intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kẻ chiến thắng duy nhất của cuộc khủng hoảng

Chia sẻ: Tran Hoang Khanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

146
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra với tổ chức tài chính lớn nhất thế giới này: IMF đã ở đâu khi thế giới đang lâm vào khủng hoảng? Khi mà hàng tỷ đôla bốc hơi chỉ trong một đêm, IMF đã làm được gì trong chức năng "điều phối tín dụng quốc tế" của mình? Tại sao không một nền kinh tế nào nhận được cảnh báo về nguy cơ của một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới? ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kẻ chiến thắng duy nhất của cuộc khủng hoảng

  1. Kẻ chiến thắng duy nhất của cuộc khủng hoảng Cập nhật lúc 10:35, Thứ Hai, 12/10/2009 (GMT+7) , - Hàng trăm người ném đá biểu tình bên ngoài Trung tâm hội nghị Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Istanbul cũng không thể phủ nhận được một sự thật: xin chúc mừng IMF, kẻ chiến thắng duy nhất của cuộc khủng hoảng. 15/9/2008, Ngân hàng Mỹ Lehman Brothers sụp đổ chính thức báo hiệu khủng hoảng thế giới đã bắt đầu. Với hệ lụy là hàng trăm ngân hàng phá sản chỉ trong thời gian ngắn, hàng vạn con mắt đã đổ dồn về phía IMF và World Bank. Rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra với tổ chức tài chính lớn nhất thế giới này: IMF đã ở đâu khi thế giới đang lâm vào khủng hoảng? Khi mà hàng tỷ đôla bốc hơi chỉ trong một đêm, IMF đã làm được gì trong chức năng "điều phối tín dụng quốc tế" của mình? Tại sao không một nền kinh tế nào nhận được cảnh báo về nguy cơ của một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới? ... Cũng tại thời điểm đó, một lần nữa người ta lại thấy xuất hiện những những yêu cầu giải tán cơ quan tài chính lớn nhất thế giới này với lí do hoạt động kém hiệu quả… 4/10/2009, 1 năm sau cuộc khủng hoảng, Hội nghị thường niên của IMF được tổ chức tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ nhưng với một vị thế khác hẳn trước đó. Bất chấp những phản đối kịch liệt mà tổ chức này gặp phải trong quá trình hoạt động, IMF đã vươn lên trở thành vị cứu tinh cho cuộc khủng hoảng. Những nước mà trước đây chỉ trích IMF mạnh mẽ nhất thì nay cũng tự nguyện chấp thuận sự dẫn dắt của tổ chức tài chính này. Không ai được lợi từ khủng hoảng kinh tế, nhưng rõ ràng sau đợt suy thoái lần này, IMF chính là kẻ chiến thắng. Quả thật, "nhờ" có cuộc khủng hoảng kinh tế lần này mà vai trò của IMF mới được nhìn nhận một cách đúng đắn hơn. Không chỉ bơm hàng trăm tỷ USD vào các nền kinh tế đang lâm vào cảnh khó khăn, IMF còn giúp các nước này đặt ra các nền móng vững chắc cho cải cách kinh tế và tài chính, vốn đang trở nên cấp thiết hơn lúc nào khác. Nói cách khác, vị thế của IMF trong cuộc khủng hoảng lần này có thể nhìn nhận với "vai trò kép". Một mặt, họ ném cho các quốc gia đang chìm sâu trong khủng hoảng chiếc phao cứu sinh, chiếc phao này không giúp họ nhảy ra khỏi mặt nước nhưng ít nhất sẽ giúp họ tồn tại; mặt khác IMF chỉ cho các nước này những lối thoát mà họ cần phải tiến hành để có thể tự mình thoát ra khỏi khủng hoảng. Các chương trình cải cách của IMF đang được triển khai ở các thị trường mới nổi tại Trung Âu như Hungary, Belarus, Serbia, Romania…. là minh chứng rõ ràng nhất cho chính sách này của IMF.
  2. Chức năng thứ 2 của IMF trong cuộc khủng hoảng tài chính lần này là khá đặc biệt. Mặc dù IMF không có công cụ ràng buộc pháp lý nào với các quốc gia thành viên trong việc tuân theo các khuyến nghị về cải cách hệ thống ngân hàng, đưa ra các gói kích cầu..., vai trò cố vấn chính sách đúng đắn cho các quốc gia chấp hành và giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của chính sách đó là vô cùng quan trọng. Giữa sự hoảng loạn và hoang mang tột độ, IMF nổi lên với vai trò là thực thể duy nhất đủ bình tĩnh để phân tích tình hình, đánh giá các tác động và đưa ra được những lời khuyên đúng đắn. Một cách hình tượng, nếu phải bầu một vị thuyền trưởng có đủ các phẩm chất cần thiết để lèo lái con tàu kinh tế-tài chính đang lung lay dữ dội trong tâm bão, sẽ không có ai xứng đáng hơn IMF. Trên thực tế, nhiều khi cũng không hẳn quốc gia nào cũng sẵn sàng trước các cải cách của IMF mà có thể bị buộc phải "tự nguyện chấp thuận" để đối lấy các khoản viện trợ như cái cách mà tổ chức tài chính này vẫn áp dụng trong các giai đoạn khủng hoảng trước đây. Tuy nhiên, rõ ràng các quốc gia cũng chẳng dại gì mà lựa chọn những giải pháp mà không đem lại lợi ích gì cho họ. Hơn thế nữa, khi mà phải tìm đến với IMF – tổ chức hợp với World Bank có biệt danh “bộ đôi ma quỷ của Bretten Wood”, các nước đang phát triển chắc hẳn cũng không còn sự lựa chọn nào khác nữa rồi. Tạm gác lại những thành công của IMF trong việc giúp các quốc gia đối phó với khủng hoảng, câu hỏi đặt ra bây giờ là IMF phải tiếp tục làm gì đảm bảo sự phục hồi bền vững của kinh tế thế giới? Với việc chính các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ… mới là những quốc gia bước những bước đầu tiên ra khủng hoảng, cán cân quyền lực kinh tế thế giới ít nhiều đã có những thay đổi nhất định. Xét ở một góc độ nào đó, với một nền kinh tế mạnh và hệ thống tài chính ổn định đây là những nước giành được thắng lợi tương đối khi mà cuộc khủng hoảng này kết thúc; và do đó, chắc hẳn họ sẽ chẳng thể bằng lòng với thị phần bé nhỏ trong trật tự kinh tế thế giới. Để giải quyết vấn đề này, IMF phải tiến hành những thay đổi mạnh mẽ sao cho phản ánh được một cách hợp lý cục diện quyền lực kinh tế thế giới hiện nay. Sự thay đổi đó bước đầu đã được hình thành thông qua các cam kết của IMF đồng ý nâng tổng số phiếu của các nền kinh tế mới nổi thêm 5% tại các hội nghị G20 và hội nghị IMF thường niên lần này. Mặc dù vậy, đừng ai mong chờ sự thay đổi đó sẽ diễn ra một cách nhanh chóng. Sẽ phải mất nhiều năm để các thay đổi đó thực sự có hiệu lực và sẽ phải mất nhiều năm hơn nữa để IMF cũng như World Bank thực sự giải quyết được các khó khăn mà mình đang gặp phải. Tuy nhiên, trước mắt các tổ chức này hãy cứ thư thả mà tận hưởng thành quả mình đã đạt được. Hàng trăm người ném đá biểu tình bên ngoài Trung tâm hội nghị IMF tại Istanbul cũng không thể phủ nhận được một sự thật: xin chúc mừng IMF, kẻ chiến thắng duy nhất của cuộc khủng hoảng. http://vietnamnet.vn/thegioi/200910/IMF-Kinh-te-toan-cau-dang-mo-rong-871501/ IMF: Kinh tế toàn cầu đang mở rộng Cập nhật lúc 18:58, Thứ Năm, 01/10/2009 (GMT+7) ,
  3. Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cho hay, kinh tế toàn cầu đang mở rộng trở lại và tình hình tài chính đã được cải thiện đáng kể. IMF cảnh báo thất nghiệp vẫn là một vấn đề (Ảnh connectamarillo) Tuy nhiên, trong báo cáo Viễn cảnh Kinh tế thế giới mới nhất, tổ chức này nhấn mạnh “tốc độ phục hồi sẽ diễn ra chậm”. IMF cũng đã giảm bớt dự đoán về tổng giá trị tổn thất của các ngân hàng trong các khoản nợ xấu và đầu tư. Theo đó, tổn thất giai đoạn 2007-2010 hiện dự báo là 3,4 nghìn tỉ USD, giảm so với con số đưa ra trước đó là 4 nghìn tỉ USD. Ước tính này là kết quả trực tiếp của sự cải thiện viễn cảnh kinh tế toàn cầu. Theo IMF, châu Á đã dẫn đầu trong quá trình phục hồi của thế giới, nơi các nền kinh tế “trụ vững trong khủng hoảng tài chính tốt hơn nhiều so với mong đợi”, IMF cho biết. Sự gia tăng trở lại giờ đây cũng diễn ra ở các nước phát triển. Tuy vậy, kinh tế toàn cầu dù có cải thiện, nhưng còn rất nhiều nguy cơ trong quá trình phục hồi. Ba nhân tố chính gồm các gói kích cầu lớn của chính phủ, sự ủng hộ từ ngân hàng trung ương và gia tăng vốn của công ty “sẽ giảm trong tiến trình năm 2010”. IMF nhấn mạnh, hiện tại, thực tế là các ngân hàng đang buộc phải tăng cường dự trữ tiền mặt, điều này sẽ hạn chế hoạt động tín dụng “trong 2009 và cả 2010”. Các công ty và cá nhân khó vay mượn tiền hơn, sẽ khiến đầu tư, nhu cầu theo đó sụt giảm. Nghiêm trọng hơn, IMF kết luận là: “Nhu cầu cá nhân ở các nước phát triển vẫn còn yếu”. IMF dự báo, kinh tế Mỹ sẽ giảm 2,7% trong năm nay trước khi đạt mức tăng trưởng 1,5% năm tới.
  4. Kinh tế khu vực Eurozone sẽ giảm 4,2% năm nay và tăng 0,3% năm 2010. Năm tới, kinh tế Anh sẽ tăng trưởng 0,9% và trở thành một trong những nền kinh tế dẫn đầu tăng trưởng tại châu Âu bên cạnh Pháp. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2010 là Singapore (4,1%) tiếp theo là Đài Loan, Slovakia, Hàn Quốc và Hong Kong. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2010/01/100118_imf_warning.shtml IMF cảnh báo ‘khủng hoảng kep IMF nói sẽ tăng dự báo tăng trưởng từ mức 3,1% cho năm 2010. Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo nền kinh tế toàn cầu có thể phải trải qua một cơn suy thoái nữa. Ông Dominique Strauss-Kahn nói các nước không nên ngưng gói kích thích tăng trưởng mà chính phủ chi nhiều tiền để giúp nền kinh tế. "Chúng ta phải rất thận trọng vì quá trình phục hồi vẫn còn rất mong manh", ông Strauss- Kahn nói. Ông nói thêm rằng Trung Quốc và các nền kinh tế châu Á đang dẫn đầu trong quá trình phục hồi. "Sự phục hồi tại các nền kinh tế tiên tiến khá chậm", ông Strauss-Kahn nói. "Nét tích cực là nhu cầu mua sắm từ khu vực tư nhân và chỉ số về việc làm." "Tại hầu hết các nước, tăng trưởng vẫn đang được hỗ trợ bởi các chính sách của chính phủ”. “Chừng nào cầu chưa đủ mạnh để bù lại nhu cầu trong chính sách công thì chưa nên ngưng gói kích thích tăng trưởng”. Ông nói thêm rằng chính phủ một số nước sẽ phải ưu tiên giải quyết nợ ở mức cao. Ông cho rằng dự báo tăng trưởng do IMF đưa ra cho năm nay sẽ là cao hơn. IMF hiện đang dự đoán kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,1% trong năm 2010. http://tintuc.xalo.vn/00- 1290481776/lan_dau_tien_eu_de_imf_can_thiep_vao_van_de_noi_bo.html Lần đầu tiên EU để IMF can thiệp vào vấn đề nội bộ (Theo vietnamplus.vn )
  5. Cảnh người không nhà ở ngủ bên ngoài một ngân hàng ở trung tâm thủ đô Athens (Hy Lạp). (Ảnh: AFP/TTXVN) Một kế hoạch không thuần tuý châu Âu mà có sự tham gia của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là giải pháp được lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) lựa chọn cho cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp tại Hội nghị thượng đỉnh của nhóm ở Brussels, Bỉ, trong các ngày 25- 26/3 vừa qua. Quyết định này đã chấm dứt nhiều tuần tranh cãi trong EU, đồng thời mở ra một chương mới trong lịch sử Khu vực đồng euro, khi lần đầu tiên trong 11 năm tồn tại của mình, khu vực này để IMF can dự vào một vấn đề nội bộ. Thực tế những tháng qua cho thấy EU không thể chần chừ, khi cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp đã làm giảm lòng tin của thị trường vào đồng euro, khiến đồng tiền vốn có giá trị cao này liên tục mất giá so với các đồng tiền chủ chốt khác, và đã xuống mức thấp nhất trong 10 tháng qua vào phiên giao dịch ngày 25/3. Khủng hoảng nợ ở Hy Lạp còn có nguy cơ gây "hiệu ứng đôminô" trong EU, với Bồ Đào Nha sẽ là con bài lớn tiếp theo, kế đến có thể là Ireland, Tây Ban Nha và Italy. Nếu rơi vào tình trạng vỡ nợ, Hy Lạp có thể gây ra một đợt rối loạn tài chính toàn cầu mới, như sau sự sụp đổ của ngân hàng Mỹ Lehman Brothers. EU cũng không thể chấp nhận bị huỷ hoại bởi một quốc gia thành viên chỉ chiếm 3% GDP toàn khu vực, hay "giao phó" hoàn toàn trách nhiệm giải quyết khủng hoảng nợ cho IMF, vì điều này phản ánh sự yếu kém về khả năng phối hợp chính sách trong EU và tạo điều kiện để giới đầu cơ trục lợi. Hơn nữa, "đốm lửa" Hy Lạp, nếu không được dập tắt, sẽ vượt qua Đại Tây Dương lan sang Mỹ - một kịch bản chắc hẳn sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề đối với đầu tàu kinh tế thế giới này. Nguy hiểm hơn, một tín hiệu xấu về khả năng thanh toán nợ của Washington, như hệ quả của cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp, cũng có thể dẫn đến việc các nhà đầu tư rút lui đồng loạt khỏi nợ chính phủ của Mỹ, đẩy lãi suất tăng vọt và đe doạ sự phục hồi mong manh của nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, giải pháp thuần tuý châu Âu sẽ không khả thi, vì nó đi ngược điều khoản "không cứu trợ" trong Hiệp ước quản lý EU và tạo tiền lệ xấu để các nước khác trong EU cầu viện IMF khi gặp khó khăn về tài chính. Người nộp thuế trong EU, đặc biệt ở Đức, không sẵn sàng hy sinh cho cách quản lý kinh tế kém hiệu quả của Hy Lạp và không tha thứ cho việc Aten "đánh bóng" các số liệu về ngân sách để đẩy nhanh tiến trình gia nhập đồng euro. Theo điều tra của Nghị viện châu Âu, một số ngân hàng nước ngoài từng cho các chính phủ trước đây của Hy Lạp vay tiền dưới hình thức các hợp đồng bảo hiểm tiền tệ, nhưng
  6. không tính là khoản nợ, nguyên nhân đẩy nợ công của Hy Lạp lên cao. Các thống kê sai lệch trong nhiều năm qua đã che giấu những khoản nợ chính phủ khổng lồ lên tới 271 tỷ euro (365 tỷ USD), tương đương 125% GDP của nước này, trong năm 2009 và thâm hụt ngân sách chiếm tới 12,7% GDP cùng thời gian này, gần gấp 4 lần mức trần theo qui định của EU đối với các nước sử dụng đồng euro. Đây là một kết cục mà không ai, kể cả lãnh đạo Hy lạp, có thể hình dung ra được. Bản thân nhiều nước EU, đặc biệt là Ailen, Italia, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, cũng đang trong tình trạng "báo động đỏ" về nợ nhà nước: xấp xỉ, cao hơn hoặc thậm chí gấp đôi mức nợ công cho phép 60% GDP theo quy định của EU. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kiên quyết bác bỏ sự can dự thuần tuý châu Âu vào Hy Lạp. Bà đặt điều kiện gói cứu trợ Hy Lạp phải có sự tham gia của IMF và chỉ được "kích hoạt" khi Hy Lạp có nguy cơ vỡ nợ và đề nghị được cứu trợ. Ngoài tâm lý nước Đức là thị trường tài chính ổn định nhất trong Khu vực đồng euro và là một trong hai cổ đông lớn nhất trong Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cùng với Pháp, mối lo ngại đảng do bà đứng đầu có thể mất điểm trong cuộc bầu cử cấp bang vào tháng Năm tới nếu Đức ủng hộ gói cứu trợ của EU cũng là lý do khiến bà Mécken, được mệnh danh là "Thátchơ của Đức", giữ lập trường kiên định trong vấn đề Hy Lạp. Giới phân tích cho rằng việc EU kết hợp các công cụ của chính mình với "nước xa" để dập "lửa gần" là quyết định thích hợp nhất tại thời điểm hiện nay cho cuộc khủng hoảng của Hy Lạp. Bởi lẽ, không thể coi đó là một "bê bối" đối với Khu vực đồng euro, nếu IMF ra tay cứu giúp nước thành viên Hy Lạp, như đã từng làm với Bungaria, Hungary và Romania. Hơn nữa, Hy Lạp sẽ được hưởng lãi suất thấp hơn từ các khoản vay của IMF, dù phải chịu những điều kiện nghiêm ngặt hơn. Điều này có thể giảm nhẹ những khó khăn tài chính cho Hy Lạp và cho cả EU. Giải pháp của EU dù không phải là thần dược, song cũng là một "vị" trong "thang thuốc" giúp Hy Lạp trị "căn bệnh" khủng hoảng nợ, kết hợp với vị thuốc "thắt lưng buộc bụng" của Athens. Việc EU chấp nhận kết hợp sự đóng góp của Khu vực đồng euro và IMF, kèm theo các điều kiện nghiêm ngặt cho việc áp dụng đường hướng này đối với Hy Lạp chứng tỏ EU muốn củng cố và thực hiện các nguyên tắc hiện hành, một mặt nhằm đảm bảo sự ổn định tài chính trong Khu vực đồng euro, mặt khác tăng cường khả năng hành động của khu vực này trong thời kỳ khủng hoảng. Liệu Hy Lạp có vượt qua cơn bĩ cực hiện nay với sự trợ giúp của các thành viên khác trong Khu vực đồng euro và IMF hay không, liệu EU có bị huỷ hoại vì những đốm lửa khủng hoảng nợ đã và có nguy cơ bùng phát hay không vẫn là những ẩn số.
  7. Giới phân tích lo ngại các biện pháp "khắc khổ" của Hy Lạp có thể làm tăng nguy cơ giảm phát, khiến sản lượng kinh tế của nước này sụt giảm. Sự can dự của IMF có thể là "con dao hai lưỡi", dẫn đến việc nhiều nước từng cầu viện IMF sẽ cơ cấu lại nợ, hoặc chất nặng thêm gánh nợ tài chính cho Hy Lạp do phải phát hành trái phiếu với lãi suất cao trong thời gian tới. Không ít người cho rằng đường hướng kép của EU chỉ có tác dụng xoa dịu, chứ không giải toả được mối lo ngại của các thị trường về tình hình tài chính trong EU./. Vai trò của IMF trong khủng hoảng tài chính http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/The-Gioi/Vai-Tro-Cua-Imf-Trong-Khung- Hoang-Tai-Chinh.html (Toquoc) - Câu hỏi về vai trò của IMF lại được đặt ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính đang rung chuyển nước Mỹ, châu Âu và sau đó có thể cả các khu vực khác. Được thành lập năm1944 tại một hội nghị của Hội quốc liên (tiền thân của Liên hiệp quốc) diễn ra tại Bretton Woods, Mỹ, IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) có nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực tiền tệ quốc tế, đảm bảo sự ổn định về tỷ giá trao đổi tiền tệ và đảm bảo các cam kết về tài chính của các quốc gia thành viên. Nói cách khác, 45 quốc gia sáng lập ra IMF đều thống nhất nhiệm vụ của định chế tài chính này là bảo vệ nền kinh tế thế giới. IMF liệu đã đảm nhận được vai trò này? IMF đã phát hiện và báo hiệu sớm khi có những tín hiệu báo động đối với nền tài chính và kinh tế thế giới? Câu trả lời hoàn toàn ngược lại. Giám đốc IMF, Dominique Strauss-Kahn, đã khẳng định ngày 15/5 trước Nghị viện châu Âu rằng “có nhiều cơ sở để khẳng định những điều tồi tệ nhất đã qua”. Ông Dominique Strauss-Kahn, cho rằng các ngân hàng lớn đã không còn có những khoản nợ xấu. Nhưng đến ngày 19/9, ngài Giám đốc IMF lại bi quan hơn khi cho rằng điều tồi tệ nhất đang đối diện với chúng ta và rằng nhiều định chế tài chính có thể phải chịu những thiệt hại nặng nề. Cũng vào thời điểm đó, Phó giám đốc IMF, ông John Lipsky lại tuyên bố cơn bão tài chính có thể kiểm soát được và không có chuyện dẫn tới tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhưng IMF có thể làm được điều gì khác khi mà quyền hạn của IMF được giao không cho phép tổ chức này can thiệp vào công việc của các ngân hàng tư nhân. Ông
  8. Dominique Strauss-Kahn đã thanh minh việc này trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên Nhật báo kinh tế Thụy Sỹ: “Chúng tôi đã công bố các con số dự báo về một cuộc khủng hoảng tài chính có thể làm chậm lại đà tăng trưởng của kinh tế thế giới. Nhưng người ta không muốn nghe chúng tôi”. Cuộc khủng hoảng tài chính lần này có thể là một cơ may cho IMF, bởi định chế tài chính này đang tìm kiếm một hơi thở mới? Nhìn chung, dư luận đã thống nhất về việc thiếu minh bạch trong các hoạt động ngân hàng cũng như trong phương pháp làm việc của các hãng đánh giá về tài chính và thị trường chứng khoán. Dominique Strauss-Kahn cũng chia sẻ về những mối bận tâm này. Ông cho rằng: “Hệ thống tài chính đã mất đi giá trị thật của nó. Để tối đa hóa lợi nhuận của mình, các định chế tài chính đã phớt lờ mọi rủi ro. Họ gia tăng sản phẩm tài chính của mình mà không kiểm soát được những nguy hiểm, rủi ro của nó”. Do vậy, nhân dịp này, ông Dominque Strauss-Kahn cũng kêu gọi một vai trò mới cho IMF. Cụ thể, ông yêu cầu đổi mới chức năng hoạt động của IMF nhằm chấm dứt tình trạng hỗn loạn về tài chính, tính thiếu minh bạch, vụ lợi, thiếu trách nhiệm trong hoạt động của hệ thống tài chính. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng có cùng quan điểm với Giám đốc IMF. Ông Sarkozy kêu gọi xây dựng lại thể chế của IMF, với việc đem lại nhiều quyền lực hơn cho tổ chức này nhằm giúp IMF kiểm soát được tổng thể hệ thống tài chính thế giới. Ông khẳng định, hiện trạng thế giới năm 2009 cho thấy cần thay đổi về tổ chứuc và trao nhiệm vụ mới cho IMF. Dự luận thế giới đánh giá rằng IMF đã bị mất uy tín, thiếu tính dân chủ và khó có thể hòan thành sứ mệnh được giao hiện nay. Phương thứuc bầu giám đốc của IMF chỉ dành ưu tiên cho người châu Âu hoặc Mỹ đã không còn phù hợp với thựuc tiễn hiện nay. Cách thức này đã được xác định từ năm 1994 và cho đến giờ vẫn ít được thay đổi. Quyền lực của IMF vẫn nằm trong tay một nhóm nước. Vẫn biết cải tổ cần phải có thời gian, nhưng đã nhiều năm qua, những cải cách của IMF chỉ vẫn là hình thức mà thôi. Từ khi được thành lập đến nay, vai trò của IMF rất mờ nhạt. Như người lính cứu hỏa không có đám cháy nào phải dập tắt. Năm 1997, IMF đã không dự báo được cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cũng như hiện nay, tổ chức này không thấy trước được cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất tại Mỹ. Về mặt tài chính, IMF là một thể chế tài chính không ổn định. Các khoản cho vay của tổ chức này khó có khả năng hoàn vốn do các quốc gia đi vay chủ yếu từ các nước châu Phi không có khả năng hòan trả, đã không mang lại đủ lợi tức cho phép IMF chi trả cho các
  9. hoạt động của mình. Dominique Strauss-Kahn vừa mới thành lập một Ủy ban có nhiệm vụ đề xuất các biện pháp sinh lợi qua các dịch vụ của IMF. IMF cũng bị cáo buộc là thiên vị đối với Mỹ trong hoạt động của minh, đặc biệt là vai trò giám sát về tỷ giá. IMF muốn thiết lập một cơ chế trừng phạt đối với những quốc gia có chính sách tiền tệ gây bất ổn cho một quốc gia khác. Rõ ràng, cơ chế này nhằm vào Trung Quốc, nên nước này đã từ chối cơ chế này. Các chuyên gia tài chính thế giới cho rằng đã đến lúc IMF phải cải tổ lại để đảm nhận đúng vai trò của mình trong hệ thống tài chính toàn cầu./ IMF khủng hoảng http://vietbao.vn/Kinh-te/IMF-khung-hoang/11014408/48/ Mười năm sau khi đóng một vai trò gây nhiều tranh cãi trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đang lâm vào cuộc khủng hoảng của chính mình. Mười năm trước, thể chế tài chính già nua có tuổi đời sáu thập niên này đã cho các quốc gia châu Á vay trên 38 tỷ USD với kỳ hạn hai năm kèm theo điều kiện hà khắc buộc các nước này phải thực hiện "chính sách thắt lưng buộc bụng". Thế nhưng giờ đây, nhiều quốc gia trong số những nước nói trên lại đang lảng tránh tổ chức này. Mark Weisbrot, đồng giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách, một cơ quan tư vấn có trụ sở tại Những cuộc biểu tình phản đối IMF vốn là chuyện quen Washington, nói: "Cuộc khủng hoảng châu Á là sự khởi thuộc từ nhiều năm nay. Ảnh: đầu của một tiến trình, mà kể từ đó IMF đã mất gần hết ảnh hưởng trên thế giới sau một thập niên". BBC. Được thành lập trong đống tro tàn của Chiến tranh thế giới II với sứ mệnh bảo vệ sự ổn định của hệ thống tài chính quốc tế, IMF ngày nay đang phải đối mặt với sức ép cải cách những tập quán của chính mình. Những người chỉ trích cho rằng IMF phục vụ lợi ích của những quốc gia giàu có bằng cách tìm cách áp đặt những tập quán thị trường tự do. Tháng 5 vừa qua, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez tuyên bố nước này rút khỏi IMF và Ngân hàng thế giới, những định chế bị ông mô tả là "công cụ của chủ nghĩa đế quốc Mỹ" bóc lột các nước nghèo. Venezuela, theo gót một số quốc gia khác tại Mỹ Latin và châu Á, đã trả hết nợ cho IMF. Một số Tổng thống Mỹ Latin khác, trong đó có Nestor Kirchner của Argentina và Rafael Correa của Ecuador, cũng không che giấu thái độ coi thường IMF.
  10. Tại hội nghị toàn thể gần đây ở Singapore, IMF đã bị gây sức ép đòi phải cho phép các nước nghèo và đang phát triển có nhiều tiếng nói hơn trong ban giám đốc điều hành của định chế tài chính này. Một số nước có thể được lợi từ việc thay đổi cách thức điều hành IMF, chẳng hạn như Hàn Quốc đã có quyền bỏ phiếu. Cuộc họp của IMF dự kiến diễn ra trong tháng 10 tới có thể đạt được tiến triển, song tiến trình này cũng có thể kéo dài sang năm 2008. Mười năm sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, một số khách hàng của IMF đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, khiến sứ mệnh của IMF tại những quốc gia này trở nên thừa thãi. Các định chế khu vực mới cũng nổi lên cũng đang thách thức vị thế của IMF. Không những thế, sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ toàn cầu và sự bùng nổ tín dụng tư nhân trên các thị trường thế giới trong một thời gian dài đã tạo ra nhiều kênh vốn mới cho những nước muốn vay tiền. Trong khi đó, tiến trình cải cách của IMF, lại tiến triển rất chậm chạp. Vai trò giám sát tỷ giá hối đoái của IMF đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với tổ chức tài chính này. IMF hiện đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng đối với các chính sách ngoại hối của các quốc gia thành viên, nhưng lại không muốn bị cáo buộc là phục vụ lợi ích của Mỹ chống lại cường quốc của châu Á là Trung Quốc. Phúc lợi tài chính của chính IMF hiện cũng gặp trở ngại, một phần là do lượng tiền mà IMF cho các quốc gia con nợ vay giảm. IMF đã lùi lại một tháng cuộc họp trước đó dự kiến diễn ra trong tháng 6 để tranh cãi về việc bán một phần kho dự trữ vàng nhằm góp phần củng cố khả năng tài chính của thể chế này. Trong một diễn biến có liên quan, ngày 28/6, viện cớ vì lý do cá nhân Giám đốc IMF Rodrigo de Rato đã bất ngờ tuyên bố từ chức, sớm một năm rưỡi so với nhiệm kỳ 5 năm. Theo các nhà phân tích, sự ra đi của ông Rato trong bối cảnh hiện nay cho thấy IMF thực sự đang rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Một vài nhà phân tích thậm chí còn cho rằng 10 năm trước, IMF đã ra tay cứu châu Á khỏi cuộc khủng hoảng tài chính, không hiểu trong lúc này "ai có thể là người cứu định chế tài chính này khỏi cơn bĩ cực hiện nay". EU định thành lập "phiên bản IMF" cho Eurozone 08/03/2010 | 16:33:00 http://www.vietnamplus.vn/Home/EU-dinh-thanh-lap-phien-ban-IMF-cho- • Eurozone/20103/36847.vnplus
  11. Ủy ban châu Âu (EC) và Đức - nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) đang lên kế hoạch thành lập một phiên bản Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) nhằm cứu trợ các quốc gia nặng nợ như Hy Lạp hiện nay. Ủy viên kinh tế và các chính sách tiền tệ của EU, Olli Rehn, nói rằng EC đã sẵn sàng đề xuất về việc hình thành một công cụ tài chính tương tự như IMF ở cấp độ châu Âu để hỗ trợ cho các nước thành viên Eurozone. Tuy nhiên ông Rehn nhấn mạnh cơ chế trợ giúp tài chính này cần tuân thủ những điều kiện nghiêm ngặt. EC đang thương thảo về kế hoạch trên với Đức, Pháp cũng như các nước thành viên khác của EU. Trong khi đó, Tổng thống Italy Giorgio Napolitano và Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cũng gợi ý thành lập một cơ chế tiền tệ tương tự như IMF cho khu vực này. Ông Schaeuble cho biết họ không có ý định thành lập một thể chế cạnh tranh với IMF mà hoàn toàn là vì sự ổn định của Eurozone. Chính vì vậy, châu Âu cần một thể chế có kinh nghiệm và sức mạnh như IMF. Tuyên bố trên của các nhà lãnh đạo các nền kinh tế lớn ở EU được đưa ra hai ngày sau khi Chính phủ Hy Lạp công bố kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" mới nhằm tiết kiệm 4,8 tỷ euro (khoảng 6,5 tỷ USD), bao gồm việc cắt giảm lương, tăng thuế và tăng độ tuổi nghỉ hưu. Động thái này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng. Ở mức độ quốc tế, cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp đã gây sức ép lên giá trị của đồng euro trên các thị trường tài chính. Trong chuyến thăm Brussels mới đây, Tổng thống Italy cho biết Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và các thể chế tài chính châu Âu phải thừa nhận rằng họ đã bỏ lỡ mất một số công cụ chung trong việc ngăn chặn khủng hoảng nghiêm trọng và chưa từng thấy tại một quốc gia thành viên Eurozone./. Nguồn vốn của IMF là do các nước đóng góp, các nước thành viên có cổ phần lớn trong IMF là Mỹ (17,46%), Đức (6,11%), Nhật Bản (6,26%), Anh (5,05%) và Pháp (5,05%). Tổng vốn của IMF là 30 tỷ Dollar Mỹ (1999). IMF - đã đến lúc cải tổ? http://vitinfo.com.vn/Muctin/Kinhte/Taichinhnganhang/LA49140/default.htm VIT- Cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu hiện nay đang dấy lên những câu hỏi đầy hoài nghi về tính hiệu quả của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) trong việc kiểm soát kinh tế thế giới. Với nhiệm vụ kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu và các chính sách kinh tế của 185 nước thành viên, IMF được đánh giá là "hệ thống cảnh báo sớm" cho thị trường. Thế nhưng, Tổ chức này đã không thể chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe tài chính của thế giới.
  12. Hơn nữa, trong thời gian qua còn có rất nhiều ý kiến chỉ trích rằng Tổ chức này không những không hoàn thành nhiệm vụ mà còn đối xử các quốc gia giàu - nghèo một cách khác nhau. Tuần này, khi các đại biểu của IMF đều tụ họp tại Washington trong cuộc họp thường niên, giới phê bình lên tiếng đã đến lúc phải cải tổ IMF. “Lừa gạt” Về mặt lý thuyết, đãng lẽ ra IMF phải là “đầu tàu” trong các cuộc thảo luận nhằm tìm cách giải quyết khủng hoảng tài chính.Giới phê bình không phải kiếm tìm đâu xa các bằng chứng chứng minh những thay đổi của IMF trong xử lý vấn đề kinh tế. Nước Mỹ đã tìm ra rằng không có đủ biện pháp trong gói biện pháp để giải quyết khủng hoảng, và IMF đáng lẽ ra phải là một phần trong gói giải pháp đó nếu như họ được cải tổ. Tháng 4/2007, IMF đưa ra một đánh giá rất lạc quan về kinh tế thế giới. Khi cuộc khủng hoảng thế chấp lần đầu tiên xuất hiện trên các tiêu đề báo chí hồi đầu tháng 8/2007, IMF vẫn khẳng định rằng những rủi ro về tín dụng là có thể xử lý được. Tuy nhiên, tháng 4/2008, IMF đưa ra dự báo thâm hụt từ khủng hoảng thế chấp có thể lên đến con số khổng lồ 1 ngàn tỷ USD. Sau đó, tổ chức này quyết định tăng dự đoán tăng trưởng thế giới của mình trong tháng 7/2008. Thế nhưng, báo cáo về ổn định tài chính gần đây nhất của tổ chức này lại cảnh bảo một “cuộc suy thoái nghiêm trọng”. IMF đã không tham gia trong các hành động được tiến hành để kìm hãm những rủi ro trong thị trường tài chính. Mike Mussa, thành viên cấp cao của Viện kinh tế quốc tế Peterson tại Washington, đồng thời là cựu chủ tịch kinh tế của IMF nhận định: “Đối với các vấn đề đương thời, IMF khó có thể trở thành trung tâm của các cuộc thảo luận.” Tiêu chuẩn kép Cuộc khủng hoảng này cũng nhận được những chỉ trích của giới phê bình rằng IMF đã đối xử thiếu công bằng giữa các nước giàu - nghèo. Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính của Châu Á năm 1997-1998, IMF đã phản đối động thái của IMF đang cố gắng để tự cải cách Chính phủ các nước châu Á muốn sử dụng tiền của nhằm kiểm soát tốt hơn các nền kinh những người đóng thuế để cứu trợ các thể chế tài chính. tế mới nổi. Tại Indonesia và Hàn Quốc, nó đã dẫn đến hậu quả là hàng loạt các ngân hàng bị phá sản, và hàng trăm người rơi vào tình cảnh thất nghiệp, cùng với những điều kiện khó khăn để
  13. vay vốn. Tất cả các nguyên nhân này khiến uy tín của IMF bị suy giảm nghiêm trọng trong khu vực. Nhưng ngược lại, Chủ tịch của IMF - Strauss-Kahn lại tán thành gói giải cứu 700 tỷ USD của Quốc hội Mỹ trước khi nó được nghị viện chỉnh sửa và tán thành. Peter Chowla, một nhân viên về chính sách của Bretton Woods Project- tổ chức phi chính phủ mà kiểm soát IMF và World Bank nhận định: “Điều này là hoàn toàn đúng vì đây là cuộc khủng hoảng hoàn toàn khác với các thể chế tài chính mà hoạt động của họ bao hàm toàn thế giới. Các thể chế của Hàn Quốc và Indonesian không quan trọng lắm về mặt hệ thống.” Đã đến lúc cải tổ? IMF đã phải đối mặt với nhiều lời lên tiếng và kêu gọi đã đến lúc phải cải tổ lại Tổ chức này, không IMF phải đối mặt với các cuộc biểu chỉ tại thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính tình chống toàn cầu hóa trong quá Châu Á vào cuối những năm 1990. khứ. Thủ tướng Anh Gordon Brown và người đồng nhiệm Alistair Darling từ lâu đã kêu gọi IMF phải cơ cấu lại và đẩy mạnh khả năng có thể hoàn thành vai trò của mình như một hệ thống cảnh báo sớm cho ổn định tài chính toàn cầu. Bà Ngaire Woods- giám đốc chương trình “Global Economic Governance” của Đại học Oxford cho hay: “Bà hi vọng cuộc khủng hoảng đang làm chao đảo kinh tế thế giới này sẽ là chất xúc tác để IMF tiến hành cải tổ- nhưng nó phải “bốc” với 1 liều lượng thật cẩn thận”. Nguyễn Liên (Theo BBC) Nguồn tin: nguồn 1 Kinh te tgioi kho trnhs khoi “suy thoai kep” http://www.baomoi.com/Info/Kinh-te-the-gioi-kho-tranh-khoi-suy-thoai- kep/45/3715250.epi VIT - Hai nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel kinh tế là Paul R. Krugman và Stephen Roach đều nhận định rằng, suy thoái kép là điều không tránh khỏi. Ông Krugman cho biết, có đến 30% khả năng nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng suy thoái, trong khi ông Stephen Roach nhận định kinh tế toàn cầu sẽ phải tiếp tục đối mặt với nguy cơ này. Viết bình luậnLưu bài này Sẽ đối mặt với suy thoái kép Khi được hỏi về tương lai nền kinh tế thế giới năm 2010, hai nhà kinh tế này nhận định tình hình sẽ không mấy khả quan. Theo ông Krugman, nguy cơ xảy ra một cuộc suy thoái kép không phải là không có, tuy nhiên tỷ lệ này xảy ra chỉ từ 30% đến 40%. Còn ông
  14. Stephen Roach lại cho rằng, do nền kinh tế hồi phục trong tình trạng “tròng trành”, nên kinh tế toàn cầu năm nay sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy thoái kép. Ngày 5/1, khi trả lời phỏng vấn, ông Krugman phân tích, tốc độ hồi phục của nền kinh tế hiện nay khá chậm chạp, đồng thời tỷ lệ thất nghiệp có thể lên tới 50%. Hiệu quả của các gói kích thích kinh tế đang ngày càng mất hiệu quả. Mặc dù lượng dự trữ trong kho đang kéo thị trường hồi phục song hiệu quả của nó cũng đang mất dần. Ông này cũng cho biết thêm, mức tăng trưởng GDP 2,2% trong quý 3 năm ngoái của Mỹ không đủ khả năng kìm giữ tình trạng thất nghiệp tăng cao. Ông Stephen Roach phân tích thêm, có thể căn cứ vào nhiều phương diện để thấy rằng kinh tế thế giới không đủ khả năng “phản đòn”. Trong đó phải kể đến nguyên nhân là bản thân cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn chưa kết thúc. Ông trích dẫn báo cáo mới nhất của IMF cho biết, tổng tài sản của toàn cầu có thể sẽ giảm xuống chỉ còn vào khoảng 34000 tỷ USD. Điều này cho thấy lợi nhuận của các cơ quan tài chính đã bị thiệt hại đáng kể, đồng thời khả năng cho vay cũng đã bị hạn chế. Còn theo ông Krugman, đến tháng 3 năm nay, Mỹ sẽ hoàn thành kế hoạch cho vay để kích thích thu mua 12500 tỷ USD trái phiếu và kế hoạch thu mua 175 tỷ USD công phiếu của liên bang. Điều này có thể dẫn đến việc lãi xuất cho vay thế chấp tăng lên hơn 100 điểm. Điều này sẽ là trở ngại cho tiến trình phục hồi của nền kinh tế. Theo báo cáo, tính đến ngày 31/12/2009 lãi xuất cho vay thế chấp cổ tức 30 năm đã tăng lên 5,14%, sau đó tiếp tục tăng lên và đạt ngưỡng cao nhất trong vòng 8 năm trở lại đây. Để thúc đẩy thị trường hồi phục, tháng 12 năm 2008, Cục dự trữ liên bang Mỹ đã quyết định hạ lãi xuất này xuống còn gần 0%, đồng thời thu mua tài sản và kế hoạch tín dụng trở thành công cụ chính sách tiền tệ chủ yếu. Kết quả là Cục dự trữ liên bang đã đạt mục tiêu dự trữ được 22400 tỷ USD. IMF 2.0? http://vneconomy.vn/20090413040518628P0C6/imf-20.htm 16:18 (GMT+7) - Thứ Hai, 13/4/2009 Gần đây, bỗng nhiên IMF nổi lên trở thành trung tâm chú ý, ở một vai trò mới là vị cứu tinh số một cho nền kinh tế thế giới Có ý kiến cho rằng, nếu trước đây diễn ra một cuộc thi giữa các định chế quốc tế về mức độ được ủng hộ trên phạm vi toàn cầu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có lẽ đã về sau cùng. Trong vòng 30 năm trở lại đây, IMF đã có “tiếng xấu” ở khắp châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh do những điều kiện ngặt nghèo áp dụng cho những chính phủ muốn nhận được sự hỗ trợ tài chính từ cơ quan này. Ở đầu thập kỷ này, khi nền kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh mẽ, vai trò của IMF gần như đã giảm về con số 0 tròn trĩnh. Khi nhậm chức Giám đốc điều hành IMF vào năm 2007, ông Dominique Strauss-Kahn đã cảnh báo ban lãnh đạo của IMF rằng “rủi ro lớn
  15. nhất lúc này chính sự tồn tại của IMF”. Những thay đổi được kỳ vọng Tuy nhiên, thời thế đang tạo anh hùng. Thời gian gần đây, bỗng nhiên IMF nổi lên trở thành trung tâm chú ý, ở một vai trò mới là vị cứu tinh số một cho nền kinh tế thế giới trong thời kỳ sụt giảm tăng trưởng tồi tệ này. Tại cuộc họp của các nguyên thủ quốc gia nhóm G20 hôm 2/4 vừa qua, ngân quỹ của IMF được quyết định tăng lên gấp ba lần, từ mức 250 tỷ USD lên mức 750 tỷ USD, đồng thời IMF còn được phát hành thêm 250 tỷ USD quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Một phần số tiền này được dự kiến sẽ cho vay những quốc gia gặp khó khăn về tài chính, một phần được dùng để tăng cường thanh khoản nói chung cho nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, việc IMF có thêm tiền mới chỉ là một phần của câu chuyện. Cùng với nguồn lực mới, ít nhất về mặt lý thuyết, cách thức mà IMF thực hiện chức năng của định chế này cũng đã có những thay đổi quan trọng. Trong tương lai, các nước châu Âu sẽ không còn quyền tự động chỉ định giám đốc điều hành của IMF như hiện nay. Việc Mỹ và các nước phát triển khác đang nắm quyền chi phối IMF hiện tại sẽ được thay thế bằng một hệ thống cân bằng phản ánh đúng sự phân bổ sức mạnh kinh tế toàn cầu, trong đó, các nước đang phát triển lớn như Brazil, Trung Quốc và Nga sẽ có tiếng nói lớn hơn. Trọng tâm của IMF cũng sẽ thay đổi. Các nhà lãnh đạo G20 muốn định chế này đóng một vai trò tích cực hơn trong việc giám sát kinh tế toàn cầu, theo dõi chính sách của các nền kinh tế phát triển lớn cũng như các nước nghèo hơn, đồng thời cảnh báo khi nhận thấy những chính sách nguy hiểm. Về lý thuyết, IMF sẽ vừa phản ánh sự thay đổi trong trật tự kinh tế toàn cầu, cũng như phản ánh sự dịch chuyển về phía giám sát chặt chẽ hơn hệ thống tài chính - một sự chuyển hướng được thúc đẩy bởi chính cuộc khủng hoảng hiện nay. Tới thời điểm này, chưa ai có thể biết chắc liệu tất cả những dự tính trên có trở thành hiện thực hay không. Tuy nhiên, có lý do để người ta tin ở những thay đổi này, khi mà một trong những vị nguyên thủ tham gia phê chuẩn thông cáo chung của G20 là Tổng thống Argentina Cristina Fernandez de Kirchner. Chồng bà Kirchner, cựu Tổng thống Nestor Kirchner của Argentina, đã từng là một trong những người có thái độ chỉ trích IMF mạnh mẽ nhất. Ông Kirchner từng cho rằng, IMF đã gây ra “thảm họa” kinh tế cho Argentina và từ chối sự giúp đỡ của IMF khi ông bắt đầu công cuộc tái thiết nền kinh tế của nước này vào năm 2003. Thêm vào đó, ngay trước khi G20 ra thông cáo chung, IMF cũng hé mở cho thế giới thấy một hình ảnh mới và mềm mỏng hơn của định chế này, bằng cách nhất trí cung cấp cho Mexico một hạn ngạch tín dụng 40 tỷ USD. Đáng nói là để nhận được hạn ngạch tín dụng này, Mexico không phải tuân thủ những điều kiện ngặt nghèo như trước đây. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh coi khoản hạn ngạch cấp cho Mexico là một tiền lệ và phát
  16. biểu: “Chúng tôi rất vui mừng khi thấy các điều kiện cho vay đã được nới ra”. Tuy nhiên, những thay đổi nói trên trong IMF vẫn bị các nhà phê bình cho là quá chậm trễ. “Ai có thể chấp nhận được thực tế là Bỉ có quyền lực trong IMF lớn hơn Ấn Độ, Brazil hay Mexico?” chuyên gia Ariel Buiar thuộc Hội đồng Quan hệ Quốc tế Mexico nói. Nguyên giám đốc Malcolm Knight của IMF của Bank for International Settlements (một dạng câu lạc bộ cho các quan chức ngân hàng trung ương trên thế giới) mới đây đã đánh giá hoạt động của IMF là “không được bình đẳng và hiệu quả cho lắm”, đồng thời chỉ trích cơ quan này đã “ngủ quên” ngay trước khi cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay nổ ra. Còn nhiều thách thức Vấn đề lớn đặt ra lúc này là liệu IMF có sẵn sàng cho nhiệm vụ được trao? Nguồn quỹ lớn được bổ sung thêm cho cơ qua này hiện mới chỉ nằm trên giấy tờ, và chưa rõ sẽ lấy đâu ra nguồn tiền này. Nhật Bản đã cam kết chi 100 tỷ USD. Thủ tướng Anh Gordon Brown cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẽ chi 100 tỷ USD. Trung Quốc cho biết sẽ chi 40 tỷ USD. Tuy nhiên, quan chức Trung Quốc vẫn chưa khẳng định khoản đóng góp này, và nếu Trung Quốc có góp 40 tỷ USD thì vẫn còn thiếu 260 tỷ USD mới đủ 500 tỷ USD như kế hoạch vạch ra. Trong bối cảnh các chính phủ phải đối mặt với thực trạng căng thẳng tài chính như hiện nay, đây hoàn toàn là một số tiền không hề nhỏ. Ngoài ra, những vấn đề hóc búa liên quan tới việc cải tổ cấu trúc lãnh đạo IMF đã được “đá” lại cho tổ chức này. G20 chỉ nói vắn tắt rằng, những vấn đề này nên được giải quyết trước tháng 1/2011 mà không đưa ra bất kỳ một hướng dẫn cụ thể nào. Với tất cả những câu hỏi còn bỏ ngỏ trên, sự tin tưởng dành cho IMF thời gian qua dường như phản ánh ảnh hưởng của tổ chức này trong mấy tháng gần đây dưới sự lãnh đạo của Giám đốc điều hành Strauss-Kahn, người từng nắm giữ chức vụ Bộ trưởng Tài chính Pháp và từng chạy đua cho ghế tổng thống của nước này. Từ sau vụ sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers vào tháng 9 năm ngoái, IMF đã nâng tầm vai trò của mình khi cung cấp cho các nước Hungary, Iceland, Latvia, Ukraine và nhiều quốc gia gặp khó khăn về tài chính khác các khoản vay khẩn cấp với tổng trị giá 50 tỷ USD. Không giống như những người tiền nhiệm của mình, Giám đốc điều hành Strauss-Kahn không hề né tránh việc công khai ủng hộ những thay đổi chính sách. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sỹ vào tháng 1/2008, ông Strauss-Kahn đã gây ngạc nhiên khi kêu gọi các quốc gia tăng cường chi tiêu để vượt khủng hoảng, trái ngược với truyền thống của IMF là kêu gọi các nước thắt chặt ngân sách. Thậm chí, cố vấn kinh tế cao cấp Larry Summers của Tổng thống Mỹ Barack Obama còn gọi đó là một “thời khắc lịch sử”. Gần dây, ông Strauss-Kahn còn công khai gây áp lực với các chính phủ ở châu Âu tăng thêm quy mô của các gói kích thích kinh tế, đồng thời chỉ trích nước Mỹ không mạnh tay hơn trong vấn đề giải quyết tài sản độc hại của các ngân hàng.
  17. Nếu những cải cách được kỳ vọng thực sự diễn ra ở IMF, vai trò tổ chức này có lẽ cũng sẽ không còn quan trọng như sự kỳ vọng của những người sáng lập IMF vào năm 1944. Khi đó, nguồn lực được phân bổ cho IMF tương đương với hơn một nửa cán cân vãng lai của thế giới, so với mức 3% hiện nay. Tuy nhiên, nếu những dự tính của G20 trở thành hiện thực và IMF thực sự đảm nhận một vai trò tích cực hơn trong hoạt động ổn định nền kinh tế thế giới, định chế này sẽ trở nên gần sát hơn với mục tiêu mà nhà kinh tế học John Maynard Keynes, người đóng một vai trò quan trọng quá trình thành lập IMF, đã vạch ra. Keynes tuyên bố, IMF “không phải là một tổ chức nhân đạo kiểu Chữ thập đỏ, trong đó các nước giàu giải cứu các nước nghèo”. Thay vào đó, IMF phải là “một cơ chế có mức độ cần thiết cao, ít nhất hữu ích cho các nước chủ nợ cũng như các nước con nợ”. Việc trở lại với quan điểm này sẽ là mấu chốt trong quá trình tạo ra một IMF mới, một IMF “phiên bản 2.0”?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0