intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế hoạch bài dạy Toán 5 - Bài 2: Ôn tập các phép tính với số tự nhiên (Sách Kết nối tri thức)

Chia sẻ: Tưởng Thành Duật | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kế hoạch bài dạy Toán 5 - Bài 2: Ôn tập các phép tính với số tự nhiên (Sách Kết nối tri thức) được biên soạn nhằm giúp học sinh nhắc lại được một số tính chất của phép tính (giao hoán, kết hợp, phân phối,...), thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên; vận dụng được việc thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên, một số tính chất của phép tính để giải quyết một số tình huống thực tế. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế hoạch bài dạy Toán 5 - Bài 2: Ôn tập các phép tính với số tự nhiên (Sách Kết nối tri thức)

  1. BÀI 2. ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (2 tiết) Tiết 1 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT – HS nhắc lại được một số tính chất của phép tính (giao hoán, kết hợp, phân phối,...), thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên. – HS vận dụng được việc thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên, một số tính chất của phép tính để giải quyết một số tình huống thực tế. – HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, mô hình hoá toán học,... II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Phiếu hoặc Bảng phụ bài 2 trang 9 – SGK Toán 5 tập một. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Mở đầu – HS (theo nhóm đôi hoặc ba) nói với nhau về một số tính chất của phép tính (giao hoán, kết hợp, phân phối,...) và cách thực hiện cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên. – HS nhận xét phần trả lời của bạn, thống nhất cách làm, báo cáo GV. – HS nghe GV nhận xét và giới thiệu bài. 2. Thực hành, luyện tập Bài 1 – HS làm bài cá nhân: Đặt tính rồi tính vào vở; đổi vở, chữa bài cho nhau. – HS nói lại với nhau cách làm một số phép tính, nghe bạn nhận xét, thống nhất kết quả. – Báo cáo GV hoặc chia sẻ trong nhóm hoặc cả lớp; GV nhận xét, thống nhất kết quả. (a) 10 509; 55 350; 15 290; b) 688; 4 605; 132). Bài 2 – HS đọc bài, làm bài cá nhân, chẳng hạn như: 483 + 5 109 và 5 109 + 483; 871 + 500 + 500 với 871 + (500 + 500),...; đổi vở, chữa bài cho nhau. – HS nói với nhau cách tìm biểu thức có giá trị bằng nhau, thống nhất kết quả. – HS nêu nhận xét rút ra được sau khi làm bài tập 2. – HS nghe GV nhận xét, thống nhất cách làm và kết quả. 11
  2. 3. Vận dụng, trải nghiệm Bài 3 – HS đọc bài, trả lời câu hỏi: + Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì? + Bài toán thuộc dạng toán gì đã học ở lớp 4? + Muốn tính giá tiền mỗi gói bim bim bạn Mai đã mua ta phải làm như thế nào? – HS làm bài vào vở; đổi vở chữa bài cho nhau. – Đại diện nhóm báo cáo GV, được GV nhận xét. – Đại diện một số nhóm chia sẻ cả lớp về bài giải và cách làm (tìm hai số khi biết tổng số và tỉ số); được bạn và GV nhận xét; cả lớp thống nhất kết quả. (Bim bim cua: 11 000 đồng; bim bim mực: 7 000 đồng). Bài 4 – HS thảo luận nhóm đôi về các số trong bảng, có thể cộng hai số nào dễ tìm kết quả nhất. – HS làm bài vào vở; đổi vở chữa bài cho nhau. – Chia sẻ trong nhóm hoặc cả lớp cách làm và kết quả, được bạn và GV nhận xét; cả lớp thống nhất kết quả. (400 + 600 + 100 + 900 + 500 + 500 + 280 + 720 + 300 + 700 + 510 + 490 = 6 000). Trải nghiệm – Lập bài toán tương tự bài 4 với bảng chỉ có 2 cột, 4 dòng. – Chia sẻ trong nhóm hoặc cả lớp; được bạn, GV nhận xét. IV. ĐIỀU CHỈNH ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Tiết 2 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT – HS vận dụng được việc thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên, các tính chất của phép tính để giải quyết một số tình huống thực tế. – HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học,... 12
  3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Chuẩn bị trình chiếu phần tranh trong bài 4 trang 10 – SGK Toán 5 tập một (nếu cần). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Mở đầu – Một số HS chia sẻ trải nghiệm ở tiết học trước trong nhóm hoặc cả lớp; được bạn và GV nhận xét. – Cả lớp nghe GV hỏi (“Tổng” trong bài 4 hoặc bài trải nghiệm ở tiết học trước có phải là một biểu thức không?) và giới thiệu bài. 2. Thực hành, luyện tập Bài 1 – HS làm bài cá nhân vào vở; đổi vở, chữa bài cho nhau, nói với nhau cách làm, thống nhất kết quả; báo cáo kết quả trong nhóm. – Đại diện một một số nhóm chia sẻ cả lớp; được bạn và GV nhận xét; cả lớp thống nhất kết quả (a) 2 713; b) 2 000). Bài 2 – HS tìm chữ số thích hợp, ghi vào vở; nói với bạn kết quả và giải thích tại sao, thống nhất kết quả từng câu; chia sẻ trong nhóm; được bạn nhận xét. – Đại diện một số nhóm chia sẻ cả lớp; được bạn, GV nhận xét và thống nhất kết quả. (a) 606 182 – 435 149 = 171 033; b) 15 021 × 51 = 766 071). Bài 3 – HS tính thuận tiện bằng cách sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân (ở câu a) và tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng (ở câu b). – Một số HS chia sẻ cả lớp; được bạn, GV nhận xét; cả lớp thống nhất kết quả. (a) 9 900; b) 202 500). 3. Vận dụng, trải nghiệm Bài 4 – HS làm bài cá nhân vào vở; đổi vở chữa bài cho nhau; nói cho nhau nghe cách làm và thống nhất kết quả. – Một số HS chia sẻ cả lớp; được bạn, GV nhận xét; cả lớp thống nhất kết quả. (179 000 đồng). Bài 5 – HS đọc bài, trao đổi với bạn, trả lời các câu hỏi: 13
  4. + Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì? + Muốn tính 7 túi như vậy có bao nhiêu ki-lô-gam gạo ta làm như thế nào? Làm những phép tính gì? + Muốn tính bác Ba bán được bao nhiêu tiền gạo phải làm phép tính gì? Làm như thế nào? – HS trao đổi cách làm từng câu với bạn, thống nhất cách làm, làm bài vào vở. – Chia sẻ trong nhóm hoặc cả lớp, được bạn và GV nhận xét. – Cả lớp thống nhất kết quả (a) 105 kg; b) 8 750 000 đồng). Trải nghiệm – Nêu tình huống thực tế để khi giải quyết cần phải thực hiện ít nhất hai phép tính trong các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số có nhiều chữ số trong phạm vi đã học. – Chia sẻ trong nhóm hoặc cả lớp; được bạn, GV nhận xét. IV. ĐIỀU CHỈNH .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................... 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1