intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật 5 - Bài 13: Khu vui chơi (Sách Chân trời sáng tạo)

Chia sẻ: Tưởng Thành Duật | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật 5 - Bài 13: Khu vui chơi (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn nhằm giúp học sinh nhận biết được đặc điểm của một số trò chơi; xác định được chủ đề, hình thức thực hành; vận dụng được một số nguyên lí tạo hình để thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật; có ý thức bảo vệ và giữ gìn không gian vui chơi chung. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật 5 - Bài 13: Khu vui chơi (Sách Chân trời sáng tạo)

  1. Chủ đề 7 KHÔNG GIAN VUI CHƠI Bài 13 KHU VUI CHƠI (2 Tiết) I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ – Quan sát, nhận biết được đặc điểm của một số trò chơi, yếu tố, nguyên lí tạo hình ở sản phẩm thủ công. – Thực hiện được bài thực hành sáng tạo. Sử dụng các yếu tố tạo hình: nét, mảng, hình khối, màu sắc thể hiện sản phẩm. – Biết trưng bày, nhận xét, vẻ đẹp của SPMT. Nêu được những cảm nhận cá nhân, cách khai thác, sáng tạo vào bài tập thực hành. Nêu được hướng phát triển mở rộng thêm SPMT bằng nhiều chất liệu. – Biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm. 1. Mục tiêu bài học – Nhận biết được đặc điểm của một số trò chơi. – Xác định được chủ đề, hình thức thực hành. – Vận dụng được một số nguyên lí tạo hình để thực hành sáng tạo SPMT. – Có ý thức bảo vệ và giữ gìn không gian vui chơi chung. 2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực a. Phẩm chất Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể là giúp HS: – PC1: Chăm chỉ:Tích cực tham gia các hoạt động trong học tập. – PC2: Nhân ái: Biết đoàn kết, hợp tác làm việc nhóm cùng các bạn. – PC3: Trung thực: Bước đầu biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm. b. Năng lực Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau: *Năng lực chung – NLC1: Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập. – NLC2: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học/ thực hành, trưng bày, nêu tên sản phẩm. – NLC3: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm. 101
  2. *Năng lực đặc thù – NLĐT 1: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát những SPMT và nhận biết được cấu trúc, tỉ lệ và công dụng của sản phẩm. – NLĐT 2: Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: HS thực hiện được bài vẽ về đề tài khu vui chơi. – NLĐT 3: Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết chia sẻ cảm nhận về chất liệu. Lựa chọn được vị trí trưng bày sản phẩm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên – KHBD, SGV. – Một số tranh ảnh về đề tài khu vui chơi – Bút chì, giấy vẽ, bút màu, máy chiếu,… 2. Học sinh – SGK, VBT (nếu có). – Bút chì, giấy vẽ, bút màu,… III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiết 1 Đồ dùng/ Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS phương tiện/ sản phẩm của HS Hoạt động 1. Khởi động: Hát và vận động theo – Video nhạc Quan sát và nhạc bài Khu vui chơi thiếu nhi bài Khu vui chơi nhận thức – GV chiếu video nhạc bài Khu vui – HS hát, vận động thiếu nhi của (…… phút) chơi thiếu nhi của nhạc sĩ Nguyễn theo nhạc kết hợp nhạc sĩ Nguyễn YCCĐ: Văn Chung cho HS hát và vận động quan sát video. Văn Chung. PC2, NLC2, theo nhạc. – SGK. NLĐT1 – GV đặt câu hỏi về bài hát. – Giới thiệu vào bài mới: Bài 13: Khu vui chơi thiếu nhi. (tiết 1) Nhiệm vụ: GV hướng dẫn cho HS quan sát các tranh, ảnh trang 57 SGK và nêu được đặc điểm của một số trò chơi ở khu vui chơi. 102
  3. Gợi ý cách thức tổ chức: – Tạo cơ hội cho HS tìm ra đặc điểm – HS quan sát một số của một số trò chơi. SPMT. – GV nêu câu hỏi, HS thảo luận để tìm ra đặc điểm của trò chơi. – Câu hỏi gợi ý: – HS trả lời theo gợi ý + Trong tranh có hình ảnh gì? của GV. + Em hãy kể tên một số trò chơi mà em biết? + Trò chơi có những đặc điểm cơ bản nào, có màu sắc gì? + Trò chơi đó chơi như thế nào? HS cần ghi nhớ: Khu vui chơi là một – Lưu ý để ghi nhớ. địa điểm hoặc công viên, nơi có nhiều hình thức trò chơi phục vụ trẻ em và cộng đồng. Hoạt động 2. Nhiệm vụ: – Hình minh hoạ Luyện tập và – GV hướng dẫn cho HS tham khảo các bước thực sáng tạo các bước thực hiện một bài vẽ về hiện. (…… phút) đề tài khu vui chơi. – Tranh minh hoạ YCCĐ: PC1, – HS thực hiện được một SPMT. các bước thực PC2, NLC2, Gợi ý cách thức tổ chức: hiện sản phẩm. NLĐT2 – GV yêu cầu HS quan sát hình – HS quan sát các – Bút chì, giấy, minh hoạ trong SGK trang 58, thảo bước thực hiện và màu vẽ,… luận để biết cách thực hiện SPMT. thảo luận. – Gợi ý các bước thực hiện: Bước 1: Tìm ý tưởng và phác hình khái quát. Bước 2: Vẽ hình chi tiết. Bước 3: Vẽ màu nhóm chính. Bước 4: Vẽ màu nhóm phụ, điều chỉnh đậm nhạt và hoàn thiện sản phẩm. 103
  4. – Câu hỏi gợi ý: – HS thảo luận nhóm, + Nhóm em chọn thể hiện SPMT phân công công việc như thế nào? theo nhóm và thực + Nhóm em sẽ vẽ trò chơi gì? hành theo sự sáng tạo của nhóm mình. + Hình ảnh chính là gì, hình ảnh phụ là gì? – Bài tập thực hành: GV yêu cầu HS thực hiện một bài vẽ theo ý thích. (HS chỉ cần hoàn thành bước 1 và bước 2) – GV quan sát HS thực hành, gợi ý, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời. Hoạt động 3. Nhiêm vụ: Sản phẩm của Phân tích và GV hướng dẫn HS trình bày ý tưởng HS. đánh giá thể hiện và nguyên lí tạo hình trong (…… phút) sản phẩm. YCCĐ: Gợi ý cách thức tổ chức: PC3, NLC2, – GV yêu cầu HS trưng bày sản – HS trưng bày sản NLĐT3 phẩm, trình bày và chia sẻ cảm phẩm, trình bày và nhận về bài vẽ của nhóm mình và chia sẻ cảm nhận. nhóm bạn. – HS trình bày theo – Câu hỏi gợi ý: hướng dẫn của GV. + Tranh vẽ cảnh gì? + Trong tranh vẽ những trò chơi gì? + Bố cục được sắp xếp như thế nào? – GV nhận xét, tuyên dương, động viên, khuyến khích HS. Hoạt động 4. Nhiệm vụ: – Tranh, ảnh hay Vận dụng Tìm hiểu đặc điểm một số trò chơi video về nhân (…… phút) và tạo hình nhân vật hoạt hình nổi vật khu vui chơi YCCĐ: PC3, tiếng tại khu vui chơi Đi–xờ–nây–len. Đi-xờ-nây-len. NLĐT3 Gợi ý cách thức tổ chức: – SGK. – GV cho HS xem hình khu vui chơi HS trả lời theo gợi ý Đi-xờ-nây-len trong SGK trang 59. của GV. – Câu hỏi gợi ý: + Em thấy trò chơi gì trong ảnh? + Em có biết trò chơi đó không? + Nêu cảm nhận của em về trò chơi đó? 104
  5. Củng cố, Củng cố: Nhắc lại các bước đầu thực – HS quan sát, lắng dặn dò hiện một SPMT. nghe và trả lời. (…… phút) Dặn dò: Giữ gìn sản phẩm cẩn thận, – HS chuẩn bị cho bài chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật học sau. liệu cho bài học sau. Tiết 2 Đồ dùng/ Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS phương tiện/ sản phẩm của HS Hoạt động 1. Khởi động: Trò chơi Ghép hình – Hình ảnh về Quan sát và – GV chuẩn bị một số hình ảnh về – HS chia thành 2 đội trò chơi. nhận thức khu trò chơi. tham gia trò chơi. – SGK. (…… phút) – HS ghép ảnh thành 1 bức tranh YCCĐ: về khu vui chơi. PC2, NLC2, – Đội nào làm nhanh, đẹp đội đó NLĐT1 thắng. – Giới thiệu vào bài mới: Bài 13: Khu vui chơi thiếu nhi. (tiết 2) Nhiệm vụ: – HS quan sát một số GV hướng dẫn cho HS quan sát sản SPMT về trò chơi. phẩm trang 57 SGK và nêu được đặc điểm của một số trò chơi ở khu vui chơi. Gợi ý cách thức tổ chức: – GV tạo cơ hội cho HS tìm ra đặc điểm của một số trò chơi. – GV cho HS xem video về một số trò chơi ở khu vui chơi. – GV nêu câu hỏi, HS thảo luận để tìm ra đặc điểm của trò chơi. – HS trả lời theo gợi ý – Câu hỏi gợi ý: của GV. + Em hãy kể tên một số trò chơi mà em biết. + Trò chơi có những đặc điểm cơ bản nào, có màu sắc gì? + Trò chơi đó chơi như thế nào? HS cần ghi nhớ: Khu vui chơi là một – Lưu ý để ghi nhớ. địa điểm hoặc công viên, nơi có nhiều hình thức trò chơi phục vụ trẻ em và cộng đồng. 105
  6. Hoạt động 2. Nhiệm vụ: – Hình minh hoạ Luyện tập và – GV hướng dẫn cho HS tham khảo các bước thực sáng tạo các bước thực hiện một bài vẽ về hiện. (…… phút) đề tài khu vui chơi. – Bút chì, giấy, YCCĐ: PC1, – HS thực hiện được một SPMT. bút màu,… PC2, NLC2, Gợi ý cách thức tổ chức: NLĐT2 – GV yêu cầu HS quan sát hình – HS quan sát các minh hoạ trong SGK trang 58, thảo bước thực hiện và luận để biết cách thực hiện SPMT. thảo luận. – Gợi ý các bước thực hiện: Bước 1: Tìm ý tưởng và phác hình khái quát. Bước 2: Vẽ hình chi tiết. Bước 3: Vẽ màu nhóm chính. Bước 4: Vẽ màu nhóm phụ, điều chỉnh đậm nhạt và hoàn thiện sản phẩm. – Câu hỏi gợi ý: – HS thảo luận nhóm, phân công công việc + Nhóm em chọn thể hiện SPMT theo nhóm và thực như thế nào? hành theo sự sáng tạo + Nhóm em sẽ vẽ trò chơi gì? của mình. (thực hiện + Hình ảnh chính là gì, hình ảnh bước 3 và 4) phụ là gì? + Em có muốn vẽ thêm hình ảnh gì? – Bài tập thực hành: GV yêu cầu HS thực hiện tiếp bài vẽ ở tiết trước. – GV quan sát HS thực hành, tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ HS kịp thời. Hoạt động 3. Nhiêm vụ: Sản phẩm của Phân tích và GV hướng dẫn HS trình bày ý tưởng HS. đánh giá thể hiện và nguyên lí tạo hình trong (…… phút) sản phẩm. YCCĐ: Gợi ý cách thức tổ chức: PC3, NLC2, – GV yêu cầu HS trưng bày sản HS trưng bày sản NLĐT3 phẩm, trình bày và chia sẻ cảm phẩm, trình bày và nhận về bài vẽ của nhóm mình và chia sẻ cảm nhận. nhóm bạn. 106
  7. – Câu hỏi gợi ý: + Tranh vẽ cảnh gì? + Trong tranh vẽ những trò chơi gì? + Bố cục được sắp xếp như thế nào? – GV nhận xét, tuyên dương, động viên, khuyến khích HS. Hoạt động 4. Nhiệm vụ: Video về khu vui Vận dụng Tìm hiểu đặc điểm một số trò chơi chơi. (…… phút) và tạo hình nhân vật hoạt hình nổi YCCĐ: PC3, tiếng. NLĐT3 Gợi ý cách thức tổ chức: – GV cho HS xem video và nhân vật HS trả lời theo gợi ý hoạt hình nổi tiếng của thế giới. của GV. – Câu hỏi gợi ý: + Em thấy trò chơi gì trong ảnh? + Em có biết trò chơi đó không? + Nêu cảm nhận của em về trò chơi đó như thế nào? + Em hãy nêu cảm nhận của em về trò chơi và nhân vật hoạt hình đó. Củng cố, Củng cố: Nhắc lại các bước đầu thực – HS quan sát, lắng dặn dò hiện một SPMT. nghe và trả lời. (…… phút) Dặn dò: Giữ gìn sản phẩm cẩn thận, – HS chuẩn bị cho bài chuẩn bị sách vở, dụng cụ hoặc vật học sau. liệu cho bài học sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 107
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2