THPT đặc biệt quan tâm đến thiết kế chương trình cùng các học phần sẽ được giảng dạy. Trong số đó, các học phần thực tế chuyên môn, thực tập tốt nghiệp (có nhiều yêu cầu trải nghiệm và cọ xát trong thực tế) hứa hẹn sẽ là nhóm môn học có ý nghĩa then chốt trong việc thực hành và hướng nghiệp trong tương lai. Quốc tế học (QTH, mã số: 7310601) là một ngành học mới trong hệ thống các ngành đào tạo trình độ đại học ở Việt Nam. Việc định hình nhóm ngành, mã số và chương trình đào tạo cũng đã từng được Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD&ĐT) điều chỉnh phần nào cho thấy những trăn trở, cân nhắc ở cấp quản lý cao nhất để việc triển khai dạy - học QTH sao cho đúng trọng tâm. “Đề án mở mã ngành QTH” tại trường Đại học Sài Gòn (ĐHSG) được BGD&ĐT chính thức phê duyệt vào năm 2014, bước sang năm 2015 đã tuyển sinh khóa đầu tiên. Qua 07 năm vận hành, hoàn thiện chu kì thứ nhất, ngành QTH đã bổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, tiệm cận tốt nhất khung chương trình theo quy định của BGD&ĐT. Hơn thế, chương trình chu kì 2020 - 2024 đang từng bước được đổi mới để đáp ứng các yêu cầu kiểm định cũng như thể hiện được tính ứng dụng và khả năng đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực 515
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM cho Thành phố Hồ Chí Minh và toàn quốc. Ngay khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc, nhiều trường đại học được thành lập, Nghị định 102/TTg của Thủ tướng chính phủ kí ngày 11/10/1962 (Ban hành quy chế thực tập cho sinh viên, học sinh các trường đại học và chuyên nghiệp trung cấp đã nêu bật tầm quan trọng của học phần “Thực tập tốt nghiệp”: “Bồi dưỡng cho sinh viên, học sinh lòng yêu nghề, tinh thần phục vụ, năng lực độc lập công tác để họ nhanh chóng trở thành những người lao động mới vừa biết lao động trí óc vừa có khả năng lao động chân tay, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa xã hội và công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” (Thủ tướng chính phủ, 1962). Dựa trên Quyết định số 43/2007 Ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ của của BGD&ĐT, trường ĐHSG đã quy định về việc thực tập như sau: “Thực tập cuối khóa/ thực tập tốt nghiệp là học phần bắt buộc đối với tất cả các ngành đào tạo, có khối lượng từ 04 đến 16 tín chỉ. Sinh viên thực tập tốt nghiệp, thực tập cuối khóa tại các cơ quan doanh nghiệp là những đơn vị có hoạt động và có các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với các ngành đào tạo của trường” (Đại học Sài Gòn, 2017). Đây chính là những cơ sở pháp lí để ngành QTH xây dựng chương trình đào tạo (CTĐT) và các cấp quản lý kiểm tra đánh giá về hoạt động hướng nghiệp. 2. TÍNH HƯỚNG NGHIỆP TRONG THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH QUỐC TẾ HỌC - ĐẠI HỌC SÀI GÒN VÀ CÁC HỌC PHẦN THỰC TẾ CHUYÊN MÔN, THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 2.1. Mục tiêu đào tạo của chương trình Từ chính tên gọi và nội dung của ngành học đã đặt ra một “trọng trách” cho sinh viên là phải làm chủ được nền tảng tri thức đa dạng về mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, nghệ thuật của thế giới. Với nhiều nội dung học thuật như vậy, một khó khăn chung trong việc xây dựng chương trình đạo QTH tại các cơ sở đào tạo Việt Nam chính là tính ứng dụng vào thực tiễn, cân đối giữa hai mục tiêu nghiên cứu và ứng dụng; từ đó, mỗi trường thường thiết kế tỉ lệ nhóm học phần ứng dụng trong hạn định theo một số đường hướng riêng (như quan hệ công chúng, truyền thông quốc tế, quan hệ đối ngoại, kinh tế quốc tế, văn hóa và ngôn ngữ thế giới…) với mong muốn cụ thể hóa hơn nữa về cơ hội việc làm, giảm thiểu sự mông lung cho người học. Chu kì 2015 - 2019, với mã ngành được BGD&ĐT quy định thuộc khối “Văn hóa, văn học và ngôn ngữ nước ngoài”, mục tiêu của CTĐT ngành QTH- ĐHSG còn nghiêng nặng về tính nghiên cứu học thuật hàn lâm. Hai chuyên ngành chuyên sâu mà 516
- NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG ngành học xây dựng là quan hệ quốc tế và truyền thông, song tỉ lệ vẫn chưa cân đối và còn thiếu hụt nhiều yếu tố ứng dụng như: trang bị các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng công tác hoạt động chung trong các tổ chức và kĩ năng ngoại ngữ. Nhận thấy được bất cập này, chu kì 2020 - 2024, nội dung học tập đã được điều chỉnh theo hai hướng chuyên ngành: quan hệ đối ngoại và truyền thông quốc tế, tăng cường thêm một số học phần để khắc phục những hạn chế của chu kì cũ, trong đó mục tiêu hướng nghiệp cho người học được quan tâm và định hướng rõ ràng, đảm bảo lộ trình thực hiện để hỗ trợ sinh viên tiệm cận được các vị trí việc làm trong quá trình học tập. Tham luận sẽ tiến hành phân tích phương diện này ở những tiểu mục sau. 2.2. Chuẩn đầu ra và định hướng công việc hướng đến Chuẩn đầu ra (CDR) hướng tới của ngành QTH được xác định qua nhiều tiểu mục, nhiều thông số và yêu cầu (PLO). Có 8/16 PLO đặc biệt chú trọng mục tiêu gắn lí thuyết vào thực tiễn, định hướng xây dựng chương trình hướng tới khả năng áp dụng vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp trong tương lai. Chẳng hạn như: PLO5 nhấn mạnh: “Vận dụng khối kiến thức về quan hệ đối ngoại, kinh tế quốc tế, dịch vụ quốc tế để tìm hiểu, phân tích, đánh giá các công tác và hoạt động thực tiễn”; PLO8 tiếp tục giải thích: “Tổng hợp kiến thức liên ngành sau quá trình đào tạo để nhận diện, đánh giá, tìm giải pháp trong hoạt động chuyên ngành Quốc tế học và hoạt động thực tiễn” (Đại học Sài Gòn, Mô tả chương trình Quốc tế học chu kì 2020 - 2024, tr. 5). Rõ ràng, từ việc thiết lập chuẩn đầu ra cho chương trình nêu trên, yếu tố trải nghiệm thực tiễn được cân nhắc suy xét và tổ chức đa dạng để mỗi người học thể nghiệm sự tương thích giữa năng lực riêng và nhu cầu nguồn nhân lực trong xã hội. Cơ hội và vị trí việc làm ngành QTH xác lập là tạo nên nguồn lao động chất lượng có khả năng hội nhập vào mọi lĩnh vực ở khu vực và thế giới. Sau tốt nghiệp, sinh viên có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm rất đa dạng là các nhân viên quan hệ cộng đồng (tức quan hệ công chúng - PR) cho các công ty, nhân viên phân tích kinh doanh và thương mại quốc tế, quản trị viên của các chương trình quốc tế, các nhân viên tư vấn truyền thông đa văn hóa; điều phối viên trong các doanh nghiệp liên doanh hoặc tổ chức phi chính phủ… Cử nhân QTH cũng có thể làm công tác đối ngoại tại các cơ quan ngoại giao, sở ngoại vụ tỉnh, thành phố, bộ phận đối ngoại các tổ chức chính trị, xã hội và văn hóa, hoặc nghiên cứu và giảng dạy ở các trường đại học và viện nghiên cứu. Người học cũng có thể tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ trong nước hoặc ngoài nước. Nơi làm việc có biên độ rất rộng như cơ quan chính phủ, bệnh viện, trường học, doanh nghiệp, hoạt động nghệ thuật, các tổ chức phi 517
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM chính phủ, các tổ chức truyền thông, các công ty, tập đoàn Việt Nam ở nước ngoài hoặc các tập đoàn, công ty nước ngoài tại Việt Nam. Sinh viên ngành QTH nếu có thêm các kĩ năng kết nối cộng đồng, kĩ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ thành thục, năng lực chuyển hóa song ngữ thì có cơ hội rất lớn trong việc tìm kiếm việc làm trong và ngoài nước. 2.3. Nhóm học phần thực tế chuyên môn Nhằm tăng cường hơn nữa sự thâm nhập vào cộng đồng với nhiều trải nghiệm thực tiễn, chương trình QTH chu kì 2020 - 2024 tiếp tục cải tiến 03 học phần thực tế chuyên môn. Với 06 tín chỉ được chia thành 3 học phần Đồng thời, là 03 chuyến đi dài ngày (ít nhất 07 ngày và nhiều nhất là 14 ngày), học phần có mục đích giới thiệu, trang bị cho người học các kiến thức thực tế về văn hóa, địa lí, lịch sử, kinh tế, xã hội của rất nhiều tỉnh thành Việt Nam trên lộ trình di chuyển. Việc xây dựng hệ thống tuyến điểm cùng lịch trình tham quan học tập trên nhiều cung đường thực sự đã giúp người học được “mắt thấy tai nghe”, cảm nhận trực tiếp, chứng thực mọi hiện tượng/ sự kiện/ địa điểm… là một cách dạy - học trực quan rất hiệu quả. Tính trải nghiệm hướng nghiệp trong các chuyến đi thực tế chuyên môn của ngành QTH - ĐHSG còn là hoạt động tham quan các cơ quan/doanh nghiệp/trường đại học tại từng địa phương - nơi có những dấu ấn đặc biệt đã được giảng viên lựa chọn cân nhắc kĩ lưỡng trong hành trình. Có những điểm cực nam của tổ quốc (mũi Cà Mau, Kiên Giang) hay những tỉnh thành Tây Bắc hoang sơ (Lào Cai, Điện Biên), hay mảnh đất miền Trung trầm tích giá trị di tích di sản… (đối với đại đa số người học lần đầu tiên họ mới được cảm nhận, tìm hiểu, nghiên cứu) tạo được cảm giác phấn khích trong mỗi người cũng như có cơ sở thực tiễn để đối sánh sự khác biệt qua từng địa bàn/ vùng miền. Đã có ít nhất 30/64 tỉnh thành của đất nước là những điểm dừng chân trải nghiệm của người học trong các học phần thực tế chuyên môn cho thấy sự cố gắng rất lớn của tập thể cán bộ giảng viên trường ĐHSG trong mọi khâu tổ chức, vận hành. Một số hoạt động “bên lề” chương trình tham quan học tập chính tại từng học phần thực tế chuyên môn, sinh viên sẽ có thêm nhiều hoạt động tại địa phương giàu ý nghĩa (chẳng hạn như: trợ giúp thiện nguyện; tổ chức các buổi tọa đàm với các chuyên gia địa phương; tham gia vào các lễ hội văn hóa; giao lưu học tập với sinh viên trường bạn; thực hiện các bài tập lấy mẫu - điều tra khảo sát cho một số học phần chuyên ngành khác). Sự tích hợp chuỗi sự kiện này là một dấu ấn quan trọng để người học gặt hái và tự hoàn thiện nhiều kĩ năng quan trọng như: giao tiếp, phối hợp làm việc nhóm, thuyết minh, phân tích khảo nghiệm, xử lí tình huống, quản trị… Có thể tự hảo khẳng 518
- NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG định: thực tế chuyên môn mà ngành QTH - ĐHSG thực hiện mang đến rất nhiều cơ hội trải nghiệm về 03 nhóm công việc mà ngành QTH định hướng: quan hệ đối ngoại, truyền thông - quan hệ công chúng và nhóm ngành dịch vụ - du lịch. 2.4. Học phần Thực tập tốt nghiệp Cũng như tất cả các ngành học, thực tập nghề nghiệp là một học phần quan trọng với hai mục tiêu “kép”: vừa là “kênh thông tin” để xem xét, đánh giá lại toàn bộ hoạt động dạy - học chuyên ngành vừa kiểm tra khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn. Sau quá trình tích lũy đạt tối thiểu 110 tín chỉ, sinh viên đủ điều kiện để thực hiện học phần Thực tập tốt nghiệp. Nếu được tổ chức và định hướng tốt thì đây sẽ là một “bước đệm” rất quan trọng để người học bắc cầu vào công việc/ vị trí việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Với 08 tín chỉ và quỹ thời gian 8 tuần (làm việc hoàn toàn tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp): đây là một học phần thể hiện được khả năng kết nối thực tiễn cũng như hoàn thiện các kĩ năng để gắn kết với cơ quan/ doanh nghiệp hoặc người lao động chuyên nghiệp bên ngoài giảng đường. Quy trình tiến hành học phần thực tập ở ngành QTH - ĐHSG như sau: - Sau khi bộ môn xác lập hệ thống các lĩnh vực/ nhóm cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sẽ được đăng kí thực tập tương thích với chuyên ngành đào tạo, sinh viên sẽ tự tìm đơn vị thực tập. - Hướng dẫn và tiến hành xác lập các biểu mẫu để sinh viên kết nối với cơ quan/ doanh nghiệp thực tập - Kiểm tra tính xác thực và ra quyết định thực tập tại cơ quan/ doanh nghiệp cùng danh sách giảng viên theo dõi tiến độ và chấm báo cáo thực tập. - Sinh viên thực hiện thực tập công việc tại nơi đăng kí trong 8 tuần: trong quá trình này cần gửi văn bản “Nhật kí thực tập” theo tuần cho cán bộ hướng dẫn tại doanh nghiệp. Giảng viên của ngành QTH sẽ chủ động kết nối với nhà quản lý tại từng doanh nghiệp để lắng nghe phản hồi của họ về việc thực tập của từng sinh viên. - Kết thúc thời gian thực tập, sinh viên nộp báo cáo thực tập để giảng viên ngành QTH đánh giá bằng điểm số; điểm thực tập tốt nghiệp là trung bình cộng của điểm cán bộ doanh nghiệp xem xét và ghi nhận tại nơi làm việc và điểm giảng viên chấm báo cáo thực tập tốt nghiệp. Trong quy trình này, điểm then chốt là sinh viên tự xác định công việc thực tập và tự liên hệ để chính thức khảo nghiệm khả năng đáp ứng của bản thân để làm tốt công việc đó trong tương lai. Đó không chỉ là một sở thích đột xuất mà phải có một quá trình tìm hiểu thực tiễn cũng như đã từng làm việc” bán thời gian” tại nơi tương 519
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM tự. Trong quy trình này, vai trò của giảng viên để học phần Thực tập tốt nghiệp đạt yêu cầu ở các điểm mấu chốt như sau: hướng dẫn sinh viên đăng kí lựa chọn nhóm công việc đúng định hướng chuyên ngành; kiểm tra tính pháp lí của cơ quan/ tổ chức/ doanh nghiệp; thường xuyên kết nối với doanh nghiệp trong 08 tuần để quản lý chất lượng các bài thực hành kĩ năng nghề nghiệp; tư vấn và sửa chữa báo cáo thực tập tốt nghiệp nhằm đảm bảo lí thuyết gắn liền với trải nghiệm thực tiễn tại địa phương; giữ mối liên hệ kéo dài với cơ sở thực tập của sinh viên nhằm phục vụ các hoạt động giám sát và kiểm định ở các cấp quản lý cao hơn. Thực tiễn qua các khóa đào tạo 15, 16, 17, 18, 19 tại ngành QTH - ĐHSG cho thấy: có khá nhiều sinh viên lựa chọn gắn bó với nơi thực tập ngay sau khi ra trường để làm việc. Tuy thời gian làm việc tại những nơi này thường không gia hạn dài nhưng các tân cử nhân đã cố gắng để tiếp tục khảo nghiệm một cách đầy đủ nhất để chính thức định hình cho bản thân một nghề nghiệp phù hợp với sở trường. Trong thời gian tới, ngành QTH sẽ tiếp tục phải nghiên cứu để tìm cách giúp sinh viên liên kết với cơ quan/ tổ chức/ doanh nghiệp trong cộng đồng sớm hơn nữa để người học nhanh chóng xác định nghề nghiệp tương lai. 3. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG HƯỚNG NGHIỆP KHI THỰC HIỆN HỌC PHẦN “THỰC TẾ CHUYÊN MÔN”, “THỰC TẬP TỐT NGHIỆP” CHO SINH VIÊN NGÀNH QUỐC TẾ HỌC - ĐẠI HỌC SÀI GÒN 3.1. Liên kết, mở rộng số lượng, quy mô cơ quan - doanh nghiệp đảm bảo tương thích với vị trí việc làm trong chương trình đào tạo ngành quốc tế học Qua 05 năm liên kết cơ quan/doanh nghiệp tiếp nhận sinh viên ngành QTH thực tập, số lượng các cơ quan doanh nghiệp (làm điểm đến để thực hành nghề nghiệp) có sự gia tăng rõ rệt, đảm bảo tiếp nhận 100% tổng số sinh viên mỗi khóa học. Trong số đó, có hiện tượng: một số cơ quan/ doanh nghiệp tiếp nhận trên 02-05 sinh viên đến học hỏi, trau dồi kĩ năng nghề. Bảng biểu dưới đây góp phần minh họa cho nhận định này: Bảng 1: Thống kê số lượng doanh nghiệp tiếp nhận sinh viên QTH thực tập tốt nghiệp từ năm 2018 đến 2022 Tổ chức Cơ quan/ Doanh nghiệp Tổng Khóa học doanh nghiệp nhà nước tư nhân K15-QTH 23 (tỉ lệ: 29.4 %) 56 (tỉ lệ 70,6 %) 78 K16- QTH 31 (tỉ lệ: 36.9 %) 53 (tỉ lệ: 63.1 %) 84 K17-QTH 29 (tỉ lệ: 27.8 %) 74 (tỉ lệ: 72.2 %) 104 K18-QTH 27 (tỉ lệ: 25.4 %) 79(tỉ lệ: 74.6 %) 106 K19-QTH 33 (tỉ lệ: 28.9 %) 81(tỉ lệ: 71.1 %) 114 520
- NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG (Nguồn: Tổng hợp từ “Biên bản họp sơ kết thực tập cấp Ngành QTH - Đại học Sài Gòn”) Số lượng doanh nghiệp gia tăng sau mỗi khóa đào tạo tương thích với biên chế sinh viên theo học từng khóa, Đồng thời, đó còn là kết quả từ tư vấn của giảng viên thuộc ngành QTH giúp sinh viên kết nối với đơn vị thực tập ngay sau khi kết thúc học kì thứ 7 trong kế hoạch đào tạo chung. Nhìn vào bảng 01: có thể thấy rõ số lượng doanh nghiệp tư nhân chiếm ưu thế vượt trội so với cơ quan/ doanh nghiệp nhà nước (đạt tỉ lệ hầu hết trên 70%). Hiện tượng này tương thích với sự phát triển vượt trội số lượng doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh (địa bàn chủ yếu mà sinh viên ngành QTH lựa chọn thực tập) và đa số sinh viên đã lựa chọn đơn vị thực tập sau quá trình đi làm “bán thời gian” lâu dài. Việc đăng kí chính nơi làm việc để hoàn thành học phần “Thực tập tốt nghiệp” là một quyết định thể hiện sự nhạy bén của sinh viên ngành QTH. Tuy nhiên, cơ sở thực tập phải đảm bảo đúng yêu cầu về tính chất công việc và khai thác được nhóm kĩ năng nghề nghiệp mà ngành QTH hướng tới. Quy mô và tính chất của cơ quan doanh nghiệp tiếp nhận sinh viên thực tập cũng là một dấu ấn thành công nổi bật mà sinh viên ngành QTH đã được tiếp nhận vào những nơi này. Hầu hết đó là những nơi có xác thực về kết quả kinh doanh hiệu quả, số lượng nhân viên đông, thực hiện đóng thuế minh bạch và quan trọng nhất chính là đúng định hướng nhóm công việc truyền thông - tổ chức sự kiện, quan hệ đối ngoại, dịch vụ du lịch của ngành QTH. Hơn thế, nhiều cơ quan/ doanh nghiệp còn là những thương hiệu lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh như: Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh (HUFO), Rex Hotel, Công ty BHNT Dai-ichi Việt Nam, Viettravel, Saigon Tourist, Công ty TNHH-Quảng cáo - Tư vấn TCBD Cát Tiên Sa, Điền Quân Media & Entertainment, Công ty TNHH Âm Nhạc Yamaha Việt Nam, Công ty TNHH Kiểm Toán Việt Úc, Văn phòng Đại diện British-American Tobacco Marketing (Singapore) Private Limited, Công ty TNHH Shopee Express, Tập đoàn Unilever Việt Nam, Công ty truyền thông Nắng Sài Gòn, Công ty Cổ phần Tập đoàn Vietstar… Các cơ quan/doanh nghiệp này tổ chức khảo sát, phỏng vấn nghiêm túc mới tiếp nhận sinh viên vào thực hành nghề nghiệp. Nhiều sinh viên ngành QTH qua từng khóa học đã đủ năng lực ứng tuyển và được tiếp nhận vừa giúp người học rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp vừa là minh chứng về việc đào tạo chuyên sâu hướng nghiệp thành công của ngành QTH - ĐHSG. 3.2. Tạo cơ hội trải nghiệm, quan sát, gặp gỡ và giao tiếp với đa dạng đối tác Bản “Mô tả chương trình QTH chu kì 2020-2024” đề ra chiến lược đổi mới phương pháp dạy học theo 05 hình thức: dạy học trực tiếp, dạy học gián tiếp, dạy học trải nghiệm, dạy học tương tác và tự học. Sinh viên vốn chưa có nhiều trải nghiệm thực tiễn, trong đó có thực hành tương 521
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM tác và giao tiếp. Khả năng thuyết phục, thuyết trình cũng như bảo vệ quan điểm cá nhân trong tình huống giao tiếp mặt đối mặt phần lớn chưa tốt. Chính vì vậy, gặp gỡ trực tiếp là một kĩ năng quan trọng của truyền thông cá nhân nếu kết hợp cùng phương pháp dạy học trải nghiệm thì hiệu quả sẽ tăng cấp đáng kể. 03 học phần “Thực tế chuyên môn” mà ngành QTH xây dựng và vận hành trong các chu kì đào tạo đã nhận được phản hồi tích cực từ người học, do quá trình tham gia các chuyến đi tập thể này giúp họ có thể quan sát được bối cảnh thực tiễn và hoàn thiện kĩ năng giao tiếp với nhiều đối tác trong suốt hành trình. Cụ thể như sau: Về trải nghiệm và quan sát: liên tiếp trong 3 năm, sinh viên đều được tổ chức đi thực tế chuyên môn tại nhiều khu vực, dừng chân ở nhiều tỉnh/ thành để lĩnh hội kiến thức thực tiễn, gắn với các nội dung kiến thức đã từng được học tập trên giảng đường. Chẳng hạn như: trải nghiệm hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, kiến trúc đô thị, cảnh quan) tại tất cả các cung đường từ nông thôn, thành thị cho đến khu vực biển và miền trung du - đồi núi cao. Họ còn được tham quan các cơ sở và doanh nghiệp thuộc nhóm ngành nghề kinh tế (như nơi vận hành và tổ chức điện gió Bạc Liêu, cơ sở chế biến ngọc trai Phú Quốc, trại nuôi ong ở Phú Quốc, cơ sở sản xuất nước mắm Nha Trang; mô hình canh tác nho và công nghệ sản xuất rượu nho tại Ninh Thuận, cơ sở điều chế tinh dầu tại Thừa Thiên Huế, mô hình điều độ hàng hóa tại cảng biển Vũng Áng, nhà máy sản xuất nhiệt điện Uông Bí…). Sinh viên được trải nghiệm tham quan, giao lưu và tương tác với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông - tổ chức sự kiện (tham quan nơi sản xuất chương trình của Đài truyền hình Đà Nẵng, giao lưu với các chuyên gia bảo tồn di sản văn hóa du lịch tại Nghệ An, giao lưu với các nhà khoa học tại Học viện Báo chí tuyên truyền Hà Nội, giao lưu với chuyên viên cao cấp làm truyền thông tại Cần Thơ). Người học được kết nối với các nhà khoa học đầu ngành để lắng nghe các chia sẻ về mảng kiến thức chính trị - ngoại giao tại các cơ sở đào tạo khác như Đại học Khoa học xã hội nhân văn Hà Nội; Đại học Đà Lạt; Bộ chỉ huy quân sự tại huyện Năm Căn - Cà Mau). Việc tham quan rất nhiều danh thắng - di sản du lịch cùng lưu trú linh hoạt tại hệ thống khách sạn - nhà hàng tại nhiều tỉnh thành giúp sinh viên có được nhiều đúc kết về nhóm ngành nghề dịch vụ du lịch tại cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Với cách thức dạy học trải nghiệm, các học phần Thực tế chuyên môn của ngành QTH - ĐHSG thực sự bổ ích và góp phần giúp người học tự khai phá niềm hứng thú đối với lĩnh vực nghề nghiệp trong tương lai. Về việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp: xuyên suốt hành trình, sinh viên ngành QTH được giao lưu tiếp xúc, đối thoại với rất nhiều đồi tác, từ đó, giúp họ thoát khỏi vỏ bọc an toàn, khép nép để tiến tới chủ động trong hoạt động giao tiếp. Ngoài giảng 522
- NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG viên chuyên ngành QTH (được phân công phụ trách mỗi chuyến đi), sinh viên sẽ phải tự đối thoại và dung hòa với nhau để tự sắp xếp vị trí (trên xe, bàn ăn và phòng khách sạn) hoặc hợp tác để cùng làm các bài tập chuyên đề, báo cáo thu hoạch sau chuyến trải nghiệm. Đến với các địa chỉ tham quan, trải nghiệm, sinh viên phải chủ động giao tiếp với các nhân viên, chuyên gia, nha khoa học, nhà quản lý… Việc giao tiếp với cư dân bản địa tại từng điểm đến cũng là một nhiệm vụ để người học thông hiểu về đặc trưng tính cách và văn hóa vùng miền. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”: quá trình đi thực tế chuyên môn được học tập từ thực tiễn hiệu quả, sinh động và thú vị. 3.3. Tiếp cận và duy trì cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành Quốc tế học Thực tế chuyên môn và thực tập tốt nghiệp là nhóm học phần đòi hỏi sự chủ động - tích cực tối đa từ mỗi sinh viên ngành QTH. Không phải người học nào khi bước chân vào giảng đường đại học đều đã có sự xác định về nghề nghiệp tương lai. Có một số bất cập đến từ tâm tư của sinh viên ngành QTH ngay từ khi nhập học: có sinh viên đến với ngành học vì đủ điều kiện khi đăng kí nguyện vọng, có sinh viên tham gia học tập với trạng thái vô định vì chưa hiểu rõ năng lực bản thân, lại có sinh viên miễn cưỡng theo học bởi chiều lòng bố mẹ… Với vai trò cố vấn học tập theo dõi và chấn chỉnh ý thức hành vi của sinh viên, giảng viên chuyên ngành QTH đã giúp người học dần xác định nhu cầu và sở trường của bản thân. Việc sớm tổ chức học phần Thực tế chuyên môn (từ năm học đầu tiên) giúp sinh viên có cơ hội quan sát trải nghiệm (như đã phân tích ở mục 3.2), khám phá hứng thú của mình đối với lĩnh vực học thuật hoặc nhóm ngành nghề: truyền thông - tổ chức sự kiện, quan hệ đối ngoại và dịch vụ du lịch. Đến hết năm thứ 3 trong kế hoạch đào tạo, phần lớn sinh viên ngành QTH đã khảo nghiệm nhóm nghề nghiệp phù hợp nhất với từng cá nhân, sẵn sàng cho việc đăng kí thực tập vào học kì cuối cùng của năm thứ tư. Đây là kết quả khả quan sau một quá trình bền bỉ nghiên cứu đổi mới CTĐT và tư vấn hướng nghiệp tích cực đến từ giảng viên thuộc ngành QTH-ĐHSG. Như đã trình bày ở mục 3.1, rất nhiều sinh viên ngành QTH - ĐHSG chọn làm việc “bán thời gian” từ năm đầu tiên theo học đại học. Chủ động lo sinh hoạt phí cá nhân chỉ là lí do thứ yếu, nguyên nhân chính là hướng đến vận dụng, thực hành các kiến thức và kĩ năng được giảng dạy trên lớp; tìm kiếm cơ hội việc làm cho nhóm nghề nghiệp yêu thích; kiên trì bền bỉ theo đuổi các thương hiệu doanh nghiệp nổi tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu năm thứ nhất, người học chưa tự tin để xin việc vào các nhóm nghề nghiệp đòi hỏi chuyên môn sâu thì từ các năm học sau, họ đã mạnh dạn đăng kí tập sự, thử việc, xin phỏng vấn vào các cơ quan/ doanh nghiệp đúng các nhóm 523
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM vị trí việc làm theo CĐR của ngành QTH. Do đó, đến năm cuối cùng khi tiến hành đăng kí thực tập tốt nghiệp, đa số sinh viên đã chủ động định hình đơn vị thực tập (chỉ rất ít sinh viên mỗi khóa là cần giảng viên liên hệ cơ quan/ doanh nghiệp thực tập). Quá trình thực tập được đánh giá bằng điểm số và nhận xét cụ thể của cán bộ hướng dẫn tại doanh nghiệp để từ đó sinh viên và giảng viên xem xét rút kinh nghiệm và điều chỉnh lại kĩ năng nghề nghiệp và kiến thức lí thuyết truyền tải. Một số sinh viên có kết quả thực tập xuất sắc và học lực giỏi sớm được tiếp nhận từ cơ quan/ doanh nghiệp thực tập, hoặc vốn tri thức và kĩ năng được lĩnh hội khi làm việc tại các tập đoàn lớp sẽ là một điểm nhấn trong hồ sơ lí lịch để họ tiệm cận các cơ hội nghề nghiệp yêu thích ngay sau khi ra trường. Bảng 2: Thống kê xếp loại điểm số thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành từ năm 2018 đến 2022 Điểm thực tập Số sinh viên Số sinh viên Số sinh viên tốt nghiệp Khóa học đạt loại khá loại giỏi đạt loại xuất sắc K15 - QTH 19 (tỉ lệ: 19.3 %) 27 (tỉ lệ 27.5 %) 46 (tỉ lệ 53.2 %) K16 - QTH 11 (tỉ lệ: 12.6 %) 21 (tỉ lệ: 28.5 %) 54 (tỉ lệ 63.3 %) K17 - QTH 18 (tỉ lệ: 15.1 %) 34 (tỉ lệ: 72.2 %) 67 (tỉ lệ 56.4 %) K18 - QTH 14 (tỉ lệ: 11.7 %) 26 (tỉ lệ: 26.0 %) 69 (tỉ lệ 62.3 %) K19 - QTH 17 (tỉ lệ: 14.5 %) 31 (tỉ lệ: 25.6 %) 73 (tỉ lệ 59.9 %) (Nguồn: tác giả tổng hợp từ Biên bản họp sơ kết thực tập cấp Ngành QTH - Đại học Sài Gòn) Số liệu thống kê từ bảng 2 đã cho thấy: số lượng sinh viên đạt điểm giỏi và xuất sắc luôn vượt trội với tổng tỉ lệ từ 80% trở lên. Kết quả này xuất phát từ quá trình nỗ lực hướng nghiệp bằng nhiều cách thức mà ngành QTH đã tiến hành trong suốt chu trình đào tạo, trong đó tác động trực tiếp nhất chính là nhóm học phần thực tế chuyên môn và thực tập tốt nghiệp. Điểm số này cũng chính là cơ sở để người học nhìn nhận lại sự lựa chọn việc làm của bản thân, tạo đà và mở ra cơ hội tiếp cận nhóm công việc mà mỗi cá nhân có năng lực, hứng thú. 4. KẾT LUẬN QTH là ngành học mới mẻ và tại các cơ sở đào tạo ngành học này còn nhiều khó khăn trong việc hoạch định chương trình đạt được mục tiêu kép: vừa nằm trong khung chương trình bắt buộc theo quy định của BGD&ĐT vừa mang tính ứng dụng và sâu sát với các vị trí việc làm trong xã hội. Chính vì vậy, thiết kế chương trình liên tục phải có sự vận hành đổi mới, chuyển đổi kịp thời để bắt kịp với tiến độ phát triển của 524
- NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG thế giới Đồng thời, đáp ứng với nhu cầu của người học thực hành, ứng dụng vào công việc trong tương lai gần. Đây thực sự là một thách thức rất lớn đối với toàn ngành học, trong đó có đội ngũ giảng viên ngành QTH - ĐHSG. Xây dựng, cập nhật chương trình đào tạo là một nhiệm vụ cấp thiết thực hiện theo chu kì 4 năm/ lần nhằm giúp mỗi ngành học kiện toàn và phát triển chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho xã hội. Trong CTĐT giai đoạn 2020 - 2024, ngành QTH - ĐHSG tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện nhóm môn học “thực tế chuyên môn” và “thực tập tốt nghiệp” để đáp ứng nguyện vọng được định hình hướng nghiệp sớm nhất cho người học. Ngành QTH- ĐHSG đã gặt hái được nhiều thành công trong hoạt động này, giúp sinh viên ra trường sớm tìm được công việc yêu thích, phù hợp và khai thác tối đa kiến thức và kĩ năng của CTĐT. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật mà tham luận đã tiến hành phân tích kĩ lưỡng ở trên, vẫn còn những tồn tại, bất cập chưa thể đào sâu (do giới hạn của dung lượng bài viết) liên quan đến: kinh phí tổ chức các chuyến thực tế chuyên môn; đối tác doanh nghiệp tiếp nhận sinh viên trải nghiệm thực tập hoặc đến từ ý thức và trách nhiệm của sinh viên khi thực hiện nhiệm vụ học tập và nghề nghiệp. Chắc chắn trong tương lai gần, cần thêm rất nhiều những bổ sung và chỉ dẫn vận hành về định hướng nghề nghiệp để chương trình và cách thức dạy - học QTH thật sự cấp tiến, được người học ưu tiên chọn lựa chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Nhật Quang. (2017). “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 10. Đại học Sài Gòn. (2014). Đề án mở mã ngành Quốc tế học. http://daotao.sgu.edu.vn/ Đại học Sài Gòn. (2017). Quy chế đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ Quyết định số 3022/QĐ-ĐHSG-ĐT. http://daotao.sgu.edu.vn/ Đại học Sài Gòn. (2020). Mô tả chương trình đào tạo Quốc tế học chu kì 2020-2024. http://daotao.sgu.edu.vn Ngành Quốc tế học. (2015). Hướng dẫn và biểu mẫu thực tập tốt nghiệp trình độ đại học. http://fir.sgu.edu.vn/. Randall Stross. (2021). Hướng nghiệp trong thời đại 4.0. NXB. Lao động. Thủ tướng chính phủ. (1962). Ban hành quy chế thực tập cho sinh viên, học sinh các trường đại học và chuyên nghiệp trung cấp. https://thuvienphapluat.vn/ 525
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng và giải pháp giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục thể chất ở các trường đại học sư phạm theo hướng chuẩn hóa
13 p | 62 | 7
-
Thực trạng định hướng nghề nghiệp của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại một số trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội
14 p | 14 | 5
-
Yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên khoa thư viện - thông tin học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh
8 p | 42 | 4
-
Tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên ngành du lịch khi thực hiện học phần khóa luận tốt nghiệp
12 p | 13 | 3
-
Năng lực cần có của cố vấn học tập đáp ứng vai trò tư vấn học tập và hướng nghiệp cho sinh viên ngành xã hội
9 p | 32 | 3
-
Giáo viên mầm non với công tác hướng dẫn thực tập sư phạm cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
5 p | 37 | 3
-
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định chọn nghề nhân sự - ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính: Trường hợp sinh viên ngành Quản trị nhân lực trên địa bàn Hà Nội
10 p | 24 | 3
-
Các nhân tố tác động đến lựa chọn ngành học của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
5 p | 8 | 3
-
Dạy học toán theo định hướng rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên khối ngành Kinh tế ở Trường Đại học Lạc Hồng - Thực trạng và giải pháp
13 p | 10 | 3
-
Giáo dục khởi nghiệp cho sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai từ các ngành nghề nông nghiệp và phát triển nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập
3 p | 6 | 3
-
Thực trạng việc làm và các biện pháp nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp ngành Dược Trường Đại học Y khoa Vinh năm 2023
3 p | 7 | 2
-
Giáo dục định hướng giá trị nghề cho sinh viên ngành Công tác xã hội trong bối cảnh hiện nay
11 p | 2 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề của sinh viên ngành Tâm lý học trường Đại Học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh
4 p | 51 | 2
-
Biện pháp tạo động lực nghề nghiệp cho sinh viên năm nhất ngành sư phạm tại Trường Đại học thủ đô Hà Nội
11 p | 38 | 2
-
Một vài ứng dụng công nghệ thông tin trong hướng dẫn thực hành, thực tập cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non
4 p | 38 | 2
-
Hướng nghiệp cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật trong thời đại số
8 p | 3 | 1
-
Xây dựng tiêu chí giá trị văn hóa công nghiệp của sinh viên ngành kinh tế
6 p | 47 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn