intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống đái tháo đường

Chia sẻ: Nuquai Nuquai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

136
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh nhân đái tháo đường týp 1, bắt buộc phải tiêm insulin. Cho đến nay, đái tháo đường (ĐTĐ) vẫn là bệnh chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy con người vẫn đang cố gắng để tìm ra nhiều loại thuốc mới nhằm điều trị ĐTĐ hiệu quả hơn. Hiểu biết rõ tác dụng cũng như cách dùng và cách hạn chế các tác dụng phụ của các loại thuốc này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong điều trị ĐTĐ. Insulin Insulin là hormon do tụy tiết ra, khi dòng máu mang glucose đến các cơ quan, insulin...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống đái tháo đường

  1. Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống đái tháo đường: Các thuốc trị bệnh đái tháo đường Bệnh nhân đái tháo đường týp 1, bắt buộc phải tiêm insulin. Cho đến nay, đái tháo đường (ĐTĐ) vẫn là bệnh chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy con người vẫn đang cố gắng để tìm ra nhiều loại thuốc mới nhằm điều trị ĐTĐ hiệu quả hơn. Hiểu biết rõ tác dụng cũng như cách dùng và cách hạn chế các tác dụng phụ của các loại thuốc này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong điều trị ĐTĐ. Insulin
  2. Insulin là hormon do tụy tiết ra, khi dòng máu mang glucose đến các cơ quan, insulin sẽ giúp glucose đi vào trong tế bào và giúp tế bào sử dụng glucose để sinh ra năng lượng cho hoạt động của các tế bào. Khi thiếu insulin, cơ thể sẽ không sử dụng được glucose, hậu quả là glucose trong máu sẽ tăng cao và xuất hiện trong nước tiểu. Các bệnh nhân ĐTĐ týp 1, do tụy không sản xuất được insulin nên bắt buộc phải tiêm insulin. Đối với các bệnh nhân ĐTĐ týp 2, lúc mới bị bệnh, tụy có thể sản xuất insulin bình thường, thậm chí nhiều hơn bình thường nhưng cơ thể lại không sử dụng được, một trong các nguyên nhân khiến cơ thể không sử dụng được glucose là do bệnh nhân (BN) béo hoặc có rối loạn mỡ máu. Điều trị ban đầu BN ĐTĐ týp 2 phải là chế độ ăn và tập luyện nhằm làm giảm cân và điều chỉnh rối loạn mỡ máu, nếu các biện pháp này không có tác dụng thì sẽ phải dùng thêm 1 hoặc nhiều loại thuốc uống làm hạ đường máu. Về insulin, tính theo thời gian tác dụng (thời gian bắt đầu có tác dụng, thời gian có tác dụng tối đa và thời gian hết tác dụng), có 3 loại thường được dùng hiện nay là insulin nhanh, insulin bán chậm và insulin hỗn hợp. Các thuốc uống điều trị ĐTĐ týp 2 Có nhiều nhóm thuốc uống để điều trị ĐTĐ týp 2, mỗi nhóm có cơ chế tác dụng khác nhau. Các thuốc và nhóm thuốc chính là:
  3. Metformin: Metformin được coi là thuốc điều trị đầu tay cho những BN ĐTĐ týp 2 có béo phì hoặc thừa cân do có tác dụng chính lên sự đề kháng insulin. Metformin có ưu điểm nổi bật là không làm tăng cân và cũng không gây hạ đường máu quá thấp. Các tác dụng phụ của thuốc có thể là gây đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy... Nên uống các thuốc metformin ngay sau bữa ăn. Không dùng metformin khi có suy thận, suy gan, suy hô hấp. Phải thận trọng khi dùng cho những BN lớn tuổi. Các thuốc nhóm sulfonylurea Nhóm sulfonylurea là những thuốc điều trị ĐTĐ týp 2 được dùng phổ biến nhất, nó có tác dụng chính là kích thích tụy tăng tiết insulin. Tác dụng phụ của thuốc có thể là gây tăng cân tuy không nhiều (1-2kg) và hạ đường máu quá thấp (hay gặp khi dùng cholpropamide và glibenclamide) nhất là ở những BN già, BN có bệnh gan hoặc thận. Nhóm thuốc này thường phải dùng 2-3 lần mỗi ngày, uống vào trước bữa ăn. Các thiazolidinediones (TZD) Các thuốc TZD có tác dụng làm tăng tác dụng của insulin tại các mô trong cơ thể nhưng không làm tăng tiết insulin. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm giảm rối loạn mỡ máu. Điều trị TZD thường gây tăng cân (khoảng 2-4kg/24 tháng), chủ yếu do làm tăng tích trữ mỡ dưới da và một phần do giữ nước. Vì vậy cần thận
  4. trọng khi điều trị TZD cho các BN bị suy tim hoặc có bệnh tim, viêm gan hoặc có men gan tăng cao. Acarbose Tăng đường máu sau bữa ăn khá phổ biến ở các BN ĐTĐ týp 2. Men a- glucosidase có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Acarbose ức chế men a-glucosidase nên sẽ làm chậm quá trình hấp thu carbonhydrate ở đường tiêu hóa, nhờ đó làm giảm mức độ tăng đường máu sau bữa ăn. Acarbose có thể được dùng riêng lẻ cùng chế độ ăn kiêng hoặc dùng phối hợp với sulfonylurea, metformin hoặc insulin. Tác dụng phụ của acarbose là gây đầy hơi và sôi bụng, đôi khi gặp đau bụng và tiêu chảy. Để khắc phục nên uống thuốc vào giữa bữa ăn, bắt đầu bằng liều thấp và tăng liều từ từ. Các thuốc uống điều trị ĐTĐ týp 2 khác: Novonorm có tác dụng tương tự sufonylurea nhưng kích thích tiết insulin sớm hơn. Vì vậy nó thường được dùng vào đầu bữa ăn và làm giảm đường máu sau bữa ăn. Mediator cũng có tác dụng trên cả sự đề kháng insulin và rối loạn mỡ máu nhưng kém hơn so với metformin. Có thể điều trị mediator đơn thuần hoặc phối hợp với sulfonylurea... Điều trị phối hợp các thuốc
  5. Theo các khuyến cáo mới của Hội ĐTĐ Mỹ thì khi dùng một thuốc mà không kiểm soát được đường máu thì nên điều trị phối hợp sớm 2 hoặc 3 loại thuốc uống với nhau hoặc với insulin. Điều trị phối hợp rất có lợi vì cùng lúc nó tác dụng lên nhiều khâu, nhiều rối loạn khác nhau của quá trình sinh bệnh ĐTĐ týp 2. Các thuốc có thể phối hợp cùng nhau là: - Sulfonylurea + metformin hoặc acarbose hoặc TZD. - Metformin + acarbose hoặc TZD. - Insulin + sulfonylurea hoặc metformin hoặc acarbose. Đánh giá tác dụng của thuốc điều trị ĐTĐ Muốn biết các thuốc mà mình đang sử dụng có tác dụng tốt hay không thì bắt buộc phải kiểm tra đường máu. Khi mới bắt đầu điều trị hoặc thay đổi chế độ điều trị các bạn cần thử 3-4 lần mỗi ngày, bao gồm đo đường máu trước và sau bữa ăn 2 giờ. Còn khi đường máu đã ổn định thì vẫn cần đo 2-3 lần mỗi tuần. Hãy ghi lại kết quả để thông báo cho bác sĩ biết khi bạn đi khám bệnh và hỏi bác sĩ xem đường máu của mình đã được kiểm soát tốt chưa. Theo Hội ĐTĐ Mỹ, đường máu của các BN ĐTĐ được coi là an toàn nếu nằm trong khoảng sau: - Trước bữa ăn: 5,0 - 7,2 mmol/l.
  6. - Say ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 10mmol/l. - Trước lúc đi ngủ: 6,0-8,3mmol/l. Tóm lại: Trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa và điều trị bệnh ĐTĐ, chắc chắn sẽ ngày càng có nhiều loại và nhiều dạng thuốc mới ra đời. Hy vọng trong tương lai chúng ta sẽ chữa khỏi bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên hành động thiết thực bây giờ là những BN ĐTĐ hãy tìm hiểu rõ các loại thuốc ĐTĐ mà bạn đã, đang và sẽ phải dùng để dùng thuốc đúng cách nhằm điều trị tốt nhất bệnh ĐTĐ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2