ISO, Tất cả về ISO Không thể bỏ qua!
lượt xem 27
download
ISO là gì ? ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (International Organization for Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ISO, Tất cả về ISO Không thể bỏ qua!
- ISO, Tất cả về ISO Không thể bỏ qua! (Phần 1) ISO là gì ? ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (International Organization for Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin. ISO có trụ sở ở Geneva (Thuỵ sĩ) và là một tổ chức
- Quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia của 111 nước. Tuỳ theo từng nước, mức độ tham gia xây dựng các tiêu chuẩn ISO có khác nhau. ở một số nước, tổ chức tiêu chuẩn hoá là các cơ quan chính thức hay bán chính thức của Chính phủ. Tại Việt Nam, tổ chức tiêu chuẩn hoá là Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng, thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường. Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện dụng hơn và đạt được hiệu quả. Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện. Tuy nhiên, thường các nước chấp nhận tiêu chuẩn ISO và coi nó có tính chất bắt buộc. ISO có khoảng 180 Uỷ ban kỹ thuật (TC) chuyên dự thảo các tiêu chuẩn trong từng lĩnh vực. ISO lập ra các tiêu chuẩn trong mọi ngành trừ công nghiệp chế tạo điện và điện tử. Các nước thành viên của ISO lập ra các nhóm tư vấn kỹ thuật nhằm cung cấp tư liệu đầu vào cho các Uỷ ban kỹ thuật và đó là một phần của quá trình xây dựng tiêu chuẩn. ISO tiếp nhận tư liệu của đầu vào từ các Chính phủ các ngành và các bên liên quan trước khi ban hành một tiêu chuẩn. Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các nước thành viên chấp thuận, nó được công bố là Tiêu chuẩn Quốc tế. Sau đó mỗi nước lại có thể chấp nhận một phiên bản của tiêu chuẩn đó làm Tiêu chuẩn quốc gia của mình. Cơ cấu thành viên của ISOThành viên của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá ISO được chia làm 3 loại: Các quốc gia thành viên:
- Một quốc gia thành viên của ISO là tổ chức đại diện duy nhất về tiêu chuẩn chất lượng cho quốc gia đó. Tại mỗi quốc gia này, chỉ có duy nhất một tổ chức như vậy được công nhận là thành viên của ISO. Các quốc gia thành viên được tham dự và được quyền bỏ phiếu trong Uỷ ban công nghệ và Uỷ ban hoạch định chính sách của ISO. Các tổ chức thành viên Một tổ chức thành viên thường là một tổ chức thuộc quốc gia không có những hoạt động về tiêu chuẩn hoá toàn diện. Các tổ chức thành viên không đóng một vai trò tích cực trong việc tham gia vào công việc hoạch định chính sách và xây dựng các tiêu chuẩn kĩ thuật. Họ tham gia vào ISO với mục đích có được những thông tin đầy đủ về những công việc có liên quan đến lợi ích của họ. Các thành viên phải đóng phí Các thành viên phải đóng phí là những quốc gia có qui mô kinh tế nhỏ. Những thành viên này chỉ phải đóng mức phí thấp. Điều này cho phép họ duy trì liên lạc với Tổ chức ISO. ISO và những con số(Số liệu này được cập nhật vào tháng 1/2001) Trong năm 2001, tổng số thành viên của ISO lên đến con số là 138 tổ chức, thành viên trong đó 91 quốc gia thành viên, 36 tổ chức thành viên, 11 thành viên phải đóng phí.
- Cơ cấu Uỷ ban Kĩ thuật của ISO bao gồm tổng số 2858 các Uỷ ban, tiểu ban, nhóm kỹ thuật trong đó có 187 Uỷ ban Kĩ thuật; 552 tiểu ban, 2100 nhóm làm việc và 19 nhóm nghiên cứu đặc biệt. Nhân viên của Ban thư ký kỹ thuật có 35 quốc gia thành viên cung cấp các dịch vụ hành chính và kĩ thuật cho những bộ phận thư ký của Uỷ ban và Tiểu ban kỹ thuật. Các dịch vụ này phải cần đến 500 nhân viên làm giờ hành chính. Nhân viên của Ban thư kí trung tâm ở Geneva (trụ sở của ISO) có 164 nhân viên của 19 nước tham gia vào ISO. Tài chính: Mỗi năm, chi phí hoạt động của ISO là 150 CHF (Franc Thuỵ Sĩ), trong đó 80% tổng chi phí do 35 quốc gia thành viên có ban thư ký của Uỷ ban và Tiểu ban Kỹ thuật đóng góp; 20% là phí đóng góp của các quốc gia thành viên và từ thu nhập của việc xuất bản, khoản này chi cho hoạt động của Ban thư kí trung tâm. Phát triển tiêu chuẩn quốc tế: Cho tới ngày 31 tháng 12 năm 2000, ISO đã xây dựng được 13025 tiêu chuẩn và các tài liệu về tiêu chuẩn. Tất cả các tiêu chuẩn lập ra được xuất bản thành sách bằng 2 thứ tiếng (Anh và Pháp). Quyển sách có độ dày là 391582 trang. Trong năm 2000, có tổng số 986 tiêu chuẩn quốc tế và những tài liệu về tiêu chuẩn được in ấn.
- Quá trình làm việc tính đến ngày 31/12/2000, có 4789 nội dung công việc trong chương trình làm việc được Uỷ ban kĩ thuật thực hiện. Trong đó có 1661 nội dung công việc mới trong giai đoạn chuẩn bị, 1119 dự thảo của uỷ ban kĩ thuật, 2009 dự thảo tiêu chuẩn quốc tế và dự thảo tiêu chuẩn quốc tế đang được đưa ra xem xét lần cuối. Tính riêng năm 2000, có 729 nội dung công việc mới được đăng kí tiến hành cho các tiêu chuẩn mới; 548 dự thảo của Uỷ ban được đăng kí; 1780 dự thảo tiêu chuẩn quốc tế và dự thảo tiêu chuẩn quốc tế đang được xem xét lần cuối cùng được đăng kí. Các cuộc họp trong năm 2000: Trung bình có 13 cuộc họp kĩ thuật được tổ chức mỗi ngày (trừ thứ 7 và chủ nhật) ở khắp nơi trên thế giới. 1353 cuộc họp kĩ thuật được tổ chức ở 29 nước. Trong đó có 99 cuộc họp của uỷ ban kĩ thuật; 352 cuộc họp của các tiểu ban; 902 cuộc họp của các nhóm làm việc và các nhóm nghiên cứu đặc biệt. Các mối quan hệ khác: 564 tổ chức quốc tế có mối quan hệ với các Uỷ ban kĩ thuật và các tiểu ban của ISO. Truy cập điện tử đến thông tin kĩ thuật: Thông tin đầy đủ về các hoạt động của tiêu chuẩn quốc tế (bao gồm tin tức về việc chứng nhận và catalogue về ISO) được đưa trên trang Web của ISO. Địa chỉ website: www.iso.ch Những người truy cập vào trang web này sẽ có được các thông tin của 13025 nội dung cơ sở dữ liệu về tiêu chuẩn quốc tế ISO; 4789 tiêu chuẩn quốc tế
- dự thảo. Qua website này, khi truy cập vào WSSN (World Standards Services Network- mạng lưới hệ thống dịch vụ tiêu chuẩn thế giới), có thể tìm được các thông tin dễ dàng và trực tiếp về quá trình phát triển tiêu chuẩn trong các quốc gia và khu vực áp dụng tiêu chuẩn. Có 70000 tiêu chuẩn, nguyên tắc kĩ thuật và các tài liệu về tiêu chuẩn ở khắp nơi trên thế giới.
- ISO, Tất cả về ISO Không thể bỏ qua! (Phần 2) Quá trình xây dựng tiêu chuẩn Để thực hiện các nguyên tắc của tiêu chuẩn hoá, đặc biệt là nguyên tắc "thoả thuận" người ta thực hiện xây dựng tiêu chuẩn theo "phương pháp ban kỹ thuật" tức là lập một Ban kỹ thuật tập hợp tất cả các bên quan tâm tới đối tượng tiêu chuẩn (đề mục tiêu chuẩn) để soạn ra tiêu chuẩn đó. Về đại thể, việc xây dựng
- tiêu chuẩn ở tất cả các cấp (quốc tế, quốc gia, hội, công ty...) tất cả các ngành, các lĩnh vực chuyên môn đều theo những nét lớn giống nhau, chỉ khác nhau ở những chi tiết cụ thể. 1.Ban kỹ thuật 1.1. Ban kỹ thuật là gì ? Ban kỹ thuật là một tổ chức tập hợp những người thay mặt cho các bên quan tâm tới đối tượng tiêu chuẩn hay một nhóm tiêu chuẩn về một sản phẩm hay một lĩnh vực chuyên môn nhất định để soạn thảo tiêu chuẩn cho sản phẩm hay lĩnh vực chuyên môn đó. Bên dưới Ban kỹ thuật là Tiểu ban và Nhóm công tác. 1.2. Thành phần ban kỹ thuật Thành phần Ban kỹ thuật gồm tất cả các bên quan tâm tới đối tượng tiêu chuẩn. Đối với tiêu chuẩn của sản phẩm thường có các nhóm quan tâm sau đây: - Nhà sản xuất sản phẩm - Người tiêu thụ hay tiêu dùng sản phẩm - Các cơ quan tổ chức hay nghiên cứu khoa học - Các cơ quan của chính phủ
- Mỗi Ban kỹ thuật thường có từ 9 đến 20 thành viên, trong ban kỹ thuật có 1 uỷ viên thư ký là người của cơ quan Tiêu chuẩn hoá. Ban kỹ thuật của tổ chức ISO tập hợp tất cả các đại diện của tất cả các quốc gia quan tâm đến đề mục tiêu chuẩn, không loại trừ một quốc gia nào, miễn là họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thành viên ban kỹ thuật (đi họp, góp ý kiến, biểu quyết đầy đủ). Tổ chức ISO đã thành lập khoảng 220 ban kỹ thuật, trong đó có gần 200 ban đang còn hoạt động. Mỗi tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc gia có chừng vài chục tới vài trăm ban kỹ thuật, tập hợp chừng vài trăm tới vài ngàn cán bộ bên ngoài cơ quan Tiêu chuẩn hoá tham gia vào hoạt động xây dựng tiêu chuẩn. 1.3. Nhiệm vụ của ban kỹ thuật Nhiệm vụ chủ yếu của ban kỹ thuật là xây dựng tiêu chuẩn, ngoài ra còn một số nhiệm vụ khác. - Soát xét (sửa đổi, thay thế) tiêu chuẩn - Đề nghị kế hoạch xây dựng, soát xét tiêu chuẩn - Góp ý cho các dự thảo tiêu chuẩn của các ban kỹ thuật khác có liên quan.
- - Tham gia hoạt động của các ban kỹ thuật cấp trên hoặc cấp dưới. 2. Quá trình xây dựng tiêu chuẩn Quá trình xây dựng tiêu chuẩn gồm những bước chủ yếu sau đây (nhưng không chỉ giới hạn trong những bước này): - Đề nghị đề mục tiêu chuẩn - Phê duyệt kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn - Lập dự thảo ban kỹ thuật - Gửi dự thảo ban kỹ thuật lấy ý kiến rộng rãi - Lập dự thảo cuối cùng - Phê duyệt và phát hành tiêu chuẩn. Quá trình xây dựng một tiêu chuẩn từ khi bắt đầu đến kết thúc thường là 5 năm hoặc hơn (với TC ISO), từ 3 đến 5 năm (với TC quốc gia của các nước nói chung) và 1 đến 2 năm đối với TCVN. 2.1. Đề nghị đề mục tiêu chuẩn Mọi tập thể hay cá nhân trong tổ chức tiêu chuẩn có thể đề nghị đề mục xây dựng tiêu chuẩn. Trong tổ chức ISO, mọi quốc gia thành viên ISO có thể đề nghị
- mục xây dựng tiêu chuẩn ISO, trong công ty, mọi bộ phận (marketing, thiết kế, cung ứng, kiểm soát chất lượng, bảo hành...) đều có thể đề nghị xây dựng tiêu chuẩn công ty. 2.2. Phê duyệt kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn. Vì không có đủ nguồn lực (nhân lực, tài chính...) để thực hiện mọi đề nghị đề mục tiêu chuẩn, nên tổ chức nào cũng cần quy định thủ tục đề phê duyệt xem những đề mục nào sẽ được thực hiện trong những khoảng thời gian nhất định. Những căn cứ để phê duyệt là tính cấp bách của đề mục, ý nghĩa và mức độ quan tâm của các thành viên trong tổ chức, khả năng thực hiện, các nguồn lực ... 2.3. Soạn thảo dự thảo đề nghị Dự thảo đề nghị là sơ thảo đầu tiên củạ tiêu chuẩn. Dự thảo này có thể do chính người (tổ chức) đề nghị đề mục tiêu chuẩn soạn thảo ra đề trình cho ban kỹ thuật. Nếu đề mục xây dựng được phê duyệt khi chưa có dự thảo đề nghị thì ban kỹ thuật phải chỉ định ra một nhóm làm việc để soạn thảo dự thảo đề nghị này. 2.4. Lập dự thảo ban kỹ thuật Dự thảo đề nghị sau khi được các thành viên ban kỹ thuật xem xét, sửa chữa, nhất trí thông qua thì trở thành dự thảo ban kỹ thuật. 2.5. Gửi dự thảo ban kỹ thuật đi lấy ý kiến rộng rãi
- Dự thảo ban kỹ thuật sẽ được gửi đi lấy ý kiến rộng rãi. Thông thường sẽ có một thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để mọi người quan tâm có thể nhận được dự thảo ban kỹ thuật nếu họ muốn. Người ta cũng ấn định một khoảng thời gian (dài ngắn tuỳ theo thủ tục cụ thể) để mọi người gửi ý kiến góp ý về ban kỹ thuật. 2.6. Lập dự thảo cuối dùng Các ý kiến đóng góp sẽ được ban kỹ thuật xem xét, khi cần có thể mời người đã góp ý đến để trình bày và cùng thảo luận. Dự thảo tiêu chuẩn đã được sửa chữa sau khi xem xét tới tất cả các ý kiến đóng góp là dự thảo cuối cùng. 2.7. Phê duyệt và phát hành tiêu chuẩn Dự thảo cuối cùng cùng với hồ sơ xây dựng tiêu chuẩn (các dự thảo trước, các ý kiến đóng góp, biên bản các cuộc họp, các tài liệu tham khảo...) được chuyển lên bộ phận có thẩm quyền theo quy định để phê duyệt. 3. Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia Tiêu chuẩn quốc gia có thể được xây dựng từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau: kết quả của các chương trình nghiên cứu tiêu chuẩn của các công ty, các ngành đã được sử dụng trước đó nhưng có một nguồn rất quan trọng đó là công nhận tiêu chuẩn quốc tế.
- 3.1. Tại sao phải chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia ? - Lý do kinh tế: Tiêu chuẩn quốc tế đã được nghiên cứu, xây dựng và áp dụng ở nhiều nước, đã được kiểm nghiệm trong thực tế nên khi xây dựng TCQT chúng ta có thể tham khảo để tiết kiệm thời gian và kinh phí. - Lý do hoà nhập: Để tạo điều kiện cho việc tiếp thu kinh nghiệm, trao đổi kiến thức, trao đổi hàng hoá... các tổ chức kinh tế, xã hội, khoa học... quốc tế thường yêu cầu các quốc gia thành viên "hoà hợp" tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế, nếu đã có tiêu chuẩn quốc tế, trong lĩnh vực, phạm vi đó. 3.2. Tại sao không dịch "nguyên si" các tiêu chuẩn quốc tế - Bản thân TCQT đôi khi cũng có những sai lỗi nhỏ. - Có thể có các cách diễn đạt khác nhau về đơn vị đo lường hay ký hiệu chữ cái, hình vẽ... cần phải chú giải thêm. - Cần lựa chọn, nếu tiêu chuẩn quốc tế đưa ra quá nhiều phương án, quá nhiều giải pháp. Một số quy định của TCQT không thể sử dụng được trong điều kiện trang thiết bị, nguyên vật liệu của chúng ta vì vậy cần thay đổi các quy định đó cho thích hợp. 3.3. Nguyên tắc khi chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia
- Các tổ chức quốc tế khuyến khích các quốc gia chấp nhận càng nhiều càng tốt các tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia, đồng thời phải bảo đảm các nguyên tắc sau: Chỉ sửa chữa thay đổi các điều khoản của tiêu chuẩn quốc tế ở nhưng chỗ thật cần thiết, tránh làm xáo trộn các điều khoản chỉ vì lý do hình thức trình bày, điều này gây khó khăn cho việc sử dụng tiêu chuẩn sau này. Cần sử dụng một phương pháp trình bày sao cho phân biệt được ngay những điều nào đã bị thay đổi hay thêm vào. Nếu một tiêu chuẩn quốc gia tương đương với một tiêu chuẩn quốc tế thì nên chỉ rõ số hiệu của tiêu chuẩn quốc tế tương ứng.
- ISO, Tất cả về ISO Không thể bỏ qua! (Phần 3) Quá trình xây dựng tiêu chuẩn Để thực hiện các nguyên tắc của tiêu chuẩn hoá, đặc biệt là nguyên tắc "thoả thuận" người ta thực hiện xây dựng tiêu chuẩn theo "phương pháp ban kỹ thuật" tức là lập một Ban kỹ thuật tập hợp tất cả các bên quan tâm tới đối tượng tiêu chuẩn (đề mục tiêu chuẩn) để soạn ra tiêu chuẩn đó. Về đại thể, việc xây dựng
- tiêu chuẩn ở tất cả các cấp (quốc tế, quốc gia, hội, công ty...) tất cả các ngành, các lĩnh vực chuyên môn đều theo những nét lớn giống nhau, chỉ khác nhau ở những chi tiết cụ thể. 1.Ban kỹ thuật 1.1. Ban kỹ thuật là gì ? Ban kỹ thuật là một tổ chức tập hợp những người thay mặt cho các bên quan tâm tới đối tượng tiêu chuẩn hay một nhóm tiêu chuẩn về một sản phẩm hay một lĩnh vực chuyên môn nhất định để soạn thảo tiêu chuẩn cho sản phẩm hay lĩnh vực chuyên môn đó. Bên dưới Ban kỹ thuật là Tiểu ban và Nhóm công tác. 1.2. Thành phần ban kỹ thuật Thành phần Ban kỹ thuật gồm tất cả các bên quan tâm tới đối tượng tiêu chuẩn. Đối với tiêu chuẩn của sản phẩm thường có các nhóm quan tâm sau đây: - Nhà sản xuất sản phẩm - Người tiêu thụ hay tiêu dùng sản phẩm - Các cơ quan tổ chức hay nghiên cứu khoa học - Các cơ quan của chính phủ Mỗi Ban kỹ thuật thường có từ 9 đến 20 thành viên, trong ban kỹ thuật có 1 uỷ viên thư ký là người của cơ quan Tiêu chuẩn hoá.
- Ban kỹ thuật của tổ chức ISO tập hợp tất cả các đại diện của tất cả các quốc gia quan tâm đến đề mục tiêu chuẩn, không loại trừ một quốc gia nào, miễn là họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thành viên ban kỹ thuật (đi họp, góp ý kiến, biểu quyết đầy đủ). Tổ chức ISO đã thành lập khoảng 220 ban kỹ thuật, trong đó có gần 200 ban đang còn hoạt động. Mỗi tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc gia có chừng vài chục tới vài trăm ban kỹ thuật, tập hợp chừng vài trăm tới vài ngàn cán bộ bên ngoài cơ quan Tiêu chuẩn hoá tham gia vào hoạt động xây dựng tiêu chuẩn. 1.3. Nhiệm vụ của ban kỹ thuật Nhiệm vụ chủ yếu của ban kỹ thuật là xây dựng tiêu chuẩn, ngoài ra còn một số nhiệm vụ khác. - Soát xét (sửa đổi, thay thế) tiêu chuẩn - Đề nghị kế hoạch xây dựng, soát xét tiêu chuẩn - Góp ý cho các dự thảo tiêu chuẩn của các ban kỹ thuật khác có liên quan. - Tham gia hoạt động của các ban kỹ thuật cấp trên hoặc cấp dưới. 2. Quá trình xây dựng tiêu chuẩn Quá trình xây dựng tiêu chuẩn gồm những bước chủ yếu sau đây (nhưng không chỉ giới hạn trong những bước này):
- - Đề nghị đề mục tiêu chuẩn - Phê duyệt kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn - Lập dự thảo ban kỹ thuật - Gửi dự thảo ban kỹ thuật lấy ý kiến rộng rãi - Lập dự thảo cuối cùng - Phê duyệt và phát hành tiêu chuẩn. Quá trình xây dựng một tiêu chuẩn từ khi bắt đầu đến kết thúc thường là 5 năm hoặc hơn (với TC ISO), từ 3 đến 5 năm (với TC quốc gia của các nước nói chung) và 1 đến 2 năm đối với TCVN. 2.1. Đề nghị đề mục tiêu chuẩn Mọi tập thể hay cá nhân trong tổ chức tiêu chuẩn có thể đề nghị đề mục xây dựng tiêu chuẩn. Trong tổ chức ISO, mọi quốc gia thành viên ISO có thể đề nghị mục xây dựng tiêu chuẩn ISO, trong công ty, mọi bộ phận (marketing, thiết kế, cung ứng, kiểm soát chất lượng, bảo hành...) đều có thể đề nghị xây dựng tiêu chuẩn công ty. 2.2. Phê duyệt kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn. Vì không có đủ nguồn lực (nhân lực, tài chính...) để thực hiện mọi đề nghị đề mục tiêu chuẩn, nên tổ chức nào cũng cần quy định thủ tục đề phê duyệt xem những đề mục nào sẽ được thực hiện trong những khoảng thời gian nhất định.
- Những căn cứ để phê duyệt là tính cấp bách của đề mục, ý nghĩa và mức độ quan tâm của các thành viên trong tổ chức, khả năng thực hiện, các nguồn lực ... 2.3. Soạn thảo dự thảo đề nghị Dự thảo đề nghị là sơ thảo đầu tiên củạ tiêu chuẩn. Dự thảo này có thể do chính người (tổ chức) đề nghị đề mục tiêu chuẩn soạn thảo ra đề trình cho ban kỹ thuật. Nếu đề mục xây dựng được phê duyệt khi chưa có dự thảo đề nghị thì ban kỹ thuật phải chỉ định ra một nhóm làm việc để soạn thảo dự thảo đề nghị này. 2.4. Lập dự thảo ban kỹ thuật Dự thảo đề nghị sau khi được các thành viên ban kỹ thuật xem xét, sửa chữa, nhất trí thông qua thì trở thành dự thảo ban kỹ thuật. 2.5. Gửi dự thảo ban kỹ thuật đi lấy ý kiến rộng rãi Dự thảo ban kỹ thuật sẽ được gửi đi lấy ý kiến rộng rãi. Thông thường sẽ có một thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để mọi người quan tâm có thể nhận được dự thảo ban kỹ thuật nếu họ muốn. Người ta cũng ấn định một khoảng thời gian (dài ngắn tuỳ theo thủ tục cụ thể) để mọi người gửi ý kiến góp ý về ban kỹ thuật. 2.6. Lập dự thảo cuối dùng Các ý kiến đóng góp sẽ được ban kỹ thuật xem xét, khi cần có thể mời người đã góp ý đến để trình bày và cùng thảo luận. Dự thảo tiêu chuẩn đã được sửa chữa sau khi xem xét tới tất cả các ý kiến đóng góp là dự thảo cuối cùng.
- 2.7. Phê duyệt và phát hành tiêu chuẩn Dự thảo cuối cùng cùng với hồ sơ xây dựng tiêu chuẩn (các dự thảo trước, các ý kiến đóng góp, biên bản các cuộc họp, các tài liệu tham khảo...) được chuyển lên bộ phận có thẩm quyền theo quy định để phê duyệt. 3. Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia Tiêu chuẩn quốc gia có thể được xây dựng từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau: kết quả của các chương trình nghiên cứu tiêu chuẩn của các công ty, các ngành đã được sử dụng trước đó nhưng có một nguồn rất quan trọng đó là công nhận tiêu chuẩn quốc tế. 3.1. Tại sao phải chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia ? - Lý do kinh tế: Tiêu chuẩn quốc tế đã được nghiên cứu, xây dựng và áp dụng ở nhiều nước, đã được kiểm nghiệm trong thực tế nên khi xây dựng TCQT chúng ta có thể tham khảo để tiết kiệm thời gian và kinh phí. - Lý do hoà nhập: Để tạo điều kiện cho việc tiếp thu kinh nghiệm, trao đổi kiến thức, trao đổi hàng hoá... các tổ chức kinh tế, xã hội, khoa học... quốc tế thường yêu cầu các quốc gia thành viên "hoà hợp" tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế, nếu đã có tiêu chuẩn quốc tế, trong lĩnh vực, phạm vi đó. 3.2. Tại sao không dịch "nguyên si" các tiêu chuẩn quốc tế - Bản thân TCQT đôi khi cũng có những sai lỗi nhỏ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ISO, Tất cả về ISO Không thể bỏ qua! (Phần 1)
6 p | 280 | 131
-
ISO, Tất cả về ISO Không thể bỏ qua! (Phần 5)
6 p | 255 | 121
-
ISO, Tất cả về ISO Không thể bỏ qua! (Phần 2)
8 p | 163 | 70
-
ISO, Tất cả về ISO Không thể bỏ qua! (Phần 3)
7 p | 171 | 59
-
ISO, Tất cả về ISO Không thể bỏ qua! (Phần 4) Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc
14 p | 187 | 59
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn