intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ISTANBUL - THÀNH PHỐ NỬA ÂU NỬA Á

Chia sẻ: Thandong Datviet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

152
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Istanbul có vị trí độc nhất vô nhị là nằm giữa 2 biển: biển Đen ở phía bắc và Marmara ở phía nam, một nửa thành phố bên này thuộc châu Âu, nửa bên kia thuộc châu Á. Là một chặng quan trọng trong con đường tơ lụa xa xưa, lại từng là thiên đường của các điệp viên thời chiến tranh lạnh, bao nhiêu điều hấp dẫn đã khiến tôi lên đường... Eo biển Bosporus nối giữa biển Đen và biển Marmara, bờ tây thuộc châu Âu, bờ đông thuộc châu Á - phần này ít thứ đáng xem....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ISTANBUL - THÀNH PHỐ NỬA ÂU NỬA Á

  1. ISTANBUL - THÀNH PHỐ NỬA ÂU NỬA Á Istanbul có vị trí độc nhất vô nhị là nằm giữa 2 biển: biển Đen ở phía bắc và Marmara ở phía nam, một nửa thành phố bên này thuộc châu Âu, nửa bên kia thuộc châu Á. Là một chặng quan trọng trong con đường tơ lụa xa xưa, lại từng là thiên đường của các điệp viên thời chiến tranh lạnh, bao nhiêu điều hấp dẫn đã khiến tôi lên đường... Eo biển Bosporus nối giữa biển Đen và biển Marmara, bờ tây thuộc châu Âu, bờ đông thuộc châu Á - phần này ít thứ đáng xem. Bản thân phần lãnh thổ thuộc châu Âu của Istanbul lại được chia ra làm 2 khu, ở giữa là Golden Horn. Các công trình lịch sử, địa điểm tham quan của Istanbul hầu hết đều nằm bên khu cổ - sultanahmet, phía nam của Golden Horn, khu modern city - Taksim square nằm ở trên 1 đỉnh đồi ở phía bắc, cũng gần, qua cầu, đi thang máy lên đỉnh là đến. Khu Old city có nhiều khách sạn, văn phòng du lịch.
  2. Những nhà thờ chóp tròn như thế này nhiều vô kể trong thành phố Theo truyền thuyết, khoảng năm 657 trước Công nguyên, một người đàn ông tên Byzan sau khi xin lời khuyên chọn địa điểm từ nhà tiên tri ở Delphi (Hy lạp) đã xây dựng nên thành phố cổ Byzantium ở vùng đất nay là Istanbul. Cũng theo truyền thyết, lúc đầu ông ấy không hiểu ý nghĩa lời nhà tiên tri "đối diện với những người mù", chỉ đến khi đi ngang qua eo biển Bosporus, cửa ngõ duy nhất nối vào biển Đen và nhìn sang bờ Á nơi người Hy lạp đang sinh sống, ông mới chợt hiểu chính những người Hy lạp bao nhiêu năm đã không nhìn thấy vị trí chiến lược của bên bờ Âu chỉ cách họ nửa dặm. Sau đó thành phố bị Alexandre Đại đế chiếm và sáp nhập thành một phần của đế chế La Mã rộng lớn. Rồi nội chiến, tàn phá... Thành phố mới được dựng lại năm 330 sau Công nguyên, thoạt đầu được đặt tên là New Roman, ngay sau đó lại được đổi tên là Constantinople, theo tên của hoàng đế La mã mới Constantine. Người ta đã cho
  3. xây dựng rất nhiều công trình kiến trúc La Mã cổ như nhà thờ Thiên Chúa, đấu trường... nay vẫn còn tồn tại. Biểu tượng của Sultan bằng vàng Năm 1453, quân đội Ottoman của Sultan Mehmet II chiếm thành phố Constantinople. Dưới triều Ottoman, thành phố được xây dựng thêm nhiều công trình mới, đạt tên là Istanbul, đặc biệt các nhà thờ đều được sửa lại và chuyển thành nhà thờ Hồi giáo như ngày nay. Điều này đã lý giải cho sự ngạc nhiên của người xem khi bước chân vào một số nhà thờ đạo Hồi Mosque quan trọng ở đây, bên cạnh rất nhiều biểu tượng Sultan chữ Ả Rập ngoằn ngoèo lại đôi lúc bắt gặp một bức tranh tường hoặc họa tiết như trong nhà thờ Thiên Chúa giáo. Những công trình kiến trúc hút hồn du khách
  4. Toàn cảnh nhà thờ Aya Sofya Nhà thờ Aya Sofya được xây dựng lần đầu tiên năm 360 bởi con trai của Constantine, được xây dựng lại năm 415, rồi lại bị phá hủy năm 532. Công trình như hiện tại được xây năm 537 và luôn là nhà thờ Thiên Chúa quan trọng nhất của thành phố cổ Constantinople, cho đến khi bị quân đội Ottoman chiếm và được Mehmet sửa thành nhà thờ Hồi giáo năm 1453. Aya Sofya có ý nghĩa quan trọng đối với cả người Thiên Chúa và người Hồi, và để tránh xung đột, năm 1934 chính phủ quyết định chuyển thành bảo tàng. Kiến trúc bên ngoài được đánh giá không đẹp bằng kiến trúc bên trong bởi mái vòm cổ kính trong nhà thờ rất rất lớn với đường kính 30m và cả bức tranh lớn chúa và đức mẹ Maria...
  5. Mái vòm cổ kính bên trong nhà thờ Aya Sofya Blue Mosque (1606 - Sultanahmet I) - gọi tên theo màu xanh của các họa tiết mosaic trang trí bên trong, là một trong những nhà thờ quan trọng và thu hút nhiều khách du lịch nhất.
  6. Chiều về, đứng trên cầu nối hai bên Golden Horn, nhìn toàn cảnh thành phố với vô số mái chóp đầy bí hiểm, ngắm người ngắm xe đi lại tấp nập, tưởng như mình cũng đang làm gián điệp quốc tế! Đến Istanbul, ngoài các công trình kiến trúc nhà thờ Hồi giáo cổ, có hai cung điện rất lớn và đẹp là Topkapi xây từ những năm đầu của triều đại Sultan (1460) và cung Dolmabahce lai Âu nằm cạnh eo biển Bosphorus.
  7. Nhà thờ Xanh (Blue Mosque) hiện lên thật lộng lẫy và tráng lệ Topkapi rất to, rộng, có khu Harem (gọi là hậu cung) cực kỳ lộng lẫy. Vào đây rồi rất dễ hình dung sự giàu có, xa hoa của các quốc vương Hồi giáo, nhất là khi vào
  8. thăm khu trưng bày các đồ quý giá (imperial treasury) được chạm khắc cực kỳ tinh xảo, vàng chóe khắp mọi nơi. Có những vật dụng nếu không nhìn thấy thì sẽ không hình dung nổi như những cái chân nến vàng ròng nặng 48kg với hơn 1.000 viên kim cương gắn chi chít, và ruby với emerald thì vô số kể. Có cả con dao găm (Topkapi dagger) cực kỳ lộng lẫy do quốc vương đặt làm để tặng lúc công du, nhưng sau thấy đẹp quá bèn giữ lại dùng. Ai xem phim Topkapi (1964) sẽ thấy con dao nổi tiếng này là mục tiêu của vụ trộm trong phim.
  9. Đường vào cung điện Topkapi Đầu óc mụ mị vì vàng bạc châu báu, tôi quyết ra Grand bazaar (chợ Lớn) với hy vọng kiếm được món trang sức nào đó cho mình.
  10. Istanbul chắc chắn từng là cửa ngõ giao thương cực kỳ quan trọng giữa Âu và Á vào thời giao thông chưa phát triển và cũng không có... Internet. Bazaar rất rộng với hơn 4.000 cửa hàng cửa hiệu kéo dài vài km, có ngân hàng, nhà thờ Hồi giáo, đồn cảnh sát, kho, xưởng... đầy đủ như một thành phố trong lòng một thành phố khác. Những cửa hiệu đầu tiên được xây dựng cũng từ những năm 1460 đầu thời Sultan, rồi có thêm mái, rồi mở rộng, cuối cùng là hệ thống cửa khóa, hình thành một tiểu thành phố như ngày nay.
  11. Các cửa hàng trong chợ Lớn Tôi cũng mua được một cái nhẫn bạc, gắn đá Turquoi, loại đá xanh nhan nhản khắp nơi (tên turquoi chính cùng gốc Turkey, nên còn gọi là đá xanh Thổ Nhĩ Kỳ, bán rất nhiều cả ở Thái, Việt Nam...), với giá 14$. Rẻ thế này, nếu có bị mua hố chắc cũng không quá xót xa!
  12. Istanbul và những hầm ngầm chứa nước Lúc đầu tôi cũng không để ý vì trong cuốn sách hướng dẫn du lịch của Nhật mà bọn tôi mang theo nói rất sơ sài về hệ thống hầm chứa nước ngầm của Istanbul, có lẽ vì ở đây có quá nhiều công trình hoành tráng đáng xem. Nhưng hôm sau, khi lang thang trong cung điện Topkapi, tình cờ được một anh người Thổ bắt chuyện. Đang đi thì anh ấy chỉ vào một cái nắp nhỏ trên đường, bảo ở chính bên dưới đó có hầm chứa nước (cistern). Câu chuyện của anh ấy làm tôi kinh ngạc. Hóa ra ở Istanbul có đến hơn 70 cái hầm chứa nước, rất to, rộng, với những hàng cột lớn, được ví như cung điện dưới lòng đất. Hơn nữa, lại từ thời đế chế Byzantine, là từ rất lâu rồi, khi mà kỹ thuật còn chưa phát triển. Tò mò, lại thấy gần ngay cửa ra Grand bazaar là lối vào của Basilica cistern - Yerebatan (hầm chứa nước của nhà thờ), hầm chứa lớn nhất Istanbul, tôi rẽ vào luôn... và thật sự choáng ngợp trước những gì được thấy trong hầm chứa!
  13. Hầm ngầm chứa nước lung linh đèn màu Được xây từ năm 532 sau Công nguyên, mái hầm rộng 65m, dài 143m, được đỡ bởi hệ thống 336 cái cột (kiểu cột La Mã) chia làm 12 hàng thẳng tắp. Nguyên cái hầm này đã có thể chứa được 80.000 mét khối nước, được dẫn về từ nguồn cách 20km, gần biển Đen.
  14. Hầm chứa Basilica cistern cũng mang một lịch sử kỳ lạ, như các hầm khác của Istanbul. Bâng khuâng giữa các cột đá kiểu La Mã Được xây dựng từ khoảng những năm 530 bởi những người Byzantine, không hiểu sao hệ thống hầm bị các nhà chức trách lãng quên trong những năm trước khi thành phố bị Sultan chiếm. Mãi đến năm 1545, hầm này mới được một nhà khảo cổ tên Petrus Gyllius, trong khi đi kiếm tìm các di tích thời Byzantine, được những người dân địa phương kể cho nghe chuyện họ có một cách kỳ diệu lấy nước chỉ cần thả gầu xuống dưới tầng hầm nhà họ.
  15. Nhưng thậm chí sau khi đã được phát hiện, hệ thống hầm nước ngầm vẫn không được những người Ottoman chú trọng, và vô tình lại trở thành bể ủ chứa rác của dân trong thành phố. Mãi đến những năm 1955-1960, người ta mới cho sửa sang lại và mở cửa cho vào xem từ năm 1987. Cảm ơn anh bạn tình cờ gặp trên đường, nhờ chỉ dẫn của anh mà tôi mới có cơ hội chiêm ngưỡng một công trình rất đặc biệt của Istanbul. Đi trên sàn gỗ giữa những hàng cột, thỉnh thoảng có vài giọt nước trên trần rơi xuống mát lạnh, và thắc mắc làm sao người ngày trước tính toán và xây cất tài giỏi thế. Ánh sáng lung linh, nước tí tách rơi từ trên mái vòm, tôi lại bồi hồi nhớ nhà mình cái thời bao cấp, thời mà nhà nhà tích nước, người người xếp hàng lấy nước. Nghỉ hè, chưa phải đi học thêm, buổi trưa tranh thủ người lớn đi ngủ, bọn trẻ con trong khu tập thể rủ nhau xuống vòi công cộng hứng nước, nhanh chóng hoàn thành ba xô nước nhiệm vụ, rồi còn ra sân chơi nhảy dây.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2