intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ÍCH TRÍ (Kỳ 2)

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

58
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tính vị qui kinh: + Vị cay, tính ôn, không độc (Khai Bảo Bản Thảo). + Vị cay, đắng, tính nhiệt (Bản Thảo Tiện Độc). + Vị cay, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển). Qui kinh: + Vào kinh Tỳ, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển). + Vào kinh Thủ thái âm Phế, túc Thái âm Tỳ, túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo). + Vào kinh Tỳ, Vị, Thận (Lôi Công Bào Chích Luận).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ÍCH TRÍ (Kỳ 2)

  1. ÍCH TRÍ (Kỳ 2) Tính vị qui kinh: + Vị cay, tính ôn, không độc (Khai Bảo Bản Thảo). + Vị cay, đắng, tính nhiệt (Bản Thảo Tiện Độc). + Vị cay, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển).
  2. Qui kinh: + Vào kinh Tỳ, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển). + Vào kinh Thủ thái âm Phế, túc Thái âm Tỳ, túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo). + Vào kinh Tỳ, Vị, Thận (Lôi Công Bào Chích Luận). + Vào kinh túc Quyết âm Can, thủ Thái âm Phế (Bản Thảo Kinh Giải). Đơn Thuốc Kinh Nghiệm: + Trị khí của bàng quang suy yếu, không kiềm chế được gây nên chứng tiểu nhiều: Ích trí nhân sao chung với muối cho kỹ rồi bỏ muối đi. Hợp chung với Thiên thai ô dược, 2 vị bằng nhau, tán bột. Dùng rượu nấu bột Hoài sơn làm hồ, trộn với thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nước sôi, lúc đói (Súc Tuyền Hoàn - Chu Thị Tập Hiệu phương). + Trị bụng trướng đau, tiêu chảy liên tục không cầm, đó là chứng khí thoát: dùng Ích trí nhân 80g, sắc nước thật đặc, uống dần (Thế Y Đắc Hiệu). + Trị tỳ và thận có hư nhiệt, tâm khí không thông, tiểu đục, tinh yếu: Ích trí nhân, Phục thần, Phục linh. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần uống 8-12g (Ích Trí Hoàn – Chứng Trị Chuẩn Thằng).
  3. + Trị xích trọc: Ích trí nhân 80g, Phục thần 80g, Viễn chí, Cam thảo (thủy chưng) 320g. tán nhuyễn, trộn với rượu làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. mỗi lần uống 50 viên, với nước Gừng sắc, lúc đói (Bản Thảo Cương Mục). + Trị bạch trọc, nước tiểu đục như nước vo gạo kèm bụng đầy: Ích trí nhân, tẩm với nước muối cho kỹ, sao. Lại dùng nước Gừng sống tẩm Hậu phác rồi sao. Hai vị bằng nhau, thêm Gừng 3 lát, Táo 1 trái, sắc uống nóng (Vĩnh Loại Kiềm phương). + Trị tiểu nhiều lần và trẻ em đái dầm: Ô dược, Ích trí nhân, Hoài sơn (chưng rượu), lượng bằng nhau. Tán bột, làm hoàn, mỗi lần uống 8g-12g, ngày 2-3 lần (Súc Tuyền Hoàn - Phụ Nhân Đại Toàn Lương phương), + Trị phụ nữ bị băng trung, huyết ra nh ư nước: Ích trí nhân, sao, tán nhuyễn. Uống 8g với nước cơm pha ít muối (Kinh Hiệu Sản Bảo). + Làm cho thơm miệng, tan mọi mùi tanh hôi: Ích trí nhân 40g, Cam thảo 8g, nghiền nát, cho vào gói kín. Thỉnh thoảng dùng lưỡi liếm 1 ít (Kinh Nghiệm Lương phương). + Trị có thai mà ra huyết: Ích trí nhân 20g, Sa nhân (cả vỏ) 40g. Tán nhuyễn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g với nước sôi, lúc đói (Hồ Thị Tế Âm phương).
  4. + Trị di tinh (do thận dương hư), bạch đới: Ích trí nhân, Phục linh, Phục thần, lượng bằng nhau, tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g, uống với nước sôi ấm (Ích Trí Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị miệng chảy nước dãi nhiều (do Tỳ vị hư hàn) dùng: Ích trí nhân, Đảng sâm, Bán hạ, Quất b ì, Xa tiền tử, mỗi thứ 12g, Phục linh 16g, sắc uống ( Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị tiêu chảy do Tỳ thận hư: Ích trí nhân, Hoài sơn, Kha tử nhục, mỗi thứ 12g, Mộc hương, Tiểu hồi, Can khương, Trần bì, Ô mai, mỗi thứ 6g. Tán nhuyễn, trộn với hồ làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Tham Khảo: + Ích trí nhân dùng với thuốc có vị thơm thì vào phế, dùng với thuốc bổ khí thì vào Tỳ, nấu với nước muối thì vào Thận. Ba tạng này có quan hệ với nhau. Nếu dùng vào thuốc bổ thì nên tùy bệnh mà gia giảm nhưng không nên dùng nhiều (Thang Dịch Bản Thảo). + Ích trí nhân vị cay, là vị thuốc hành dương, làm cho âm lui. Người nào Tam tiêu và Mệnh môn suy yếu thì nên dùng, người nào Tỳ Vị hàn, chảy nước dãi nhiều thì Ích trí nhân làm cho ôn Tỳ Vị, vì vậy nó có thể thu liễm được đờm dãi (Bản Thảo Cương Mục).
  5. + Ích trí vận hành dương khí, làm cho âm lui, là vị thuốc giao thông của mẹ con Tâm và Tỳ. khí ở Tam tiêu và Mệnh môn yếu cũng như Tâm Tỳ hư yếu thì nên dùng. Vì Tâm là mẹ của Tỳ cho nên muốn cho ăn được không những phải hòa Tỳ mà phải dùng thuốc của tâm vào trong thuốc của Tỳ để thêm hỏa vào trong thổ thì hỏa sinh được thổ (Dược Phẩm Vậng Yếu). + Ích trí nhân, hành nhiều, bổ ít, vì thế dùng làm thuốc bổ, nếu dùng độc vị sẽ bị tán khí (Hội Dược Y Kính).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0