KẺ BÌNH PHỤC - Zarathustra đã nói như thế
lượt xem 5
download
Một buổi sáng nọ, ít lâu sau khi trở về hang đá, Zarathustra bỗng phóng mình đứng vụt dậy từ thảo sàng rồi vừa la hét bằng một giọng khủng khiếp, hắn vừa vung tay múa chân xua đuổi như thể trên thảo sàng của hắn có một kẻ nào khác cứ nằm ì ra đó không muốn đứng dậy: tiếng hét của Zarathustra vang dội ồn ào đến nỗi con ó và con rắn kinh hãi tiến lại gần hắn và trong tất cả các hang động gần bên hang động của Zarathustra, tất cả mọi con thú...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KẺ BÌNH PHỤC - Zarathustra đã nói như thế
- Zarathustra đã nói như thế KẺ BÌNH PHỤC Một buổi sáng nọ, ít lâu sau khi trở về hang đá, Zarathustra bỗng phóng mình đứng vụt dậy từ thảo sàng rồi vừa la hét bằng một giọng khủng khiếp, hắn vừa vung tay múa chân xua đuổi như thể trên thảo sàng của hắn có một kẻ nào khác cứ nằm ì ra đó không muốn đứng dậy: tiếng hét của Zarathustra vang dội ồn ào đến nỗi con ó và con rắn kinh hãi tiến lại gần hắn và trong tất cả các hang động gần bên hang động của Zarathustra, tất cả mọi con thú đều phóng mình chạy trốn, - bay, lượn, bò, nhảy, tùy loài có cánh hay có chân. Nhưng Zarathustra đã thốt ra những lời như sau: “Hỡi tư tưởng cao thẳm u trầm, hãy đứng dậy, hãy lộ diện ra từ những hố thẳm của ta! Hỡi con rồng đang say ngủ, ta là tiếng gà gáy và là bình minh của mi: hãy đứng dậy, đứng dậy mau! Giọng nói ta cuối c ùng sẽ đánh thức mi dậy!
- Hãy gỡ nút bịt tai mi ra; hãy lắng nghe đây! Bởi vì ta muốn nghe hiểu mi! Đứng dậy, đứng dậy mau! Ở đây có đủ sấm sét để cho ngay cả những mộ phần cũng nghe thấu được! Hãy dụi mắt để xua đuổi giấc ngủ của mi cùng mọi sự nặng nề mù quáng. Hãy nghe ta bằng cả đôi mắt của mi nữa: giọng nói của ta là một phương dược, ngay cả đối với những kẻ bị mù lòa khi mới sơ sinh. Và khi đã thức dậy rồi, mi sẽ thức tỉnh mãi mãi như thế. Ta không có thói quen đánh thức những tổ tiên cổ đại dậy để rồi sau đó bảo họ tiếp tục ngủ lại![1] Mi nhích động, dang duỗi tay chân, mi há miệng ngáp dài? Hãy đứng dậy, đứng dậy mau! Điều cần yếu nơi mi không phải là há miệng ngáp dài mà là phải nói nên lời! Zarathustra đang gọi mi - Zarathustra, kẻ vô tín ngưỡng! Ta, Zarathustra, kẻ phát ngôn của đời sống, kẻ phát ngôn của thống khổ, kẻ phát ngôn của vòng tròn trầm luân vô hạn, - ta đang kêu gọi mi, hỡi tư tưởng sâu thẳm nhất của ta!
- Ồ, nỗi hân hoan bùng vỡ trong hồn ta! Mi đang đến rồi đó, - ta nghe âm vọng tiếng bước chân mi! Hố thẳm của ta đang lên tiếng. Ta đã quay chiều sâu thẳm tối hậu của ta về với ánh sáng! Ồ, niềm vui! Hãy đến đây! Hãy đưa tay cho ta nắm! - A, để yên! Á! À! - Kinh tởm! Quá kinh tởm! - Khốn khổ cho ta!” 2 Nhưng khi Zarathustra vừa thốt xong những lời này thì hắn ngã lăn xuống đất như một người chết, rồi cứ nằm dài như thế rất lâu, như một người đã trút linh hồn. Khi định thần lại, Zarathustra tái xanh, run rẩy, hắn cứ nằm dài ra như thế, và luôn mấy hôm liền chẳng thiết gì ăn uống. Hắn ở trong tình trạng ấy suốt bảy ngày; trong khi đó con ó và con rắn ngày đêm túc trực chẳng rời, trừ đôi lúc con ó bay ra ngoài tìm lương thực. Con ó đặt trên thảo sàng của Zarathustra tất cả những gì đem về trong đôi vuốt nhọn, đến nỗi cuối cùng Zarathustra nằm trên một thảo sàng đầy rơm vàng đỏ, đầy nho, táo, cỏ thơm và trái thông. Dưới chân Zarathustra, nằm dài hai con cừu mà con ó phải khó khăn lắm mới xoáy được của mấy gã chăn chiên. Cuối cùng, sau bảy ngày, Zarathustra ngồi dậy. Hắn đưa tay cầm lấy một quả táo, đặt lên mũi ngửi và thấy rằng mùi vị quả táo thơm ngon dễ
- chịu. Lúc bấy giờ, con ó và con rắn tin rằng đã đến lúc ngỏ lời với Zarathustra. Chúng bảo: “Hỡi Zarathustra, ngài đã nằm yên như thế bảy ngày rồi với đôi mắt nặng trĩu u sầu, giờ ngài không muốn đứng dậy sao? Hãy ra khỏi hang đá: thế giới đang chờ đợi ngài như một khu vườn. Ngọn gió đang đùa giỡn với những làn hương trĩu nặng đang muốn bay đến cùng ngài; và tất cả những con suối đều muốn quấn quít theo bước chân ngài. Trong khi ngài nằm cô tịch triền miên suốt bảy ngày liền, vạn vật đều thở dài than tiếc. Bây giờ xin ngài hãy bước ra ngoài hang đá! Vạn vật muốn làm những y sĩ chữa trị cho ngài! Phải một mối chắc tâm mới đã đến với ngài, nặng nề chứa chất đầy những men nồng? Ngài đã nằm đó như một đống bột nhào, linh hồn ngài đã căng phồng, tràn lan tứ phía”. “Hỡi các con thú của ta, Zarathustra đáp lại, các ngươi cứ tiếp tục thỏ thẻ ê m đềm như thế và hãy để ta lắng nghe! Lời thỏ thẻ của các ngươi làm ta
- bình phục: nơi nào êm vang lời thỏ thẻ thì ta thấy như thế giới đang trải rộng trước mắt tựa một khu vườn. Biết bao là dịu dàng nằm trong những lời những ý! Những lời những ý há chẳng phải là những cầu vồng và những chiếc cầu ảo tưởng nối liền giữa những tính thể đời đời ngăn cách? Có một thế giới khác biệt thuộc về mỗi linh hồn. Đối với mỗi linh hồn, thì mọi linh hồn khác là một thế giới hậu cảnh. Chính giữa những sự vật giống nhau nhất mới thoát lên những ảo tưởng đẹp đẽ vô ngần; bởi vì những hố thẳm nhỏ hẹp nhất mới là những hố thẳm vô vàn khó vượt qua. Đối với ta, làm thế nào còn có một cái gì ở bên ngoài ta được? Chẳng có gì bên ngoài bản ngã! Nhưng tất cả những thanh điệu đều làm ta quên đi điều đó; có thể quên được nó, lòng ta êm dịu xiết bao! Danh xưng và thanh điệu há chẳng được ban cho sự vật để con người được lành bệnh đấy sao? Ngôn ngữ là một cơn điên dịu nhẹ: trong khi phát biểu thành lời, con người khiêu vũ tung tăng trên mọi sự.
- Mọi ngôn ngữ đều êm dịu vô ngần, mọi dối trá của thanh điệu đều ê m đềm khôn tả! Những thanh điệu nâng bước tình yêu của chúng ta nhảy múa mê say trên những chiếc cầu vồng khảm ngọc.” “Hỡi Zarathustra, lúc bấy giờ, con ó và con rắn bảo rằng, đối với những kẻ tư tưởng như chúng ta, thì chính những sự vật đang khiêu vũ: tất cả mọi sự đều chạy đến, đưa bàn tay chào đón, tươi cười, chạy trốn - rồi quay về trở lại. Tất cả mọi sự đều đi đến, đều trở về, bánh xe hiện hữu quay tròn vĩnh viễn. Tất cả mọi sự đều chết đi, tất cả mọi sự đều trổ hoa trở lại, vòng hiện hữu tự quay đuổi theo chính mình vĩnh viễn đời đời. Tất cả mọi sự đều vỡ vụn, và tất cả mọi sự lại được gắn liền, cùng một tòa lâu đài tính thể đó được xây nên vĩnh viễn. Tất cả mọi sự đều phân tán chia lìa, tất cả mọi sự lại chào mừng gặp gỡ nhau lần nữa; chiếc vòng hiện hữu luôn trung thành với chính mình qua ngàn triệu kiếp. Ở mỗi một khoảnh khắc, đều bắt đầu sự hiện hữu; chung quanh mỗi một cái “Ở đây” đều chu tuần lĩnh vực của cái “Ở kia”. Trung tâm điểm nằm
- tại khắp mọi nơi. Con đường của vĩnh cửu là con đường quanh co khúc khuỷu.” Zarathustra lại mỉm cười, trả lời: “Ồ, hỡi những con thú tinh ranh của ta! Các ngươi biết quá rõ điều gì phải được thành tựu trong bảy ngày qua: - Con quái vật ấy đã lẻn vào trong cuống họng ta để làm ta ngạt thở! Nhưng bằng một nhát cắn ngon lành, ta đã cắn đứt đầu con quái vật và phun nhổ ra xa. Và các ngươi - các ngươi đã có một chiến lợi phẩm! Nhưng ta nằm đây, mệt mỏi vì đã cắn và nhổ, ta còn đau ốm vì sự giải thoát của chính mình. Các ngươi đã dự khán tất cả những điều ấy? ồ, các con thú của ta ôi, các ngươi cũng tàn bạo nữa sao? Các ngươi cũng muốn ngắm nhìn nỗi khổ đau quằn quại của ta như loài người đã làm sao? Bởi vì con người là con vật tàn nhẫn nhất.
- Từ trước đến giờ con người đã cảm thấy thoải mái dễ chịu khi họ dự khán những bi kịch, những trận đấu bò rừng cùng những cuộc hành hình; và khi họ bày đặt ra hỏa ngục thì thực ra, hỏa ngục đó chính là thiên đàng của họ trên mặt đất. Khi bậc vĩ nhân rên xiết kêu la, thì lập tức kẻ tiện nhân chạy đến bên cạnh; và lòng đố kỵ làm lưỡi hắn thòng ra khỏi miệng. Nhưng hắn lại bảo đó là “lòng lân mẫn xót thương”. Hãy nhìn kẻ tiện nhân kia, nhất là bọn thi sĩ: các ngươi có thấy lời lẽ của hắn buộc tội cuộc đời với biết bao là nồng nhiệt? Hãy nghe hắn nói, nhưng hãy nhận rõ nỗi khoái lạc hắn hưởng thụ trong mọi lời buộc tội. Những kẻ buộc tội cuộc đời này: với một liếc nhìn thoáng nhanh, quả cuộc đời đã có lý. Cuộc đời kinh hãi bảo rằng: “Mi yêu ta à? Hãy chờ một chốc nhé, ta hãy còn chưa có thời giờ dành cho mi”. Con người là con thú tàn bạo nhất đối với chính mình; và nơi tất cả những người tự gọi mình là “kẻ phạm tội”, “kẻ mang vác thánh giá”, “kẻ thọ hình”, các ngươi đừng quên nghe thấy nỗi khoái lạc xen lẫn trong những lời than vãn và buộc tội của họ!
- Và chính ta nữa - ta có muốn vì thế mà làm kẻ buộc tội con người không? Hỡi ơi! Hỡi các con thú thân yêu, điều xấu ác khủng khiếp nhất th ì cần thiết cho điều thiện hảo nhất của con người, đấy là điều duy nhất ta đã học được từ trước đến nay. Điều xấu ác khủng khiếp nhất là sức mạnh tuyệt vời khôn tả của con người, là viên đá cứng rắn nhất dành cho kẻ sáng tạo tốt thượng: con người phải trở nên thiện hảo và hung tợn phũ phàng hơn. Ta chưa từng bị gắn chặt vào chiếc thập giá hàm ngụ ý nghĩa con người là xấu xa, nhưng ta đã la hét lên như chưa từng có ai đã la hét: “Hỡi ôi! Tại sao sự hung ác tệ hại nhất của loài người lại quá đỗi nhỏ nhoi đến thế! Hỡi ôi! Tại sao sự tốt lành thiện hảo nhất của loài người lại quá đỗi nhỏ nhoi đến thế! Nỗi kinh tởm loài người: đấy chính là tên con thú đã bò vào cổ họng ta làm ta ngạt thở; và cả những gì mà viên bốc sư đã tiên đoán: “Mọi sự đều bình đẳng, chẳng có gì đáng nhọc công, tri thức làm ta ngạt thở”. Một buổi hoàng hôn dằng dặc đang cực nhọc lê lết trước mặt ta, một nỗi buồn rầu mỏi mệt say cuồng chết người đang há miệng ngáp dài:
- “Con người hạ tiện mà mi chán ngán mỏi mệt, con người ấy sẽ quay trở lại trong vạn kiếp thiên thu” - nỗi buồn của ta ngáp dài như thế, nó lê lết chân đi mà không thể ngủ. Mặt đất của con người chuyển biến thành hang động đối với ta, lòng đất sụp đổ, mọi đời sống đều trở thành lụn bại hư hỏng thối tha, thành những đống xương khô và quá khứ nhờn tuột. Những lời than vãn của ta quyện lại trên các nấm mồ và không thể rời xa; những tiếng thở dài cùng những câu hỏi của ta vang dội, tắc nghẹn, gặm nhấm, than thở đêm ngày: “Hỡi ôi! Con người sẽ vĩnh viễn quay trở về! Con người đê tiện hèn hạ nhất và con người quý phái cao nhã nhất: họ quá giống nhau, ngay kẻ cao thượng nhất cũng quá đỗi là người! Kẻ vĩ đại nhất cũng quá nhỏ bé ti tiện! - Đấy chính là căn nguyên s ự chán ngán của ta đối với con người! Và ngay cả con người ti tiện nhất cũng trở về vĩnh viễn! Đấy chính là nguyên nhân làm ta chán mọi hiện hữu. Hỡi ôi! Thật kinh tởm! Kinh tởm! Quá kinh tởm!”
- Zarathustra đã nói như thế, rồi hắn thở dài, hắn rùng mình ớn lạnh, vì chợt nhớ lại cơn bệnh của mình. Nhưng lúc bấy giờ, con ó và con rắn không để cho hắn tiếp tục nói nữa. Hai con thú trả lời hắn như sau: “Hỡi kẻ bình phục, đừng nói nhiều nữa! Tốt hơn ngài nên cất bước ra khỏi hang, đi đến nơi nào mà thế giới đang chờ đón ngài như một hoa viên. Hãy đến với những bông hồng, những con ong c ùng những bầy bồ câu! Nhất là hãy đến bên những con chim ca hót: để học hát ca như chúng vậy. Vì những kẻ bình phục thì phải hát ca; hãy để cho con người mạnh khỏe nói năng. Và khi mà con người mạnh khỏe cũng đâm ra thèm muốn những điệu ca, thì đấy sẽ là những điệu khác với những điệu của kẻ bình phục”. Zarathustra cười nhạo các con thú của hắn: - Ồ, loài thú ranh mãnh; ồ, cối xay lời lẽ, các ngươi im đi. Các ngươi thật biết tỏ tường ta đã tự bày đặt cho mình niềm an ủi nào trong bảy ngày qua!
- Ta phải cất tiếng hát ca lên lần nữa, đấy là niềm an ủi và sự bình phục ta đã tự bày ra cho mình. Các ngươi có muốn biến thứ đó thành chiến lợi phẩm chăng? Hai con thú lại trả lời: - Đừng nói thêm nữa, tốt hơn ngài nên tìm một cây đàn cho những kẻ bình phục, một cây đàn mới tinh khôi! Bởi vì, hãy nhìn xem kìa Zarathustra! Cần phải có những cây đàn mới cho những bài ca mới của ngài. Hãy ca hát và tràn trề, hỡi Zarathustra, hãy chữa trị tâm hồn ngài bằng những bài hát mới: để cho ngài có thể mang vác định mệnh vĩ đại của ngài, một định mệnh chưa từng có đối với loài người. Bởi vì, hỡi Zarathustra, các con thú của ngài biết rõ ngài là ai và ngài phải trở thành cái gì: ngài là kẻ tiên tri rao giảng sự quy hồi vĩnh cửu của vạn vật, - đấy, giờ đây, đấy chính là định mệnh của ngài !
- Ngài phải là kẻ đầu tiên rao giảng đạo lý quy hồi vĩnh cửu, - làm thế nào định mệnh vĩ đại ấy không đồng thời là mối nguy hiểm lớn lao nhất và cơn bệnh triền miên của ngài! Ồ! Chúng tôi biết ngài rao dạy điều gì: vạn sự đều vĩnh viễn trở về và chúng ta, chúng ta cũng trở về cùng vạn sự, chúng ta đã từng có mặt hằng hà sa số lần và vạn vật đã có mặt ở đó cùng với chúng ta. Ngài dạy rằng có một Đại Niên của biến dịch, một con quái vật Đại Niên; như một chiếc đồng hồ bằng cát, nó phải không ngừng quay trở lại để chảy trôi và trút sạch hết một lần nữa: - đến nỗi tất cả những năm đó đều giống hệt nhau, giống nhau từ lớn đến nhỏ, - đến nỗi tất cả chúng ta đều giống hệt với chính chúng ta, trong Đại Niên ấy, giống nhau từ những điều lớn lao nhất đến những điều nhỏ bé nhất. Và hỡi Zarathustra, nếu ngài muốn chết ngay vào giờ phút này thì ngài cũng biết rõ ngài sẽ tự nhủ mình ra sao; - nhưng mà các con thú c ủa ngài đang van xin ngài đừng chết!
- Ngài sẽ nói mà không run rẩy, lại còn thở ra nhẹ nhõm: bởi vì một gánh nặng và một sự đè ép nặng nề sẽ được cất khỏi ngài, ngài, kẻ kiên nhẫn nhất trần gian! Giờ đây, ta tử vong và ta biến mất - ngài sẽ nói như thế - và trong giây phút, ta sẽ chẳng còn là gì nữa hết. Linh hồn cũng tử vong như thân xác. Nhưng một ngày kia sẽ trở lại sự đan kết những nguyên nhân làm ta bị siết chặt lại, - nó sẽ tái tạo lại ta! Chính ta, ta là thành phần trong những nguyên nhân của sự quy hồi vĩnh cửu. Ta sẽ trở về cùng với mặt trời này, trái đất này, con ó này, con rắn này - không phải cho một đời sống thiện hảo hơn hay tương tự; - ta sẽ vĩnh viễn trở về cho cùng một đời sống này, nhất thể giống nhau, cả về lớn lẫn nhỏ, cốt để một lần nữa lên tiếng rao giảng về sự vĩnh viễn quy hồi của vạn vật: - cốt để tuyên bố lần nữa đạo lý xuất sinh từ buổi Đại Ngọ Thiên của trái đất và loài người, cốt để rao giảng một lần nữa sự xuất hiện của Siêu nhân.
- Ta đã thốt ra lời, lời của ta đập vỡ tan ta từng mảnh: định mệnh thiên thu của ta muốn như thế, - ta tàn hoại như một kẻ tiên báo! Giờ đây, đã đến lúc mà kẻ đang tan biến tự chúc phúc cho chính mình. Như thế, chấm dứt sự đi xuống tàn hoại của Zarathustra”. Khi hai con thú thốt ra những lời đó xong, chúng im lặng chờ đợi Zarathustra tỏ lộ với chúng điều gì; nhưng Zarathustra không nghe thấy rằng chúng đã im lặng. Hắn nằm dài, yên tĩnh, đôi mắt nhắm nghiền như say ngủ dẫu thực ra hắn không ngủ: hắn đang thầm lặng trò chuyện với linh hồn mình. Về phần con ó và con rắn, khi thấy Zarathustra im lặng như vậy, chúng tôn trọng sự im lặng mênh mông bao quanh hắn và cẩn trọng lánh ra xa.
- [1] Nietzsche ám chỉ đến Wagner. Trong phần mở đầu của màn III vở nhạc kịch Siegfried, Kẻ lang thang (Wotan) gọi Erda, tượng trưng Đất Mẹ, thức giấc, rồi sau đó bảo nàng ngủ trở lại.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tam Thập Lục Kế – 36 Kế Sách – Binh Pháp Tôn Tử
8 p | 502 | 241
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước Chương ba NGOẠI GIAO TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC THỜI TRẦN (thế kỷ XIII)
14 p | 323 | 78
-
Thực trạng kỹ năng quản lí thời gian của sinh viên một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay phân tích trên góc nhìn thói quen sử dụng thời gian
5 p | 1534 | 64
-
Nhà Trần 4
7 p | 145 | 32
-
Từ Hán Việt – Bình diện ngữ nghĩa
14 p | 188 | 23
-
Triệu Quang Phục
5 p | 158 | 11
-
Dân số, gia đình và sự biến đổi kinh tế xã hội: Quan niệm của người nông dân về giá trị đứa con với cuộc vận động kế hoạch hóa gia đình - Trịnh Hòa Bình
3 p | 98 | 11
-
Thiết kế truyện tranh giáo dục giới tính cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ 7 - 11 tuổi
9 p | 72 | 8
-
Vấn đề ly hôn ở các cặp vợ chồng trẻ trên địa bàn huyện Phú Bình
7 p | 89 | 7
-
BÀI GIẢNG TRẦN NHÂN TÔNG 2
5 p | 82 | 6
-
Phi hành gia Phạm Tuân - lưỡng quốc anh hung 2
7 p | 99 | 6
-
Thơ triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong dòng chảy văn học trung đại
11 p | 52 | 6
-
Nâng cao vai trò khoa học xã hội và nhân văn phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa
7 p | 54 | 4
-
Nghiên cứu đoản ngữ đồng vị dạng “danh từ + đại từ” trong tiếng Hán hiện đại (có đối chiếu với tiếng Việt)
8 p | 86 | 4
-
Tình hình sở hữu ruộng đất ở Tiền Hải (Thái Bình) nửa đầu thế kỷ XIX
6 p | 38 | 4
-
Tam Quốc - văn bản tác phẩm và lịch sử sáng tác
8 p | 43 | 3
-
Võ Tân Khánh - Bà Trà ở Bình Dương
8 p | 45 | 2
-
Một số vấn đề về chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Giang
10 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn