I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1.1 Lý luận: Mục tiêu giáo dục Tiểu học được xác
lượt xem 255
download
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1.1 Lý luận: Mục tiêu giáo dục Tiểu học được xác định trong điều 27 của luật giáo dục “ Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở”. Chính vì thế, giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Do vậy, người Giáo viên Tiểu...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1.1 Lý luận: Mục tiêu giáo dục Tiểu học được xác
- I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1.1 Lý luận: Mục tiêu giáo dục Tiểu học được xác định trong điều 27 của luật giáo dục “ Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở”. Chính vì thế, giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Do vậy, người Giáo viên Tiểu học có vị trí, vai trò quan trọng, góp phần quyết định trong trong việc thực hiện hoạt động dạy và học có chất lượng. Vì lý do đó, người quản lý giáo dục phải đặt nhiệm vụ dạy tốt lên hàng đầu. Có thế thì thế hệ học sinh được đào tạo mới có được những kiến thức, kỹ năng, phát triển toàn diện và có đạo đức tốt. Muốn đạt được mục tiêu này, trước hết người quản lý cần phải nâng cao tay nghề chuyên môn cho đội ngũ người Thầy. Có rất nhiều con đường để bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên như : cử giáo viên đi học lớp đại học, cao đẳng, lớp thay sách, lớp dự án phát triển giáo viên, thao giảng khối, chuyên đề…Trong đó có lẽ hoạt động chuyên đề là hoạt động mũi nhọn vì nó giải quyết được những vướng mắc về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện mục tiêu của nhà trường. Với mục đích nâng cao chất lượng Trò, thì hoạt động chuyên đề không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng người Thầy. 1.2 Thực tiễn : Từ năm 2002-2003 đến nay, Bộ Giáo dục đào tạo đã tiến hành thay sách giáo khoa ở các lớp ở cấp Tiểu học phù hợp với yêu cầu phát triển mới của xã hội. Nhìn chung, chương trình giáo dục đã coi trọng thực hành, vận dụng chương trình tinh giảm, tập trung vào các kỹ năng, kiến thức cơ bản và thiết thực, tích hợp được nhiều mặt giáo dục. Giáo viên chủ động lựa chọn nội dung và phương pháp thích hợp với từng đối tượng học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện giảng dạy thay sách giáo khoa mới thực tế đã cho thấy nảy sinh những vấn đề cần phải giải quyết, không chỉ dừng lại ở người Thầy mà lan toả ra ngoài xã hội, cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời. Vì vậy, hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giáo viên là rất cần thiết. Thực hiện hoạt động bồi dưỡng này có thể tiến hành 1
- bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây, biện pháp nào vừa hiệu quả vừa tiện lợi cho người giáo viên nhất? Đó chính là hoạt động chuyên đề. Do vậy, phải tổ chức chặt chẽ hoạt động này để giáo viên thật sự vận dụng được phương pháp, hình thức của chuyên đề, giúp người giáo viên vận dụng chủ động sáng tạo và đổi mới trong công tác giảng dạy. 1.3 Về bản thân người viết Theo tôi, công tác nâng cao tay nghề cho giáo viên là điều mà bất cứ nhà quản lý giáo dục nào cũng quan tâm. Bởi lẽ,yêu cầu xã hội ngày càng không ngừng đòi hỏi chất lượng học sinh cao nên người giáo viên cũng không ngừng nâng cao tay nghề để đáp ứng nhu cầu đó. Với tư cách Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn (năm học 2006- 2007) vừa mới được bổ nhiệm, bản thân tôi cần phải giải quyết một số lúng túng trong việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn của trường. Trong suốt năm học qua, tôi đã cùng với Hiệu trưởng tổ chức một số chuyên đề nhưng khi tổng kết thì vẫn còn đôi chỗ chưa được như mong muốn. Thế nhưng, trong tổ chức chỉ đạo hoạt động chuyên môn thực tế tôi nhận thấy những khó khăn : Đa số giáo viên trường tôi chưa qua thay sách lớp và giáo sinh mới mà công tác tập huấn đã qua 5 năm nên chủ yếu là bồi dưỡng tại trường. Điều kiện thoát ly nhà trường để học tập còn quá khó khăn do ngoài công tác chuyên môn, người giáo viên còn phải nhiều phần lo toan cho cuộc sống bản thân và gia đình. Một số giáo viên đã lớn tuổi nên việc tập trung đi học thực chất chưa phù hợp. Từ lý do đó, tôi thấy hoạt động chuyên đềkhông những là mũi nhọn mà còn là một hoạt động phù hợp và hiệu quả nhất hiện nay trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ. Do đó người quản lý cần quan tâm đến hoạt động này thì mới thưc hiện thành công mục tiêu của nhà trường. Ở đây, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm mở chuyên đề ở trường Tiểu học. 2
- II. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ: Bước 1: Chọn đề tài ( Phù hợp với thực tế trường, khối) Không phải mở chuyên đề là nói tràn lan những gì mà thay sách đã đưa ra, không phải đề cập đến các nội dung của một môn mà phải biết lựa chọn mảng đề tài. Muốn làm được điều đó thì Ban giám hiệu, khối chuyên môn phải theo dõi sát sao việc dạy học của giáo viên, học sinh thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, các buổi sinh hoạt chuyên môn để nắm bắt được những khó khăn, vướng mắc ở khâu nào, sử dụng phương pháp dạy học ra sao? Tổ chức các hình thức cho học sinh học thế nào? Từ đó phân tích, tổng hợp và rút ra những tồn tại phổ biến để làm cơ sở cho chọn đề tài thích hợp. Cũng có khi lựa chọn đề tài cho chuyên đề nên mạnh dạn để cho tổ khối đề nghị, vì có như thế mới có được những đề tài thiết thực, sát sườn với giáo viên. Chẳng hạn ở trường tôi, trong quá trình theo dõi, tôi nhận thấy giáo viên còn lúng túng trong việc dạy luyện nói cho học sinh ở lớp 1, xây dựng nề nếp lớp trong học tập, nên đã tổ chức chuyên đề đưa ra các biện pháp hiệu quả khi dạy luyện nói cũng như xây dựng nội quy lớp học. Bước 2: Tổ chức chỉ đạo thực hiện chuyên đề. 1/ Xây dựng kế hoạch. Sau khi chọn được đề tài, Ban giám hiệu cùng tổ trưởng chuyên môn bàn bạc để đề ra kế hoạch, nội dung mở chuyên đề. 2/ Chuẩn bị nội dung Do thời gian không cho phép nên chuyên đề do trường mở chỉ gói gọn trong 1 buổi, bởi vậy nội dung chuyên đề cần đi sâu vào những vấn đề chính sau: @ Lí thuyết chuyên đề : -Mục đích yêu cầu cần thiết phải mở chuyên đề: Gợi ý giáo viên cần chú ý quan tâm theo dõi những nội dung chính mà chuyên đề đã thảo luận, đóng góp ý kiến và đề xuất những giải pháp mà cá nhân cho là hợp lý, hiệu quả nhất. Phần này theo tôi do Hiệu trưởng 3
- hoặc Phó hiệu trưởng báo cáo trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 phút để định hướng vào trọng tâm của chuyên đề, tránh lan man, mất thời gian mà không hiệu quả -Cơ sở lí luận bộ môn liên quan đến bài dạy: Phần này là nội dung cơ bản nên chọn người am hiểu kĩ về kiến thức bộ môn viết và trình bày. -Nội dung cụ thể của chuyên đề phải xoáy mạnh vào nội dung chính của chuyên đề. Ví dụ chuyên đề về“ Phương pháp và các phương pháp tổ chức dạy tập đọc cho học sinh lớp 1“. Ở chuyên đề này, phần nội dung phải nêu được những vướng mắc, khó khăn giáo viên còn vấp phải. Đưa ra một số kinh nghiệm đút rút được qua các tiết dự giờ cũng như ý kiến đóng góp của giáo viên qua các buổi sinh hoạt chuyên môn. Phải có những dẫn chứng minh hoạ cho những dạng bài, những mảng, chủ đề hoặc nội dung cốt yếu dạy tiết 1 và tiết 2. Nếu có điều kiện thì có thể kèm theo một tham luận ngắn về sử dụng đồ dùng dạy học hỗ trợ như tranh ảnh, mẫu vật thật, phim... Phần này có thể do cán bộ thư viện thiết bị hoặc một giáo viên trình bày. Nội dung các tham luận này nhất thiết phải được ban nội dung thảo luận, bàn bạc thống nhất trước và các đề tài phải đồng bộ, logíc về nội dung. Thời gian trình bày kéo dài khoảng 30 phút. Các biện pháp thực hiện: Cần nêu rõ cách tiến hành, phân công, phân nhiệm, tiến độ thực hiện. @Tổ chức thực hành: chọn bài dạy minh hoạ. Bước 3:Thực hiện triển khai nội dung chuyên đề. Báo cáo nội dung chuyên đề Dạy minh hoạ: Cố gắng tổ chức dạy cho được 2 tiết do 2 giáo viên dạy 2 lớp khác nhau. Thường khi mở chuyên đề người ta hay tổ chức dạy thử, đánh giá rút kinh nghiệm trước cho giáo viên, thậm chí còn mượn học sinh khá giỏi ở các lớp khác hay chỉ tập trung vào giáo viên có tay nghề giỏi. Làm như thế thì giáo viên không nhìn nhận được những tồn tại, những khó khăn thực tếvà cũng không đưa ra được những giải pháp cá nhân mà họ cho là khả thi, là hiệu qua. Bởi vậy, khi dạy minh hoạ tốt nhất là cứ để cho giáo viên dạy bình thường như thường ngày. Đây là một kinh nghiệm mà trong quá trình thực hiện tôi tâm đắc. Mỗi khi giáo viên lên lớp ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc đặc trưng của từng 4
- môn, phân môn khi sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, thì mỗi giáo viên lại có những uyển chuyển, linh hoạt trong sử dụng phương pháp, có những tình huống ứng xử sư phạm riêng không giống nhau. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ bộc lộ những nhược điểm, những tồn tại cá nhân trong các hoạt động dạy học. Tất cả những điều đó sẽ được tập thể ghi nhận và nhận xét, đánh giá sau đó rút ra bài học chung. Đây mới chính là mục đích của chuyên đề. Thảo luận: Để tránh mất thời gian, cần phải chuẩn bị sẵn một hệ thống câu hỏi gợi mở đi sâu vào trọng tâm những vấn đề cần thiết. Những câu hỏi này cần có sự gắn kết giữa nội dung báo cáo tham luận và các tiết dạy minh hoạ. Người điều khiển thảo luận phải vững vàng về chuyên môn và có sự ứng xử nhạy bén, thân thiện thì mới khơi dậy được những ý kiến tâm huyết của tập thể. Chẳng hạn: Nếu giáo viên khen về một hoạt động nào đó thì người điều khiển cần gợi ý ngay:“ Vậy theo thầy (cô) Hoạt động này có những ưu điểm nào cần phát huy?“ Hoặc nhận xét khuyết điểm thì yêu cầu:“ Theo thầy (cô) để khắc phục những tồn tại trên, ta phải làm như thế nào?“ Hay“ Hoạt động nào trong tiết dạy, bài báo cáo mà thầy (cô ) cho là tâm đắc nhất? Vì sao?... Cuối cùng, BGH cần hội ý với Hội đồng bộ môn, Tổ trưởng chuyên môn trả lời một số ý kiến chưa thống nhất và đưa ra chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới. Theo tôi, khi tổ chức chuyên đề để tập hợp được nhiều ý kiến đóng góp thì ngoài thành phần tham dự chuyên đề trong trường cần mời thêm Hội đồng bộ môn của ngành. Đây sẽ là những thành 5
- phần cho ta những ý kiến quý báu mà trong nội bộ một trường nhiều khi ta không thể nhìn hết được. Ngoài ra họ cũng có thể chia sẻ một số kinh nghiệm của họ cũng như rút ra một số vấn đề về chỉ đạo giảng dạy ở trường mình. Bước 4: Giai đoạn vận dụng chuyên đề. Triển khai toàn thể giáo viên thực hiện thông qua thi đua, dự giờ lẫn nhau kết hợp với BGH dự giờ. Bước 5 : Tổng kết chuyên đề và rút kinh nghiệm. Sau một thời gian thực hiện cần có buổi tổng kết nhận định những vấn đề tốt cần phát huy cũng như rút kinh nghiệm những nhược điểm cần khắc phục của BGH, tập thể khối đưa ra khi vận dụng chuyên đề. Từ đó, đưa ra những biện pháp cũng như đề nghị để chuyên đề mang lại hiệu quả cao hơn trong những năm học tới. Theo tôi bước này khá quan trọng mà các trường thường bỏ ngõ, nên phần nào đó hiệu quả của chuyên đề chưa mang lại kết quả tốt. III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Trong quá trình thực hiện chuyên đề nhằm nâng cao công tác chuyên môn cho đội ngũ, tôi trang bị cho mình được nhiều bài học trong công tác tổ chức thực hiện chuyên đề trong nhà trường : - Cán bộ quản lý phải có nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động chuyên đề, biết kết hợp các nguyên tắc, đảm bảo các chức năng quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên. - Cần lựa chọn thời điểm thích hợp để thực hiện chuyên đề. Cân đối thời gian hợp lí cho việc tổ chức chuyên đề để cùng một lúc thuận tiện cho giáo viên và gặt hái được hiệu quả cao nhất. - Xây dựng quy trình chuyên đề hợp lý nhằm khai thác hết hiệu quả từ chuyên đề. 6
- - Phát huy hết nguồn lực cuả đội ngũ bằng cách chọn những phương pháp quản lý phù hợp với đặc điểm nhà trường. - Quản lý cần chủ động phối hợp với tổ chuyên môn để kịp thời có sự chỉ đạo sâu sát đến việc nâng cao tay nghề cho đội ngũ thông qua con đường tổ chức hoạt động chuyên đề. IV.PHẠM VI ÁP DỤNG: Chuyên đề này có thể vận dụng cho các trường không kể các cấp học khác nhau. V. LỜI KẾT: Cuối cùng, đây là bước đầu tôi nghiên cứu đề tài này, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân tôi rất mong sự đóng góp của Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm, Quý thầy cô, đồng nghiệp để thực hiện tốt hơn trong công tác cuả mình tại đơn vị. 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 – môn tập đọc
6 p | 3907 | 489
-
Kinh nghiệm “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6
29 p | 708 | 159
-
Kinh nghiệm Nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên Mầm non
28 p | 650 | 156
-
SKKN - PP GIAI BAI TAP CON LĂC ĐƠN.13506
23 p | 277 | 115
-
Rèn kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ Địa lí cho học sinh lớp 7
9 p | 1081 | 89
-
các công thức vật lý 12 cơ bản và nâng cao
12 p | 354 | 87
-
Sáng kinh nghiệm tiếng việt lớp 3 – dạy làm tập làm văn như thế nào để đáp ứng nhu cầu đổi mới
4 p | 482 | 85
-
Sáng kiến kinh nghiệm – một số giải pháp chỉ đạo cán bộ giáo viên
18 p | 378 | 73
-
THƠ, VĂN TRONG DẠY – HỌC LỊCH SỬ
4 p | 495 | 65
-
Hệ thống công thức Lý 12 CB - Giải nhanh các câu trắc nghiệm
3 p | 270 | 54
-
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua môn văn học thể loại truyện kể
27 p | 333 | 50
-
TỔ CHỨC QUẢN LÍ HỌC SINH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT
4 p | 106 | 22
-
Sáng kiến: Một số hình thức cho trẻ làm quen với văn học va chữ viết
17 p | 159 | 19
-
Đề tài sáng kiến: XÂY DỰNG NHỮNG CUỐN SÁCH BIẾT NÓI CHO GÓC THƯ VIỆN
9 p | 151 | 18
-
Hệ thống công thức Lý 12 CB
4 p | 132 | 18
-
Bài tập chu kỳ dao động con lắc đơn chịu ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài
3 p | 149 | 11
-
NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG MỘT SỐ LOẠI RAU CHO TRẺ 5 6 TUỔI
4 p | 101 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn