intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài Bài tập Chủ đề 5 (Sách Cánh diều)

Chia sẻ: Tưởng Mộ Tranh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài Bài tập Chủ đề 5 (Sách Cánh diều) được xây dựng nhằm giúp học sinh hệ thống hoá được kiến thức trọng tâm của chủ đề năng lượng với cuộc sống. Vận dụng kiến thức tổng hợp và các kĩ năng cơ bản về năng lượng tái tạo vào việc giải các bài tập ôn tập, ứng dụng trong cuộc sống. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài Bài tập Chủ đề 5 (Sách Cánh diều)

  1. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 5: NĂNG LƯỢNG VỚI CUỘC SỐNG (Thời lượng: 1 tiết) I. Mục tiêu 1. Năng lực: 1.1. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Chủ động, tự giác hoàn thành các nội dung ôn tập chủ đề 5: Năng lượng với cuộc sống. - Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, trao đổi với các bạn trong lớp về nội dung năng lượng với cuộc sống. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải bài tập hợp lí, vận dụng các kiến thức đã học thực hiện mô hình “máy sấy nông sản dùng năng lượng mặt trời”. 1.2. Năng lực đặc thù: ‒ Nhận thức khoa học tự nhiên: Hệ thống hoá được kiến thức trọng tâm của chủ đề năng lượng với cuộc sống. ‒ Tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng dữ liệu khoa học về chủ đề năng lượng với cuộc sống. ‒ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức tổng hợp và các kĩ năng cơ bản về năng lượng tái tạo vào việc giải các bài tập ôn tập, ứng dụng trong cuộc sống. 2. Phẩm chất: - Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học. - Tích cực, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, bài tập vận dụng, hình ảnh minh họa về các thiết bị sử dụng năng lượng sạch (pin năng lượng mặt trời, thiết bị điện gió...) 2. Học sinh: ‒ SGK, phiếu đánh giá, bảng nhóm, giấy khổ A0, máy tính. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu (8 phút) a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức chủ đề 5 năng lượng với cuộc sống. Tạo tâm thế cho HS ôn tập chủ đề 5. b) Nội dung: Chơi trò chơi “Ai nhanh nhất” trả lời gói 5 câu hỏi trắc nghiệm để củng cố kiến thức lý thuyết toàn bài. GV chia lớp thành 2 – 4 nhóm tổ có số HS bằng nhau và thi xem tổ nào có nhiều bạn trả lời gói 5 câu hỏi đúng nhất. Luật chơi: Gói câu hỏi gồm 5 câu về kiến thức cơ bản của bài 1. Thời gian để học sinh đọc và suy nghĩ câu trả lời mỗi câu hỏi là 30 giây. Hết 30 giây HS giơ hoa trắc nghiệm để trả lời. Bạn nào trả lời đúng thì được chơi tiếp, bạn nào trả lời sai bị mất lươt chơi. Hết 5 câu hỏi tổ nào có nhiều bạn trả lời đúng hết cả 5 câu nhất là đội chiến thắng. - HS hoạt động cá nhân sử dụng bảng con hoặc hoa trắc nghiệm để trả lời gói câu hỏi
  2. c) Sản phẩm: Đáp án của các câu hỏi. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm *Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1 Câu 1: Nguồn năng lượng tái tạo là gì? GV chia lớp thành các đội và chiếu luật chơi A. Là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, *Thực hiện nhiệm vụ học tập rất nhanh hết và khó bổ sung. - HS hoạt động cá nhân tham gia trò chơi và B. Là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, trả lời câu hỏi. liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự *Báo cáo kết quả và thảo luận nhiên. Đáp án: C. Là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, Câu 1. B ít khi được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên. Câu 2. D D. Là nguồn năng lượng do con người tạo ra, ít khi được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên. Câu 2: Trường hợp nào sau đây là nguồn năng lượng không tái tạo? A. Năng lượng Mặt Trời. Câu 3. C B. Năng lượng từ thủy triều. C. Năng lượng từ gió. D. Dầu diesel. Câu 3: Đâu không phải là ưu điểm của các nguồn năng lượng tái tạo? A. Ít tác động tiêu cực đến môi trường. B. Có khả năng bổ sung, tái tạo nhanh chóng. Câu 4. A C. Rẻ tiền, là dạng chất đốt quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất. D. Sẵn có trong tự nhiên để sử dụng. Câu 4: Bên cạnh ưu điểm, năng lượng Mặt Trời có nhược điểm nào sau đây? A. Tấm pin Mặt Trời chứa hóa chất độc hại gây ô nhiễm môi trường. B. Sử dụng nhiều có thể làm cạn kiệt nguồn năng Câu 5. C lượng Mặt Trời. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ C. Sử dụng năng lượng Măt Trời không thể lắp đặt - GV khen tổ có nhiều HS trả lời câu hỏi trên qui mô lớn. đúng nhất. Đề nghị cả lớp khen thưởng các D. Hệ thống năng lượng Mặt Trời khó lắp đặt và bạn một tràng pháo tay. Ba bạn cao điểm vận hành. nhất được GV cho điểm với thang điểm mỗi Câu 5: Đâu là nhược điểm của năng lượng lấy từ câu đúng được 2 điểm. sức chảy của dòng nước? - Chiếu 2 câu trả lời HS sai nhiều nhất và
  3. hướng dẫn HS sửa sai. A. Gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn năng lượng hóa thạch. B. Gây ra tiếng ồn lớn trong quá trình sản xuất. C. Biến đổi hệ sinh thái địa phương và đời sống của người dân nơi xây nhà máy thủy điện. D. Cả hai đáp án A và B đúng. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: Không 3. Hoạt động 3. Luyện tập (25 phút) a) Mục tiêu: Hệ thống hoá kiến thức chủ đề năng lượng với cuộc sống bằng sơ đồ tư duy. ‒ Vận dụng kiến thức đã học trong chủ đề để giải một số bài tập. b) Nội dung: - Thiết lập sơ đồ tư duy về chủ đề năng lượng với cuộc sống. - Làm bài tập 1,2,3,4. c) Sản phẩm: - Sơ đồ tư duy chủ đề năng lượng với cuộc sống. - Lời giải bài tập 1,2,3,4. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm *Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2 GV chia lớp học thành các nhóm. GV hướng dẫn HS thực hiện trước ở nhà, thiết kế sơ đồ tư duy về những kiến thức trọng tâm của chủ đề 5. HS làm việc theo nhóm để thực hiện các nhiệm vụ: + Thiết kế sơ đồ tư duy những kiến thức trọng tâm đã học trong chủ đề 5 vào giấy khổ A0. Hoàn thành Phiếu đánh giá. * Thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ như phần chuyển giao.
  4. * Báo cáo kết quả và thảo luận ‒ GV yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm trên bảng cho cả lớp cùng quan sát. ‒ Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày ý tưởng thiết kế sơ đồ tư duy của nhóm mình. - HS nhóm khác quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu câu hỏi phản biện (nếu có); góp ý cho nhóm báo cáo. Thông qua việc báo cáo, các nhóm cùng nhau đánh giá đồng đẳng hoạt động của nhóm báo cáo theo phiếu đánh giá do GV cung cấp. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ ‒ GV nhận xét, đánh giá chung sản phẩm của các nhóm. ‒ Các nhóm điều chỉnh, bổ sung cho sản phẩm của nhóm mình. Các nhóm hoàn chỉnh và công bố Phiếu đánh giá hoạt động cho nhóm báo cáo (theo hướng dẫn của GV). ‒ GV tổng kết lại những kiến thức đã tìm hiểu trong chủ đề và định hướng HS hoàn thành các bài tập vận dụng trong chủ đề. * Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3 Bài 1 trang 76 Tổ chức thực hiện a) Nguồn năng lượng đang được khai thác - GV giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu HS hoạt động chiếm tỉ trọng lớn nhất ở nước ta: Than mỏ cá nhân làm bài tập 1 (SGK/76). (39,7%)
  5. * Thực hiện nhiệm vụ học tập b) Các nguồn năng lượng tái tạo đang được 1HS lên bảng làm bài tập. khai thác chiếm tỉ trọng 15,1%. HS hoạt động cá nhân làm bài tập vào vở. * Báo cáo kết quả và thảo luận HS nhận xét bài làm của bạn. HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh và chốt kiến thức. * Chuyển giao nhiệm vụ học tập 4 Bài 2 trang 76 - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi làm bài tập Sản xuất điện gió 2 trong SGK/76. *Thực hiện nhiệm vụ học tập Ưu điểm Nhược điểm - HS thực hiện hoạt động nhóm tìm hiểu trong SGK để hoàn thành Bài tập 2 trong SGK trang 76. - Là nguồn năng - Gió thổi không đều * Báo cáo kết quả và thảo luận lượng xanh và nên sản lượng điện từ - Đại diện 1- 2 nhóm lên báo cáo. không gây ô nhiễm. gió không ổn định. - Học sinh các nhóm khác nhận xét, bổ sung nếu - Các khu vực như - Các máy phát điện có. miền núi, nông thôn gió có chi phí đầu tư * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hay biển đảo có lớn và khi hoạt động - GV nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh nguồn gió phù hợp gây ra tiếng ồn làm ảnh có thể được lựa chọn hưởng tới đời sống để xây dựng các người dân và có thể trang trại điện gió gây hại cho các loài (thủy điện thì cần động vật. khu vực có nguồn nước lớn). Địa hình nước ta có nhiều ưu thế trong việc sử dụng gió để sản xuất năng lượng điện: - Bờ biển dài hơn 3000 km bờ biển chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng gió để sản xuất năng lượng điện. - Thời tiết gió mùa ở các vùng ven biển, nhất là vào mùa đông và mùa hè, khi gió thổi mạnh và ổn định, làm tăng hiệu suất sản xuất năng lượng từ gió. - Các vùng núi non tạo ra các thung lũng và đồi núi, tạo ra các địa hình đa dạng và biến đổi gió, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp đặt các cột giàn gió hoặc máy phát điện gió.
  6. * Chuyển giao nhiệm vụ học tập 5 Bài 3 trang 76 - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài tập 3 Để thu được tổng công suất 2400MW thì trong SGK/76. diện tích bề mặt pin quang điện tổng cộng là: * Thực hiện nhiệm vụ học tập = 6.107 ( m2 ) 2400.106 - HS hoạt động cá nhân làm bài tập 3. S= 40 * Báo cáo kết quả và thảo luận Hạn chế và khó khăn của việc khai thác và - Học sinh khác nhận xét bài làm của bạn. sử dụng nguồn năng lượng Mặt Trời: - Hai học sinh đổi bài kiểm tra. GV gọi một vài HS - Phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí nêu nhận xét bài làm của bạn. hậu, vị trí địa lí. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Chi phí lắp đặt cao, chiếm không gian lớn, - GV nhận xét đánh giá bài làm của học sinh và hiệu suất chuyển hóa năng lượng mặt trời chốt kiến thức.. sang điện năng chưa cao. * Chuyển giao nhiệm vụ học tập 6 Bài 4 trang 76 - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài tập 4 - Tiết kiệm năng lượng điện có lợi ích cho trong SGK/76. gia đình, xã hội và môi trường: * Thực hiện nhiệm vụ học tập + Tiết kiệm được một khoản chi tiêu trong - HS thực hiện hoạt động nhóm theo hình thức gia đình. khăn trải bàn để hoàn làm bài tập 4 trong SGK + Gia đình tiết kiệm điện sẽ giúp cho các nơi trang 76. khác có đủ điện để dùng, điện nhà nước * Báo cáo kết quả và thảo luận không quá tải tránh được tình trạng cắt điện - Đại diện 1- 2 nhóm lên báo cáo. luân phiên, … - Học sinh các nhóm khác nhận xét, bổ sung nếu + Giảm bớt khí thải và chất gây ô nhiễm môi có. trường. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Biện pháp tiết kiệm năng lượng phù hợp - GV nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh với điều kiện gia đình, nhà trường và địa phương em. + Tận dụng gió và ánh sáng tự nhiên để làm sáng và mát môi trường sống, làm việc. + Tắt và rút khỏi nguồn các thiết bị điện khi không sử dụng. + Giảm bớt tiêu thụ năng lượng điện trong giờ cao điểm. + Lựa chọn các thiết bị có nhãn hiệu tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng xanh an toàn với môi trường. + Tổ chức các buổi tuyên truyền, cuộc thi sáng chế các vật dụng bảo vệ môi trường, cách làm giúp bảo vệ môi trường, …. - Áp phích để tuyên truyền tới mọi người:
  7. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút) a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học, sáng tạo. b) Nội dung: HS hoạt động nhóm đề xuất mô hình chế tạo “máy sấy nông sản dùng năng lượng mặt trời” bằng vật liệu tái chế. c) Sản phẩm: Mô hình thiết kế máy sấy nông sản bằng năng lượng mặt trời trên giấy A0 hoặc PPT. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm *Chuyển giao nhiệm vụ học tập MÔ HÌNH MÁY SẤY NÔNG SẢN GV hoạt động nhóm ở nhà, tra cứu mạng Internet Khái niệm: và thảo luận từ đó thiết kế “mô hình máy sấy nông Máy sấy nông sản: là dòng máy chuyên sản dùng năng lượng mặt trời” dùng sấy khô các loại thực phẩm, nông sản. Lưu ý: Trình bày được: Năng lượng mặt trời: Là một trong các + Khái niệm máy sấy nông sản. nguồn năng lượng có khả năng tái tạo, sẵn + Các bộ phận chính của máy sấy nông sản dùng có trong tự nhiên, là nguồn năng lượng sạch năng lượng mặt trời. và thân thiện với môi trường. + Sơ đồ hoặc mô hình sản phẩm. + Máy sấy nông sản sử dụng nguồn năng + Các nguyên liệu cần thiết để chế tạo mô hình lượng mặt trời là thiết bị hoạt động dựa trên + Dự kiến hiệu quả sử dụng. hiệu ứng nhà kính.
  8. Thời gian thảo luận nhóm: HS làm việc theo nhóm - Cấu tạo: Máy sấy nông sản sử dụng nguồn tại nhà năng lượng mặt trời hai bộ phân chính là bộ Hình thức sản phẩm: bản trình chiếu PowerPoint phận gia nhiệt, buồng sấy. không quá 8 slide (thời gian thuyết trình không quá - Vật liệu chế tạo máy sấy nông sản sử dụng 03 phút). nguồn năng lượng mặt trời: *Thực hiện nhiệm vụ học tập + Vật liệu làm tấm hấp thụ nhiệt (Nhôm, HS hoạt động nhóm, tra cứu thông tin và thiết kế đồng,); mô hình . + Vật liệu làm tấm đậy trong suốt (Kính, * Báo cáo kết quả và thảo luận nilong …); Đại diện các 1-2 nhóm báo cáo + Vật liệu làm khay chứa nông sản (Nhôm, Đại diện các nhóm khác nhận xét, góp ý. gỗ,); * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + Vật liệu làm khung (Nhôm, gỗ,); GV nhận xét đánh giá kết quả hoạt động nhóm của + Vật liệu cách nhiệt làm buồng sấy (Gỗ, HS: bìa, xốp,) + Về phương án thiết kế. + Vật liệu làm mái chống nước mưa (nilong, + Chọn vật liệu chế tạo. kính,); + Vấn đề có thể cải tiến để mô hình đạt hiệu quả + Các vật liệu khác tùy theo thiết kế; hơn. + Dự kiến tổng số tiền cần chi: + Ý thức hoạt động nhóm của HS. - Công dụng: + Sấy nông sản: Lúa, cà phê, ca cao, ngô, khoai … + Sấy thực phẩm: Rau, củ, quả … * Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút) - Ôn lại kiến thức Chủ đề 5: Năng lượng với cuộc sống và tự ôn lại các bài tập. - Đọc trước kiến thức Chủ đề 6: Kim loại.
  9. PHỤ LỤC PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM HỌC TẬP NHÓM ......... Họ tên học sinh: ......................................................................................................... Nhóm: ........................... Lớp: ........................... STT Tiêu chí Có Không 1 Sơ đồ tư duy rõ ràng, đúng yêu cầu. (1,5 điểm) 2 Thiết kế bắt mắt, đẹp, sáng tạo. (1,5 điểm) 3 Trình bày được ý tưởng thiết kế sơ đồ tư duy. (1,0 điểm) 4 Trình bày đủ kiến thức đã học trong chủ đề. (2,0 điểm) 5 Diễn đạt trôi chảy, to rõ. (1,0 điểm) 6 Thuyết trình dễ hiểu, súc tích. (1,0 điểm) 7 Tương tác với người nghe trong khi trình thuyết trình. (1,0 điểm) 8 Kết hợp sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp. (1,0 điểm) Góp ý cụ thể: ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
53=>2